Giáo án Hoạt động ngoài giờ lên lớp 1

THÁNG 9

TUẦN 3

LÀM QUEN VỚI BẠN BÈ THẦY CÔ

I. Mục tiêu:

H được làm quen, biết tên các bạn trong lớp, các thầy cô giáo giảng dạy ở lớp mình và các thầy cô trong ban giám hiệu.

II. Tài liệu và phương tiện:

Ảnh các thầy cô giáo dạy ở lớp và các thầy cô giáo trong BGH nhà trường.

III. Các bước tiến hành:

Bước 1: Chuẩn bị

GV phổ biến cho H nắm được tên trò chơi và cách chơi để H chuẩn bị trước ở nhà.

- Trò chơi: Người đó là ai

- Cách chơi:

H ngồi theo hình chữ U, theo đơn vị tổ

 

doc9 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 13953 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Hoạt động ngoài giờ lên lớp 1, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
THÁNG 9 TUẦN 3 LÀM QUEN VỚI BẠN BÈ THẦY CÔ I. Mục tiêu: H được làm quen, biết tên các bạn trong lớp, các thầy cô giáo giảng dạy ở lớp mình và các thầy cô trong ban giám hiệu. II. Tài liệu và phương tiện: Ảnh các thầy cô giáo dạy ở lớp và các thầy cô giáo trong BGH nhà trường. III. Các bước tiến hành: Bước 1: Chuẩn bị GV phổ biến cho H nắm được tên trò chơi và cách chơi để H chuẩn bị trước ở nhà. - Trò chơi: Người đó là ai - Cách chơi: H ngồi theo hình chữ U, theo đơn vị tổ Quản trò: Trao cho H đầu tiên một phong bì trong đó có ảnh của một thầy (cô) giáo, cả lớp bắt đầu hát câu “ Em yêu trường em, với bao bạn thân…”, vừa hát vừa chuyển phong bì cho bạn ngồi bên cạnh khi hát dứt đến chữ hiền GV ra hiệu cho cả lớp dừng lại và lúc đó phong bì ở trên tay H nào thì H đó phải đứng dậy, mở phong bì và giới thiệu tên của thầy (Cô) giao9s trong ảnh cùng chức danh, nhiệm vụ của người đó ở trường. H nào nói đúng sẽ được gắn một bông hoa, sau đó quản trò lại trao cho H vừa chiến thắng chiếc phong bì thứ hai, cả lớp lại bắt đầu hát và chuyển phong bì. Cứ như vậy, trò chơi tiếp tục cho đến khi H đã giới thiệu hết các thầy cô giáo. ( H nào không giới thiệu được sẽ thua và phải đứng ra ngoài) Bước 2: Tiến hành chới: - G hướng dẫn lại cách chơi trò chơi “ Người đó lài ai” - Tổ chức cho học sinh chơi thử trò chơi. - Tổ chức cho H chơi thật Bước 3: Nhận xét - Đánh giá G khen ngợi cả lớp đã biết tên các thầy, cô giáo và các bạn trong tổ trong lớp và nhắc nhở H nhớ chào hỏi lễ phép khi gặp các thày, cô giáo; đồng thời nhớ sử dụng tên gọi các bạn bè trong lớp, tronmg tổ khi cùng học, cùng chơi. TUẦN 4 TÌM HIỂU VỀ NHÀ TRƯỜNG VÀ NỘI QUY TRƯỜNG HỌC I. Mục tiêu: - H được tham quan và nghe giới thiệu về các phòng học, phòng hội họp, phòng làm việc, phòng truyền thống … của nhà trường. - H hiểu và thực hiện tốt những điều cơ bản trong nội quy của nhà trường. II. Tài liệu và phương tiện. Bản nội quy nhà trường III. Các bước tiến hành: Bước 1: Chuẩn bị H tìm hiểu ( qua bạn bè, qua các anh chị lớp lớn): Nơi nào là phòng học? Nơi nào là thư viện? Nơi nào là phòng hiệu trưởng? Nơi nào là phòng họp của các thầy, cô và cán bộ trong trường? Nơi nào là phòng vệ sinh nam? Vệ sinh nữ? … Mỗi tổ chuẩn bị từ 1-2 tiết mục văn nghệ Bước 2: Tham quan tìm hiểu về nhà trường - Trước khi tham quan, G giới thiệu để H năm được: Tên trường, ý nghĩa của tên trường, ngày thành lập trường, số lớp học, số giáo viên. G dẫn cả lớp tham quan một vòng những phòng học, phòng Hiệu trưởng, phòng Hộ đồng sư phạm, phòng vệ sinh … đến khu vực nào G cũng hỏi: “ Bạn nào biết đây là nơi nào?”