Giáo án Hoạt động ngoài giờ lên lớp K7

THẢO LUẬN NỘI QUY VÀ NHIỆM VỤ NĂM HỌC

I- Yêu cầu giáo dục:

 Giúp học sinh nắm được nội qui nhà trường và nhiệm vụ năm học.

 Có ý thức tôn trọng, tự giác thực hiện nội quy, rèn luyện bản thân thành một người tốt.

II- Nội dung và hình thức hoạt động:

1. Nội dung:

 Thảo luận nội qui và nhiệm vụ năm học.

2. Hình thức hoạt động:

 Tìm hiểu và thảo luận.

 Đan xen văn nghệ giữa các phần thảo luận.

 

doc34 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 2963 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Hoạt động ngoài giờ lên lớp K7, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chủ điểm tháng 9 : TRUYỀN THỐNG NHÀ TRƯỜNG Tiết 1 Ngày soạn: 14/09/2012 THẢO LUẬN NỘI QUY VÀ NHIỆM VỤ NĂM HỌC I- Yêu cầu giáo dục: Giúp học sinh nắm được nội qui nhà trường và nhiệm vụ năm học. Có ý thức tôn trọng, tự giác thực hiện nội quy, rèn luyện bản thân thành một người tốt. II- Nội dung và hình thức hoạt động: 1. Nội dung: Thảo luận nội qui và nhiệm vụ năm học. 2. Hình thức hoạt động: Tìm hiểu và thảo luận. Đan xen văn nghệ giữa các phần thảo luận. III- Chuẩn bị hoạt động: 1. Phương tiện: Mỗi học sinh một bản nội quy nhà trường trước khi thảo luận. Một hoạt cảnh minh họa. Một số câu hỏi có tình huống. Phần thưởng. 2. Tổ chức: Phân công trang trí phòng học GVCN nêu chủ đề, nội dung, lớp chuẩn bị. IV- Tiến hành hoạt động: 1. Ổn định lớp: 2. Nội dung hoạt động: Hoạt động của GV Hoạt động của HS - GVCN yêu cầu lớp hát tập thể - GVCN giao cho lớp trưởng điều khiển lớp thảo luận - GVCN quan sát lớp - GVCN kết luận - GVCN quan sát lớp - GVCN nhận xét tinh thần buổi thảo luận và nhắc nhở thực hiện tốt nội quy và nhiệm vụ năm học. - GVCN yêu cầu lớp hát tập thể - Tập thể lớp hát bài: Lớp chúng mình kết đoàn - Lớp trưởng tuyên bố lý do, giới thiệu đại biểu. - Lớp trưởng đề nghị một số bạn làm thư kí. - Lớp trưởng mời bạn lớp phó học tập đọc bản nội quy và nhiệm vụ năm học - Lớp trưởng cho lớp thảo luận. - HS thảo luận theo đơn vị tổ - Các tổ trình bày kết quả thảo luận - HS lắng nghe - Lớp trưởng điểu khiển lớp thực hiện tiết mục văn nghệ hát đơn ca. - Lớp trưởng mời GVCN cho ý kiến - HS lắng nghe - Lớp trưởng thay mặt lớp cám ơn lời nhận xét của GVCN - Văn nghệ tập thể - Kết thúc buổi thảo luận. 3. Dặn dò: Chuẩn bị nội dung cho tiết sau: Chủ điểm: Truyền thống nhà trường Nội dung : Thi tìm hiểu truyền thống nhà trường V- Tổng kết – Rút kinh nghiệm: Chủ điểm tháng 9 : TRUYỀN THỐNG NHÀ TRƯỜNG Tiết 2 Ngày soạn: 16/09/2012 TẬP CÁC BÀI HÁT QUY ĐỊNH I- Yêu cầu giáo dục: Tham gia văn nghệ nhiệt tình sôi nổithông qua một số bài hát, bài thơ ca ngợi thầy cô giáo, bạn bè, trường lớp.. Bồi dưỡng tình cảm yêu mến, gắn bó với trường lớp, quý trọng thầy cô đoàn kết, thân ái với bạn bè, phấn khởi tự hào về trường lớp của mình, quyết tâm thực hiện tốt nội quy và nhiệm vụ năm học mới để phát huy truền thống nhà trường. II- Nội dung và hình thức hoạt động: 1. Nội dung: Ca ngợi trường lớp, thầy cô bạn bè. 2. Hình thức hoạt động: Thi hát, ngâm thơ giữa các tổ. Thi sáng tác