A. MỤC TIÊU
I. Kiến thức
- Học sinh hiểu được vai trò của CNH, HĐH trong quá trình xây dựng và phát triển đất nước, xác định được quyền và trách nhiệm của thanh niên trong sự nghiệp CNH, HĐH. Hiểu thanh niên học sinh có quyền và nghĩa vụ tham gia đóng góp cho sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước.
II. Kỹ năng
- Biết xây dựng kế hoạch học tập và rèn luyện để có thể thực hiện được bổn phận của thanh niên học sinh, phấn đấu trở thành những công dân có ích cho tương lai.
III. Tư duy, thái độ.
- Tích cực chủ động, tự giác trong học tập và rèn luyện, sẵn sàng tham gia các hoạt động thể hiện vai trò của thanh niên trong sự nghiệp chung.
- Có thái độ tin tưởng vào sự thành công của sự nghiệp CNH, HĐH đất nước.
75 trang |
Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 1262 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Hoạt động ngoài giờ lên lớp - Chủ đề hoạt động tháng 9, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chủ đề hoạt động tháng 9
TIẾT 1: THANH NIÊN HỌC TẬP, RÈN LUYỆN
VÌ SỰ NGHIỆP CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA ĐẤT NƯỚC
A. MỤC TIÊU
I. Kiến thức
- Học sinh hiểu được vai trò của CNH, HĐH trong quá trình xây dựng và phát triển đất nước, xác định được quyền và trách nhiệm của thanh niên trong sự nghiệp CNH, HĐH. Hiểu thanh niên học sinh có quyền và nghĩa vụ tham gia đóng góp cho sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước.
II. Kỹ năng
- Biết xây dựng kế hoạch học tập và rèn luyện để có thể thực hiện được bổn phận của thanh niên học sinh, phấn đấu trở thành những công dân có ích cho tương lai.
III. Tư duy, thái độ.
- Tích cực chủ động, tự giác trong học tập và rèn luyện, sẵn sàng tham gia các hoạt động thể hiện vai trò của thanh niên trong sự nghiệp chung.
- Có thái độ tin tưởng vào sự thành công của sự nghiệp CNH, HĐH đất nước.
B. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh
I. Chuẩn bị của giáo viên
- Giáo án, HĐNGLL, một số câu hỏi về vấn đề công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước.
- Chuẩn bị các tài liệu có liên quan đến nội dung hoạt động để cung cấp cho học sinh. Đồng thời vận dụng các Điều 12, 13, 27, 29 trong Công ước liên hợp quốc về Quyền trẻ em để hướng dẫn học sinh tìm hiểu, liên hệ việc thực hiện các quyền nói trên trong thực tế.
- Chuẩn bị các câu hỏi gợi ý, hướng dẫn học sinh khai thác nội dung hoạt động. Câu hỏi có thể đưa ra dưới dạng câu hỏi - đáp hoặc dưới dạng xử lí tình huống.
- Giao cho tổ 1 phân công các tổ còn lại chuẩn bị câu trả lời
II. Chuẩn bị của học sinh.
- SGK, vở ghi, các dụng cụ học tập.
- Nhận vấn đề hoặc câu hỏi, phân công cho các bạn trong tổ, nhóm của mình thu thập những tài liệu cần thiết, chuẩn bị các câu hỏi , tổ chức sưu tầm, tiếp cận các tài liệu, thông tin có liên quan.
- Trang trí lớp, kê bàn ghế phù hợp với hình thức hoạt động.
- Chuẩn bị một số tiết mục văn nghệ : mỗi tổ 1 tiết mục.
- Phân công phụ trách chương trình : Tổ 1 đảm nhiệm.
C. Tiến trình bài dạy
I. Kiểm tra bài cũ: Đan xen trong khi dạy nội dung bài mới.
- Đặt vấn đề (1’): Trong vấn đề nên kinh tế thị trường và nền CNH - HĐH đất nước .
II. Dạy nội dung bài mới
NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG (3’)
- Tham gia khai giảng năm học mới.
- Giới thiệu cho học sinh biết những đặc điểm cơ bản của cấp học THPT để các em chủ động, tự tin bước vào năm học.
- Tìm hiểu về yêu cầu, nhiệm vụ năm học đầu tiên của cấp THPT; tìm hiểu về truyền thống nhà trường, vị trí vai trò cũng như bổn phận của người thanh niên học sinh THPT trong nhà trường và trong thời kì CNH, HĐH đất nước.
