Giáo án hoạt động ngoài giờ lên lớp khối 10 - Thanh niên học tập, rèn luyện vì sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước

I.MỤC TIÊU HOẠT ĐỘNG :

 1.Kiến thức :

 _ Học sinh hiểu được thế nào là CNH-HĐH, vai trò của CNH-HĐH trong quá trình xây dựng, phát triển đất nước.

 _Hiểu được ý nghĩa , tác dụng phương pháp học tập tích cực & yêu cầu của phương pháp học tập tích cực.

 _ Nắm được một số vấn đề cơ bản của luật giáo dục có liên quan trực tiếp đến trách nhiệm của học sinh.

 2. Kỹ năng :

 _ Biết xác định được trách nhiệm của thanh niên học sinh trong sự nghiệp CNH-HĐH.

 _ Biết xây dựng kế hoạch học tập và rèn luyện để phấn đấu trở thành những công dân có ích cho tương lai.

_ Bước đầu vận dụng có hiệu quả phương pháp học tập tích cực vào các tiết học, môn học cụ thể.

_ Biết trách nhiệm của mình với việc thực hiện Luật Giáo dục.

 

doc30 trang | Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 5860 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án hoạt động ngoài giờ lên lớp khối 10 - Thanh niên học tập, rèn luyện vì sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHỦ ĐỀ HOẠT ĐỘNG THÁNG 9 “ THANH NIÊN HỌC TẬP , RÈN LUYỆN VÌ SỰ NGHIỆP CNH-HĐH ĐẤT NƯỚC “ I.MỤC TIÊU HOẠT ĐỘNG : 1.Kiến thức : _ Học sinh hiểu được thế nào là CNH-HĐH, vai trò của CNH-HĐH trong quá trình xây dựng, phát triển đất nước. _Hiểu được ý nghĩa , tác dụng phương pháp học tập tích cực & yêu cầu của phương pháp học tập tích cực. _ Nắm được một số vấn đề cơ bản của luật giáo dục có liên quan trực tiếp đến trách nhiệm của học sinh. 2. Kỹ năng : _ Biết xác định được trách nhiệm của thanh niên học sinh trong sự nghiệp CNH-HĐH. _ Biết xây dựng kế hoạch học tập và rèn luyện để phấn đấu trở thành những công dân có ích cho tương lai. _ Bước đầu vận dụng có hiệu quả phương pháp học tập tích cực vào các tiết học, môn học cụ thể. _ Biết trách nhiệm của mình với việc thực hiện Luật Giáo dục. 3. Thái độ: _ Có thái độ tin tưởng vào sự thành công của sự nghiệp CNH_HĐH đất nước. _Tích cực chủ động trong học tập, rèn luyện . _ Có thái độ cố gắng khắc phục khó khăn để học theo phương pháp học tập tích cực. _ Có ý thức tôn trọng Luật Giáo dục, vận động mọi người thực hiện tốt các điều khoản của luật Giáo dục trong phạm vi trách nhiệm của người học sinh. II.NỘI DUNG & HÌNH THỨC HOẠT ĐỘNG : 1.Nội dung : _ Tìm hiểu về CNH _ HĐH , vị trí, vai trò của thanh niên học sinh THPT trong nhà trường & trong thời kỳ CNH-HĐH đất nước. _ Trao đổi phương pháp học tập tích cực ở THPT giữa HS trong lớp hoặc ở trong báo chí. _ Thi tìm hiểu một số vấn đề cơ bản trong luật giáo dục. 2. Phương pháp : _ Thi kim tự tháp, trắc nghiệm, dùng thẻ. _ Đàm thoại, đặt vấn đề, thảo luận. III. CÔNG TÁC CHUẨN BỊ : Phương tiện : _ Tài liệu , tranh ảnh về CNH-HĐH. _ Luật Giáo dục. _Câu hỏi trắc nghiệm, ô