thơ... giữa các tổ về chủ đề trên Tổ chức trò chơi tìm các ẩn số cho lớp III- Chuẩn bị hoạt động: 1. Phương tiện: Những bài hát, bài thơ về trường, lớp, thầy cô, bạn bè. Hệ thống các câu hỏi và đáp án Bản quy ước về thang điểm 2. Tổ chức: GVCN nêu chủ đề, nội dung, lớp chuẩn bị. Phân công trang trí lớp. Lớp thảo luận để thống nhất yêu cầu, nội dung hoạt động, phân công chuẩn bị các công việc cụ thể. Xây dựng chương trình hoạt động, chuẩn bị các câu hỏi, đáp án và thang điểm Phân công người dẫn chương trình Ban giám khảo, mời đại biểu. Các tổ có kế hoạch sưu tầm hoặc sáng tác và tập luyện. IV- Tiến hành hoạt động: 1. Ổn định lớp: 2. Nội dung hoạt động: Hoạt động của GV Hoạt động của HS - GVCN tuyên bố lí do buổi sinh hoạt. Cho cả lớp hát bài “Mùa thu đến trường” - GVCN nêu hình thức sinh hoạt: Thi đua giữa các tổ dưới sự hướng dẫn của lớp trưởng - Hình thức thi đua: Gồm hai phần thi: Phần 1: Thi hát hoặc ngâm thơ về trường lớp thân yêu. Phần 2: Trò chơi: trả lời nhanh và đúng - Mỗi tổ cử ra 2 bạn đại diện - Thí sinh từng tổ biểu diễn bài hát đã chọn, lần lượt từ tổ 1->4 hoặc bốc thăm. -Tổ nào đến lượt hát mà không hát được thì mất lượt và chuyển sang tổ khác. - Sau số lượt quy định tổ nào hát, ngâm tho nhiều bài thì tổ đó thắng. - GVCN giao cho lớp trưởng điều khiển lớp sinh hoạt thi đua - GVCN quan sát lớp - Trò chơi trả lòi nhanh đúng. Trò chơi này danh cho học sinh cả lớp để tạo không khi sôi nổi. - GVCN sơ kết: Nhận xét các câu trả lời và bổ sung thêm Đánh giá điểm mỗi tổ. - GVCN quan sát lớp - GVCN sơ kết: Nhận xét các câu trả lời và bổ sung thêm Đánh giá điểm mỗi tổ. - GVCN phát thưởng, nhắc nhở HS phấn đấu giữ gìn truyền thống nhà trường và góp phần phát huy, làm đẹp thêm truyền thống nhà trường. - GVCN yêu cầu lớp hát tập thể - HS lắng nghe - Lớp trưởng giới thiệu đại biểu, chia tổ thi đua - Lớp trưởng nêu câu hỏi, đại diện các tổ trả lời Câu hỏi: Bạn hãy cho biết năm thành lập trường. Bạ hãy cho biết họ và tên thầy(cô) hiệu trưởng đầu tiên và hiện nay của trường ta? Bạn hãy cho biết họ tên thầy (cô ) giáo dạy lâu năm nhất của trường ta? Bạn hãy hát bài hát có từ ”mái trường xinh” Bạn hãy hát bài hát có từ ”Cô giáo em” Bạn hãy hát bài hát có các từ chỉ dụng cụ học tập Bạn hãy hát bài hát trong đo có từ “lớp” - Lớp trưởng tổng kết lại phần chơi và công bố kết quả cuộc thi - Lớp trưởng mời GVCN sơ kết phần chơi - HS lắng nghe - Lớp trưởng điều khiển chương trình văn nghệ : Hát bài hát tập thể. - Văn nghệ tập thể 3. Dặn dò: Chuẩn bị nội dung cho tiết sau: Chủ điểm: Chăm ngoan học giỏi Nội dung : Trao đổi nội dung thư Bác Hồ gửi thiếu nhi nhân ngày khai trường V- Tổng kết – Rút kinh nghiệm: Chủ điểm tháng 10 : CHĂM NGOAN HỌC GIỎI Tiết 3 Ngày soạn 18/10/2012 LỄ GIAO ƯỚC THI ĐUA GIỮA CÁC TỔ VÀ CÁ NHÂN I- Yêu cầu giáo dục: Giúp học sinh: Hiểu được tầm quan trọng của việc học tập là để trở thanh người công dân có kiến thức nhằm phục vụ tốt cho xã hội. Có ý thức vươn lên để đạt được mục đích đã đề ra và có thái độ học tập đúng đắn. Rèn luyện kỹ năng trình bày ý kiến trước tập thể. Hiểu được thế nào