Giáo án hoạt động ngoài giờ lên lớp lớp 10

A.MỤC TIÊU GIÁO DỤC:

1. Giúp học sinh hiểu rõ vai trò của công nghiệp hoá, hiện đại hoá trong quá trình xây dựng và phát triển đất nước. Học sinh xác định được quyền và trách nhiệm của thanh niên trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.

2. Học sinh nhận thức rõ giá trị của tình bạn, tình yêu và hạnh phúc gia đình. Hiểu rõ trách nhiệm của bản thân trong quan hệ tình bạn, tình yêu và hạnh phúc gia đình.

3. Học sinh có ý thức rèn luyện các kĩ năng ứng xử cho phù hợp trong cuộc sống, chủ động tự giác trong học tập, rèn luyện, phấn đấu tu dưỡng, để trở thành những công dân có ích trong tương lai, phục vụ tốt sự nghiệp chung của đất nước.

B.NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG:

1.Giáo viên chủ nhiệm định hướng hoạt động cho học sinh :

+ Học sinh tự học, nắm kiến thức cơ bản được cung cấp qua hệ thống câu hỏi.

+ Học sinh tự đọc tài liệu, sách báo, tại thư viện nhà trường.

+ Học sinh sưu tầm tài liệu, tranh ảnh theo chủ đề học tập .

2.Giáo viên chủ nhiệm cung cấp kiến thức cho học sinh qua hệ thống câu hỏi:

 

doc21 trang | Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 707 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án hoạt động ngoài giờ lên lớp lớp 10, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tích hợp chủ đề tháng 9 và 10 Thanh niên học tập, rèn luyện vì sự nghiệp công nghiệp hoá, Hiện đại hoá đất nước. Thanh niên với tình bạn, tình yêu và gia đình A.Mục tiêu giáo dục: 1. Giúp học sinh hiểu rõ vai trò của công nghiệp hoá, hiện đại hoá trong quá trình xây dựng và phát triển đất nước. Học sinh xác định được quyền và trách nhiệm của thanh niên trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. 2. Học sinh nhận thức rõ giá trị của tình bạn, tình yêu và hạnh phúc gia đình. Hiểu rõ trách nhiệm của bản thân trong quan hệ tình bạn, tình yêu và hạnh phúc gia đình. 3. Học sinh có ý thức rèn luyện các kĩ năng ứng xử cho phù hợp trong cuộc sống, chủ động tự giác trong học tập, rèn luyện, phấn đấu tu dưỡng, để trở thành những công dân có ích trong tương lai, phục vụ tốt sự nghiệp chung của đất nước. B.Nội dung hoạt động: 1.Giáo viên chủ nhiệm định hướng hoạt động cho học sinh : + Học sinh tự học, nắm kiến thức cơ bản được cung cấp qua hệ thống câu hỏi. + Học sinh tự đọc tài liệu, sách báo, tại thư viện nhà trường. + Học sinh sưu tầm tài liệu, tranh ảnh theo chủ đề học tập . 2.Giáo viên chủ nhiệm cung cấp kiến thức cho học sinh qua hệ thống câu hỏi: Câu hỏi theo chủ đề Œ Bạn cho biết thế nào là “ công nghiệp hoá” ?  Giải thích khái niệm “ hiện đại hoá”. Ž Vì sao Việt Nam phải tiến hành hiện đại hoá nền công nghiệp ?  Sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đem lại lợi ích gì cho đất nước ?  Chúng ta cần có những điều kiện nào để tiến hành sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước ? ‘ Là học sinh đang đi học, em có quyền và có thể tham gia vào sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá của đất nước như thế nào? ’ Bạn cho biết chủ đề và những nét chính của năm học này ? Kiến thức cần đạt + Công nghiệp hoá : Là quá trình đưa nền sản xuất nhỏ, thủ công, lạc hậu, trở thành nền sản xuất công nghiệp, với máy móc thiết bị, phương tiện hiện đại, dựa trên sự phát triển của công nghiệp và tiến bộ khoa