chữ, bảng trả lời có chữ A, B, C, D. Tổ chức : Chia lớp thành 4 nhóm( theo tổ trong lớp và ngồi tập trung theo nhóm, kê bàn ghế theo hình chữ U..) chuẩn bị những nội dung GVCN đã phân công, đố vui, đoán chữ. Mỗi tuần thi tổng kết điểm theo tổ: tổ đứng 1: 10đ, tổ đứng 2: 8đ; tổ đứùng 3: 6đ; tổ cuối cùng: 4đ Mỗi tháng tổng kết điểm của các nhóm: có phát thưởng, và xử phạt. IV. CÁCH THỰC HIỆN HOẠT ĐỘNG : HOẠT ĐỘNG của GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG của HỌC SINH Khởi động: Cho HS chơi trò chơi Kim tự tháp đoán chủ đề của T9. GV đã chuẩn bị sẵn các từ có nội dung liên quan đến chủ đề , cho HS thi theo nhóm + Tờ 1: công nghiệp, nông nghiệp, học sinh, trách nhiệm, học tập, tích cực, hiện đại. + Tờ 2: con người, nhân dân, đất nước, giáo dục, khoa học, lạc hậu, phát triển. - GVCN nói ý nghĩa , muc đích , yêu cầu của chủ đề tháng 9, giải thích thêm cho học sinh hiểu khái niệm CNH-HĐH, từ đó gợi ý cho học sinh về vai trò của CNH-HĐH đối với xây dựng & phát triển đất nước. - GVCN hay người dẫn chương trình cho lớp xem những hình ảnh về công cụ LĐ mà các nhóm đã sưu tầm sau đó đặt câu hỏi để các nhóm trả lời: 1. So sánh sự giống nhau & khác nhau giữa các loại công cụ trước kia & hiện nay? 2. Hình thức, công cụ, phương tiện LĐ ngày nay tại sao khác? 3. Con người có tác đọâng như thế nào đến quá trình sản xuất? 4.Theo em để thực hiện quá trình CNH – HĐH cần có những điều kiện gì về con người? 5.Theo em HS đang đi học có thể tham gia vào sự nghiệp CNH – HĐH bằng cách nào? 6. Theo em con đường ngắn nhất & duy nhất để có thể thực hiện CNH – HĐH ? 7. Vai trò trách nhiệm của học sinh THPT trong sự nghiệp CNH-HĐH là gì ? 8. Muốn làm tròn trách nhiệm đó, HS THPT phải làm thế nào? GVCN sơ kết hoạt động 1 , nhận xét , nêu điểm số của từng nhóm. II. HOẠT ĐỘNG 2 :Phương pháp học tập ở thế kỷ 21 Thảo luận nhóm, dùng thẻ GVCN cung cấp cho HS những nội dung về phương pháp học tập tích cực( ở trong SGK HĐNGLL- trang 16) để HS tham khảo chuẩn bị thảo luận. GVCN giao phiếu khảo sát cho HS trước 1 tuần & tổng hợp, sau đó nêu câu hỏi: 1.Cách đọc sách giáo khoa như thế nào là thích ứng với PP học tập tích cực. 2.Cách đặt vấn đề cần thắc mắc cho môn học. Có phải môn nào cũng giống nhau không? Ví du ïcụ thể? 3.Cách lĩnh hội kiến thức của các môn học ( ban A, ban cơ bản) phải như thế nào để đạt hiệu quả cao nhất? 4.Theo em có cần phải đề ra PP học tập tích cực ở trên lớp & ở nhà không? Vì sao? 5.PP học tập tích cực khác với PP học tâp truyền thống như thế nào? VD cụ thể. 6.Em hãy trình bày một PP học tập tích cực ở tiết toán, lý hay hoá, văn, sử, anh.mà em cho là tâm đắc nhất & có hiệu quả ở cấp 2. Những khó khăn khi học các tiết học đó & cách khắc phục? GVCN phân tích những ý kiến chưa thống nhất để HS khắc sâu hơn. ¯Trong quá trình thảo luận GVCN, hay HS có thể kể câu chuyện về các tấm gương say mê học tập mà các em đã sưu tầm. III. HOẠT ĐỘNG 3: Tìm hiểu luật Giáo Dục: ( trắc nghiệm) GVCN chia làm 4 nhóm & mỗi nhóm có bảng ghi chữ:A-B-C-D.