là một tiết hcọ tốt và yêu cầu để thực hiện được tiết học tốt đó. Xác định được thái đọ học tập đúng đắn, rèn luyện được ý thức kỷ luật, tính chăm chỉ sáng tạo trong học tập, biết đấu tranh phê phán những biểu hiện sai trái trong học tập. Rèn luyện kỹ năng học bài, làm bài, ghi chép, phát biểu ý kiến trong học tập. II- Nội dung và hình thức hoạt động: 1. Nội dung: Tiết học tốt và ý nghĩa tác dụng của nó. Bạn cần làm gì, làm như thế nào để thực hiện tiết học tốt. Đăng kí thi đua giữa các tổ”Tiết học tốt theo lời bác hồ dạy” 2. Hình thức hoạt động: Trao đổi về yêu cầu và cách thực hiện tốt, tiến hành việc đăng kí thi đua giữa các tổ. Văn nghệ góp vui. III- Chuẩn bị hoạt động: 1. Phương tiện: Mỗi tổ thống nhất nội dung đăng kí thi đua thực hiện tốt theo 4 chỉ tiêu chính: + Chuẩn bị tốt bài ở nhà. + Giữ kỉ luật trật tự trong giào học + Số điểm tốt sẻ đạt được + Phát biểu xây dựng bài Chuẩn bị câu hỏi để cả lớp trao đổi và đáp án trả lời 2. Tổ chức: GVCN nêu chủ đề, nội dung, lớp chuẩn bị. Phân công trang trí lớp, chuẩn bị các tiết mục văn nghệ IV- Tiến hành hoạt động: 1. Ổn định lớp: 2. Nội dung hoạt động: Hoạt động của GV Hoạt động của HS - GVCN yêu cầu lớp hát tập thể - GVCN tuyên bố lí do buổi sinh hoạt. Phần 1: Thảo luận Trao đổi về giờ học tốt - GVCN hướng dẫn lớp trưởng điều hành Lớp trưởng mời GVCN nhận xét cho ý kiến: GVCN nêu hoặc viết lên bảng các nội dung chính. Phần 2: Đăng kí thi đua Hwớng dẫn HS đăng kí thi đua giữa các tổ - GVCN quan sát lớp - GVCN yêu cầu lớp hát tập thể - Văn nghệ tập thể: Bác Hồ người cho em tất cả - HS lắng nghe. HS: Trao đổi về gi Phần 1: Thảo luận Trả lời các câu hỏi: - Thế nào là một tiết học tốt? - Tác dụng của tiết học tốt? - Cần phải làm gì để đạt được tiết học tốt? Lớp trưởng tổng kết ý kiến và rút ra những nội dung chính. Phần 2: Đăng kí thi đua - Lớp trưởng điều khiển yêu cầu các tổ lên đọc bản đăng kí thi đua của tổ mình, cná bộ lớp ghi các chỉ tiêu thi đua của các tổ lên bảng theo từng cột để cả lớp theo dõi. - Cả lớp trao đổi về chỉ tiêu và biện pháp thực hiện. - Hát tập thể và cá nhân , kể chuyện về gương học tập xen kẽ trong phần thảo luận. 3. Dặn dò: Chuẩn bị nội dung cho tiết sau: Chủ điểm: Chăm ngoan học giỏi Nội dung : Hội vui học tập V- Tổng kết – Rút kinh nghiệm: Chủ điểm tháng 10 : CHĂM NGOAN HỌC GIỎI Tiết 4 Ngày soạn: 21/10/2012 HỘI VUI HỌC TẬP I- Yêu cầu giáo dục: Ôn tập củng cố kiến thức các môn học. Xây dựng thái độ phấn đấu vươn lên học giỏi, say mê học tập. Rèn luyện tư duy nhanh nhạy và kỹ năng phát hiện, trả lời câu hỏi. II- Nội dung và hình thức hoạt động: 1. Nội dung: Kiến thức các môn đã học ở lớp. Các kiến thức chung về tự nhiên, xã hội phù hợp với trình độ lứa tuổi. 2. Hình thức hoạt động: Thi trả lời câu hỏi dưới 3 hình thức: cá nhân, giữa đại diện các tổ, thi giải ô chữ. Văn nghệ góp vui. III- Chuẩn bị hoạt động: 1. Phương tiện: Chuẩn bị câu hỏi lấy từ giáo viên bộ môn và đáp án. Một số tiết mục văn nghệ. 2. Tổ chức: GVCN nêu chủ đề, nội dung, lớp chuẩn bị. Phân công trang trí lớp. IV- Tiến hành hoạt động: 1. Ổn định lớp: 2. Nội