Tiết 1 + 2
BÀI TOÁN HAI VẬT GẶP NHAU
I. Mục Tiêu:
1. Kiến thức: Nắm được phương pháp và giải được bài tập hai vật gặp nhau.
2. Kĩ Năng: Rèn kĩ năng giải bài tập.
3. Thái độ: Nghiêm túc, cẩn thận kiên trì.
II. Chuẩn bị:
1. Giáo viên: Phương pháp giải và một số bài tập liên quan.
2. Học sinh: Ôn lại kiến thức liên quan đến bài.
III. Tiến trình tổ chức dạy học:
1. ổn định tổ chức lớp (1 phút): Tổng số: vắng:
2. Kiểm tra bài cũ (5 phút):
- Câu hỏi: Để so sánh chuyển động nhanh hay châm thì ta căn cứ vào gì?
- Trả lời: Căn cứ vào vận tốc.
6 trang |
Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 1275 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án học sinh giỏi Vật lý 8 Tiết 1 đến 8, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày giảng: / ./ 2008
Tiết 1 + 2
Bài toán hai vật gặp nhau
I. Mục Tiêu:
1. Kiến thức: Nắm được phương pháp và giải được bài tập hai vật gặp nhau.
2. Kĩ Năng: Rèn kĩ năng giải bài tập.
3. Thái độ: Nghiêm túc, cẩn thận kiên trì.
II. Chuẩn bị:
1. Giáo viên: Phương pháp giải và một số bài tập liên quan.
2. Học sinh: Ôn lại kiến thức liên quan đến bài.
III. Tiến trình tổ chức dạy học:
1. ổn định tổ chức lớp (1 phút): Tổng số: vắng:
2. Kiểm tra bài cũ (5 phút):
Câu hỏi: Để so sánh chuyển động nhanh hay châm thì ta căn cứ vào gì?
Trả lời: Căn cứ vào vận tốc.
3. Bài mới:
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
Hoạt động 1 (15 phút): Tìm hiểu các bước giải bài tập vật lí.
GV: Thông báo các bước giải bài tập vật lí.
HS: Tiếp thu, ghi nhơ.
Hoạt động 2 (60 phút). Tìm hiểu phương pháp giải bài toán hai vật gặp nhau.
GV: Thông báo phương pháp giải.
HS: Ghi nhớ.
GV: Lấy VD bài 4 tr7 (sách PPGBTVL) và yêu cầu hs tóm tăt, vẽ hình minh hoạ.
HS: Tóm tắt, vẽ hinh
GV: Yêu cầu HS nêu hướng giải
HS: Nêu hướng giải
GV: Nhận xét, bổ xung, và yêu cầu HS hoàn thiện trên bảng.
HS: Hoàn thiện.
GV: Đưa ra VD2 (bài 3 tr 9- PPGBTVL) Yêu cầu HS tóm tắt, thảo luận đưa ra cách giải
HS: Nêu cách giải sau đó trình bày trên bảng.
GV: Nhận xét, chỉnh sửa.
GV: Yêu cầu HS hoàn thiện bài tập trên bảng và vở bài tập.
I. Các bước giải bài tập.
-Tìm hiểu, tóm tắt đề bài,vẽ hình minh hoạ (nếu có).
- Phân tích bài toán, tìm công thức liên quan đến các đại lượng cần tìm
- Vận dụng các công thức đã học để giải bài toán
- Kiểm tra, biện luận kết quả.
II phương pháp giải bài toán hai vật gặp nhau.
- Nếu 2 vật chuyển động ngược chiều: Khi gặp nhau, tổng quãng đường các vật đã đi bằng khoảng cách ban đầu giữa 2 vật.
- Nếu 2 vật chuyển động cùng chiều: Khi gặp nhau, hiệu quãng đường các vật đã đi bằng khoảng cách ban đầu giữa 2 vật.