- Tổ chức cho các em trao đổi về phương pháp học tập tích cực ở trường THPT, giữa các học sinh cùng lớp hoặc với một số anh chị lớp trên hoặc với một số thầy, cô trong trường.
- Thi tìm hiểu một số vấn đề cơ bản trong Luật Giáo dục, đặc biệt những vấn đề liên quan đến quyền và trách nhiệm của học sinh.
CÁC HOẠT ĐỘNG CỤ THỂ
Hoạt động 1(1 tiết)
Vị trí, vai trò của người thanh niên học sinh THPT trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước
1. Giáo viên chủ nhiệm cung cấp cho học sinh các kiến thức (10’)
Công nghiệp hóa là gì? Có thể xây dựng và phát triển đất nước dựa vào nền sản xuất công nghiệp như hiện nay được không? Con người sống trong thời đại CNH, HĐH sẽ như thế nào? (Năng động hơn, có tác phong và lối sống công nghiệp...)
Trả lời các câu hỏi này, giáo viên gợi ý cho học sinh hiểu được: Muốn phát triển đất nước phải làm cho nền sản xuất, thủ công hiện nay trở thành nền sản xuất công nghiệp với các máy móc, thiết bị và phương tiện hiện đại, dựa trên sự phát triển của công nghiệp và tiến bộ khoa học – công nghệ nhằm tạo ra năng suất lao động xã hội cao. Đó chính là công nghiệp hóa. Nhưng nước ta đi lên từ một nước công nghiệp lạc hậu, muốn phát triển nhanh, theo kịp các nước trong khu vực, chíng ta phải hiện đại hóa nền công nghiệp. Hiện đại hóa là gì? Đó là nền công nghiệp được áp dụng các thành tựu khoa học, công nghệ hiện đại nhất ở các khâu, các lĩnh vực sản xuất. Toàn bộ nền sản xuất công nghiệp từng bước được tự động hóa, tin học hóa ..., trong đó hàm lượng trí tuệ ngày càng chiếm tỉ trọng lớn trong các sản phẩm được sản xuất ra.
Vai trò của CNH, HĐH trong quá trình xây dựng và phát triển đất nước ta làm cho tốc độ phát triển kinh tế – xã hội nhanh hơn, của cải làm ra nhiều hơn, chất lượng tốt hơn, giá rẻ hơn. Từ đó, có điều kiện đầu tư nhiều hơn cho các công trình công cộng như bệnh viện, trường học, đường giao thông, các công trình văn hóa... nâng cao đời sống nhân dân cả về vật chất lẫn tinh thần. Học sinh có điều kiện học tập tốt hơn, có đầy đủ các điều kiện để phát triển tối đa cả về thể chất cũng như tinh thần.
Các điều kiện để thực hiện CNH, HĐH đất nước: Ngoài các điều kiện về tiền vốn, khoa học, công nghệ, cơ sở hạ tầng... thì điều kiện đặc biệt quan trọng là phải có nguồn nhân lực đáp ứng được các yêu cầu CNH, HĐH đất nước. Con đường tốt nhất và duy nhất giúp chúng ta có điều kiện này là đầu tư cho giáo dục.
2. Hướng dẫn học sinh thảo luận về các vấn đề. (10’)
- CNH, HĐH có tầm quan trọng như thế nào trong xây dựng và phát triển đất nước ? CNH, HĐH có thể mang lại cho nhân dân nói cung, cho học sinh nói riêng
những gì?
- Để thực hiện CNH, HĐH cần có những điều kiện gì về con người?
- Muốn có con người đáp ứng được yêu cầu CNH, HĐH chúng ta phải làm thế nào?
- Học sinh còn đang đi học nhưng có quyền và có thể tham gia sự nghiệp CNH, HĐH không? Bằng cách nào?
- Vai trò, trách nhiệm của thanh niên học sinh trong sự nghiệp CNH, HĐH là gì?
- Muốn làm tròn trách nhiệm đó, người học sinh phải làm thế nào?
3. Tổ chức hoạt động (18’)
- Chủ tọa nêu mục đích, yêu cầu buổi thảo luận.
