Giáo án hoạt động ngoài giờ lên lớp, lớp 6

I/ Yêu cầu giáo dục :

- Giúp học sinh hiểu được nội qui của nhà trường và nhiệm vụ năm học mới.

- Có ý thức tôn trọng nội qui và nhiệm vụ năm học mới.

- Tích cực rèn luyện , thực hiện tốt nội qui và nhiệm vụ năm học mới.

II/ Chuẩn bị :

1, Nội dung :

- Một bản nội qui của nhà trường.

- Một bản ghi những nhiệm vụ chủ yếu của năm học .

- Một số tiết mục văn nghệ , câu chuyện .

2, Hình thức hoạt động :

- Nghe giới thiệu về nội qui và nhiệm vụ năm học mới.

- Trao đổi , thảo luận trong lớp (chuẩn bị chia lớp theo nhóm)

- Văn nghệ.

 

doc30 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 4211 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án hoạt động ngoài giờ lên lớp, lớp 6, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chủ điểm tháng 9 : Truyền thống nhà trường ========== ***** =========== Tuần 1: Thảo luận nội qui và nhiệm vụ năm học mới. Ngày soạn : / / 2008 Ngày dạy : / / 2008 I/ Yêu cầu giáo dục : - Giúp học sinh hiểu được nội qui của nhà trường và nhiệm vụ năm học mới. - Có ý thức tôn trọng nội qui và nhiệm vụ năm học mới. - Tích cực rèn luyện , thực hiện tốt nội qui và nhiệm vụ năm học mới. II/ Chuẩn bị : 1, Nội dung : - Một bản nội qui của nhà trường. - Một bản ghi những nhiệm vụ chủ yếu của năm học . - Một số tiết mục văn nghệ , câu chuyện .... 2, Hình thức hoạt động : - Nghe giới thiệu về nội qui và nhiệm vụ năm học mới. - Trao đổi , thảo luận trong lớp (chuẩn bị chia lớp theo nhóm) - Văn nghệ. III/ Tiến trình lên lớp . 1, Tổ chức 2, Bài mới . 2.1 Nghe giới thiệu nội qui học sinh 10 điều văn minh trong giao tiếp. - GV nêu 10 điều nội qui học sinh. - Học sinh ghi 10 điều nội qui học sinh vào vở giáo dục công dân. 2.2 , Thảo luận nhóm. - GV chia thành 6 nhóm mỗi nhóm cử 1 nhóm trưởng và một thư kí , phát cho mỗi nhóm một bảng phụ nhỏ và phấn để thư kí ghi lại 1 ý kiến thảo luận của nhóm. Nhóm 1: - Nêu những qui định của người học sinh về giờ giấc , chuyên cần. Nhóm 2 : - Nêu những qui định của học sinh về sách vở, dụng cụ và trang phục. Nhóm 3 : - Nêu những qui định của người học sinh về ý thức học tập trong các giờ lên lớp, ý thức bảo vệ của công. Nhóm 4: - Là học sinh em phải có ý thức như thế nào trước các hoạt động của trường, của lớp, của Đoàn , Đội và ý thức chấp hành nội qui về luật giao thông? Nhóm 5: - Là người học sinh em phải có suy nghĩ gì về các khoản đóng góp do nhà trường đề ra? Nhóm 6: - Trách nhiệm của người học sinh với các tệ nạn xã hội và nếp sống văn hoá mới? GV gọi đại diện từng nhóm lên trình bày ý kiến của nhóm mình toàn lớp cùng nghe và chuẩn bị bổ xung ý kiến. - Thảo luận xong, GV tổng kết lại những ý cơ bản của học sinh và nêu nhiệm vụ năm học mới. - Cho học sinh nhắc lại nhiệm vụ của năm học mới. 2.3, Vui văn nghệ . GV cho học sinh biểu diễn một số tiết mục văn nghệ , những câu chuyện hay ở Tiểu học mà học sinh thích nhất. - Học sinh hát hoặc kể chuyện với hình thức cá nhân hoặc theo nhóm. IV/ Kết thức hoạt động GV tuyên dương cả lớp về tinh thần tham gia thảo luận - Nhắc nhở học sinh nắm vững nội qui và thực hiện tốt nhiệm vụ năm học . - Giáo viên đưa ra mẫu biểu điểm bình