VD1: Hai người cùng xuất phát một lúc từ 2 điểm A và B cách nhau 60km. Người thứ nhất đi xe máy từ A về B với vận tốc v1=30km/h. Người thứ 2 đi xe đạp từ B gặp về A với vận tốc v2=10km/h. Hỏi sau bao lâu hai người gặp nhau và xác định chỗ gặp nhau đó. Coi chuyển động của 2 xe là đều.
Giải
S1 = v1.t = 30.t
S2 = v2.t = 10.t
Khi gặp nhau: S1 + S2 = 60
ú30t + 10t = 60 => t = 1,5 h.
S1 = 30.1,5 = 45km
VD2: Hai vật xuất phát từ A và B cách nhau 400m, chuyển động cùng chiều theo hướng từ A đến B. Vật thứ nhất chuyển động đều từ A với vận tốc 36km/h, vật thứ hai chuyển động đều từ B với vận tốc 18km/h. Sau bao lâu hai vật hai vật gặp nhau? Gặp chỗ nào.
Giải
S1 = v1.t
S2 = v2.t
Khi gặp nhau: S1 – S2 = AB = 400
úS1 – S2 = (v1 – v2)t
=> t = =80s
AC = v1.t = 10.80 = 800m
4. Củng cố (8 phút): Nhắc lại các bước giải bài tập, phương pháp giải bài toán hai vật gặp nhau.
5. Hướng dẫn học ở nhà (1 phút): 1.40; 1.47; 1.39 (500 BTVL)
Ngày giảng: / ./ 2008
Tiết 3 + 4
Bài toán ba vật gặp nhau
I. Mục Tiêu:
1. Kiến thức: Nắm được phương pháp và giải được bài tập ba vật gặp nhau.
2. Kĩ Năng: Rèn kĩ năng giải bài tập.
3. Thái độ: Nghiêm túc, cẩn thận, kiên trì.
II. Chuẩn bị:
1. Giáo viên: Phương pháp giải và một số bài tập liên quan.
2. Học sinh: Ôn lại kiến thức liên quan đến bài.
III. Tiến trình tổ chức dạy học:
1. ổn định tổ chức lớp (2 phút): Tổng số: vắng:
2. Kiểm tra bài cũ (8 phút):
Câu hỏi: Nêu các bước giải bài tập?
Trả lời:
Tìm hiểu, tóm tắt đề bài,vẽ hình minh hoạ (nếu có).
Phân tích bài toán, tìm công thức liên quan đến các đại lượng cần tìm
Vận dụng các công thức đã học để giải bài toán
Kiểm tra, biện luận kết quả.
3. Bài mới:
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
Hoạt động 1 (10 phút). Tìm hiểu một số chú ý khi giải bài toán 3 vật gặp nhau.
GV: Chú ý cho HS khi làm bài tập dạng 3 vật gặp nhau.
HS: Ghi nhớ.
Hoạt động 2 (60 phút). Bài tập vận dụng.
GV: Lấy VD bài 1.56 (500BTVL) và yêu cầu hs tóm tăt, vẽ hình minh hoạ.
HS: Tóm tắt, vẽ hinh
GV: Yêu cầu HS nêu hướng giải
HS: Nêu hướng giải
GV: Nhận xét, bổ xung, và yêu cầu HS hoàn thiện trên bảng.
HS: Hoàn thiện.
GV: Đưa ra VD2 (Đề thi 06 - 07) Yêu cầu HS tóm tắt, thảo luận đưa ra cách giải
HS: Tóm tắt, vẽ hinh
GV: Yêu cầu HS nêu hướng giải
HS: Nêu cách giải sau đó trình bày trên bảng.
GV: Nhận xét, chỉnh sửa.
GV: Yêu cầu HS hoàn thiện bài tập trên bảng và vở bài tập.
HS: Hoàn thiện.
I. một số chú ý khi giải bài toán 3 vật gặp nhau.
- Nếu 3 vật xuất phát cùng một lúc thì khi gặp nhau chúng có cùng thời gian.