- Tổ 1 điều khiển lớp trao đổi các thông tin cơ bản về CNH, HĐH, vai trò của CNH, HĐH đối với sự phát triển đất nước. Đồng thời nhấn mạnh: tùy theo khả năng của mình, thanh niên học sinh có quyền và bổn phận tham gia vào sự nghiệp chung của đất nước.
- Chia lớp thành 3 nhóm, cho các nhóm trình bày ý kiến và bổ sung cho nhau.
- Chủ tọa có thể gợi ý cho các bạn bằng câu hỏi: Có bạn cho rằng, học sinh còn đang đi học nên có quyền được hưởng sự chăm sóc, không phải tham gia gì vào công việc chung, chỉ cần tập trung thời gian để học tập tốt là được. Các bạn có đồng ý với quan niệm đó không? Tại sao? Hoặc có người cho rằng: Học sinh tuy còn ít tuổi nhưng có quyền được tự do bày tỏ ý kiến của mình về CNH, HĐH đất nước; hãy để cho các em được thể hiện chính kiến của mình. Bạn nghĩ thế nào về quan niệm đó?
- Chủ tọa tổng kết các ý kiến phát biểu, kết luận một số nội dung cơ bản: CNH, HĐH sẽ mang lại cuộc sống đầy đủ cho mọi người, trong đó có học sinh; thanh niên học sinh có quyền được hưởng những thành quả do CNH, HĐH mang lại nhưng cũng phải có nghĩa vụ đối với sự nghiệp CNH, HĐH; bởi vì trong tiến trình CNH, HĐH đất nước, học sinh được nâng cao hiểu biết về các vấn đề xã hội, được có quyền phát triển tối đa nhân cách và khả năng về thể chất, trí tuệ, tinh thần, đạo đức.
III. Củng cố, luyện tập (2’)
- Yêu cầu mỗi học sinh viết chương trình hành động của bản thân để làm tròn trách nhiệm của mình trong họa tập và rèn luyện. Hoặc có thể liên hệ thực tế địa phương xem quá trình CNH, HĐH ở đó đã đảm bảo thực hiện tốt các quyền của trẻ em chưa.
- Đánh giá kết quả hoạt động của học sinh.
IV. Hướng dẫn học sinh học bài ở nhà (1’)
- Xác định được trách nhiệm của thanh niên học sinh trong công cuộc xây dựng đất nước, từ đó tích cực học tập và rèn luyện.
TIẾT 2: THANH NIÊN HỌC TẬP, RÈN LUYỆN
VÌ SỰ NGHIỆP CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA ĐẤT NƯỚC
A. MỤC TIÊU GIÁO DỤC
I. Kiến thức
- Học sinh hiểu được ý nghĩa, tác dụng và yêu cầu của phương pháp học tập tích cực. Trên cơ sở đó, các em có quyền được biểu đạt và lực chọn cho mình phương pháp học tập phù hợp với điều kiện và khả năng học tập của bản thân.
II. Kỹ năng
- Có ý thức sẵn sàng giúp đỡ bạn, cùng khắc phục khó khăn, học theo phương pháp học tập tích cực.
III. Tư duy, thái độ.
- Bước đầu biết vận dụng phương pháp học tập tích cực vào các tiết học, môn học cụ thể.
B. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh
I. Chuẩn bị của giáo viên
- Định hướng học sinh những nội dung nêu trên về phương pháp học tập tích cực, chú trọng cách thực hiện phương pháp học tập tích cực.
- Chuẩn bị về nội dung, câu hỏi gợi ý, hướng dẫn học sinh thảo luận về cách sử dụng phương pháp học tập tích cực trong một môn học, tiết học cụ thể: cách học theo sách giáo khoa, cách đặt vấn đề thắc mắc, cách lĩnh hội kiến thức của môn học, tiết học (lấy ví dụ là môn toán do giáo viên chủ nhiệm đang dạy, tiết học mà học sinh mới học).
- Chuẩn bị một số câu hỏi trắc nghiệm để kiểm tra học sinh ngay sau khi thảo luận.
- Tất cả những công việc chuẩn bị của giáo viên đều phải lưu ý quán triệt một số Điều trong Công ước Liên hợp quốc về Quyền trẻ em (như khoản 1 Điều 12, khoản 1 Điều 29) để khi tổ chức thực hiện hoạt động, học sinh sẽ được thực hiện quyền trẻ em của mình trong học tập.