học- công nghệ nhằm tạo ra năng suất lao động xã hội cao. + Hiện đại hoá : Là nền công nghiệp được áp dụng các thành tựu khoa học, công nghệ hiên đại nhất ở các khâu, các lĩnh vực sản xuất; Từng bước tự động hoá, tin học hoá... Để hàm lượng trí tuệ ngày càng chiếm tỷ trọng lớn trong các sản phẩm được sản xuất ra. + Nước ta phát triển nền công nghiệp trên cơ sở là một nước nông nghiệp lạc hậu, vì thế muốn phát triển nhanh, theo kịp các nước trong khu vực và thế giới chúng ta phải hiện đại hoá ngành công nghiệp. Với nền kinh tế : Làm cho tốc độ phát triển kinh tế của đất nước tăng trưởng nhanh hơn, của cải làm ra nhiều hơn, chất lượng tôt hơn, giá thành rẻ hơn. Với đời sống chung của nhân dân : Chất lượng sống được nâng cao, xã hội có nhiều của cải đầu tư vào các công trình phúc lợi như : bệnh viện, trường học, đường giao thông, công trình văn hoá... Với học sinh : Chúng ta có điều kiện để học tập tốt hơn, có đầy đủ các phương tiện học tập, để phát triển cả về thể chất, trí tuệ và tinh thần. + Nền khoa học-công nghệ. + Vị trí địa lý, tài nguyên thiên nhiên. + Tiền vốn để phát triển. + Cơ sở hạ tầng. + Nguồn nhân lực : có trình độ, sức khoẻ, đáp ứng nhu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Hs thảo luận. Gv: định hướng thêm : Con đường tốt nhất để tạo nguồn nhân lực là đầu tư, phát triển giáo dục. Chủ đề năm học -Cuộc vận động “ Hai không ” với  nội dung . -Cuộc vận động “ Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh ” . -Tin học hóa học đường . Nét chính trong năm học Năm học tiếp tục triển khai phân ban . Khuyến khích học sinh học tập bằng phương pháp học tập tích cực. “Theo cách hiểu của bạn, thế nào là phương pháp học tập tích cực ? ” Quyền của học sinh trong vấn đề tình bạn, tình yêu và hạnh phúc gia đình? • Em hiểu thế nào là tình yêu và hạnh phúc gia đình? 12.Tình bạn đẹp giúp cho em những gì trong học tập ? trong cuộc sống? Nếu không có bạn bè cuộc sống sẽ ra sao? 13.Theo em ? là học sinh có nên có bạn khác giới không? 14.Có bạn khác giới rủ em đi chơi, em có đi không ? tại sao ? nếu không đi em sẽ từ chối như thế nào ? Phương pháp học tập tích cực : Là phương pháp học tập đòi hỏi học sinh chủ động lĩnh hội kiến thức, làm chủ hoạt động học tập của mình bằng cách tự ghi bài, tự đọc sách giáo khoa. Chỗ nào chưa hiểu thì phát biểu, trao đổi cùng bạn bè; Nếu không giải quyết được thì mới nhờ thầy, cô hướng dẫn.Thầy cô chỉ đóng vai trò hướng dẫn, tổ chức hoạt động học tập cho học sinh. Tác dụng : Học sinh chủ động trong học tập, tự học, nên kiến thức được khắc sâu hơn, nắm vững bài hơn, vận dụng được những kiến thức đã học vào học tập và thực tế cuộc sống. Học sinh có quyền được tư do kết giao bạn bè, được bảo vệ chống lại sự can thiệp tùy tiện vào công việc riêng tư. Được bảo vệ danh dự, chống lại mọi hình thức bóc lột, lạm dụng tình dục. (Nhắc Hs chuẩn bị tốt ý thảo luận này) Tình yêu là cơ sở để xây dựng gia đình hạnh phúc. Gia đình hạnh phúc là chỗ dựa vững chắc, là môi trường sống thuận lợi nhất cho mỗi con người. (Học sinh tự chuẩn bị đề cương trao đổi, thảo luận, bày tỏ chính kiến riêng của mình) Hs tự chuẩn bị nội dung Hs tự chuẩn bị nội dung C.Công tác chuẩn bị: +Giáo viên: -Cung cấp tài liệu, kiến thức cho học sinh. -Định hướng học tập cho học sinh. -Hướng dẫn học sinh thể lệ các cuộc thi theo chủ đề học tập. +Học sinh: -Nhận câu hỏi, tổ chức thảo luận xây dựng đáp án trả lời. -Chuẩn bị tiết mục văn nghệ theo chủ đề học tập. -Phân công: chủ toạ, dẫn chương trình, thư ký. Kê bàn ghế . -Tặng phẩm nhỏ (trị giá 5.000đ). D.Tổ chức hoạt động: Œ Đối tượng tham gia học tập +Học sinh lớp +Giáo viên chủ nhiệm lớp .  