dung hoạt động: Hoạt động của GV Hoạt động của HS - GVCN yêu cầu lớp hát tập thể - GVCN tuyên bố lí do buổi sinh hoạt. - GVCN nêu hình thức sinh hoạt: Thi đua giữa các tổ dưới sự hướng dẫn của lớp trưởng - Hình thức thi đua: Gồm hai phần thi: Phần 1: Cá nhân Phần 2: Tập thể - GVCN giao cho lớp trưởng điều khiển lớp - GVCN quan sát lớp - GVCN sơ kết: Nhận xét các câu trả lời và bổ sung thêm Đánh giá điểm và phát thưởng các cá nhân thực hiện tốt - GVCN quan sát lớp - GVCN sơ kết: Nhận xét các câu trả lời Đánh giá điểm mỗi tổ. - GVCN phát thưởng, nhắc nhở HS cố gắng học tập tốt các môn học - GVCN yêu cầu lớp hát tập thể - Văn nghệ tập thể: Bốn phương trời - HS lắng nghe - Lớp trưởng giới thiệu đại biểu, điều khiển chương trình thi đua giữa các cá nhân trong lớp - Lớp trưởng nêu câu hỏi, cá nhân giơ tay giành quyền trả lời Phần 1: Vòng thi “Ai nhanh hơn?” Về văn học: Ba tuổi chưa nói chưa cười Cứ nằm yên lặng nghe lời mẹ ru Chợt nghe nước có giặc thù Vụt cao mười trượng quân thù tan xương (là ai?) - Trả lời: Thánh Gióng Về toán học: Số chia hết cho 9 có chia hết cho 3 không ? Vì sao? - Trả lời: Số chia hết cho 9 sẽ chia hết cho 3 vì 9 chia hết cho 3 Về khoa học: Chỉ có muỗi cái đốt người đúng hay sai? - Trả lời: Đúng Về âm nhạc: Bạn hãy cho biết bài hát: “Tiếng chuông và ngọn cờ hoà bình” của tác giả nào và hãy hát bài hát đó? - HS trả lời và hát - Lớp trưởng mời GVCN sơ kết phần 1 - HS lắng nghe - Lớp trưởng điều khiển chương trình văn nghệ thay đổi không khí Phần 2: Vòng thi “Đội nào thông minh hơn?” - Lớp trưởng thông qua thể lệ trò chơi ô chữ, mời đại diện mỗi đội chọn hàng và trả lời câu hỏi theo hàng ngang sau đó đoán ô chữ hàng dọc. Mời GVCN nhận xét câu trả lời của từng đội. T H U V I E N G I A O V I E N B U T V O T A Y Q U Y E N T A P B A N G H E Hàng 1: Từ gồm 7 chữ cái là nơi học sinh, giáo viên thường đến để đọc sách và nghiên cứu. Hàng 2: Từ gồm 8 chữ cái chỉ người dạy dỗ chúng ta ở trường. Hàng 3: Từ gồm 3 chữ cái chỉ tên đồ vật dùng để ghi chép. Hàng 4: Từ gồm 5 chữ cái là động tác thường dùng để khen ngợi người khác Hàng 5: từ gồm 8 chữ cái chỉ tên một đồ vật học sinh thường dùng để ghi bài học vào. Hàng 6: từ gồm 6 chữ cái chỉ tên một đồ vật dùng để ngồi học Ô chữ hàng dọc: Tên một môn học rèn luyện cho chúng ta kỹ năng viết, giao tiếp. - Lớp trưởng mời GVCN sơ kết phần 2 - HS lắng nghe - Lớp trưởng công bố kết quả cuộc thi - HS lắng nghe - Văn nghệ tập thể - Kết thúc buổi thảo luận. 3. Dặn dò: Chuẩn bị nội dung cho tiết sau: Chủ điểm: Tôn sư trọng đạo Nội dung : Sinh hoạt văn nghệ chào mừng ngày Nhà giáo Việt Nam V- Tổng kết – Rút kinh nghiệm: Chủ điểm tháng 11 : TÔN SƯ TRỌNG ĐẠO Tiết 5 Ngày soạn : 25/10/2012 LỄ ĐĂNG KÍ “TUẦN HỌC TỐT” VỚI CHỦ ĐỀ HOA ĐIỂM TỐT DÂNG THẦY CÔ I- Yêu cầu giáo dục: Giúp học sinh hiểu thêm về nội dung, ý nghĩa các bài hát về thầy cô và mái trường. Có thái độ, tình cảm yêu quí, biết ơn, vâng lời thầy cô. Hiểu được công lao tình cảm của thầy cô đối với HS Rèn luyện kỹ năng trao đổi ý kiến và các kỹ năng khác trong học tập. II- Nội dung và hình thức hoạt