nhật , bình tuần cho học sinh thảo luận thống nhất để cả lớp thực hiện . V/ Rút kinh nghiệm . ................................................................................... Tuần 2: Tổ chức đội ngũ cán bộ lớp. Ngày soạn : / /200 Ngày dạy : / / 200 I/Yêu cầu giáo dục : - Giúp học sinh hiểu cơ cấu tổ chức và chức năng nhiệm vụ của dội ngũ cán bộ lớp. - Bước đầu có ý thức xây dựng tập thể lớp có thái độ tôn trọng đội ngũ cán bộ lớp. - Rèn luyện kỹ năng nhận nhiệm vụ và kỹ năng tham gia các hoạt động chung của tập thể. II/ Chuẩn bị : 1, Nội dung. - Bảng sơ đồ cơ cấu tổ chức lớp. - Bảng ghi nhiệm vụ của cán bộ lớp. - Các loại sổ sách ghi chép của cán bộ lớp. 2, Hình thức hoạt động . Có thể chỉ định đội ngũ cán bộ lớp trên cơ sở nghiên cứu hồ sơ của học sinh hoặc qua biểu hiện, các đặc điểm cá nhân mà GVCN quan sát được hàng ngày. - Có thể để học sinh giới thiệu và cho lớp lựa chọn sau đó GVCN quyết định . - Trao nhiệm vụ cho đội ngũ cán bộ trước tập thể lớp. III/ Tiến trình hoạt động . A. Tổ chức : Kiểm tra số lượng . B. Bài mới. 1, Nội dung hoạt động . - Thành lập các tổ , nhóm trong lớp. - Cử ( hoặc bầu ) đội ngũ cán bộ lớp, lớp trưởng, các lớp phó , tổ trưởng , tổ phó , các cán sự chức năng , cán sự bộ môn. - Xác định chức năng , nhiệm vụ của từng môn học . - Về cách thức làm việc của đội ngũ cán bộ lớp. 2, Hình thức hoạt động . - Để học sinh giới thiệu và cho lớp lựa chọn , GVCN quyết định . - Trao nhiệm vụ cho đội ngũ cán bộ trước tập thể. 3, Tiến trình hoạt động . - Giáo viên chủ nhiệm định hướng cho tập thể lớp về : + Mục đích yêu cầu tổ chức tự quản theo một cơ cấu chặt chẽ nhằm thu hút được nhiều học sinh tham gia vào hoạt động tập thể. + Giới thiệu sơ đồ cơ cấu tổ chức lớp và các quan hệ hoạt động trong đó. + Nêu nhiệm vụ của đội ngũ cán bộ lớp. - Để học sinh giới thiệu : GV ghi lên bảng tên những học sinh được lớp đề cử . Sau đó cho tập thể lớp biểu quyết giơ tay xếp số phiếu theo thứ tự từ cao xuống thấp để được một danh sách đội ngũ cán bộ lớp. * Danh sách cán bộ lớp + Lớp trưởng : Em Đỗ Thị Hiền + Lớp phó : Lưu Văn Thành + Lớp phó : Phạm Thị Oanh + Lớp phó : Lâm Tuấn Dũng - Tổ chức giao nhiệm vụ cho đội ngũ cán bộ lớp. + Em Hiền phụ trách chung , em Thành phụ trách lao động và môn Toán, em Oanh phụ trách môn Văn + văn nghệ + Tài chính , em Dũng phụ trách môn Tiếng Anh . - Em Đỗ Thị Hiền đại diện cho đội ngũ cán bộ lớp bày tỏ quyết tâm thực hiện tốt nhiệm vụ mà lớp và cô giáo chủ nhiệm đã giao cho. - Em Nguyễn Thị Nhung đại diện cho học sinh cả lớp chúc mừng dội ngũ cán bộ lớp mới. - Cuối cùng : em Oanh - cán sự văn nghệ cho cả lớp hát bài “ Lớp chúng mình “ 4, Kết thúc hoạt động . - GV nhận xét về tinh thần , thái đội tham gia của học sinh trong việc sáng suốt lựa chọn đội ngũ cán bộ lớp và yêu cầu các thành viên trong lớp tích cực ủng hộ và giúp đỡ các bạn hoàn thành nhiệm vụ . - Động viên đội ngũ cán bộ lớp củng cố làm tốt nhiệm vụ được giao. IV/ Rút kinh nghiệm : Tuần 3 : Nghe giới thiệu về truyền thống nhà trường Ngày soạn : / / 200 Ngày dạy : / / 200 . I/ Yêu cầu giáo dục : - Giúp học sinh nắm được những truyền thống cơ bản của nhà trường và ý nghĩa của truyền thống