để thi đố em.Cho một HS chia bảng làm 4 để đứng ghi kết quả của các nhóm,mỗi nhóm cử một HS & cầm bảng A,B,C,D lên trên bàn đầu ngồi. Người dẫn chương trình sẽ đọc câu hỏi & cho thời gian một phút để trả lời.Đại diện trả lời bằng cách chọn câu nào thì đưa bảng câu đó lên.( mỗi câu đúng được 1 điểm). - Mỗi nhóm cử 2 HS lên thi, một học sinh dùng lời nói, hành động để diễn tả nội dung từ có trong giấy ( không được nói láy, dùng từ đồng nghĩa, không được lặp từ có trong giấy). Học sinh còn lại đoán từ - Thời gian cho một lần thi là 1’30’’ - Từ nội dung các từ có trong trò chơi, HS đoán chủ đề của T9 -HS thảo luận theo nhóm Đại diện mỗi nhóm lên trả lời , nếu nhóm nào không trả lời được thì nhóm khác bổ sung có điểm - Nhóm nào thấp điểm nhất phải hát một bài đã được chuẩn bị. Tương tự như ở phần 1 - Các nhóm thảo luận trả lời vào giấy A 4 , dán lên bảng & trình bày ý kiến của nhóm, các nhóm khác có thể đặt câu hỏi thắc mắc.. - HS đọc , nêu được sự cần thiết phải học tập theo PP tích cực, cách thực hiện PP học tập tích cực cụ thể cho bản thân. Dán lên bảng những ý kiến của cá nhân hay của nhóm, nhóm nào nhiều ý kiến, phương pháp học tập hay . Có thể thông qua những tư liệu mà các em sưu tầm. ¯Trình bày các câu trả lời của nhóm.Các nhóm khác có thể tranh luận để tìm ý kiến thống nhất.Nếu không thống nhất thì thư ký ghi biên bản để GVCN sẽ cho ý kiến phân giải. -Nếu đại diện trả lới sai thì nhóm khác có quyền trả lời. GVCN tổng kết điểm của các tổ qua 3 hoạt động, khen thưởng , biểu dương các nhóm & cá nhân tích cực. CÂU HỎI THI ĐỐ EM TÌM HIỂU về LUẬT GIÁO DỤC Câu 1:Hệ thống giáo dục quốc dân bao gồm: a. GD mầm non nhà trẻ_ phổ thông. b. GD cao đẳng_ đại học. c. GD trung học chuyên nghiệp_ dạy nghề. d. Tất cả đều đúng ( X) Câu 2: Học tập là: a. Quyền của công dân. b. Nghĩa vụ của công dân. c. Quyền & nghĩa vụ của công dân. ( X) d. Ý thích của mỗi người. Câu 3: Giáo dục phổ thông bao gồm: a. GD cấp 1-2-3. ( X ) b. GD mầm non- nhà trẻ- mẫu giáo. c. GD dạy nghề – trung học chuyên nghiệp. d. GD cao đẳng- đại học. Câu 4 : Học sinh vào học lớp 10 cần phải có các điều kiện sau: a. Học xong lớp 9, 14 tuổi. b. Tốt nghiệp THCS, 15 tuổi. ( X ) c. Học hết lớp 9, 15 tuổi. d. Tốt nghiệp THCS, 14 tuổi. Câu 5 : Nhiệm vụ của người học sinh là: a. Thực hiện tốt nhiệm vụ học tập của mình, tham gia các hoạt động lao động. b. Kính trọng Thầy, Cô giáo, công nhân viên nhà trường. Bảo vệ danh dự nhà trường. c. Bảo vệ & giữ gìn tài sản của nhà trường. d. Tất cả đều đúng. ( X ) Câu 6: Hệ thống GD quốc dân bao gồm: a. Công lập _ bán công. c. a, b đúng. ( X ) d. a, b sai. b. Dân lập _ tư thục. Câu 7: Hiện nay thành phố Hồ Chí Minh đã hoàn thành phổ cập: a. Cấp 1. b. Cấp 2. ( X ) c. Cấp 3. d. Xoá mù. Câu 8:Hai từ Học sinh dùng để chỉ những người đang học: a. Mẫu giáo_ nhà trẻ. b. Phổ thông. ( X ) c. Cao đẳng_ đại học. d. Tất cả a, b, c đều đúng. Câu 9 : Việc bảo vệ chăm sóc & giáo dục trẻ em là trách nhiệm của: a. Gia đình, nhà trường, cơ quan nhà nước, các tổ chức XH & công dân. ( X ) b. Gia đình, nhà trường. c. Gia đình, nhà trường & XH. d. a, b, c đúng. Câu 10 :Ai có nhiệm vụ thực hiện tốt mục tiêu giáo dục của Nhà nước: a. Nhà trẻ, trường mẫu giáo, phổ thông. b. Gia đình & nhà trường. c. Các tổ chức XH & đoàn thể. d. Cô nuôi dạy trẻ & giáo viên ( X) CHỦ ĐỀ HOẠT ĐỘNG THÁNG 10 “ THANH NIÊN với TÌNH BẠN, TÌNH YÊU & GIA ĐÌNH “ I.MỤC TIÊU HOẠT ĐỘNG : 1.Kiến thức : _ Nhận thức rõ hơn giá trị của tình bạn, tình yêu & gia đình. _Xác định rõ trách nhiệm của bản thân trong quan hệ bạn bè, trong tình yêu & gia đình. 2. Kỹ năng : _ Rèn luyện các kĩ năng ứng xử phù hợp trong tình bạn, tình yêu & gia đình. 3. Thái độ: _Bồi dưỡng tình cảm yêu quý, gắn bó với gia đình, bạn bè. II.NỘI DUNG & HÌNH THỨC HOẠT ĐỘNG : 1.Nội dung: _Tổ chức thi tìm hiểu về tình bạn, tình yêu trong sáng, gia đình & vai trò của gia đình trong việc giáo dục vị thành niên. _Tổ chức thi giải quyết các tình huống về giới, sự bình đẳng giới, những đức tính đáng quý của nữ thanh niên, những cách ứng xử trong giao tiếp. _Tổ chức thi ứng xử linh hoạt dưới hình thức xử lí tình huống trong giao tiếp bạn bè cùng giới & bạn khác giới. 2. Phương pháp : _ Đố vui , trắc nghiệm. _ Đặt vấn đề, thảo luận. III. CÔNG TÁC CHUẨN BỊ : Phương tiện : _ Các câu ca dao , tục ngữ về tình bạn, tình yêu, gia đình. _ Câu hỏi trắc nghiệm, bảng trả lời có chữ A, B, C, D. Tổ chức : Chia lớp thành 4 nhóm chuẩn bị những nội dung GVCN đã phân công, đố vui. IV. CÁCH THỰC HIỆN HOẠT ĐỘNG : GVCN nói ý nghĩa , muc đích , yêu cầu của chủ đề tháng. HOẠT ĐỘNG của GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG của HỌC SINH Khởi động: Hát bài về tình bạn, hay chơi trò chơi I.HOẠT ĐỘNG 1: GVCN phân công cán bộ lớp : + Ghi chủ đề sinh hoạt tuần lên bảng: “Thi hỏi đáp tình bạn, tình yêu & gia đình” + Làm bảng điểm của 4 nhóm trên bảng để dễ theo dõi. + GVCN hay người dẫn chương trình nêu thể lệ cuộc thi: nếu nhóm nào giải đúng ô chữ hàng ngang thì được 5 điểm, nếu nhóm nào không giải được thì bỏ qua, để đến sau cùng cho nhóm khác giải . Ô chìa khoá là hàng dọc được 10 điểm. GVCN cho ban cán sự làm 21 cái thăm, đánh số thứ tự từ 01 đến 21, mỗi tổ 3 thăm, còn 3 cái dành cho bí thư hay lớp phó học tập.( mỗi thăm tương ứng với một hàng) . Phần 1: Hàng 1: Gồm 8 ô chữ: Đây là hình thức biểu hiện bản chất XH của con người.