I. MỤC TIÊU: Sau hoạt động, HS có khả năng:
- Biết một số bài thơ, bài hát ca ngợi quê hương và quân đội anh hùng
- Tự hào và yêu quê hương, yêu qúy và biết ơn bộ đội cụ Hồ
- Mạnh dạn, tự tin, vui vẽ, sôi nổi và phát triển năng khiếu : hát, ngâm thơ.
II. CÁC KNS CƠ BẢN ĐƯỢC GIÁO DỤC TRONG HOẠT ĐỘNG
- Kĩ năng tự nhận thức về bản than, tự tin tham gia hoạt động văn nghệ
- Trình bày ý tưởng
- Tìm kiếm các lựa chọn phù hợp
III. CÁC PHƯƠNG PHÁP / KĨ THUẬT DẠY HỌC TÍCH CỰC CÓ THỂ SỬ DỤNG
- Kể truyện, biểu đạt sáng tạo, đóng vai
IV. TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG TIỆN
- Các bài hát, bài thơ, câu chuyện về các anh hùng, liệt sĩ, thương binh, Đảng, Bác, quê hương đất nước.
V. TIẾN TRÌNH HOẠT ĐỘNG
1. Khám phá:
Người DCT điều khiển nêu yêu cầu của hoạt động:
- Hát tập thể: Màu áo chú bộ đội.
2. Kết nối:
Hoạt động 1: Hát về quê hương đất nước
- NĐK nêu thể lệ cuộc thi sau đó ai nhanh tay có tín hiệu trước thì được quyền hát trước.
- Sau khi các bạn đã hát xong, NĐK mời BGK nhận xét và cho điểm
- Thư ký ghi nhận.
Hoạt động 2: Đọc thơ, kể truyện
- NĐK nêu thể lệ cuộc thi sau đó mời đại diện từng tổ lên đọc thơ hoặc kể chuyện
- Sau khi các bạn đã đọc thơ hoặc kể chuyện xong, NĐK mời BGK nhận xét và cho điểm
- Thư ký ghi nhận.
3 trang |
Chia sẻ: trangtt2 | Ngày: 17/06/2022 | Lượt xem: 353 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Hoạt động ngoài giờ lên lớp Lớp 7 - Chủ điểm tháng 12: Uống nước nhớ nguồn - Trường THCS Mong Thọ B, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trường: THCS Mong Thọ B Ngày soạn: 26/ 11/2012
Chủ điểm tháng 12: UỐNG NƯỚC NHỚ NGUỒN
Tiết 7 : HÁT VỀ QUÊ HƯƠNG VÀ QUÂN ĐỘI ANH HÙNG
I. MỤC TIÊU: Sau hoạt động, HS có khả năng:
- Biết một số bài thơ, bài hát ca ngợi quê hương và quân đội anh hùng
- Tự hào và yêu quê hương, yêu qúy và biết ơn bộ đội cụ Hồ
- Mạnh dạn, tự tin, vui vẽ, sôi nổi và phát triển năng khiếu : hát, ngâm thơ..
II. CÁC KNS CƠ BẢN ĐƯỢC GIÁO DỤC TRONG HOẠT ĐỘNG
- Kĩ năng tự nhận thức về bản than, tự tin tham gia hoạt động văn nghệ
- Trình bày ý tưởng
- Tìm kiếm các lựa chọn phù hợp
III. CÁC PHƯƠNG PHÁP / KĨ THUẬT DẠY HỌC TÍCH CỰC CÓ THỂ SỬ DỤNG
- Kể truyện, biểu đạt sáng tạo, đóng vai
IV. TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG TIỆN
- Các bài hát, bài thơ, câu chuyện về các anh hùng, liệt sĩ, thương binh, Đảng, Bác, quê hương đất nước.
V. TIẾN TRÌNH HOẠT ĐỘNG
1. Khám phá:
Người DCT điều khiển nêu yêu cầu của hoạt động:
- Hát tập thể: Màu áo chú bộ đội.
2. Kết nối:
Hoạt động 1: Hát về quê hương đất nước
- NĐK nêu thể lệ cuộc thi sau đó ai nhanh tay có tín hiệu trước thì được quyền hát trước.
- Sau khi các bạn đã hát xong, NĐK mời BGK nhận xét và cho điểm
- Thư ký ghi nhận.
Hoạt động 2: Đọc thơ, kể truyện
- NĐK nêu thể lệ cuộc thi sau đó mời đại diện từng tổ lên đọc thơ hoặc kể chuyện
- Sau khi các bạn đã đọc thơ hoặc kể chuyện xong, NĐK mời BGK nhận xét và cho điểm
- Thư ký ghi nhận.
3. Thực hành / luyện tập
Hoạt động 3: Tổng kết:
- NĐK mời thư ký lên công bố kết qủa.sau đó mời đại biểu lên phát thưởng
- NĐK nhận xét các hoạt động
- NĐK nhận xét, kết luận buổi hoạt động.
4. Vận dụng
- GV yêu cầu HS về nhà sưu tầm một số bài thơ, bài hát, câu truyện ca ngợi quê hương và quân đội anh hùng
- Có thái độ yêu quê hương, đất nước và có lòng biết ơn những anh hung có công với nước.