đó. - Xác định được trách nhiệm của học sinh lớp 6 trong việc phát huy truyền thống. - Xây dựng kế hoạch học tập và hoạt động của các cá nhân và lớp. II/ Chuẩn bị : GV: Sơ đồ về cơ cấu tổ chức nhà trường , về kết quả học tập và rèn luyện của học sinh trong trường. HS: Chuẩn bị một bài hát đã học ở Tiểu học . III/ Tiến trình hoạt động : GV: Nêu lý do sinh hoạt : - Giới thiệu về trường ( THCS Trực Đại ) Trường gồm lớp trong đó + Khối 9 : 7 lớp + Khối 8 : 7 lớp + Khối 7 : 7 lớp + khối 6 : 6 lớp. Tổng số học sinh trong toàn trường là : 1054 em Tổng số giáo viên và cán bộ công nhân viên : 56 Tổng phụ trách Đội TNTP Hồ Chí Minh : Cô Đặng Thị Hồng. + Ban giám hiệu : - Hiệu trưởng : Thầy Trần văn Thiệm - Hiệu phó : Thầy Phạm Ngọc Khả - Hiệu phó : Cô Đặng Thị hải GV giới thiệu các thầy cô giáo là tổ trưởng chuyên môn : + Tổ trưởng tổ tự nhiên : Thầy Phạm Đức Tuyền, + Tổ trưởng tổ xã hội : Cô Nguyễn Thị Thuỷ: - GV nêu những thành tích nổi bật của trường từ ngày thành lập trường ( 1969 ) đến nay. - Thành tích học sinh Giỏi, Giáo viên Giỏi. + Nhiều năm liền trường đều có đồng đội học sinh Giỏi xép thứ hạng cao từ thứ hai đến thứ nhất của Huyện. + Có nhiều thầy cô giáo được cấp trên xét đạt danh hiệu Lao động Tiên Tiến và Chiến sỹ thi đua cấp Tỉnh và cấp cơ sở. Tiêu biểu như thầy Trần Văn Thiệm, Cô Đặng Thị Hải, Cô Bùi Thị Lan... - Học sinh trình bày kết quả sưu tầm về truyền thống nhà trường GV đưa ra một số câu hỏi cho học sinh thảo luận . * Qua truyền thống nhà trường em học tập được gì? * Em có suy nghĩ gì về phương hướng phấn đấu của mình để góp phần phát huy truyền thống nhà trường? * Em hãy nêu sơ lược về kế hoạch hành động của mình trong năm học mới? Chương trình văn nghệ với các tiết mục mà học sinh đã chuẩn bị . IV/ Kết thúc hoạt động . - Giáo viên nhận xét về nhận thức của học sinh. - Học sinh năm được những nội dung cơ bản nào? - Những truyền thống nào được các em thảo luận sôi nổi nhất. - Tuyên dương và góp ý phê bình đối với việc chuẩn bị và tinh thần tham gia của học sinh trong lớp. V/ Rút kinh nghiệm . ............................................................................. Tuần 4 : Tập các bài hát qui định Ngày soạn / / 200 Ngày dạy : / /200 I/ Yêu cầu giáo dục . - Giúp học sinh : + Hiểu được sự cần thiết phải thuộc và nhớ các bài hát qui định cho lứa tuổi học sinh THCS. + Biết cách đọc và luyện tập các bài hát qui định . + Có ý thức phấn khởi, có trách nhiệm học các bài hát. II/ Chuẩn bị : GV: 3 bài hát : - Tiếng hát bạn bè mình - Vui đến trường. - Mùa thu ngày khai trường. Chép sẵn 3 bài hát lên bảng. III/ Tiến trình hoạt động : 1, GV nêu lí do buổi tập hát. - Học sinh nêu suy nghĩ của mình. 2, Tập hát. - GV giới thiệu 3 bài hát qui định mà học sinh phải thuộc trong thánh 9 đó là bài " Tiếng hát bạn bè mình", Mùa Thu ngày khai trường", " Vui đến trường" - Yêu cầu cán sự văn nghệ em Phạm Thị Oanh lên điều khiển lớp tập hát. - Mời lần lượt các nhóm , tổ và một số cá nhân trình bày bài hát. - Những bài hát nào học sinh chưa thuộc yêu cầu tự ôn luyện cá nhân hoặc theo nhóm tổ để có thể hát vào những buổi tiếp theo. IV/ Kết thúc hoạt động - Động viên các em học thuộc các