động: 1. Nội dung: Trao đổi, tìm hiểu về công lao và tình cảm của thầy cô đối với HS Phát động và đăng kí thi đua Vui chơi 2. Hình thức hoạt động: Trao đổi,tìm hiểu Lễ đăng kí thi đua III- Chuẩn bị hoạt động: 1. Phương tiện: Câu hỏi và đáp án cho phần tìm hiểu về công lao của thầy, cô Tư liệu, tranh ảnh, truyện kể....về công lao của thầy cô đối với HS Ảnh bác lọ hoa, khăn bàn. 2. Tổ chức: Các tổ viết đăng kí thi đua tuần học tốt theo tiêu đề “hoa điểm tốt dâng thầy, cô” theo 2 tiêu chí đánh giá: + Kỉ luật trật tự trong giờ học + Số điểm tốt đạt được của cả tổ Giáo viên cùng cán bộ lớp chuẩn bị câu hỏi để sử dụng trong buổi trao đổi tìm hiểu về công ơn của thầy cô giáo Mời thầy cô đến tham dự Phần thưởng IV- Tiến hành hoạt động: 1. Ổn định lớp: 2. Nội dung hoạt động: Hoạt động của GV Hoạt động của HS - GVCN yêu cầu lớp hát tập thể - GVCN tuyên bố lí do buổi sinh hoạt. - GVCN nhắc nhở HS ngoài chăm chỉ học tập phải biết chọn lựa các hình thức vui chơi, giải trí lành mạnh - GVCN yêu cầu các tổ đăng kí thi đua tuần học tốt, ngày học tốt và giờ học tốt GVCN tổng kết lại tiết học - Văn nghệ tập thể: Lớp chúng mình - HS lắng nghe - Lớp trưởng tuyên bố lí do giới thiệu đại biểu. Phần 1: Cả lớp trao đổi tìm hiểu về công ơn của thầy cô giáo bằng cách chơi trò chơi trả lời câu hỏi. - Bạn có biết để có 1 tiết dạy tốt thầy cô giáo đã phải chuẩn bị như thế nào? - Thầy cô giáo mong đợi và hi vọng gì ở chúng ta? - Bạ có thể làm những gì để giúp thầy cô dạy tốt? - Để đáp lại công ơn dạy dỗ của thầy cô bạn phải làm gì? - Khi HS phạm lỗi thầy cô giáo xử phạt bạn có đồng tình không? Vì sao? * Sau khi trao đổi xong lớp trưởng mời GVCN nhận xét cho ý kiến về phần trao đổi kinh nghiệm của cả lớp. - Lớp trưởng cho lớp hát tập thể Phần 2: đăng kí thi đua tuần học tốt giữa các tổ - Cán bộ lớp nêu mục đích, yêu cầu nội dung thi đua và cách đánh giá thi đua của tuần ”Hái hoa điểm tốt dâng thầy cô giáo ” - Đại diện các tổ lần lượt đọc đăng kí thi đua của tổ mình. Cán bộ lớp ghi chỉ tiêu đăng kí thi đua lên bảng. - Xen kẻ văn nghệ. 3. Dặn dò: Chuẩn bị nội dung cho tiết sau: Chủ điểm: Tôn sư trọng đạo Nội dung : Tổ chức lễ kỷ niệm 20/11 V- Tổng kết – Rút kinh nghiệm: Chủ điểm tháng 11 : TÔN SƯ TRỌNG ĐẠO Tiết 6 Ngày soạn: 30/10/2012 TỔ CHỨC LỄ KỶ NIỆM NGÀY 20/11 I- Yêu cầu giáo dục: Giúp học sinh hiểu ý nghĩa ngày Nhà giáo Việt Nam 20 – 11. Kính trọng, biết ơn thầy cô giáo và tôn vinh nhà giáo. Có những hoạt động cụ thể thể hiện sự biết ơn các thầy cô giáo và thực hiện tốt yêu cầu giáo dục của nhà trường. II- Nội dung và hình thức hoạt động: 1. Nội dung: Ý nghĩa ngày nhà giáo Việt Nam. Tâm sự tình cảm thầy trò Văn nghệ. 2. Hình thức hoạt động: Chúc mừng và tặng hoa Văn nghệ Tâm sự , kể chuyện, giao lưu vui vẻ, thân mật giữa GV và HS III- Chuẩn bị hoạt động: 1. Phương tiện: Hướng dẫn lớp sưu tầm những bài hát về chủ đề công ơn thầy cô giáo và tình cảm thầy trò. Mỗi HS chuẩn bị câu hỏi để giao lưu với thầy cô, đồng thời có những kỷ niệm với thầy cô. 2. Tổ chức: Lớp trưởng điều khiển chương trình: Trang trí bảng Chuẩn bị lời