II. Bài tập vận dụng
VD1: Bài 1.56 (500 BTVL)
Giải:
S1 = v1.t = 8t
S2 = v2.t = 4t
S3 = v3t = 15t
Khi 3 người gặp nhau thì:
S1 + S2 = AB = 48
ú (v1 + v2)t = 48 => t = 4h
=> S3 = 4.15 = 60km
VD2: Tại hai đầu A , B của một đoạn đường dài 5km có 2 người khởi hành cùng một lúc chạy ngược chiều nhau với vận tốc vA=12km/h , vB= 8km/h. Một con chó cùng xuất phát và chạy cùng chiều với A với vận tốc 16km/h. Trên đường khi gặp người B nó lập tức quay lại và khi gặp người A nó lại lập tức quay lại và cứ chạy đI chạy lại như thế cho đến khi cả 3 cùng gặp nhau
a, Tính tổng đoạn đường mà chó đã chạy
b, Hai người gặp nhau ở đâu?
Giải
SA = vA.t = 12t
SB = vB.t = 8t
SC = vCt = 16t
Khi 3 vật gặp nhau thì:
SA + SB = AB = 5
ú (vA + vB)t = 5 => t = 0,25h
=> SC = 16.0,25 = 4km
Thay t = 0,25 vào (1) ta có:
SA = vA.t = 12t =3 km
KL: tổng đoạn đường mà chó đã chạy: 4
Hai người gặp nhau cách A 3 km
4. Củng cố (5 phút): Nhắc lại một số chú ý khi giải bài tập 3 người gặp nhau.
5. Hướng dẫn học ở nhà (2 phút): 1.53; 1.54; 1.55 (500 BTVL)
Ngày giảng: / ./ 2008
Tiết 5 + 6
Vận tốc trung bình của chuyển động không đều
I. Mục Tiêu:
1. Kiến thức: Nắm được phương pháp và giải được bài tập vận tốc trung bình của chuyển động không đều.
2. Kĩ Năng: Rèn kĩ năng giải bài tập.
3. Thái độ: Nghiêm túc, cẩn thận kiên trì.
II. Chuẩn bị:
1. Giáo viên: Phương pháp giải và một số bài tập liên quan.
2. Học sinh: Ôn lại kiến thức liên quan đến bài.
III. Tiến trình tổ chức dạy học:
1. ổn định tổ chức lớp (1 phút): Tổng số: vắng:
2. Kiểm tra bài cũ (5 phút):
Câu hỏi: Nêu một số chú ý khi giải bài tập của 3 vật gặp nhau?
Trả lời: Thường thì thời gian bằng nhau.
3. Bài mới:
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
Hoạt động 1 (10 phút): Tìm hiểu phương pháp giải bài tập.
GV: Yêu cầu HS nhắc lại công thức tính vận tốc của chuyển động không đều và một số chú ý khi tính vận tốc trung bình
HS: Cá nhân trả lời yêu cầu của gv.
GV: Nhận xét, bổ xung.
Hoạt động 2 (60 phút). Giải bài tập.
GV: Yêu cầu HS thảo luận nhóm làm bài tập 1.7 tr 11 (q’ 500 BTVL) theo hướng dẫn.
- Tính t lên dốc, xuống dốc
- Tính s lên rốc, xuống rốc.
* Kết hợp tính vtb theo công thức.
HS: Thảo luận giải bài tập.
GV: Yêu cầu 1 hs đại diện trình bày trên bảng, các bạn khác nhận xét, bổ xung nếu cần thiết.
HS: Thực hiện yêu cầu của GV.
GV: Yêu cầu HS thảo luận nhóm làm bài tập 1.9 tr 11 (q’ 500 BTVL) theo hướng dẫn.
- Tính t1, t2 -> vtb
HS: Thảo luận giải bài tập
GV: Yêu cầu 1 hs đại diện trình bày trên bảng, các bạn khác nhận xét, bổ xung nếu cần thiết.
HS: Thực hiện yêu cầu của GV.
I. Phương pháp tính vận tốc trung bình của chuyển động:
vtb =
Trong đó: và là những quãng đường và thời gian để đi hết quãng đường đó.