bài hát qui định . - Nhận xét buổi tập hát , rút ra những ưu, nhược điểm. V/ Cần bổ ích cho học sinh đánh giá kết quả theo chủ điểm. 1, Học sinh tự đánh giá. a, Em thu hoạch được gì qua các hoạt động cụ thể thảo luận nội qui và nhiệm vụ năm học mới , tổ chức đội ngũ cán bộ lớp. Nghe giới thiệu về truyền thống nhà trường . Tập các bài hát qui định. b, Tự xếp loại kết quả hoạt động của bản thân. Tốt : ( ..... ) Khá ( ...... ) Trung bình : ( ...... ) Yếu : ( ....... ) 2, Tổ học sinh đánh giá. Tốt : ( ..... ) Khá : ( ..... ) Trung bình : ( ...... ) Yếu : ( ....... ) 3, Giáo viên chủ nhiệm đánh giá. Tốt : ( ..... ) Khá : ( ....... ) Trung bình : ( ....... ) Yếu : ( .......) IV/ Rút kinh nghiệm : ............................................................................. Chủ điểm tháng 10 : Chăm ngoan học giỏi ========== ***** ========== Tuần 5 : Nghe giới thiệu thư Bác. Ngày soạn : / / 200 Ngày dạy : ./ / 200 I/ Yêu cầu giáo dục : - Giúp học sinh hiểu được sự quan tâm , chăm lo của Bác đối với thế hệ trẻ và nội dung , ý nghĩa lời dạy của Bác trong thư gửi học sinh cả nước nhân ngày khai trường năm học đầu tiên của nước Việt nam dân chủ cộng hoà tháng 9 năm 1945 và thư gửi ngành giáo dục ngày 16 tháng 10 năm 1968. - Có thái độ học tập đúng đắn ,quyết tâm học tập tốt ,rèn luyện tốt theo lời dạy của Bác Hồ kính yêu . II/ Nội dung và hình thức hoạt động . Nội dung . - Thư Bác Hồ gửi nhân dân cả nước ngày khai giảng năm học đầu tiên của nước Việt Nam dân chủ cộng hoà tháng 9 năm 1945 . - Thư Bác Hồ gửi ngành giáo dục ngày 15 -10-1968. Hình thức hoạt động . - Nghe giới thiệu hoặc đọc thư Bác . - Trao đổi ,thảo luận nội dung chính và ý nghĩa của thư Bác. III/ Chuẩn bị : Giáo viên chuẩn bị thư Bác gửi cho học sinh cả nước nhân ngày khai giảng năm học đầu tiên tháng 9 năm 1945 . - Thư gửi ngành giáo dục 15 - 10 năm 1968 . - Câu hỏi để học sinh thảo luận . - Học sinh trang trí lớp , chuẩn bị chương trình. IV/ Tiến trình hoạt động : * Hoạt động 1 : Lớp phó văn thể em Oanh cho cả lớp hát bài “ Như có Bác trong ngày vui đại thắng” * Hoạt động 2 : Em Lưu Văn Thành dẫn chương trình lên tuyên bố lí do, giới thiệu đại biểu, chương trình làm việc . + Em Đỗ Thị Hiền đọc thư Bác gửi học sinh nhân ngày khai trường và thư gửi ngành giáo dục 15 tháng 10 năm 1968 . + Trao đổi nội dung và ý nghĩa thư Bác . - GVCN tổng kết ý kiến trao đổi , nhắc nhở những nhiệm vụ của học sinh . - Cuối cùng thưởng thức một số tiết mục văn nghệ do một số bạn Đội viên trong chi đội trình bày đó là bạn Huế, bạn Luyến, bạn Chi . - Giới thiệu người điều khiển chương trình Em Lưu Văn Thành * Hoạt động 3 : Bạn Đỗ Thị Hiền đọc thư Bác . * Hoạt động 4 : Trao đổi nội dung và ý nghĩa thư Bác với một số câu hỏi sau: 1, Lá thư của Bác viết vào dịp nào ? 