chúc mừng, hoa, các tiết mục văn nghệ. IV- Tiến hành hoạt động: 1. Ổn định lớp: 2. Nội dung hoạt động: Hoạt động của GV Hoạt động của HS - GVCN yêu cầu lớp hát tập thể - GVCN giao cho lớp trưởng điều khiển lớp - GVCN quan sát lớp GVCN tổng kết: Nhận xét các câu hỏi, tiết mục Đánh giá xếp hạng từng câu hỏi, tiết mục. - GVCN phát thưởng, nhắc nhở HS ý thức tôn trọng và kính mến thầy cô giáo, phát huy truyền thống “Tôn sư trọng đạo” của dân tộc - GVCN yêu cầu lớp hát tập thể - Văn nghệ tập thể: Bụi phấn - Lớp trưởng tuyên bố lý do buổi sinh hoạt, giới thiệu đại biểu và thông qua chương trình sinh hoạt toạ đàm - Lớp trưởng mời lớp phó học tập đọc lời chúc mừng và đại diện các học sinh tiêu biểu của lớp tặng hoa cho các thầy cô tham dự buổi sinh hoạt - Lớp trưởng điều khiển chương trình giao lưu thân mật giữa giáo viên và học sinh: + Mời học sinh nêu câu hỏi đã chuẩn bị trước + Mời giáo viên trả lời các câu hỏi của học sinh + Tổ chức các tiết mục văn nghệ xen kẽ các câu hỏi giao lưu - Lớp trưởng mời GVCN nhận xét, tổng kết - HS lắng nghe - Lớp trưởng công bố câu hỏi giao lưu và tiết mục văn nghệ hay nhất - HS lắng nghe - Văn nghệ tập thể - Kết thúc buổi thảo luận. 3. Dặn dò: Chuẩn bị nội dung cho tiết sau: Chủ điểm: Uống nước nhớ nguồn Nội dung : Biểu diễn văn nghệ V- Tổng kết – Rút kinh nghiệm: Chủ điểm tháng 12 : UỐNG NƯỚC NHỚ NGUỒN Tiết 7 Ngày soạn 15/11/2012 TÌM HIỂU VỀ NHỮNG NGƯỜI CON ANH HÙNG CỦA QUÊ HƯƠNG ĐẤT NƯỚC I- Yêu cầu giáo dục: Giúp học sinh Hiểu được sự hi sinh xương máu cho tự do, độc lập dân tộc để đem lại hoà bình cho đất nước của những người con thân yêu của quê hương Tự hào biết ơn các anh hùng liệt sỉ, các bà mẹ anh hùng. Tự giác học tập rèn luyện tốt, tích cực tham gia các buổi lao động đền ơn đáp nghĩa. II- Nội dung và hình thức hoạt động: 1. Nội dung: Những người con anh hùng quê hương đất nước. Những bài thơ, bài hát câu chuyện ca ngợi chiến công của các chiến sĩ quân đội Ca ngợi Đảng, Bác Hồ và quân đội anh hùng. 2. Hình thức hoạt động: Báo cáokết quả tìm hiểu Thi ngâm thơ, hát kể chuyện về những người con anh hùng quê hương đất nước III- Chuẩn bị hoạt động: 1. Phương tiện: Tư liệu về các anh hùng liệt sĩ quê hương đất nước Các bài hát, bài thơ chuyện kể....về các anh hùng, liệt sĩ, các cựu chiến binh có nhiều công lao đóng góp cho địa phương. 2. Tổ chức: GVCN nêu yêu cầu , nội dung, hình thức hoạt động cho cả lớp, đồng thời hướng dẫn cho HS chuẩn bị các phương tiện nói trên. Trang trí bảng, Người điều khiển chương trình, thư kí, ban giám khảo. IV- Tiến hành hoạt động: 1. Ổn định lớp: 2. Nội dung hoạt động: Hoạt động của GV Hoạt động của HS - GVCN yêu cầu lớp hát tập thể - GVCN nêu hình thức sinh hoạt: báo cáo kết quả tì hiểu các tổ về “Những người con anh hùng quê hương đất nước” - GVCN giao cho lớp trưởng điều khiển lớp - GVCN quan sát lớp GVCN tổng kết: Nhận xét các các tổ Đánh giá xếp hạng từng kết quả của các tổ . - GVCN khen thưởng nhắc nhở HS ngoài chăm chỉ học tập phải biết chọn lựa các hình thức vui chơi, giải trí lành mạnh - GVCN yêu cầu lớp hát tập thể - Văn nghệ tập thể: Đi ta đi lên - HS lắng nghe Lớp trưởng: tuyên bố lí do giới thiệu đại biểu, ban thư kí, giám khảo - Lớp trưởng mời lần lượt từng tổ lên báo cáo kết quả sưu tầm tìm hiểu của tổ mình - HS lắng nghe - Ban giám khảo chấm điểm công khai ghi kết quả mỗi tổ lên bảng - Văn nghệ xen kẻ hát, ngâm thơ, kể chuyện về anh hùng, bà mẹ anh hùng - Văn nghệ tập thể - Kết thúc buổi thảo luận. - Ban giám khảo công bố kết quả từng tổ, nhận xét đánh giá của lớp trưởng. - Cuối cùng người điều khiển chương trình chúc sức khoẻ của thầy cô, GVCn và tất cả các bạn 3. Dặn dò: Chuẩn bị nội dung cho tiết sau: Chủ điểm: Uống nước nhớ nguồn Nội dung : Thi kể chuyện lịch sử V- Tổng kết – Rút kinh nghiệm: Chủ điểm tháng 12 : UỐNG NƯỚC NHỚ NGUỒN Tiết 8 Ngày soạn 25/11/2012 HỘI VUI HỌC TẬP I- Yêu cầu giáo dục: Củng cố mở rộng kiến thức được học các môn Biết ơn tổ tiên, cha anh, các anh hùng dân tộc đã có công dựng nước và giữ nước. Biết noi gương tổ tiên, cha anh học tập tốt để xây dựng đất nước giàu mạnh. Biết vận dụng kiến thức cơ bản vào cuộc sống và biết giải thích các hiện tượng trong cuộc sống II- Nội dung và hình thức hoạt động: 1. Nội dung: Kiến thức các môn học được ôn tập thi HK Những hiện tượng trong tự nhiên, trong cuộc sống cần được giải thích 2. Hình thức hoạt động: Trả lời câu hỏi, giải thích các hiện tượng tự nhiên xã hội Thi tìm ẩn số , tìm tên tác giả, tên anh hùng, một đinhgj lí, định luật, giải ô chữ III- Chuẩn bị hoạt động: 1. Phương tiện: Các câu chuyện lịch sử về các anh hùng dân tộc. Các câu hỏi, câu đố, bài hát, các hiện tượng tự nhiên xã hội Đáp án Một số tiết mục văn nghệ, câu đố vui Giấy bút, dụng cụ khác 2. Tổ chức: Phân công trang trí phòng học. GVCN nêu chủ đề, nội dung, lớp chuẩn bị. Mỗi tổ cử 3 HS dự thi, các HS còn lại làm cổ động viên. Từng tổ phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng thanh viên IV- Tiến hành hoạt động: 1. Ổn định lớp: 2. Nội dung hoạt động: Hoạt động của GV Hoạt động của HS - GVCN yêu cầu lớp hát tập thể - GVCN tuyên bố lí do buổi sinh hoạt. - GVCN quan sát lớp Câu trả lời: 1.Trần phú(Xã đức sơn, huyện đức thọ, Hà Tĩnh) 2 19-12: ngày toàn quốc kháng chiến 22-12: Ngàynthành lập quân đội nhân dân việt nam. 3. Vì mùa đông ngày ngắn, mặt trời chiếu lệch, còn mùa hè ngày dài mặt trời chiếu thẳng góc xuống trái đất. 4. Nhạc và lời: Nguyễn Văn Tý 5. chim Ruồi, ong. Bay giật lùi khi nó muốn thoát khỏi cái hoa mà nó chui vào túi mật. 6.Lê Lợi 7. 9 huyện, 1 thành phố. 8. Văn Lang 9. Nguyễn Viết Xuân 10. Đường chính. GVCN tổng kết: - GVCN phát thưởng, nhắc nhở HS có lòng tự hào và ý thức tôn trọng, giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp: “Uống nước nhớ nguồn” của dân tộc - GVCN yêu cầu lớp hát tập thể - Văn nghệ tập thể: Hành khúc đội - HS lắng nghe - Lớp trưởng điều khiển, tuyên bố lí do , giưói thiệu đại biểu thể lệ cuộc thi. - Giới thiệu thành phần tham gia cuộc thi, ban giám khảo. - Lớp phó học tập(trưởng ban giám khảo) nói rỏ quy tắc và cách thi - Bốc thăm chọn câu hỏi, trong vòng 30 giây trả lời. nếu không trả lời được thì tổ khác co quyền trả lời, nếu tổ nào nhanh chongs đưa cờ thì tổ đó giành quyền trả lời. Nếu không có đội nào trả lời thì câu hỏi đó giành cho cổ động viên. Nếu không ai trả lời nữ thì người dẫn chương trình nêu đáp án - Sau một thời gian quy định tổ nào nhiều nhiều điểm thì thắng Bộ câu hỏi 1.Tổng bí thư đầu tiên của Đảng CSVN là ai? Quê quán ở đâu.? 2. Cho biết ý nghĩa của ngày(22-12) và ngày 19-12? 