(GIAO TIẾP) GVCN giải thích thêm trong đời sống con người có rất nhiều nhu cầu khác nhau, các nhu cầu này được thể hịên ở hoạt động SX vật chất, hoạt động tinh thần & hoạt động giao tiếp.Chính hoạt động giao tiếp là một trong những hình thức biểu hiện bản chất XH của con người. Hàng 2: Gồm 13 ô chữ :Nhân loại đều biết đến tình bạn cao cả & vĩ đại nhất này.( CÁC MÁC_ ĂNG GHEN). Hàng 3: Gồm 9 ô chữ : một trong năm điều Bác Hồ dạy, là nền tảng để tạo nên tình bạn cao cả & chân chính. ( YÊU TỔ QUỐC) ) GVCN giải thích thêm để có được tình bạn là do rất nhiều động cơ khác nhau như sự phù hợp tâm lý, mến mộ, cùng một sở thích , cùng lợi ích..Nhưng để có được một tình bạn cao cả & chân chính thì thường phải dựa trên nền tảng là sự gặp gỡ nhau trong một tình cảm lớn như :yêu Tổ Quốc, yêu đồng bào, quê hương , hy sinh vì nghiã lớn, hi sinh lợi ích của riêng mình Hàng 4 : Gồm 13 ô chữ : Đó là một trong những tình cảm đầu tiên của tình bạn chân chính. ( VÔ TƯ CAO THƯỢNG). Hàng 5 : Gồm 16 ô chữ :Đây là một yếu tố cơ bản để có được tình bạn.( TỰ NGUYỆN – BÌNH ĐẲNG). GVCN giải thích thêm Trong tình bạn chân chính, người ta đối xử với nhau bằng thái độ vô tư cao thượng nhất , vì bạn quên mình không cần một sự đền bù nào & nhất là để có tình bạn phải xuất phát từ sự tự nguyện & sự bình đẳng giữa những con người trong tập thể. Hàng 6 : Gồm8 ô chữ : Câu nói trả lời của Mác khi con gái hỏi “ Hạnh phúc là gì?”.( ĐẤU TRANH ) Hàng 7 : Gồm 9 ô chữ : Điều kiện cần để duy trì một tình bạn bền vững.( TRUNG THỰC ) GVCN giải thích thêm tính trung thực trong tình bạn đòi hỏi không thể vì nể nang thân tình mà bỏ qua những sai sót, sai lầm, thậm chí bao che cho bạn những khuyết điểm. Trong những lời góp ý thẳng thắn, đóng góp đó đều xuất phát từ sự tôn trọng nhân cách của nhau, là động lực quan trọng tạo tình bạn bền chặt hơn nữa, nó giúp bạn hiểu & khắc phục những sai sót của bản thân. 1 G I A O T I E P 2 C A C M A C A N G G H E N 3 Y E U T O Q U O C 4 V O T Ư C A O T H Ư Ợ N G T Ư N G U Y E N B Ì N H Đ A N G 6 Đ A U T R A N H 7 T R U N G T H Ự C Ô chìa khoá : : TÌNH BẠN Phần 2: Hàng 8 :Gồm 7 ô chữ: Đây là một trong những thái độ sai trái cần khắc phục trong tình yêu. (NÔNG CẠN) GVCN giải thích thêm đây chính là thái độ thiếu ý thức & thái độ thiếu tôn trọng nhân phẩm của mình & của người mình yêu, làm cho tình yêu trở thành một cảm xúc thấp hèn, tước bỏ phần nhân tính đẹp đẽ của tình yêu. Hàng 9: Gồm 6 ô chữ : Đó là điều tối kỵ không nên có trong tình yêu. (ĐÙA CỢT) GVCN giải thích thêm Vì tình yêu là một văn hoá cao cấp của nhân loại, không nên đùa cợt với tình yêu mà phải học yêu một cách nghiêm túc Hàng 10: Gồm 8 ô chữ : Là một trong những yếu tố cơ bản để có được tình bạn. ( TỰ NGUYỆN ). Hàng 11 : Gồm 6 ô chữ : Một thái độ sai trái đang tồn tại trong quan hệ nam nữ thanh niên ngày nay cần phải phê phán & khắc phục. (YÊU THỬ ) GVCN giải thích thêm trong thời đại ngày nay thái độ yêu thử đang tồn tại rất nhiều ở thanh niên nam nữ, mang tính thực dụng, không thật lòng ,giả dối, lợi dụng. Hàng 12 : Gồm 6 ô chữ :Là cơ sở đầu tiên của tình yêu chân chính ( TIN CẬY ). Hàng 13 : Gồm 8 ô chữ : Là cảm xúc vui sướng của con người khi được thoả mãn nhu cầu & lợi ích của mình.