Giáo án hoạt động ngoài trời - Chủ đề: Bản thân

I. Nội dung hoạt động:

 - Hoạt động có chủ đích: Làm thí nghiệm tan và không tan

 - Trò chơi vận động: Cáo và Thỏ

 - Chơi tự chọn: Chơi với bóng, vòng, chơi với dải lụa, đồ chơi ngoài trời

II. Mục đích – yêu cầu:

 1. Kiến thức:

 - Thỏa mãn nhu cầu chơi của trẻ, tạo điều kiện cho trẻ được hoạt động trong môi trường không khí trong lành, thoáng mát.

 - Cung cấp kiến thức về những chất nào tan hay không tan trong nước. Nước rất đáng quý nên phải tiết kiệm và bảo vệ nguồn nước.

- Khơi gợi trí tò mò, lòng ham hiểu biết của trẻ.

- Trẻ biết tên trò chơi, biết cách chơi.

2. Kỹ năng:

- Phát triển vận động, phát triển xúc cảm tình cảm, phát triển khả năng cảm thụ cái đẹp, phát triển ngôn ngữ.

- Trẻ có kỹ năng phát triển các năng lực hoạt động nhóm, chơi hợp tác theo nhóm.

- Trẻ có kỹ năng chơi trò chơi cáo và thỏ

3. Thái độ:

- Trẻ hứng thú tham gia hoạt động ngoài trời

- Trẻ biết đoàn kết, hoà thuận với bạn trong khi chơi

- Biết giữ gìn vệ sinh chung.

- Trẻ biết tiết kiệm nước và bảo vệ nguồn nước

 