3. Tại sao mùa hè nhiệt độ lại cao hơn mùa đông? 4.bài hát màu áo chú bộ đội nhạc và lời của ai? 5.Trong thiên nhhiên có một loài chim bay giật lùi? Đó là loài nào? giải thích? 6.Thủ lĩnh của cuộc khởi nghĩa nam sơn là ai?(Lê Hoàn, nguyễn trãi, Lê Lợi) 7. TP HN ta có bao nhiêu q ận huyện và thành phố? 8. Tên của nước ta buổi đầu thành lập là gì? 9. Hãy cho biết câu nói bất hủ này của ai? “Nhằm thẳng quân thù mà bắn” 10. Ở TP ta nghĩa trang liệt sĩ nào lớn nhất? - HS lắng nghe - Lớp trưởng công bố kết quả cuộc thi - HS lắng nghe - Văn nghệ tập thể - Kết thúc buổi thảo luận. 3. Dặn dò: Chuẩn bị nội dung cho tiết sau: Chủ điểm: Mừng Đảng mừng xuân Nội dung : Thi tìm hiểu truyền thống văn hóa của quê hương V- Tổng kết – Rút kinh nghiệm: ........................................................................................................................................ Chủ điểm tháng 1-2 : MỪNG ĐẢNG MỪNG XUÂN Tiết 9, 10: 30/11/2013 SINH HOẠT VĂN NGHỆ MỪNG ĐẢNG MỪNG XUÂN I- Yêu cầu giáo dục: Giáo dục cho HS long biết ơn Đảng và tình yêu quê hương đất nước Tự hào yêu mến quê hương. Tôn trọng giữ gìn, bảo vệ những nét đẹp văn hoá. Động viên tinh thần học tập, rèn luyện và tạo thêm điều kiện để các em hiểu biết lẫn nhau . Phát huy tiềm năng văn nghệ lớp. II- Nội dung và hình thức hoạt động: 1. Nội dung: Nhũng bài hát, bài thơ, câu chuyện, ... ca ngợi đảng , ca ngợi quê hương, đất nước và mùa xuân. 2. Hình thức hoạt động: Giao lưu văn nghệ với các loại hình đa dạng như thi, đố, hát nối. III- Chuẩn bị hoạt động: 1. Phương tiện: Bài hát về truyền thống quê hương đất nước. Hệ thống các câu hỏi, câu đố và đáp án kèm theo. 2. Tổ chức: Phân công trang trí phòng học. GVCN nêu chủ đề, nội dung, lớp chuẩn bị. GVCN cán bộ lớp hội ý tổ chức lớp. IV- Tiến hành hoạt động: 1. Ổn định lớp: 2. Nội dung hoạt động: Hoạt động của GV Hoạt động của HS - GVCN yêu cầu lớp hát tập thể - GVCN tuyên bố lí do buổi sinh hoạt. - GVCN nêu hình thức sinh hoạt: Thi đua giữa các tổ dưới sự hướng dẫn của lớp trưởng - Hình thức thi đua: Gồm hai phần thi: Phần 1: hái hoa dân chủ - Hái hoa dân chủ tìm hiểu truyền thống văn hóa của quê hương. - Phần 2: - giao lưu văn nghệ - GVCN quan sát lớp - GVCN sơ kết: Nhận xét các câu trả lời và bổ sung thêm Đánh giá điểm mỗi tổ. - GVCN quan sát lớp - GVCN sơ kết: Đánh giá điểm mỗi tổ. - GVCN yêu cầu lớp hát tập thể - GVCN quan sát lớp - GVCN tổng kết: Nhận xét các tổ Đánh giá xếp hạng từng tổ. - GVCN phát thưởng, nhắc nhở HS vui Tết lành mạnh, an toàn, chuẩn bị bài tốt sau Tết - GVCN yêu cầu lớp hát tập thể - Văn nghệ tập thể: Mùa xuân và tuổi thơ. nhạc và lời: Bùi

File đính kèm:

  • docgiao an HDNG len lop K7.doc