Đại biểu Ž Địa điểm, thời gian: -( tuần thứ 2 trong tháng 9 ) -Lớp học .  Hoạt động: +Chủ toạ, dẫn chương trình . +Nghi lễ. Hát tập thể +Trả lời câu hỏi : theo hình thức hái hoa dân chủ (người trả lời đúng có quyền mời bạn khác, tập thể động viên bằng hình thức vỗ tay). Thi hùng biện 1 - chủ đề hạnh phúc gia đình 2. - chủ đề công nghiệp hoá, hiện đại hoá 3. - chủ đề tình bạn 4. - chủ đề gia đình 5 - chủ đề công nghiệp hoá 6. - chủ đề tình bạn 7. - chủ đề công nghiệp hoá 8. - chủ đề gia đình 9. - chủ đề công nghiệp hoá, hiện đại hoá Văn nghệ (xen kẽ ) Thi bạn gái với tà áo dài VIệT NAM, Thi trang phục thanh niên hiện đại 1.Trang phục bạn gái khi đi học. 2.Trang phục bạn nam khi đi học 3.Trang phục bạn gái khi đi du lịch 4.Trang phục bạn gái khi dạo phố 5.Trang phục mùa đông 6.Trang phục bạn gái khi đi dự lễ hội  Kết thúc hoạt động +Lớp trưởng nhận xét chung. +Giáo viên chủ nhiệm : động viên học sinh, xếp loại thi đua các tổ. +Nêu chủ đề tháng 11: “Thanh niên với truyền thống hiếu học và tôn sư trọng đạo”. Cắm hoa theo chủ đề: Mừng ngày 20/11 Chủ đề tháng 11 Thanh niên với truyền thống hiếu học và tôn sư trọng đạo A. Mục tiêu giáo dục Giáo viên chủ nhiệm giúp học sinh hiểu được : Nội dung và giá trị của truyền thống hiếu học, tôn sư trọng đạo của dân tộc ta. Định hướng cho học sinh : biết cách cư xử đúng mực với thầy cô giáo trong mọi tình huống. Kính trọng và yêu quý nghề dạy học, xác định được trách nhiệm của mình trong việc giữ gìn và phát huy truyền thống đạo lý tốt đẹp đó của dân tộc bằng cách tự giác học tập, tu dưỡng, rèn luyện để thể hiện lòng biết ơn đối với các thầy cô giáo. B.Nội dung hoạt động Œ Giáo viên chủ nhiệm định hướng hoạt động cho học sinh : +Học sinh đọc tài liệu, sưu tầm tranh ảnh, sách báo theo chủ đề 20/11. +Học sinh tự xây dựng đề cương học tập theo chủ đề 20/11. +Học sinh thể hiện lòng biết ơn thầy cô bằng nỗ lực học tập, rèn luyện cụ thể.  Giáo viên chủ nhiệm cung cấp kiến thức cho học sinh. Câu hỏi chuẩn bị Kiến thức cần đạt 1. Bạn cho biết: năm học này trường THPT Mỹ Quí có bao nhiêu lớp học ? bao nhiêu học sinh ? 2. Bạn cho biết: khối lớp bạn đang học tập có bao nhiêu học sinh ? 3. Bạn có biết trường ta hiện nay có bao nhiêu thầy, cô giáo? 4. Bạn hãy cho biết một vài nét về cô giáo chủ nhiệm lớp ? 5. Bạn hãy nhẩm nhanh, bạn sẽ dành bao nhiêu thời gian để học xong cấp THPT ? 7. Ai được tôn vinh là người thầy chung của hai dân tộc có truyền thống Nho giáo là Việt Nam và Trung Quốc? người thầy đó hiện đang được thờ phụng ở Văn Miếu Quồc Tử Giám- Hà Nội ? 8. Em hãy cho biết vài nét về Văn Miếu Quốc Tử Giám? 9. Người thầy nào của dân tộc Việt Nam đang được thờ phụng ở Văn Miếu Quốc Tử Giám ? 10.Trong lịch sử Việt nam, có một người thầy tuy mù loà nhưng vẫn mở trường dạy học, học trò theo học ông rất đông. Người thầy đáng kính đó là ai ? 11.Trước khi ra đi tìm đường cứu nước năm 1911, bác Hồ kính yêu đã từng dạy học ở trường nào? 12. Câu “vì lợi ích mười năm thì phải trồng cây, vì lợi ích trăm năm thì phải trồng người”, được Bác Hồ nói ở đâu ? 