II. Chuẩn bị của học sinh.
- Tìm hiểu về các vấn đề do giáo viên chủ nhiệm nêu ra, hình thành những suy nghĩ riêng của mình về những vấn đề đó.
- Mỗi bạn có thể viết một bản thu hoạch về kinh nghiệm học tập của bản thân để trao đổi, bên cạnh đó phân công mỗi tổ chuẩn bị sâu hơn một vấn đề (Tổ 1: Toán , địa; tổ 3 : Văn , Hoá ; Tổ 4: Lý ; sử)
- Cử 2 bạn tổ 2 điều khiển cuộc thảo luận, 1 thư kí để ghi lại các ý kiến phát biểu của các bạn trong lớp.
- Mời 1-2 thầy, cô đến dự để hướng dẫn thêm cách đọc sách, cách thu thập tài liệu phục vụ học tập, đồng thời mời một số bạn học giỏi trong lớp hoặc ở lớp trên lên phát biểu, chia sẻ những kinh nghiệm học tập của mình.
- Chuẩn bị trang trí.
C. Tiến trình bài dạy
I. Kiểm tra bài cũ: Đan xen trong khi dạy nội dung bài mới.
- Đặt vấn đề: (1’) Mỗi người học sinh, các thầy giáo cô giáo đều có một phương pháp học tập cho riêng mình để đạt kết quả cao nhất. Bài học này chúng ta sẻ trao đổi về phương pháp học tập tích cực ở trường trung học phổ thông.
II. Dạy nội dung bài mới
Hoạt động 2 : Trao đổi đổi về phương pháp học tập tích cực ở trường trung học phổ thông.
1. Thảo luận về sự cần thiết phải học tập theo phương pháp tích cực (6’)
Cần phải học tập theo phương pháp tích cực vì chúng ta đang sống trong thời đại bùng nổ thông tin, thời đại phát triển không ngừng của khoa học công nghệ. Để tồn tại và phát triển trong xã hội ấy, chúng ta buộc phải tìm một phương pháp hoạc tập hữu hiệu, giúp ta nắm bắt thông tin, thu nạp kiến thức nhanh nhất, hiệu quả nhất. Phương pháp học tập tích cực còn giúp chúng ta phát triển khả năng tư duy và tính chủ động trong các hoạt động khác. Vì lẽ đó, việc thay thế phương pháp học tập cổ truyền bằng phương pháp học tập mới, phương pháp học tập tích cực và chủ động là một điều tất yếu.
2. Thế nào là phương pháp học tập tích cực (8’)
- Nội dung của phương pháp học tập tích cực là người chủ động lĩnh hội kiến thức. Thầy, cô giáo giữ vai trò tổ chức và hướng dẫn hoạt động học tập của học sinh. Học sinh là người làm chủ hoạt động học tập của mình bằng cách tự ghi bài theo sự hiểu của mình, tự tìm đọc các tài liệu tham khảo và sách giáo khoa; phải tìm ra chỗ chưa hiểu, mạnh dạn đưa ra các thắc mắc để dùng các bạn giải quyết, nếu không giải quyết được thì mới nhờ thầy, cô hướng dẫn...
- Tác dụng của phương pháp học tập tích cực là làm cho kiến thức của học sinh được khắc sâu hơn, nắm vững bài hơn và vận dụng tốt những kiến thức đã lĩnh hội được vào trong học tập và cuộc sống.
- Yêu cầu và điều kiện của phương pháp học tập tích cực: Học sinh phải tự giác tham gia các hoạt động do thầy, cô giáo tổ chức, biết bày tỏ ý kiến của mình trước nhóm tổ và thầy, cô giáo; có tài liệu và phương tiện học tập đầy đủ; giáo viên phải biết tổ chức hoạt động học tập cho học sinh.
3. Cách thực hiện phương pháp học tập tích cực (8’)
Khi thực hiện học bằng phương pháp tích cực, học sinh sẽ gặp nhiều khó khăn hơn so với phương pháp học tập truyền thống: về bản thân (nề nếp, phương pháp học...) và các điều kiện học tập khác. Để khắc phục những khó khăn trên, học sinh cần tự mình nắm vững và thực hiện nghiêm túc phương pháp học tập tích cực nói chung, cũng như ứng dụng phương pháp này vào từng môn học cụ thể để có kết quả học tập tốt.