2, Bác khuyên học sinh phải làm gì? 3, Những câu nào trong thư cần chú ý nhất? Vì sao? 4, Em có suy nghĩ gì về nhiệm vụ học tập của mình * Hoạt động 5 : GVCN tổng kết các ý kiến trao đổi nhắc nhở những nhiệm vụ của học sinh trong giai đoạn hiện nay . - Cho học sinh kể và câu chuyện về Bác về thiếu niên nhi đồng với Bác Hồ. * Hoạt động 6 : Tổ chức các tiết mục văn nghệ của học sinh : Như hát đơn ca , song ca , tốp ca. ( Với tinh thần xung phong ) * Hoạt động 7 : Kết thúc hoạt động : Em Lưu Văn Thành nhận xét kết quả hoạt động, tuyên bố kết thúc. V/ Rút kinh nghiệm . ...................................................................................... Tuần 6 : Lễ giao ước thi đua (Chăm ngoan học giỏi giữa các tổ ) Ngày soạn : / / 200 Ngày dạy : / / 200 I/ Yêu cầu giáo dục : - Giúp học sinh hiểu ý nghĩa, tác dụng của việc thi đua và năm vững nội dung , chỉ tiêu thi đua : “ Chăm ngoan học giỏi “ theo lời Bác dạy . - Tự xác định mục đích, thái độ học tập và quyết tâm thi đua học tập tốt . - Biết tự quản, đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau để học tập tốt theo chỉ tiêu đề ra . II/ Nội dung và hình thức hoạt động . 1, Nội dung : - Chương trình hành động “ Chăm ngoan học Giỏi “ của lớp . - Đăng kí và giao ước thi đua của các tổ . - Trình bày văn nghệ theo chủ đề : “ Chăm ngoan học Giỏi “ “ Biết ơn thầy cô giáo ... “ 2, Hình thức : Tổ chức lễ giao ước thi đua giữa các tổ. III/ Chuẩn bị . - Thống nhất chương trình hoạt động - Cử người điều khiển chương trình : Em Lâm Tuấn Dũng - Cử người trang trí lớp, kê bàn ghế, tiếp khách mời , em Hoàn, em Kiên, em Vân Anh, em Quỳnh. IV. Tiến trình hoạt động *Hoạt động 1. Hát tập thể bài hát : Lớp chúng mình * Hoạt động 2 . Em Dũng tuyên bố lý do, giới thiệu đại biểu ,người tham dự ,người điều khiển nói rõ chương trình hoạt động . * Hoạt động 3.Thực hiện chương trình . + Bạn Đỗ Thị Hiền đại diện các cán bộ lớp trình bày chương trình kế hoạch chỉ tiêu hành động “chăm ngoan học Giỏi “ của lớp + Chủ toạ - em Dũng cho lớp thảo luận để đi đến thống nhất cụ thể như sau: 1, Chỉ tiêu về mặt đạo đức : Tốt : 46 em Khá : 0 Không có học sinh nào xếp loại đạo đức Trung bình , yếu. 2, Chỉ tiêu về mặt học tập : Giỏi : 46 Khá : 0 Không có học sinh nào xếp loại học lực Trung bình , Yếu , Kém. Đại diện từng tổ lên giao ước thi đua Tổ 1 : Tổ 2 : Tổ 3 : Tổ 4 : - GVCN ghi nhận và động viên cả lớp quyết tâm thi đua thực hiện tốt. - Hoạt động 4 : Văn nghệ giữa cá nhân và tập thể. - Bạn Lưu Thị Huế dẫn chương trình cho lớp chia thành 2 đội để thi văn nghệ nội dung nói về chủ đề “ Chăm ngoan học Giỏi”. Hình thức thi như sau: Mỗi đội cử 4 bạn xuất sắc nhất, 1 bạn làm đội trưởng chỉ huy đội của mình : Đội 1 nêu tên bài hát, đội 2 đoán tác giả trong 5 giây. Nếu đúng cộng 5 điểm , nếu không trả lời được giành cho khán giả của đội 2 .l Đội nào trả lời đúng thì cộng điểm cho đội ấy. - Tương tự đội 1 nêu tên bài hát, đội 2 đoán tác giả ........ Bạn dẫn chương trình cộng điểm và công bố kết quả trước tập thể lớp. Nếu đội nào nhất thưởng 1 tràng pháo tay. * Hoạt động 5 : kết thúc hoạt động : GVCN nhận xét đánh giá biểu dương tinh thần tham gia tích cực của cá nhân , nhóm tổ. Nhắc nhở các tổ, các cá nhân thực hiện tốt giao ước thi đua . V/ Rút kinh nghiệm . Tuần 7 : Trao đổi kinh nghiệm ở cấp trung học cơ sở Ngày soạn : / / 200 Ngày dạy : / / 20 I/ Yêu cầu giáo dục : - Giúp học sinh hiểu được những kinh nghiệm học tập tốt . - Tự tin , chủ động ,học hỏi và vận dụng kinh nghiệm tốt để đạt hiệu quả cao trong học tập II/ Nội dung và hình thức hoạt động 1, Nội dung : Trao đổi kinh nghiệm học tập ở cấp THCS . 