13. Em hãy nêu xuất xứ của lời dạy : “Dù khó khăn đến đâu cũng phải tiếp tục thi đua dạy tốt học tốt” 14. Bức thư cuối cùng Bác gửi cho ngành giáo dục vào ngày tháng năm nào ? 15. Em hiểu gì về lịch sử ngày nhà giáo Việt Nam 20/11 ? 16.Kể tên những nhà giáo Việt Nam nổi tiếng từ xưa đến nay mà em biết 17.Cảm nghĩ của bạn về công lao của thầy cô giáo? 18.Sưu tầm những câu châm ngôn, cách ngôn, tục ngữ, ca dao, nói về việc học tập và công lao của thầy cô giáo. 19.Kể lại một kỷ niệm đẹp về tình thầy trò. 20.Bạn có biết nội dung thông điệp về giáo dục của liên hợp quốc? + Tổng số : ...... lớp. ................ học sinh. ( Trích báo cáo của Ban giám hiệu tại hội nghị công nhân viên chức ) + thầy cô giáo, trong đó : .. thầy cô là Đảng viên; thầy cô có trình độ thạc sĩ; Học sinh tự tìm hiểu. Một ngày học bình quân 05 tiết. (45phút/tiết) + Một tuần học 6 ngày, cả năm học có 37 tuần. Cấp THPT cần 1060 giờ học tập. Một đời người nếu thọ 100 tuổi sẽ có : 876.000 giờ trong cuộc đời. Chỉ dành có 1060 giờ học THPT thì quả là quá ít do đó phải “ Học, học nữa, học mãi “ ! Khổng Tử (551- 479)Tr.CN. Tên Là: Khâu. Tự là : Trọng Ni. Người nước Lỗ, thời Xuân Thu Chiến Quốc. Trung Quốc ngày nay. Ông là người có công sáng lập học thuyết nho giáo; Mở trường dạy học, tuyên truyền, giáo hoá cho học thuyết của mình. học trò ông có lúc lên tới 3000 người. Người đời sau tôn vinh ông là “vạn thế sư biểu” (người thầy của muôn đời ). Năm 1070 Văn Miếu được xây dựng để thờ Khổng Tử ( thời vua Lý Thánh Tông ). Văn Miếu: miếu thờ “ Chí Thánh Văn Tuyên Vương - tức Khổng Tử . +1075 Khoa thi đầu tiên ở Việt Nam . +1076 mở Quốc Tử Giám (Trường đại học đầu tiên của quốc gia Đại Việt). Chu Văn An (1292- 1370). +Tên chữ (Tự): Linh Triệt. +Tên hiệu : Tiều ẩn. + Người làng Văn Thôn, Xã Quang Liệt,huyện Thanh Liêm (nay là Thanh Trì) Hà Nội. + Ông đỗ Thái Học Sinh, nhưng không ra làm quan, mà về quê mở trường dạy học, học trò ông, nhiều người thành đạt, làm quan to trong triều như: Phạm Sư Mạnh, Lê Quát... + Đời vua Trần Minh Tông, ông được mời vào làm Tư Nghiệp Quốc Tử Giám (chức quan dạy học ). + Đời vua Trần Dụ Tông, chính sự thối nát, ông dâng “ Thất trảm sớ” xin chém bảy tên quan nịnh thần, vua không nghe, ông bèn treo mũ từ quan, về ở ẩn tại Chí Linh, Hải Dương. Sau ông mất tại đó. +Khi ông mất, vua Trần đã dành cho ông một vinh dự bậc nhất đối với một người thầy, một tri thức là được thờ phụng ở Văn Miếu. Nguyễn Đình Chiểu(1822-1688). Nhà thơ lớn, người thầy đáng kính của dân tộc ta. Năm 1910, Bác dạy học ở trường Dục Thanh của hội Liên Thành ở Phan Thiết . “Thầy Thành dạy chữ Pháp, chữ quốc ngữ cho lớp ba và lớp tư. Dạy được bảy tám tháng, bỗng một sáng thứ hai khoảng tháng mười năm 1911 có tin thầy đã bỏ đi và không cho ai biết. Học trò rất xôn xao, ai cũng cảm thấy người thầy này dạy học không chỉ vì kiếm sống mà còn vì một lẽ gì khác...” (Bác sỹ Nguyễn Kính Chi- một học trò của thầy Nguyễn Tất Thành kể lại, Bác Hồ-Hồi kí nhiều tác giả, NXB văn học 1960,Tr.30). + Bác nói câu này ngày 13/ 9/ 1958 tại hội nghị cán bộ giáo dục toàn quốc trong bối cảnh: miền bắc tiến lên xây dựng chủ nghĩa xã hội và đấu tranh thực hiện thống nhất nước nhà . Lời dạy của Bác Hồ được trích trong lá thư ngày 16/10/1968, Bác gửi cho cán bộ, cô