( HẠNH PHÚC). Hàng 14 : Gồm 7 ô chữ : Một tình cảm đầu tiên cần có của tình yêu nam nữ ( RUNG CẢM ) 8. N Ô N G C Ạ N 9 Đ Ù A C Ợ T 10 T Ự N G U Y Ệ N 11 Y Ê U T H Ử 12 T I N C Ậ Y 13 H Ạ N H P H Ú C 14 R U N G C Ả M Ô chìa khoá : TÌNH YÊU Phần 3 : Hàng 15 :Gồm 7 ô chữ : Tình yêu chân chính sẽ dẫn đến đời sống mới (HÔN NHÂN ). Hàng 16 : Gồm 14 ô chữ : Đây là một chức năng quan trọng nhất để duy trì sự tồn tại & phát triển của XH loài người (DUY TRÌ NÒI GIỐNG) Hàng 17: Gồm 6 ô chữ: Đây là chức năng đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu của gia đình ( KINH TẾ) Hàng 18: Gồm 17 ô chữ: Bạn hãy nêu tên bài hát này & hát bắt đầu bằng câu: “ Ba thương con vì con giống mẹ” (CẢ NHÀ THƯƠNG NHAU) Hàng 19: Gồm 6 ô chữ: Đây là trách nhiệm cơ bản của anh chị em trong gia đình ( ĐÙM BỌC) Hàng 20: Gồm 9 ô chữ: Đó là yếu tố cơ bản để duy trì quan hệ vợ chồng bền vững ( CHUNG THỦY) Hàng 21: Gồm 8 ô chữ: Là một trong những bồn phận cơ bản của con cái đối với ông bà, cha mẹ (HIẾU THẢO) 15. H Ô N N H Â N 16 D U Y T R Ì N Ò I G I Ố N G 17 K I N H T Ế 18 C Ả N H À T H Ư Ơ N G N H A U 19 Đ Ù M B Ọ C 20 C H U N G T H Ủ Y 21. H I Ế U T H Ả O Ô CHÌA KHÓA : GIA ĐÌNH Sau khi các nhóm trả lời hết các câu hỏi, GVCN hay người hướng dẫn chương trình đọc câu đầu của câu ca dao, các nhóm phải đọc tiếp khi nhóm trước vừa đọc xong nếu nhóm nào không đọc được thì bị mất điểm( phải đọc đúng nếu sai một từ bị trừ 0.5 điểm) II. HOẠT ĐỘNG 2 : GVCN yêu cầu một HS ghi trên bảng chủ đề sinh hoạt tuần này là “Phái nữ & nét đẹp tâm hồn” cho các nhóm chuẩn bị với các hình thức tổ chức gồm “ Ai nhanh hơn”, “ Đồng đội hiểu nhau”,” Ứng xử” điểm tối đa cho mỗi vòng thi là 10 điểm, nhóm nào điểm thấp thì hỏi thêm câu hỏi phụ ïnhư: a.Mình có một khuyết tật không tốt mà bạn biết được & hay đem ra nói trước lớp, vậy ta phải làm như thế nào? b.Hiện nay bạn gái phải ăn nói, cư xử như thế nào mà em cho là phù hợp nhất ? c.Theo em nét đẹp, nét đáng mến của bạn gái ngày nay trong lớp, trường là gì? d. Em có nhận xét gì các bạn gái ở lớp mình & em muốn các bạn gái ở lớp mình nên khắc phục nhược điểm yếu gì? đ. Em có muốn yêu cầu một bạn nữ hát không? Em hãy chỉ định . * “Ai nhanh hơn”:Mỗi đội liệt kê tên những nhân vật nữ nổi tiếng trong lịch sử VN trong vòng 30 giây, * “ Đồng đội hiểu nhau”: Mỗi đội cử 2 người 1 nam, 1 nữ bốc thăm theo 8 nội dung” Thuỳ mị, chịu đựng, đảm đang, khéo tay, vị tha, chung thuỷ, hy sinh, dịu dàng” Bạn nam chỉ được dùng ngôn ngữ, cử chỉ để diễn đạt, không được sử dụng từ có chứa trong đáp