2, Hình thức : Nghe giới thiệu kinh nghiệm học tập . - Trao đổi, thảo luận , giao lưu. III/ Chuẩn bị : - Bản báo cáo về kinh nghiệm học tập của các bạn và trao đổi với giáo viên chủ nhiệm .- Các báo cáo về kinh nghiệm học tập trong từng bộ môn . - Một số tiết mục văn nghệ, trang trí lớp để hoạt động. - Mời các báo cáo viên lớp 9A , 8A , 7A . IV/ Tiến trình hoạt động . * Hoạt động 1 : Hát tập thể bài : Nối vòng tay lớn. * Hoạt động 2 : Em Nguyễn Thị Nhung tuyên bố lí do, giới thiệu đại biểu , các báo cáo viên, những người tham dự hoạt động , cử người điều khiển , thư kí. * Hoạt động 3 : Thực hiện chương trình . - Em Nhung dẫn chương trình giới thiệu báo cáo viên , báo cáo về kinh nghiệm học tậpcủa các bộ môn cụ thể như sau: + Em Hương lớp 9A báo cáo kinh nghiệm học tập về môn Toán. + Em Diệp lớp 8A báo cáo kinh nghiệm học môn Tiếng Anh. + Em Thoa lớp 7A báo cáo kinh nghiệm học môn Ngữ văn. * GVCN cho thảo luận : Vì sao phải đổi mới phương pháp học tập ? * Hoạt động 4 : Trao đổi thảo luận và giao lưu với các báo cáo . các em có thể bổ sung ý kiến trao đổi và có thể hỏi thêm một số câu hỏi có liên quan đến kinh nghiệm học tập . - Ví dụ : Muốn học tốt môn Ngữ văn bạn phải làm gì? * Hoạt động 5: GVCN tổng kết hoạt động rút ra bài học kinh nghiệm trong học tập ở cấp THCS . * Hoạt động6 : Biểu diễn một số tiết mục văn nghệ nói về học tập. Các em Tuấn Minh, Tâm, Đức Tùng ,Trường... * Hoạt động 7 : Em Đỗ Thị Hiền thay mặt chi đội cảm ơn sự có mặt của các anh chị báo cáo viên, chúc sức khoẻ và cam kết học tập tốt. - Tuyên bố kết thúc hoạt động. V/ Rút kinh nghiệm : .......................................................................... Tuần 8 : Thi văn nghệ giữa các tổ . Ngày soạn Ngày dạy : I/ Yêu cầu giáo dục : Giúp học sinh hiểu rõ khả năng thi văn nghệ của từng tổ ,của lớp Trên cơ sở đó xây dựng văn nghệ của lớp Có thái độ yêu thích văn nghệ ,tự tin chân thành ,tôn trọng bạn bè khi họ thể hiện khả năng văn nghệ của mình . Biết hưởng ứng và động viên nhau tích cực tham gia các hoạt đọng văn nghệ,của lớp ,của trường . II. Chuẩn bị . Gv tập hợp các tiết mục văn nghệ xây dựng chương trình . - H/s chuẩn bị các tiết mục văn nghệ ,trang trí lớp . III. Tiến trình hoạt động . * Hoạt động 1. Hát ntập thể bài hát : Em yêu trường em . * Hoạt động 2 . Em Phạm Ngọc Anh nêu lý do ,giới thiệu đại biểu ,giới thiệu chương trình thi và giới thiệu ban giám khảo ,thư ký . + Nêu yêu cầu thi và cách cho điểm . + Mỗi tổ 2 tiết mục văn nghệ. + Các tổ phải đủ tiết mục văn nghệ đã chuẩn bị trước ,có trang phục đẹp . * Hoạt động 2 : Thực hiện chương trình . - Người dẫn chương trình ( em Ngọc Anh ) chia lớp thành hai đội chơi . hai đội tự giới thiệu màn chào hỏi ,đội nào giới thiệu xuất sắc được cộng 5 điểm . - Lần lượt hai đội đăng ký tiết mục văn nghệ theo thứ tự bốc thăm ,chuẩn bị 10 giây và trình diễn trước lớp . - Ban giám khảo cho điểm công khai ,thư ký ghi điểm lên bảng . * Hoạt động 3 : Bạn Ngọc Anh công bố kết quả . + Gv chủ nhiệm phát thưởng cho các tổ có các tiết mục văn nghệ đạt tết quả cao nhất . IV. Kết thúc hoạt động . GV nhận xét đánh giá tinh