giáo, thầy giáo, công nhân, nhân viên, học sinh mẫu giáo, phổ thông, bổ túc văn hoá, trung học chuyên nghiệp, đại học. Chiều 19/5/1969, khi các thầy thuốc kiểm tra sức khoẻ cho Bác xong, người liền viết thư khen các cháu học sinh ở hợp tác xã măng non Phú Mẫn, Yên Phong, Hà Bắc. Bức thư có đoạn viết “ Bác rất vui lòng biết các cháu vừa học tập tốt vừa tham gia sản xuất tốt. Các cháu là những người chủ tương lai của nước nhà ”. (Hồ Chí Minh toàn tập, NXB chính trị quốc gia, tập XII, Tr 457, Hà Nội, 2000). Tháng 8/1957, tại Vac-sa-va (Ba Lan) hội nghị quốc tế các nhà giáo đã thông qua bản hiến chương các nhà giáo và quyết định lấy ngày 20/11 hàng năm làm ngày quốc tế hiến chương các nhà giáo. + Ngày20/11/1958, lần đầu tiên ngày quốc tế hiến chương các nhà giáo được tổ chức ở miền bắc nước ta . + Ngày28/9/1982, hội đồng bộ trưởng (nay là chính phủ) ra quyết định lấy ngày 20/11 hàng năm làm ngày nhà giáo Việt Nam. Quyết định này thể hiện sự quan tâm của Đảng, nhà nước ta với vị trí, vai trò của nhà giáo trong sự nghiệp giáo dục. Học sinh tự chuẩn bị. + Tổ chức UNESCO ( giáo dục-khoa học-văn hoá liên hợp quốc) ra thông điệp : -Học tập là của cải nội sinh của mỗi con người, mỗi quốc gia. -Học để nhận thức. -Học để hành động. -Học để khẳng định bản thân . -Học để biết cách chung sống với mọi người. C.Tổ chức hoạt động Œ Thành phần tham gia hoạt động +Học sinh lớp . +Giáo viên chủ nhiệm lớp và Giáo viên các bộ môn đến giao lưu ( nếu có thể )  Địa điểm, thời gian -( tuần thứ 2 trong tháng 11 ) -Lớp học . Ž Hoạt động +Nghi lễ, giới thiệu đại biểu, hát tập thể. +Dẫn chương trình +Trả lời câu hỏi : -Người trả lời đúng, có quyền chỉ định bạn khác. +Thi hùng biện về chủ đề 20/11 +Thi trình bày tranh ảnh sưu tầm theo chủ đề 20/11 +Văn nghệ xen kẽ , hát tặng các thầy cô giáo D.Kết thúc hoạt động +Lớp trưởng : nhận xét chung. +Giáo viên chủ nhiệm : phát biểu động viên học sinh, xếp loại thi đua các tổ. + Nêu chủ đề tháng 12 “thanh niên với sự nghiệp xây dựng bảo vệ tổ quốc” Chủ đề tháng 12 Thanh niên với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc A.Mục tiêu bài học : Giáo viên định hướng cho học sinh: Hiểu ý nghĩa của ngày quốc phòng toàn dân 22-12 vì nó gắn liền với ngày thành lập QĐND Việt Nam. Học sinh có hoạt động tích cực học tập, rèn luyện, để xứng đáng với truyền thống anh hùng của các thế hệ cha anh. Tin tưởng ở đường lối xây dựng và bảo vệ tổ quốc của Đảng và nhà nước. Sẵn sàng tham gia các hoạt động xây dựng và bảo vệ tổ quốc do nhà trường và địa phương tổ chức. B.Nội dung hoạt động: 1.Giáo viên chủ nhiệm định hướng hoạt động cho học sinh: -Học sinh tự đọc sách báo tại thư viện trường theo chủ đề 22/12 -Sưu tầm tranh, ảnh,tài liệu về truyền thống của QĐND Việt Nam. -xây dựng đề cương học tập qua hệ thống câu hỏi, giáo viên cho học sinh thảo luận qua những giờ sinh hoạt 15 phút. _Giáo viên chủ nhiệm cung cấp kiến thức cho học sinh, qua hệ thống câu hỏi: 2.ý nghĩa ngày toàn quốc kháng chiến: + Ngày 19 tháng 12 năm 1946, hưởng ứng lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến của Bác Hồ,tất cả mọi tầng lớp nhân dân Việt Nam đã đứng lên kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược.Cuộc kháng chiến kéo dài 9 năm và kết thúc bằng thắng lợi huy hoàng Điện Biên Phủ của dân tộc ta.Thắng lợi đó thể hiện sức mạnh đoàn kết của nhân dân ta dưới sự lãnh đạo của Đảng, của Bác Hồ. 3.