4. Tổ chức hoạt động (20)
a: Những vấn đề cơ bản của phương pháp học tập tích cực
- Giáo viên chủ nhiệm nêu mục đích, yêu cầu và nội dung chính của hoạt động, giao cho tổ 2 điều khiển buổi thảo luận.
- Tổ 2 điều khiển thảo luận, yêu cầu cả lớp phải chú ý lắng nghe ý kiến của các bạn khác để có thể cùng trao đổi.
- Mời thầy, cô giáo và các bạn trong lớp đến dự, phát biểu ý kiến.
- Gợi ý: Có bạn cho rằng cứ học như cũ vừa đỡ mệt mà vẫn có hiệu quả. Các bạn có nhất trí với ý kiến trên không Hoặc có bạn cho rằng: Tôi không có điều kiện học tập theo phương pháp mới, tôi chỉ có thể học tập như cách học từ trước đến nay. Như vậy tôi có gì sai không? Vì sao?
- Giải thích cho các bạn hiểu: Việc lựa chọn phương pháp học tập là quyền của mỗi học sinh. Nhưng nên chọn phương pháp học tập hiệu quả để nâng cao kết quả học tập của bản thân, hình thành cho mình phương pháp làm việc khoa học để sau này có điều kiện đóng góp nhiều hơn cho sự nghiệp chung.
- Ngoài các ý kiến được chuẩn bị sâu, mời thêm một số bạn trình bày những kinh nghiệm học tập hoặc nêu những băn khoăn, vướng mắc của mình về phương pháp học tập để cùng trao đổi. Mỗi người có thể có những kinh nghiệm khác nhau, không áp đặt ý kiến cho các bạn khác, để mỗi bạn tự do phát biểu ý kiến cá nhân, chỉ hướng cho các bạn lựa chọn cách học tập tích cực, hiệu quả và phù hợp với bản thân.
- Khi các ý kiến thống nhất thì chủ tọa đưa ra kết luận buổi thảo luận, nếu chưa thống nhất thì ghi lại những vấn đề cần thiết để tiết sau tiếp tục thảo luận.
- Khi phát biểu ý kiến với học sinh, giáo viên chủ nhiệm khuyến khích các em phát biểu những ý kiến khác nhau về phương pháp học tập; phân tích các mặt hợp lí và chưa hợp lí của các ý kiến đó để đi đến sự thống nhất: Mỗi học sinh có cách học khác nhau, nhưng các em đều phải tự giác, tích cực, chủ động lĩnh hội kiến thức trong sách vở, trên thực tế và do thầy, cô giáo cung cấp.
- Cuối cùng, giáo viên chủ nhiệm khẳng định lại ý kiến thảo luận của học sinh về cách thức thực hiện phương pháp học tập tích cực và giới thiệu tên bài học của 1-2 tiết học mà học sinh sẽ thảo luận việc vận dụng phương pháp học tập tích cực; cho học sinh đọc trước và yêu cầu các em trình bày cách học các tiết đó theo phương pháp tích cực, những khó khăn gặp phải và cách khắc phục.
b: Sử dụng phương pháp học tập tích cực trong môn học, tiết học cụ thể
- Giáo viên chủ nhiệm nhắc lại mục đích, yêu cầu, nhấn mạnh mục đích của buổi thảo luận này là vận dụng phương pháp học tập tích cực vào môn học, tiết học cụ thể sao cho phát triển tối đa khả năng của học sinh.
- Nêu đặc điểm môn học, đặc điểm, yêu cầu của 1-2 tiết học cụ thể mà giáo viên đã cho học sinh đọc trước, giao cho học sinh tổ 2 điều khiển lớp thảo luận.
- Chủ tọa mời các bạn lần lượt thảo luận rồi kết luận từng vấn đề nêu các ý kiến thống nhất. Nếu không thống nhất thì mời giáo viên chủ nhiệm giải quyết, khẳng định để học sinh ghi nhớ.
- Tiết 1 học sinh đã thảo luận về phương pháp học tập tích cực, tiết 2 học sinh tập vận dụng phương pháp tích cực vào một tiết học cụ thể nên mỗi nhóm có thể chọn một tiết học khác nhau.
- Có thể sủ dụng hình thức hái hoa dân chủ để các em thảo luận, không nhất thiết tập hợp các họa sinh thảo luận như tiết 1. Nếu dùng hình thức hái hoa dân chủ thì các em học sinh chuẩn bị trước các chách vận dụng phương pháp học tập tích cực vào các tiết học cụ thể và những thắc mắc để đưa vào bộ câu hỏi gài trên cây hoa cho các bạn khác đóng góp ý kiến thì hái được hoa.