thần ý thức hoạt động . động viên các em trong lớp tích cực tham gia văn nghệ với khả năng của mình . V. Đánh giá kết quả theo chủ điểm tháng 10 1. Học sinh tự đánh giá . - Học sinh tự lĩnh hội xem mình được những gì qua các hoạt động của chủ điểm tháng 10 2, Tự đánh giá : Xếp loại bản thân trong việc tham gia các hoạt động của lớp theo mức độ sau : Tốt (.....) Khá (...........) Tb ( .............) Yếu (.....) Tổ đánh giá xếp loại . Tốt ( .........) Khá ( .......) TB (........) Yếu (...........) Gv chủ nhiệm đánh giá xếp loại . Tốt (.......) Khá ( ..........) Tb ( .......) Yếu (........) VI. Rút kinh nghiệm . Chủ điểm tháng 11 : Tôn sư trọng đạo ========== ***** ========== Tuần 9 : Các thầy, cô giáo trường em. Ngày soạn : / / 200 Ngày dạy : / / 200 I/ Yêu cầu giáo dục . - Giúp học sinh hiểu được những đặt điểm và truyền thống của đội ngũ giáo viên của trường : Số lượng , tuổi đời , tuổi nghề , tinh thần , thành tích... - Thông cảm, kính trọng , biết ơn các thầy cô giáo . - Chào hỏi lễ phép, chăm học và học tập đạt kết quả cao. II/ Nội dung và hình thức hoạt động. 1. Nội dung . - H/s hiểu được biên chế tổ chức của nhà trường . - Những đặc điểm nổi bật đội ngũ gv trong nhà trường . 2. Hình thức hoạt động . - Giới thiệu hoạt động ,trao đổi ,văn nghệ. III. Chuẩn bị . Sơ đồ tổ chức của trường để giới thiệu với h/s . Những nét tiêu biểu chung và riêng của gv trong trường . H/s chuẩn bị vài tiết mục văn nghệ về thầy ,cô giáo . Phân công : Em....................điều khiển chương trình ,trang trí . IV. Tiến trình hoạt động . Em ..........cho các bạn hát bài hát : Bụi phấn - nhạc và lời - vũ Hoàng –- Lê Văn Lộc . Em ..................tuyên bố lý do ,giới thiệu chương trình hoạt động . Mời cô giáo chủ nhiệmlên giới thiêuẹ vè đội ngũ các thầy cô giáo của trường . Gv chủ nhiệm lần lượt giới thiệu . + Biên chế tổ chức của nhà trường . + Đặc điểm giao viên trong nhà trường . Tuổi đời nhiều nhất là 59 tuổi . Tuổi nghề 35 năm . Gv trẻ nhất là cô Khuyên ,cô Hoà ,cô Đặng thị Lý : 22- 23 tuổi - tuổi nghề 2 năm Gv lâu năm nhất là thầy Trần Văn Thiệm - 59 tuổi . Cô nhiều tuổi nhất là cô Vinh ,Cô Mão 53 tuổi . - Những thành tích nổi bật trong những năm qua ,đội ngũ gv của trường luôn đoàn kết giúp đỡ nhau về mọi mặt , nhiều thầy cô được công nhận là Giáo viên Giỏi, chiến sỹ thi đua , Lao động Giỏi. Em cảm ơn cô chủ nhiệm đã giới thiệu cho cả lớp hiểu rõ về những nét cơ bản của các thầy , cô giáo trong trường sau đó yêu cầu mỗi bạn nói 1 câu ngắn gọn về cảm xúc của mình khi được nghe giới thiệu về các thầy cô giáo trong trường . - Từng em học sinh phát biểu ý kiến. - Em cho tóm tắt ý kiến của cả lớp và hứa . + Học tập nghiêm túc và có kết quả tốt trong tất cả các môn học . + Giữ trật tự trong tất cả các giờ học . + Cùng chia sẻ nỗi buồn, niềm vui của các thầy cô giáo . + Em cảm ơn và chúc sức khoẻ cô giáo chủ nhiệm. * kết thúc hoạt động : Lớp hát bài “ Lớp chúng mình “ V/ Rút kinh nghiệm . .............................................................................. Tuần 10 : lễ đăng ký thi đua “tháng học tốt , tuần học tốt” Ngày soạn : / / 2008 Ngày dạy : / / 2008 I/ Yêu cầu giáo dục . - Giúp học sinh