. Sau khi H nêu những điều mình biết, G bổ sung và khen ngợi những H vừa phát biểu. - Sau khi tham quan xong H quay trở về lớp học. Bước 3: Tìm hiểu về nội quy trường học. - Văn nghệ mở đầu buổi thảo luận. - G giúp H hiểu: Nội quy trường học là những điều quy định để đảm bảo trật tự, trật tự trong nhà trường. - G giới thiệu ngắn gọn nội quy nhà trường có bao nhiêu điều, quy định về những nội dung gì. - Đối với mỗi mặt hoạt động, G nhắc lại quy định chung, yêu cầu H trao đổi trong nhóm, sau đó xung phong phát biểu những suy nghĩ của mình để thực hiện tốt mặt hoạt động đó. - Trong quá trình phổ biến và thảo luận về nội quy, H sẽ biểu diễn các tiết mục xen kẽ. Bước 4: Nhận xét – Đánh giá: G khen ngợi H tích cực tham gia đóng góp ý kiến cho buổi thảo luận và nhắc nhở H cùng nhau thực hiện tốt nội quy của nhà trường. TUẦN 5 VUI TRUNG THU I. Mục tiêu: - H hiểu: Trung thu là ngày Tết của các em. - H được vui vẻ tham gia rước đèn trung thu ở lớp, khối lớp hoặc toàn trường. II. Tài liệu và phương tiện: - Hình ảnh về trung thu - Các loại đèn ông sao, đèn lồng mặt nạ, vương miện … để tham gia rước đèn Trung thu. III. Các bước tiến hành: Bước 1: Chuẩn bị G tập cho H thuộc bài hát đêm trung thu, sáng tác: Phùng như Thạch. Đồng thời hướng dẫn H chuẩn bị đèn ông sao, đèn lồng, mặt nạ, vương miện… để tham gia rước đèn và chuẩn bị hoa quả, bánh kẹo để bày cỗ. Bước 2: Vui Trung thu - H tập hợp và xếp thành hàng đôi, G dẫn H rước đền đi vòng quanh khu trường học cùng với các bạn H trong khối và trong trường. - Sau khi rước đèn xong, G cùng H cả lớp bày mâm cõ Trung thu. - Cả lớp cùng chiêm ngưỡng mâm cỗ Trung thu và vỗ tay hát vang bài đêm trung thu. - G hướng dẫn H cùng phá cỗ với H. TUẦN 6 TRÒ CHƠI - ĐÈN XANH, ĐÈN ĐỎ I. Mục tiêu: Thông qua trò chơi “ Đèn xanh, đèn đỏ” và một số hình ảnh giao thông trên đường phố, H hiểu được những điều cần thực hiện và cần tránh khi tham gia giao thông. - H bước đầu biết tuyên truyền về ý thức tôn trọng luật giao thông cho người thân trong gia đình. II. Tài liệu và phương phương tiện. - Mô hình đền xanh đèn đỏ, đèn vàng phục vụ trò chơi. - Hình ảnh minh họa tìm hiểu những điều cần tránh khi tham gia giao thông. III. Các bước tiến hành. Bước 1: Chuẩn bị G hướng dẫn cách chơi: - Khi quản trò giơ tín hiệu đèn xanh, người chơi phải nắm bàn tay, hai tay đánh vòng tròn trước ngực, quay tay thật nhanh. - Quản trò giơ tín hiệu đèn vàng, người chơi phải quay tay chầm chậm. - Quản trò giơ tín hiệu đèn đỏ, hai tay của người chơi phải dừng ngay trước ngực. + Quản trò có thể thay đổi các tín hiệu. + Người chơi làm sai sẽ bị phạt nhảy lò cò. Bước 2: Tiến hành chơi - G tổ chức cho H chơi thử 2-3 lần. - Tổ chức cho H chơi thật. Bước 3: Chơi trò: “ Nhìn ảnh doán sự việc” - G treo một số bức ảnh hành động của người tham gia giao thông; yêu cầu H quan sát các bức ảnh và cho biết hành động của người trong ảnh sẽ gây nguy hiểm gì khi tham gia giao thông? - H lần lượt thảo luận nhận xét từng bức ảnh. - G kết luận về sự nguy hiểm của các hành động vi phạm Luật