doc4 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 90227 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án hoạt động ngoài trời - Chủ đề: Bản thân, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHÒNG GD – ĐT QUẬN CẦU GIẤY TRƯỜNG MẦM NON HOA HỒNG   GIÁO ÁN HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI Chủ đề : Bản Thân Người thực hiện: Vũ Thị Kim Oanh Lớp mẫu giáo bé C4 Năm học : 2013 – 2014 GIÁO ÁN Hoạt động ngoài trời Chủ đề : Bản Thân       Đối tượng:   Trẻ mẫu giáo bé C4                                            Số lượng :   ½ lớp                                           Thời gian :   25 phút. Người soạn: Vũ Thị Kim Oanh I. Nội dung hoạt động: - Hoạt động có chủ đích: Làm thí nghiệm tan và không tan - Trò chơi vận động: Cáo và Thỏ - Chơi tự chọn: Chơi với bóng, vòng, chơi với dải lụa, đồ chơi ngoài trời II. Mục đích – yêu cầu:    1. Kiến thức:  - Thỏa mãn nhu cầu chơi của trẻ, tạo điều kiện cho trẻ được hoạt động trong môi trường không khí trong lành, thoáng mát. - Cung cấp kiến thức về những chất nào tan hay không tan trong nước. Nước rất đáng quý nên phải tiết kiệm và bảo vệ nguồn nước. - Khơi gợi trí tò mò, lòng ham hiểu biết của trẻ. - Trẻ biết tên trò chơi, biết cách chơi. 2. Kỹ năng: - Phát triển vận động, phát triển xúc cảm tình cảm, phát triển khả năng cảm thụ cái đẹp, phát triển ngôn ngữ. - Trẻ có kỹ năng phát triển các năng lực hoạt động nhóm, chơi hợp tác theo nhóm. - Trẻ có kỹ năng chơi trò chơi cáo và thỏ 3. Thái độ: - Trẻ hứng thú tham gia hoạt động ngoài trời - Trẻ biết đoàn kết, hoà thuận với bạn trong khi chơi - Biết giữ gìn vệ sinh chung. - Trẻ biết tiết kiệm nước và bảo vệ nguồn nước III. Chuẩn bị: 1. Hoạt động có mục đích: Làm thí nghiệm tan và không tan - 4- 5 bàn kê ở khoảng sân trước cửa lớp. - 8 Cốc nước, 4 - 5 lọ muối, 4- 5 lọ đường, cát sỏi 2. Trò chơi vận động: Cáo và Thỏ - 1 Mũ cáo - 20 mũ Thỏ 3. Chơi tự chọn - Chơi với: Bóng, vòng, phấn, dải lụa - Chơi đồ chơi ngoài trời IV. Tiến hành: Hoạt  động của cô Hoạt  động của trẻ 1.Bước 1: Ổn định tổ chức: - Cho trẻ chơi trò chơi về ngón tay-> Trò chuyện với trẻ về đồ dùng cô đã chuẩn bị + Chúng mình nhìn xem cô có gì đây? + Nước đường, muối, sỏi và cát chúng mình biết để làm gì không? 2.Bước 2: Nội dung chính: a. Hoạt động có mục đích - Giới thiệu hoạt động: Thị Nghiệm tan và không tan Thí nghiệm với đường - Cô cho trẻ đứng xúm xít quanh cô. Cô chỉ vào bàn đã để sẵn vật dụng để làm thí nghiệm. Cô hỏi trẻ: ( Cô gọi 1- 2 trẻ trả lời ) - Hôm nay cô sẽ cho lớp chúng mình làm 1 thí nghiệm. Lớp chúng mình có thích không nào? Thí nghiệm này có tên là “ Chất nào tan trong nước “ -Cô đã rót sẵn nước lọc vào cốc. Bây giờ cô sẽ lấy 1 thìa đường rồi đổ vào cốc nước xong cô sẽ khoáng cốc nước thật nhẹ nhàng. Các con hãy đoán xem sẽ có hiện tượng gì xảy ra nào? ( Cô gọi 3 – 4 trẻ trả lời ) * Cô KQ: Đúng rồi! những hạt đường trắng sẽ tan hết vào nước nên chúng mình sẽ không thể nhìn thấy nữa. * Thí nghiệm với sỏi, cát . Vậy theo các con, cát và sỏi có tan được trong nước không? (Cô gọi 3 – 4 trẻ trả lời ) - Cô sẽ rót nước tiếp vào cốc và xúc thêm sỏi và cát bỏ vào cốc rồi khuấy thật kỹ xem sỏi và cát có tan ra không nhé. Ai có nhận xét gì về cốc nước của cô bây giờ nào? - Cốc nước này có uống được nữa không? Vì sao? ( Cô gọi 3 – 4 trẻ trả lời ) Chúng mình vừa được xem cô làm thí nghiệm rồi. Ai cho cô biết đường ,muối, sỏi cát cái gì được tan trong nước? Cái gì không tan trong nước. * Cô KQ: Đường và muối có thể tan trong nước. Còn cát và sỏi khi cho vào nước sẽ không tan ra mà chìm xuống vì chúng rất cứng và nặng nữa đấy. -GD: Nước sạch rất đáng quý nên chúng mình phải cùng nhau tiết kiệm nước. Khi uống nước chúng mình chỉ nên rót ít một, uống hết thì lại rót tiếp, tránh đổ thừa nước làm lãng phí. Sau khi rửa tay xog, chúng mình phải khóa chặt vòi nước để nước không chảy tràn ra ngoài. Các con đã nhớ chưa nào? Trẻ làm thí nghiệm Chia trẻ ra 4 bàn cô chuẩn bị sẵn (Trong quá trình trẻ làm cô đi quan sát trẻ) Nhận xét trẻ làm thí nghiệm a. Trò chơi vận động: * Giới thiệu trò chơi Bây giờ cô sẽ cho chúng mình chơi 1 trò chơi. Trò chơi có tên là “Cáo và thỏ”. Bạn nào còn nhớ cách chơi và luật chơi thì trả lời cho cô và các bạn cùng nghe nào? (Cô gọi 1 đến 2 trẻ nhắc lại cách chơi và luật chơi) - Cô nhắc lại : * Cách chơi: 1 bạn sẽ làm cáo và những bạn còn lại sẽ làm thỏ. Cáo sẽ ngủ ở chuồng..thỏ sẽ ra khỏi chuồng của mình để đi kiếm ăn và vừa đi vừa hát bài thoe đi tắm nắng (Khi đọc xong bài thơ thì cáo sẽ xuất hiện và kêu gừm gừm. Lúc ấy thỏ phải chạy thật nhanh về chuồng của mình. Nếu con thỏ nào bị bắt sẽ phải nhảy lò cò xung quanh chuồng của mình 1 lần) * Luật chơi: Con thỏ nào nếu bị bắt sẽ phải nhảy lò cò. Cáo chỉ được bắt những con thỏ ở ngoài tổ. (Cô cho trẻ chơi 1 – 2 lần, sau mỗi lần chơi thì cô nhận xét, khen ngợi và động viên trẻ). c. Chơi tự chọn Giới thiệu các đồ chơi : bóng, vòng, phấn, đồ chơi ngoài trời Trò chuyện và gợi ý cho trẻ trò chơi mới - Bóng: Ném bóng vào rổ - Chơi với dải lụa - Chơi theo nhóm với đồ chơi ngoài trời Tổ chức cho trẻ tìm bạn về nhóm chơi với đồ chơi trẻ thích 3. Bước 3: Nhận xét và kết thúc hoạt động - Cô nhận xét chung, khen động viên trẻ - Khuyến khích trẻ cùng đồ dùng, đồ chơi nhanh, đúng chỗ Nhiều quả bóng . Trẻ kể tên đồ dùng cô đưa ra Trẻ lắng nghe cô giới thiệu hoạt động sáng tạo. - Trẻ trả lời theo ý hiểu - Trẻ lắng nghe và theo dõi cô làm mẫu Trẻ trả lời theo ý hiểu. Trẻ trả lời theo ý hiểu. Trẻ trả lời theo ý hiểu. Trẻ làm thí nghiệm Trẻ lắng nghe cô giới thiệu tên trò chơi, cách chơi, luật chơi và tham gia chơi             Trẻ nêu ý tưởng chơi với các đồ chơi cô chuẩn bị. Trẻ tìm bạn và tham gia chơi theo nhóm với đồ cùng, đồ chơi trẻ thích Trẻ giúp cô thu dọn đồ dùng, đồ chơi

File đính kèm:

  • docHoat dong ngoai troi.doc
Giáo án liên quan