- ở tiết này các em chuẩn bị sẵn những phương án giải đáp thắc mắc, giải quyết các khó khăn gặp phải khi học theo phương pháp học tập tích cực ở một số tiết học mà giáo viên đã gợi ý trong tiết 1 để hướng dẫn các em thảo luận, hoặc để giải đáp cho các em khi cần thiết.
- Có thể xen kẽ một số câu truyện về các tấm gương say mê học tập để các em noi theo.
III. Củng cố, luyện tập (1’)
- Yêu cầu mỗi học sinh viết một bản thu hoạch về phương pháp học tập của bản thân.
IV. Hướng dẫn học sinh học bài ở nhà (1’)
- Giáo viên yêu cầu của bản thu hoạch; giao cho học sinh chấm chéo bản thu hoạch của nhau: tổ 1 chấm cho tổ 2, tổ 2 chấm cho tổ 3,....
Chủ đề hoạt động tháng 10
TIẾT 3: THANH NIÊN VỚI TÌNH BẠN, TÌNH YÊU VÀ GIA ĐÌNH
A. MỤC TIÊU
I. Kiến thức
- Nhận thức rõ hơn giá trị của tình bạn, tình yêu và gia đình; học sinh có quyền được kết giao bạn bè, được tôn trọng sự kết giao đó; đồng thời các em cũng phải xác định rõ trách nhiệm của bản thân trong quan hệ bạn bè, trong tình yêu và gia đình.
- Học sinh nhận thức được nét đẹp, nét đáng mến của người bạn gái trong cuộc sống, trong quan hệ với bạn khác giới và trong gia đình.
- Có thái độ lịch thiệp, trân trọng và giữ gìn những nét tính cách đáng quý của người nữ giới trong các mối quan hệ.
- Biết ứng xử, thể hiện hành vi phù hợp của giới mình trong các mối quan hệ với bạn bè, bạn khác giới và người trên.
II. Kỹ năng
- Rèn luyện các kĩ năng ững xử phù hợp trong tình bạn, tình yêu và gia đình.
- Bồi dương tình cảm yêu quý, gắn bó với gia đình.
III. Tư duy, thái độ.
- Tôn trọng và thân thiện với bạn bè; sẵn sàng hợp tác với bạn trong học tập và trong cuộc sống.
B. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh
I. Chuẩn bị của giáo viên
- Xây dựng thể lệ thi, các nội dung và yêu cầu của cuộc thi để phổ biến cho học sinh chuẩn bị.
- Chuẩn bị thi 5 nội dung trên theo cách:
* Chia lớp thành 4 đội thi , thi thành 2 vòng, mỗi vòng 2 đội; 2 đội thắng vào vòng 2.
Giáo viên chuẩn bị một số câu hỏi mang tính chất tình huống và câu hỏi trắc nghiệm để học sinh nắm được yêu cầu và cách ra tình huống, cách đặt câu hỏi. Ví dụ:
- Tình bạn giúp cho em những gì trong học tập và cuộc sống? Em thử tưởng tượng nếu không có bạn bè, cuộc sống sẽ ra sao?
- Tại sao người ta gọi tuổi các em là tuổi trăng tròn?
- Khi muốn làm quen với một bạn nào đó, em phải làm thế nào?
- Có một bạn khác giới muốn làm quen và kết bạn với em, em nên xử xự thế nào?
- Nếu có một bạn khác giới trong lớp rủ đi chơi riêng thì em có đi không? Tại sao? Nếu không đi, em từ chối như thế nào?
- Khi biết em chơi thân với một người bạn khác giới cùng lớp, bố mẹ em tỏ ý không hài lòng. Em, sẽ nói với bố mẹ như thế nào?
- Khi em vô tình nghe được chuyện riêng của hai người bạn cùng lớp, em có đem câu chuyện đó kể cho các bạn khác nghe không? Tại sao?
- Một lần, là người về sau cùng của lớp, em nhìn thấy cuốn sổ của ai đó để quên trong ngăn bàn. Mở ra xem thì đó là nhật kí của bạn cùng lớp. Em có đọc tiếp không? Tại sao?