án, tiếng nước ngoài, tiếng lái, từ phản nghĩa, không được chẻ từ. * “ Ứng xử”: Mỗi nhóm cử 1 đại diện lên bốc thăm & trả lới câu hỏi của BTC: a. Giới tính & giới có những khác biệt gì? b. Nam giới & nữ giới có gì khác nhau về ăn mặc, cách ứng xử? c. Tại sao người ta gọi nữ giới là phái đẹp? d. Làm thế nào để giữ được nét đẹp của nữ giới trong ăn mặc, đi đứng, nói năng, trong quan hệ với thầy cô giáo, cha mẹ, bạn bè? e. Thời nay nữ sinh có cần rèn luyện tính tự tin, mạnh mẽ, quyết đoán không ? tại sao? f. Thời đại ngày nay “công, dung, ngôn, hạnh” còn phù hợp không? III. HOẠT ĐỘNG 3: GVCN chia làm 4 nhóm & mỗi nhóm có bảng ghi chữ:A-B-C-D.để thitrả lời trắc nghiệm.Cho một HS chia bảng làm 4 để đứng ghi kết quả của các nhóm,mỗi nhóm cử một HS & cầm bảng A,B,C,D lên trên bàn đầu ngồi. Người dẫn chương trình sẽ đọc câu hỏi & cho thời gian một phút để trả lời.Đại diện trả lời bằng cách chọn câu nào thì đưa bảng câu đó lên.( mỗi câu đúng được 1 điểm).Khi đại diện các tổ chọn câu trả lời, người dẫn chương trình hay GVCN sẽ yêu cầu đại diện giải thích lý do chọn câu trả lời đó & theo người đại diện hoặc nhóm có ý kiến nào khác hay hơn. Đại diện mỗi nhóm lên bốc thăm để chuẩn bị đoán ô chữ Nhóm nào thấp điểm nhất phải hát một bài đãđược chuẩn bị. “Trèo lên cây bưởi hái hoa Bước xuống vườn cà hái nụ tầm xuân. Nụ tầm xuân nở ra xanh biếc. Em đã có chồng anh tiếc lắm thay.” “Rủ nhau xuống bể mò cua. Đem về nấu qủa mơ chua trên rừng. Em ơi chua ngọt đã từng. Non xanh nước bạc ta đừng quên nhau.” “Nhớ ai, em những khóc thầm Hai hàng nước mắt đầm đầm như mưa. Nhớ ai ngơ ngẩn, ngẩn ngơ. Nhớ ai, ai nhớ, bây giờ nhớ ai? Nhớ ai bổi hổi bồi hồi Như đứng đống lửa như ngồi đống than.” Các nhóm cử đại diện lên bốc thăm & trả lời. Nếu đại diện nhóm trả lời chưa đúng thì đại diện trong tổ có thể trả lời thay, nhưng đại diện này phải được thay thế cho người lên đầu tiên HS có 2 hình thức thi: + hình thức 1: xử lý tình huống theo đáp án A, B, C, D + hình thức 2: xem tiểu phẩm giải đáp tình huống. GVCN tổng kết điểm của các tổ qua 3 hoạt động, khen thưởng , biểu dương các nhóm & cá nhân tích cực. CÂU TRẮC NGHIỆM TÌNH HUỐNG ( HOẠT ĐỘNG 3) Câu 1: Tình cờ bạn biết được bí mật của mình bị cô bạn gái thân tiết lộ cho người khác. Bạn xử lí như thế nào? a. Gặp bạn đó, mắng bạn & không chơi với nữa. b. Gặp bạn, hỏi lí do, giải thích nhẹ nhàng, khuyên bạn lần sau không nên thế. c. Gặp bạn, hỏi lí do, nói xấu bạn cho người khác. Báo với GVCN yêu cầu kiểm điểm trước lớp & bạn phải xin lỗi. Ý kiến khác Câu 2: Một tốp bạn gái đang đứng nói chuyện ở sân trường thì mấy bạn trai đi qua giả vờ đùa nhau để xô vào các bạn gái đó. Nếu em là một trong số các bạn gái đó em sẽ làm gì với các bạn trai? Nhìn kỹ một vài bạn học ở lớp nào , báo cho giám thị xử lí. Nếu các bạn nam muốn làm quen kiểu đó