giao thông cho bản thân và cho những người khác. Bước 4: Nhận xét đánh giá. G khen ngợi về buổi tìm hiểu về an toàn giao thông diễn ra sôi nổi, vui vẻ, đạt kết quả tốt. - Nhắc nhở H thực hành cách di chuyển trên đường khi gặp tín hiệu đèn xanh, đèn đỏ. TUẦN 7 NGHE KỂ CHUYỆN BONG BÓNG CẦU VỒNG I. Mục tiêu: H hiểu: Biết giúp dỡ bạn bè khi bạn gặp khó khăn, mình sẽ có thêm những bạn tốt. II. Tài liệu và phương tiện: Truyện: Bong bóng đá cầu. III. Các bước tiến hành: Bước 1: Giới thiệu truyện G giới thiệu: Có bạn bong bóng nhỏ muốn đi tìm cầu vồng, bạn đã gặp những gì trên đường đi, các em hãy nghe cô kể cuộc hành trình của bạn qua câu truyện “ Bong bóng cầu vồng” Bước 2: Kể chuyện. - G kể chuyện một lần và giải thích những từ khó.( Cầu vồng, chiêm nghưỡng, Thiên đường.) - G kể lần 2( Theo từng đoạn và dừng lại sau từng đoạn để H tìm hiểu nội dung câu chuyện). Bước 3: Nhận xét đánh giá. G kết luận: Bong bóng nhỏ là người bạn tốt. Bong nhỏ luôn sẵn sàng giúp đỡ các bạn nên cuối cùng, nhờ được cô gió yêu quý, giúp đỡ, bóng nhỏ đã đạt được mong muốn: trở thành cầu vồng. TUẦN 8 KỂ VỀ NGƯỜI BẠN MỚI CỦA EM I. Mục tiêu: H biết kể về người bạn mới trong lớp. Giáo dục H biết quan tâm đến bạn bè. II. Tài liệu và phương tiện: Nhả gia đình H ( Nếu có) III. Cách tiến hành Bước 1: Chuẩn bị G hướng dẫn đề H chuẩn bị trước ở nhà. Bước 2: H kể chuyện - Quản ca cho cả lớp hát tập thể một bài hát. - G yêu cầu H trò truyện, trao đổi với nhau từng đôi một để tìm hiểu các thông tin về bạn mới của mình. - H kể trước lớp những gì mình biết về người bạn mới. + Từng đôi một đứng lên. + Bạn thứ nhất kể về bạn thứ hai. Bạn thứ hai đáp lới cám ơn và giới thiệu về bạn thứ nhất. Bạn thứ nhất lại đáp lới cám ơn. Cả lớp vỗ tay hoan nghênh hai bạn. Cứ như vậy H kể về bạn mới của mình. Bước 3: Nhận xét đánh giá. - G nhận xét đánh giá tiết học - Kết thúc buổi sinh hoạt, quản ca cho cả lớp hát một bài hát về tình bạn. TUẦN 9 TRÒ CHƠI KẾT BẠN tuần 25 THAM QUAN MỘT DANH LAM THẮNG CẢNH Ở ĐỊA PHƯƠNG I. Mục tiêu hoạt động - H hiểu thêm về vẻ đẹp của danh lam thắng cảnh ở địa phương. - Biết trân trọng, tự hào và có ý thức giữ gìn, bảo vệ những danh lam thắng cảnh của quê hương. II. Quy mô hoạt động Tổ chức theo lớp. III. Tài liệu và phương tiện: - Các tư liệu vè danh lam thắng cảnh ở địa phương - Chuẩn bị nội dung một số câu hỏi trong buổi giao lưu. - Sưu tầm một số bài hát, bài thơ, câu chuyện về danh lam thắng cảnh. IV. Cách tiến hành: Bước 1: Chuẩn bị * G: Xây dựng kế hoạch buổi tham quan và thông qua BGH nhà trường. Thành lập BTC tham quan: GVCN Hướng dẫn H tự tìm hiểu về danh lam thắng cảnh qua: sách, báo, người lớn… * H: Chuẩn bị một số tiết mục văn nghệ: Bước 2: Tiến hành tham quan. - G giới thiệu lý do. mục đích của buổi tham quan. - Giới thiệu về quá trình hình thành phát triển của danh lam thắng cảnh đó. - Kể chuyện về các sự kiện lịch sử, danh nhân văn hóa có liên quan. - H biểu diễn một số tiết mục văn nghệ do tổ, nhóm, cá nhân chuẩn bị ca ngợi quê hương đát nước. Bước 3: Tổng kết – đánh giấ: - G nhận xét ý thức, thái độ của H trong buổi tham quan. - Dặn dò H nội dung cần chuẩn bị cho buổi sau.

File đính kèm:

  • docHĐNG-LỚP 1.doc