VI. TƯ LIỆU
Một số bài hát phục vụ cho hoạt động:
+ Màu áo chú bộ đội – Nguyễn Văn Tý
+ Qua miền Tây Bắc – Nguyễn Thành
+ Chiến thắng Điện Biên – Đỗ Nhuận
+ Ca ngợi tổ quốc – Hoàng Vân
- Những câu truyện về các anh hùng liệt sĩ quê hương mình: Nguyễn Trung Trực, Phan Thị Ràng
Tiết 8: HỘI VUI HỌC TẬP
I. MỤC TIÊU: Sau hoạt động, HS có khả năng:
- Củng cố, mở rộng kiến thức đã được học ở các môn học.
- Biết vận dụng kiến thức cơ bản vào cuộc sống và biết giải thích các hiện tượng trong cuộc sống.
- Hứng thú học tập, chăm chỉ và vượt khó để đạt kết qủa cao.
II. CÁC KNS CƠ BẢN ĐƯỢC GIÁO DỤC TRONG HOẠT ĐỘNG
- Tìm kiếm và xử lí thong tin
- Giải quyết vấn đề
- Quản lí thời gian
- Tự nhận thức về khả năng của bản thân
III. CÁC PHƯƠNG PHÁP / KĨ THUẬT DẠY HỌC TÍCH CỰC CÓ THỂ SỬ DỤNG
- Động não, giải quyết vấn đề
- Trò chơi giáo dục
- Bài tập tình huống
- Làm việc theo nhóm, tranh luận.
IV. TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG TIỆN
- Các câu hỏi, câu đố.
- Bài tập tình huống, vấn đề
- Một số tiết mục văn nghệ.
- Cây hoa để cài các bông hoa câu hỏi
V. TIẾN TRÌNH HOẠT ĐỘNG
1. Khám phá:
- GV đặt vấn đề với HS: Hội vui học tập là dịp để các em thể hiện khả năng nắm hiểu kiến thức các môn học của mình, đồng thời giúp các em có điều kiện giao lưu thông qua các hình thức hoạt động cụ thể. Hôm nay chúng ta cùng nhau tổ chức hội vui học tập để các em tự trình bày hiểu biết của mình và cùng nhau giải quyết những băn khoăn, thắc mắc nảy sinh trong quá trình ôn tập.
2. Kết nối:
Hoạt động 1: Trò chơi hái hoa
- NĐK phổ biến cách thức thi, đại diện các tổ lên hái hoa, đọc to câu hỏi cho cả lớp cùng biết và suy nghĩ trong 1 phút sau đó trả lời. Nếu không trả lời được thì người khác trả lời. Nếu câu hỏi phải thảo luận trong tổ thì tổ trao đổi trong khoảng thời gian nhanh nhất -> Đại diện lên trình bày
Hoạt động 2: Hỏi – đáp
- NĐK mời 2 người tham gia , 1 người hái hoa, người kia trả lời câu hỏi.
- Sau khi các bạn đã trả lời xong, NĐK mời BGK nhận xét và cho điểm
- Thư ký ghi nhận.
3. Thực hành / luyện tập
Hoạt động 3: Thi xử lí tình huống
- Tình huống 1: Trong khi ôn tập môn sinh học, bạn A không chịu học bài mà lại còn nói rằng: “ Tớ sẽ làm phao trả lời các câu hỏi. Bạn nào thích thì tớ sẽ cung cấp cho”. Trong tình huống này bạn sẽ giải quyết như thế nào?
- Tình huống 2: xảy ra khi đang trong phòng thi môn ngữ văn; Bạn C đã cho bạn nhìn bài để chép vì câu hỏi đó khó quá. Liệu bạn có chép không? Vì sao?
4. Vận dụng
GV yâu cầu HS tiếp tục về nhà suy nghĩ và tự mình xây dựng các câu hỏi, bài tập cho hội vui học tập tiếp theo.
NĐK đánh giá chung về tinh thần tđộ tham gia của HS trong lớp cũng như từng tổ.
NĐK tổng hợp kết quả của các hoạt động và mời GV gợi ý hoạt động tiếp theo.
VI. TƯ LIỆU
* Một số câu hỏi, câu đố
Vua Lý Thái Tổ dời đô về Thăng Long năm nào?
a. 1009 b. 1010 c. 1011
Thủ lĩnh của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn là ai ?
a. Lê Hòan b. Nguyễn Trãi c. Lê Lợi
Chỉ có muỗi cái là đốt người, Đúng hay sai ? Tại sao?
Tại sao mùa hè nhiệt độ lại cao hơn mùa đông?
Tên tác giả của bài hát “Chiến thắng điện biên phủ”? Đỗ Nhuận
Có 4 khách vãn cảnh chùa. Người thứ nhất cung tiến vào hòm công đức một số tiền. Người thứ hai cung tiến vào hòm công đức số tiền nhiều gấp 2 lần người thứ nhất, người thứ ba gấp 3 lần người thứ hai, người thứ tư gấp 4 lần người thứ ba.Cả 4 người cung tiến được 132000 đồng. Hỏi người thứ nhất cung tiến vào hòm công đức số tiền là bao nhiêu? 4000
Em hãy đọc một bài thơ nói về các chú bộ đội mà em biết?
Bạn quan niệm thế nào là người bạn tốt? Đức tính nào quan trọng nhất trong tình bạn?
Vì sao người ngã xuống Biển Chết không chìm? Nước biển có độ mặn cao
Vì sao cho hay lè lưỡi? Tuyến mồ hôi nằm trên lưỡi
File đính kèm:
- giao_an_hoat_dong_ngoai_gio_len_lop_lop_7_chu_diem_thang_12.doc