ý nghĩa ngày quốc phòng toàn dân: + Ngày 22 tháng 12 năm 1944 là ngày thành lập đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân, nay là QĐND Việt Nam. + Quân đội là lực lượng nòng cốt trong các cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ của dân tộc ta. Sức mạnh chiến thắng các đế quốc xâm lược là sức mạnh của toàn thể dân tộc ta, trong đó có tầng lớp thanh niên.Vì thế Đảng và nhà nước ta đã lấy ngày 22 tháng 12 là ngày quốc phòng toàn dân. 4. Quyền và trách nhiệm của học sinh: -Tôn trọng, chấp hành pháp luật thực hiện các chủ trương, chính sách của Đảng, nhà nước. Nội quy, quy định của trường THPT : Tự học tập rèn luyện, để bước vào cuộc sống. Rèn luyện kỹ năng sống, để đáp ứng yêu cầu cuộc sống và tự bảo vệ mình -Thực hiện tốt nghĩa vụ công dân: tích cực tham gia các hoạt động góp phần xây dựng và bảo vệ tổ quốc trong phạm vi và trách nhiệm, bổn phận của thanh niên học sinh dưới mái trường xã hội chủ nghiã. C.Tổ chức hoạt động. 1.Thành phần: -Học sinh lớp -Giáo viên chủ nhiệm lớp 2.Đại biểu: 3.Địa điểm, thời gian: 4.Chuẩn bị: Tặng phẩm nhỏ 5.Hoạt động: + Tổ chức cho học sinh lao động : Thời gian lao động:20 phút. + Học sinh nghe kể chuyện chiến đấu (20phút). + Học sinh vui văn nghệ (10 phút). E.Kết thúc hoạt động: -Hướng dẫn học sinh ra về an toàn. -Hướng dẫn học sinh viết thu hoạch: Liên hệ đến những câu chuyện thực tế và trong sách báo mà em sưu tầm đuợc. + GV:chấm bài thu hoạch của học sinh. + Dặn dò: học sinh chuẩn bị chủ đề tháng 01 “Thanh niên với việc giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc.” Chủ đề tháng 01 Thanh niên với việc giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc A.Mục tiêu giáo dục Giáo viên định hướng cho học sinh hiểu được một số đặc điểm cơ bản của nền văn hoá dân tộc,văn hoá dân tộc là một bộ phận của nền văn minh nhân loại Quyền và trách nhiệm của học sinh trong việc giữ gìn và phát huy bản sắc văn hoá của dân tộc. Trân trọng yêu mến nền văn hoá, lịch sử dân tộc mình.Có thái độ tôn trọng tât cả các dân tộc và các nền văn hoá khác. Học sinh biết tự hào và trân trọng nền văn hoá của địa phương, quê hương . Không đồng tình với những hành vi, biểu hiện đi ngược lại truyền thống văn hoá của quê hương, của dân tộc . B.Nội dung hoạt động 1. giáo viên chủ nhiệm định hướng hoạt động cho học sinh: -Học sinh sưu tầm sách báo, tranh ảnh tài liệu theo chủ đề văn hoá. -Học sinh đọc tài liệu tại thư viện trường . -Học sinh chuẩn bị đề cương giới thiệu về các di tích lịch sử văn hoá của quê hương, của đất nước . -Học sinh chuẩn bị tìm hiểu: một số nét biểu hiện cụ thể về truyền thống văn hoá địa phương như : nền nếp gia phong của gia đình, phong tục tập quán của quê hương khi đón tết ( các món ăn, các trò chơi , lễ hội, cách chúc tết ). 2. Giáo viên chủ nhiệm cung cấp kiến thức cho học sinh Câu hỏi chuẩn bị 1. Em hiểu thế nào là di sản văn hoá? 2.Biểu hiện cụ thể của di sản văn hoá ? 3.Thế nào là di sản văn hoá vật thể ? 4.Thế nào là di sản văn hoá phphi vật thể ? 5.Thế nào là di tích lịch sử văn hoá ? 6. Em hiểu như thế nào là di vật ? 7. Em hiểu như thế nào là cổ vật ? 8.Theo em, những vật như thế nào được coi là bảo vật quốc gia ? 9. Những cảnh quan nào được coi là danh lam thắng cảnh ? 10. Em hãy nêu các giá trị của di sản văn hoá ? 