hiểu được mục đích, ý nghĩa và nắm vững nội dung thi đua , chỉ tiêu thi đua của tháng học tốt , tuần học tốt. - Tự giác và quyết tâm học tốt để đền đáp công ơn của các thầy , cô giáo. II/ Chuẩn bị . - Bản chương trình về học tập của lớp. - Bản đăng ký thi đua của tổ, cá nhân. - Một số tiết mục văn nghệ. III/ Tiến trình lên lớp. 1, Tổ chức lớp. 2, Giờ hoạt động . - Hát tập thể bài “ Khi tóc thầy bạc” - Em lên tuyên bố lý do , giới thiệu đại biểu., chương trìng hoạt động , người điều khiển và thư ký. - Lớp trưởng lên trình bày chương trình hoạt động của lớp để chào mừng ngày nhà giáo Việt nam. - Nêu lại chỉ tiêu , biện pháp cho cả lớp thảo luận để nhất trí ( Nếu không nhất trí thì điều chỉnh lại chỉ tiêu nào, biện pháp nào? ) - Lớp trưởng phát động thi đua , đề nghị các cá nhân và các tổ trưởng hưởng ứng mhiệt liệt . - Một số cá nhân lên đọc bản đăng ký của mình. - Từng tổ trưởng lên đọc bản đăng ký thi đua của tổ. * Văn nghệ : Giới thiệu một số tiết mục biểu diễn trước lớp. IV/ Rút kinh nghiệm. Tuần 11 : nhớ công ơn các thầy giáo, cô giáo Ngày soạn : / / 200 Ngày dạy : / / 200 I/ Yêu cầu giáo dục . - Giúp học sinh hiểu được công lao của các thầy giáo, cô giáo đối với sự trưởng thành của mỗi học sinh nói riêng và đối với sự phát triển của xã hội nói chung. - Biết ơn sâu sắc và kính trọng các thầy , cô giáo. - Biết ững xử , lễ phép, chăm ngoan học giỏi để đền đáp công ơn của các thầy giáo , cô giáo. II/ Chuẩn bị . - Sưu tầm , tìm hiểu các câu ca dao, tục ngữ , câu chuyện , bài hát , bài thơ về tình cảm thầy trò và về những gương thầy giáo , cô giáo tiêu biểu... - Các câu hỏi theo hình thức. III/ Tổ chức hoạt động lên lớp. 1, Tổ chức lớp. 2, Tiến trình hoạt động. - Cả lớp hát tập thể bài “ Những bông hoa, những bài ca” - Em nêu lý do giới thiệu đại biểu. - Nêu yêu cầu và thể lệ sinh hoạt. + Yêu cầu từng cá nhân xung phong và lần lượt lên hát hoa dân chủ. + Người lên hát hoa dân chủ , tự nhặt câu hỏi mở ra đọc cho cả lớp nghe và trả lời. + các bạn khác bổ xung tranh luận. + Người điều khiển chương trình kết luận, nêu đáp án. + Bạn mời đại biểu và các thầy cô giáo lên hái hoa cùng. 3, Kết thúc hoạt động - Người điều khiển chương trình mời đại biểu lên phát biểu ý kiến . + kết luận . - Chúc sức khoẻ và nhắc nhở các bạn học tập tốt, là những học sinh ngoan đền đáp công ơn các thầy giáo, cô giáo . V/ Rút kinh nghiệm. ...................................................................... Tuần 12 : chúc mừng các thầy giáo, cô giáo Ngày soạn : / / 2008 Ngày dạy : / / 2008 I/ Yêu cầu giáo dục . - Giúp học sinh hiểu được ý nghĩa ngày nhà giáo Việt nam 20-11 . - Kính trọng , biết ơn các thầy cô giáo và tôn vinh nhà giáo. - Có những hành động cụ thể thể hiện sự biết ơn các thầy cô giáo và thực hiện tốt yêu cầu giáo dục của nhà trường. II/ Chuẩn bị . - Người dẫn chương trình. - Cả lớp sưu tầm, học hát, ngâm thơ , kể chuyện về chủ đề công ơn của các thầy giáo, cô giáo và tình cảm thầy trò, những kỷ niệm của mình đối với các thầy giáo, hoặc chuẩn bị câu hỏi để giao lưu với các thầy cô. - Lớp trưởng chuẩn bị lời chào mừng. III/ Tiến hành hoạt đ

File đính kèm:

  • dockhong dung.doc
Giáo án liên quan