thì khuyên các bạn không nên vì có nhiều cách hay hơn. Nếu các bạn cố tình thì nghiêm mặt & giải thích cho các bạn hiểu không nên làm như vậy vì dễ gây tai nạn. Bỏ đi chỗ khác. Ý kiến khác. Câu 3: Em mang theo một bó hoa đến tặng thầy giáo đang dạy mình nhân ngày 20/11. Nhưng đến nơi, em lại gặp thầy giáo cũ đang ngồi chơi ở đó.Em xử lí tình huống này như thế nào? a. Chào cả hai thầy rồi ra về, không tặng hoa nữa. b. Chào hai thầy và xin lỗi thầy vì không biết là có thầy cũ tới chơi nên không chuẩn bị hoa. Chào hai thầy và không nói gì. Tặng hoa cho thầy đang dạy mình. Ý kiến khác. Câu 4: Đi ở dưới sân trường tình cờ bạn nghe thấy hai bạn đi trước đang nói xấu một người mà bạn cũng quen. Bạn xử lí như thế nào? a. Đi lên cùng với hai bạn đó , xin lỗi & hỏi lí do, nguyên nhân đúng như sự việc hai bạn nói không , giải thích cho hai bạn hiểu tác hại của việc nói xấu sau lưng, khuyên bạn nên góp ý thẳng thắn với người có khuyết điểm. b. Đi lên cùng với hai bạn đó , xin lỗi & hỏi lí do , về nói lại cho bạn mình hay. c. Nghe xong thì bỏ qua coi như không nghe thấy. Đi lên cùng với hai bạn đó , xin lỗi & hỏi lí do, nguyên nhân, giải thích cho hai bạn , tự mình tìm hiểu đóng góp ý kiến cho bạn nếu bạn mình sai. Ý kiến khác. Câu 5: Bạn là con trai( hay con gái), có một bạn trai( bạn gái) khác đến nói với bạn là “ Bạn X lớp mình thích cậu lắm.Bạn sẽ nói gì với người bạn mình? Không quan tâm đến lời nói đó coi như là chuyện nhảm nhí. Giải thích cho bạn hiểu đó chỉ là tình cảm nhất thời của HS, không nên chú ý nhiều sẽ ảnh hưởng đến học tập, chỉ là tình bạn trong học tập. Nghe và tuyên bố cho cả lớp biết. Cười và không nói gì. Ý kiến khác. Câu 6: Bạn của bạn vi phạm nội quy nhà trường , Thầy Cô chủ nhiệm có dùng từ hơi quá với sự việc đó, Theo bạn phải xử lí như thế nào? Có thể Thầy Cô chưa hiểu rõ sự việc, hiểu nhầm , bạn vẫn lắng nghe vàsau đó trình bày rõ sự việc cho thầy cô giáo biết. Phản ứng ngay khi thầy cô đang nói. Vùng vằng , tức giận vô lễ với thầy cô giáo. Không phản ứng gì hết. Ý kiến khác. Câu 7: Bạn ngồi cạnh em bị ốm trong khi học, & đã tự động ra về khi chưa xin phép BGH, giám thị.Theo em ở tình huống này phải xử lí như thế nào? Báo ban cán sự lớp , giám thị. Báo ban cán sự lớp , giám thị, nhắc bạn phải xin phép trước mới được về. Không có kiến gì? Ý kiến khác. CHỦ ĐỀ HOẠT ĐỘNG THÁNG 11 “ THANH NIÊN với TRUYỀN THỐNG HIẾU HỌC & TÔN SƯ TRỌNG ĐẠO “ I.MỤC TIÊU HOẠT ĐỘNG : 1.Kiến thức : _ Nhận thức nội dung & giá trị truyền thống tôn sư trọng đạo. _Xác định rõ trách nhiệm của thanh niên trong việc giữ gìn & phát huy truyền thống đó . _ Có những hành vi ứng xử đúng mực với Thầy Cô giáo 2. Kỹ năng : _ Rèn luyện các kĩ năng ứng xử phù hợp, đúng mực với Thầy Cô giáo trong mọi tình huống. _ Có những hành vi thể hiện lo

File đính kèm:

  • docGAHDNGLL.doc