11.Em hãy cho biết thế nào là bản sắc văn hoá dân tộc ? 12.Theo em bản sắc văn hoá dân tộc được hình thành như thế nào? 13.Em hãy giải thích khái niệm phong tục tập quán ? 14.Trẻ em được quyền thừa hưởng di sản văn hoá như thế nào ? 15. Thế nào là nét đẹp văn hoá tuổi thanh niên ? 16.Hãy cho biết quê bạn ở vùng nào? quê bạn có truyền thống văn hoá nào đặc sắc? 17.Hãy kể tên những di sản văn hoá mà bạn biết ? 18.Kể tên những làn điệu dân ca xứ Nghệ mà bạn biết , bạn có thể hát minh hoạ cho cả lớp cùng nghe một bài được không ? 19. ở quê em có di sản văn hoá nào mà cả dân tộc ta đều thành kính ngưỡng vọng ? 20.Kể tên những nghề truyền thống ở quê em ? 21 Kể tên những món ăn ngon ở quê em ? 22.Tính cách chung của người quê em ? 23. Vì sao người quê emlại giàu tinh thần đấu tranh cách mạng 24. Là người con của quê em, em hãy viết một đoạn văn ngắn giới thiệu tóm lược tiềm năng văn hoá, du lịch của quê hương mình ? Kiến thức cần đạt -Di sản: tài sản do quá khứ để lại. -Điều1: luật di sản văn hoá Việt Nam quy định di sản văn hoá là sản phẩmtinh thần, vật chất có giá trị lịch sử, văn hoá, khoa học, được lưu truyền từ thế hệ này qua thế hệ khác ở nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam . Di sản văn hoá bao gồm : di sản văn hoá phi vật thể , di sản văn hoá vật thể . - Di sản văn hoá vật thể : là sản phẩm có giá trị lịch sử văn hoá, khoa học, bao gổm di tích lịch sử, văn hoá, danh lam thắng cảnh, di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia . -Di sản văn hoá phi vật thể : là sản phẩm tinh thần có giả trị lịch sử, văn hoá, khoa học, được lưu giữ bằng trí nhớ, chữ viết, đượclưu truyền bằng miệng, truyền nghề và các hình thức lưu giữ lưu truyền khác. Bao gồm tiếng nói, chữ viết, tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học, ngữ văn truyền miệng, diễn xướng dân gian, lối sống, nếp sống, lễ hội, bí quyết về nghề thủ công truyền thống, tri thức về y, dược cổ truyền, về văn hoá ẩm thực, về trang phục truyền thống dân tộc và những tri thức dân gian khác . Di tích lịch sử - văn hoá: là công trĩnh xây dựng, địa điểm và các di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia thuộc công trình, địa điểm có giá trị lịch sử, văn hoá, khoa học Di vật :là hiện vật được lưu truyền lại , có giá trị lịch sử ,văn hoá , khoa học . Cổ vật : là hiện vật được lưu truyền lại , có giá trị tiêu biểuvề lịch sử, văn hoá, khoa học, có từ một trăm năm tuổi trở lên . Bảo vật quốc gia : là hiện vật được lưu truyền lại , có giá trị đặc biệt quý hiếm tiêu biểu cho đất nước về lịch sử, văn hoá, khoa học. ( luật Di sản văn hoá, NXB chính trị quốc gia, Hà Nội, 2001) -Danh lam thắng cảnh: là cảnh quan thiên nhiên hoặc địa điểm có sự kết hợp giữa cảnh quan thiên nhiên với công trình kiến trúc có giá trị lịch sử, thẩm mĩ , khoa học . Giá trị về mặt khoa học ,lịch sử, nghệ thuật Phản ánh trình độ của đât nước ,bản sắc văn hoá và chế độ chính trị trong mỗi giai đoạn . Bản sắc văn hoá dân tộc ( hay cũng gọi là bản sắc văn hoá ), là cái biểu hiện tập trung diện mạo dân tộc cái để nhận diện dân tộc . Bản sắc văn hoá: là những giá trị tinh hoa cốt yếu cùng sắc thái đặc thù bền vững của dân tộc tổng hoà gắn kết lại với nhau trong nền văn hoá dân tộc để tạo thành bản sắcvăn hoá của dân tộc Bản sắc văn hoá: là trí tuệ ,là