*Chú ý: Không dùng công thức:
vtb =
II. Bài tập.
Bài 1.7 (500 BTVL)
t x = 2tl
vx = 2vl
vl = 30km/h
vtb= ?
Giải
Ta có: Sl = vl.tl
Sx = vx.tx = 2vl.2tl =4Sl
Suy ra: S = Sl + Sx = 5Sl
Thời gian tổng cộng để đi quãng đường
t = tx + tl = 3tl
Vận tốc trung bình trên cả quãng đường là: vtb = = = .30 = 50km/h
Bài 1.9 tr 11 (q’ 500 BTVL)
Giải:
vtb =
=>
4. Củng cố (10 phút): Nhắc lại phương pháp giải bài tập và một số chú ý khi giải bài tập của tính vận tốc trung bình.
5. Hướng dẫn học ở nhà (4 phút): 1.40; 1.47; 1.39 (500 BTVL)
Ngày giảng: / ./ 2008
Tiết 7 + 8
Giải bài tập bằng đồ thị
I. Mục Tiêu:
1. Kiến thức: Nắm được phương pháp và giải được bài tập liên quan đến đồ thị.
2. Kĩ Năng: Rèn kĩ năng giải bài tập.
3. Thái độ: Nghiêm túc, cẩn thận, kiên trì.
II. Chuẩn bị:
1. Giáo viên: Phương pháp giải và một số bài tập liên quan.
2. Học sinh: Ôn lại kiến thức liên quan đến bài.
III. Tiến trình tổ chức dạy học:
1. ổn định tổ chức lớp (1 phút): Tổng số: vắng:
2. Kiểm tra bài cũ (5 phút):
Câu hỏi: Viết và giải thích công thức tính vận tốc trung bình.
Trả lời: vtb =
3. Bài mới:
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
Hoạt động 1 (10 phút): Tìm hiểu phương pháp giải bài tập.
GV: Thông báo phương pháp giải bài toán bằng đồ thị
HS: Ghi nhớ.
Hoạt động 2 (60 phút). Giải bài tập.
GV: Yêu cầu HS thảo luận nhóm làm bài tập 6 tr 26 (q’ VL cơ bản và nâng cao) theo hướng dẫn.
HS: Thảo luận giải bài tập.
GV: Yêu cầu 1 hs đại diện trình bày trên bảng, các bạn khác nhận xét, bổ xung nếu cần thiết.
HS: Thực hiện yêu cầu của GV.
GV: Yêu cầu HS thảo luận nhóm làm bài tập 1.57 tr 19 (q’ 500 BTVL) theo hướng dẫn.
HS: Thảo luận giải bài tập
GV: Yêu cầu 1 hs đại diện trình bày trên bảng, các bạn khác nhận xét, bổ xung nếu cần thiết.
HS: Thực hiện yêu cầu của GV.
I. Phương pháp giải bài toán bằng đồ thị.
- Thường chọn gốc toạ độ trùng với điểm xuất phát của một trong 2 chuyển động. Chọn chục tung là ox trục hoành là oy
- Viết phương trình đường đi của mỗi chuyển động có dạng:
x = xo + s = xo + v.(t – to)
Trong đó: xo là toạ độ ban đầu của vật; to là thời điểm xuất phát – thời điểm được chọn làm mốc.
- Vẽ đồ thị của mỗi chuyển động. Dựa vào giao điểm của các đồ thị để tìm thời điểm và vị trí gặp nhau.
II. Bài tập.
Bài 6 tr 26 (q’ VL cơ bản và nâng cao)
Bài 1.57 tr 19 (q’ 500 BTVL)
Giải:
Xe thứ nhất c/đ từ A đến B gồm 3 giai đoạn:
- Chuyển động trong thời gian 1/2h với vận tốc v1 = (đoạn AC)
4. Củng cố (10 phút): Nhắc lại phương pháp giải bài tập và một số chú ý khi giải bài tập bằng đồ thị.
5. Hướng dẫn học ở nhà (4 phút): Giải các bài tập liên quan.
File đính kèm:
- DGHSG LY 8 T1 T8.doc