Những câu hỏi hoặc tình huống này để gợi ý cho học sinh biết cách xây dựng tình huống, còn trong cuộc thi các đội tự chuẩn bị câu hỏi để đối đáp với nhau là chính.
Cung cấp cho học sinh những tài liệu cần thiết để các em tham khảo ra các tình huống và đáp án.
Yêu cầu trình bày câu hỏi hoặc tình huống không quá 1 phút, đội bạn suy nghĩ 30 giây, trả lời cũng không quá 2 phút. Đội ra câu hỏi tình huống trình bày đáp án của mình cũng không quá 2 phút.
Giáo viên nêu nội dung cho học sinh , cho các em chuẩn bị một số câu hỏi để các em tập trả lời.
Cử ban giám khảo và hướng dẫn ban giám khảo cách chấm điểm.
- Cung cấp cho HS những tài liệu về giới tính và về các vấn đề liên quan đến vị thành niên.
- Chuẩn bị một số câu hỏi kiểm tra kiến thức và câu hỏi tình huống để hỏi học sinh. Chẳng hạn:
+ Nam giới và nữ giới có gì khác nhau về ăn mặc, cách ứng xử?
+ Tại sao người ta gọi nữ giới là phái đẹp?
+ Làm thế nào để giữ được nét đẹp của nữ giới trong ăn mặc, đi đứng, nói năng, trong quan hệ với thầy, cô giáo, cha mẹ, bạn bè?
+ Khi bị mẹ mắng mà không phải lỗi của mình, em sẽ xử sự như thế nào?
+ Thời nay nữ sinh có cần rèn luyện tính tự tin mạnh mẽ, quyết đoán không? Tại sao?
+ Thời đại ngày nay, quan niệm “công, dung, ngôn, hạnh” còn phù hợp không?
+ Khi có bạn trai đến chơi nhưng bố mẹ lại không muốn cho gặp, em sẽ xử sự như thế nào?
+ Bạn của anh trai đến chơi, anh bận nên để em tiếp giúp, nhưng em lại không muốn. Em sẽ làm gì để anh mình không giận?
+ Có người nói bạn gái chỉ cần mặc đẹp khi đi ra ngoài đường, còn ở nhà ăn mặc thế nào cũng được, em có ý kiến gì về quan niệm đó?
+ Có người cho rằng: Phụ nữ là “phái đẹp” nên ăn mặc phải thể hiện được nét đẹp của cơ thể (ví dụ: áo ngắn, quần trễ, quần bó...). Có người lại cho rằng phụ nữ Việt Nam cần phải thật kín đáo mới thể hiện được nữ tính của mình, ý kiến của em thế nào?
Các câu hỏi này có tính chất gợi vấn đề cho học sinh chuẩn bị và soạn các câu hỏi tương tự để khi thi có kiến thức trả lời câu hỏi của ban giám khảo.
Chú ý: Lựa chọn hình thức thi và soạn thể lệ thi theo từng hình thức.
+ Để thi hùng biện thì cần chuẩn bị một số chủ đề cụ thể, sau đó đề ra những yêu cầu phải trình bày được về nội dung, về giọng nói, sức truyền cảm và thuyết phục khi trình bày, về thời gian... và những vấn đề sẽ hỏi thêm. Ví dụ một số chủ đề có thể gợi ý cho học sinh thi hùng biện: Thế nào là vẻ đẹp học đường? Hiểu thế nào là bình đẳng Nam – Nữ? Vẻ đẹp của người con gái Việt Nam xưa và nay?...
+ Để thi trang phục học đường của nữ sinh thì phải quy định rõ loại trang phục được trình diễn, cách thức trình diễn, thời gian trình diễn...
+ Để tổ chức thi dưới dạng đố vui, giải quyết tình huống thì cần soạn các câu hỏi, các tình huống và quy định cách thức hỏi - đáp, thời gian suy nghĩ, cách thức và thời gian trả lời; thống nhất thể lệ thi, cách chấm điểm và thành phần ban giám khảo.
II. Chuẩn bị của học sinh.
- Các đội phải tự ra câu hỏi chuẩn bị trước các câu hỏi và đáp án nhưng phải bảo đảm bí mật. Học thuộc câu hỏi và đáp án để trình bày nếu cần thiết.
- Ban giám khảo chuẩn bị sẵn một số câu hỏi để hỏi học sinh các kiến thức cần thiết và rèn cách trả lời để trình bày cho lưu loát.