sáng tạo của biết bao thế hệ cha ông ta .nó được chắt lọc từ cuộc sống, từ sự đấu tranh sinh tồn để bảo vệ giống nòi, bảo vệ và gìn giữ nét đẹp bao đời đã trở thành quen thuộc của quê hương . Bản sắc văn hoá : đó là những nét đặc thù trong lễ hội , tập quán, trong hương ước làng xã, trong nếp sống đẹp ở mỗi miền quê , trong những bộ trang phục truyền thống dân tộc . -Phong tục, tập quán : là những tục lệ, thói quen đã thành nếp ăn sâu vào đòi sống xã hội , được mọi người công nhận, tuân theo một cách tự giác . VD : ngày giỗ tổ Hùng Vương, Phong tục ngày tết ở quê em. +Trẻ em được quyền thừa hưởng truyền thống văn hoá và vui chơi giải trí , cũng như tham gia vào các hoạt động giáo dục truyền thống văn hoá của địa phương và đất nước . . Tuổi thanh niên: là độ tuổi từ 16 đến 30 . Nét đep văn hoá của con người được thể hiện ở trình độ văn hoá , thái độ giao tiếp ứng xử, ở sự hài hoà về tâm hồn và thể chất, Nét đẹp văn hoá tuổi thanh niên: nhanh nhạy , tiếp thu có chọn lọc, những tri thức mới . Có lối sống đẹp, luôn đấu tranh cho việc giữ gìn và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc, không bắt chước một cách lai căng . ( Khuyến khích học sinh về tự chuẩn bị ) Định hướng cho học sinh sưu tầm tranh ảnh, sách báo để minh hoạ cụ thể . Động viên học sinh phát biểu, thuyết minh cho mọi người cùng biết về một di sản văn hoá. Khuyến khích học sinh: hát đơn ca, tốp ca , múa... Học sinh tự chuẩn bị tại nhà Định hướng cho học sinh: sưu tầm tranh , ảnh về quê Bác . Khuyến khích học sinh tìm hiểu tại nhà . Khuyến khích học sinh tự tìm hiểu tại nhà. Động viên học sinh viết, những bài tốt sẽ tính điểm, chọn đăng ở tập san của nhà trường . 3.Công tác chuẩn bị . + Học sinh nhận câu hỏi , kế hoạch hoạt động . + Học sinh tổ chức thảo luận, lập đề cương cho nội dung từng câu hỏi, khuyến khích học sinh đặt thêm câu hỏi phụ trên cơ sở 24 câu hỏi giáo viên chủ nhiệm đã cung cấp . + Mỗi tổ có một bản thuyết trình chung (có tranh, ảnh, bảng biểu minh hoạ). + Chuẩn bị cây hoa dân chủ + Chuẩn bị tiết mục văn nghệ ( mỗi tổ 2 tiết mục ). + Dẫn chương trình + Chuẩn bị: 10 món quà nhỏ . Tặng những bài trả lời hay nhất, hiện vật sưu tầm công phu nhất ... + Chuẩn bị trang trí lớp học (tổ 3 và tổ 4 ). 4. Tổ chức hoạt động +Cả lớp thi hái hoa dân chủ, trả lời câu hỏi . (10 phút ) +Bốn tổ cử đại diện lên thuyết trình, xen kẽ văn nghệ (20 phút) +Thi hùng biện cá nhân: giới thiệu, thuyết minh về truyền thống văn hoá quê hương mình (10 phút ) C. Kết thúc hoạt động . +Lớp trưởng: nhận xét thi đua giữa các tổ (3 phút) +Giáo viên chủ nhiệm : dặn học sinh chuẩn bị chủ đề tháng 2 “thanh niên với lý tưởng cách mạng” Chủ đề tháng 02 Thanh niên với lí tưởng cách mạng A.Mục tiêu giáo dục Giúp học sinh có nhận thức đúng đắn về lí tưởng cách mạng mà Đảng đã vạch ra: “Dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh” và xác định được trách nhiệm của bản thân là phải góp phần thực hiện lí tưởng cách mạng đó. Học sinh có hoài bão, ước mơ cho tương lai của mình, có kế hoạch và quyết tâm phấn đấu để thực hiện ước mơ đó. Học sinh tích cực chủ động trong rèn luyện và học tập, để phát triển năng lực tự khẳng định, tự hoàn thiện bản thân. B.Nội dung hoạt động 1. giáo viên chủ nhiệm định hướng hoạt động cho học s

File đính kèm:

  • docGiao an HDNGLL 10.doc
Giáo án liên quan