- Trang trí lớp theo yêu cầu của cuộc thi: có khoảng trống làm sân khấu.
- Chuẩn bị tặng phẩm nhỏ .
- Cử chủ tọa chương trình.
- Chia lớp thành 3 đội, cử đội trưởng và phân công chuẩn bị theo nội dung, hình thức của cuộc thi.
+ Chuẩn bị bài hùng biện theo các chủ đề giáo viên đã đưa, tập trình bày trước đội. Các học sinh trong đội góp ý, chỉnh sửa cho bạn hùng biện.
+ Chuẩn bị trang phục, cách đi đứng, trình diễn, lời giới thiệu cho từng trang phục .
+ Các đội chuẩn bị câu hỏi, đáp án của câu hỏi dành cho đội bạn, đồng thời chuẩn bị kiến thức để trả lời câu hỏi của đội bạn, của ban giám khảo.
- Trang trí lớp theo yêu cầu của cuộc thi.
- Cả lớp chọn cử 2 thư kí, 2 người dẫn chương trình, ban giám khảo (ban cán sự lớp và cán bộ chi đoàn, khoảng 5 người).
Chú ý: Đây là cuộc thi của các bạn nữ nên các bạn nam cần chuẩn bị mọi công việc: dẫn chương trình, thư kí, phục vụ.
C. Tiến trình bài dạy
I. Kiểm tra bài cũ: Đan xen trong khi dạy nội dung bài mới.
Đặt vấn đề (1’): Thanh niên với tình bạn, tình yêu và gia đình là vấn đề mà các em cần trao đổi và học tập trong buổi sinh hoạt tập thể hôm nay, thầy và các em sẽ trao đổi về vấn đề này.
II. Dạy nội dung bài mới
Hoạt động 1 (20 phút)
Thi hỏi - đáp về gia đình, tình yêu và gia đình
NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG
- Tổ chức thi hỏi - đáp về tình bạn, tình yêu và gia đình, trong đó chủ yếu để học sinh hiểu rõ thế nào là tình bạn, tình yêu trong sáng; giúp các em hiểu rõ học sinh được tự do kết giao bạn bè, được bảo vệ danh dự và những bí mật riêng tư; có hiểu biết về gia đình và vai trò của gia đình trong giáo dục vị thành niên nói riêng, trong cuộc sống của con người nói chung.
- Tổ chức hội thi người bạn gái đáng mến, trong đó lồng ghép các nội dung về giới; những đặc trưng cơ bản về giới, sự bình đẳng về giới, những nét tính cách đáng quý của nữ thanh niên, những cách ứng xử giúp bạn gái gìn giữ và phát triển những nét tính cách đó của giới mình.
Hoạt động tháng 10 cũng gắn với các nội dung phòng chống bóc lột và lạm dụng tình dục vị thành niên.
- Tổ chức thi ứng xử linh hoạt dưới hình thức xử lí các tình huống trong giáo tiếp với bạn cùng giới và bạn khác giới.
Tổ chức cho các tổ trong lớp thi hỏi - đáp về tình bạn, tình yêu và gia đình với các nội dung:
- Thế nào là tình bạn chân chính? Vai trò của bạn bè trong cuộc sống của con người?
- Tuổi học sinh có nên có bạn khác giới không?
- Trách nhiệm của bạn bè trong việc giúp nhau học tập.
- Học sinh có quyền được tự do kết giao bạn bè, được bảo vệ chống lại sự can thiệp tùy tiện vào việc riêng tư, được bảo vệ danh dự và chống lại mọi hình thức bóc lột, lạm dụng tình dục.
- Vấn đề tình yêu và gia đình, tình yêu là cơ sở để xây dựng gia đình hạnh phúc; gia đình hạnh phúc là môi trường sống thuận lợi nhất của con người.
- Vai trò của gia đình trong việc giáo dục học sinh khi bước vào tuổi thanh niên.
Lồng ghép các vấn đề thuộc nội dung sức khỏe sinh sản vị thành niên vào nội dung thi, cụ thể là: đặc điểm giới, vấn đề bình đẳng giới; quá trình thụ thai, mang thai và phòng tránh thai; phòng tránh các bệnh lây nhiễm qua quan hệ tình dục.
Hội thi được tổ chức dưới dạng chia lớp thành các đội theo tổ
File đính kèm:
- giao an ngoai gio len lop da sua.doc