Giáo án Học vần 1 tuần 2 - Trường tiểu học Minh Khai

Môn : Học vần

BÀI: THANH HỎI – THANH NẶNG

I.Mục tiêu: Sau bài học học sinh :

-Nhận biết được dấu và các thanh: hỏi, nặng.

-Ghép được tiếng bẻ, bẹ.

 -Biết được các dấu và thanh “hỏi, nặng” ở tiếng chỉ đồ vật, sự vật và các tiếng trong sách báo.

-Phát triển lời nói tự nhiên theo nội dung: Hoạt động bẻ của bà mẹ, bạn gái và bác nông dân trong tranh.

II.Đồ dùng dạy học:

-Giấy ô li phóng to hoặc bảng kẻ ô li.

-Các vật tựa hình dấu hỏi, nặng.

-Tranh minh họa hoặc các vật thật các tiếng: giỏ, khỉ, thỏ, mỏ, vẹt, cọ, cụ, nụ.

-Tranh minh họa cho phần luyện nói: bẻ cổ áo, bẻ bánh đa, bẻ ngô.

-Sưu tầm các tranh ảnh hoặc sách báo có các tiếng mang dấu hỏi, nặng và tiếng học mơí.

 

doc16 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1192 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Học vần 1 tuần 2 - Trường tiểu học Minh Khai, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Môn : Học vần BÀI: THANH HỎI – THANH NẶNG I.Mục tiêu: Sau bài học học sinh : -Nhận biết được dấu và các thanh: hỏi, nặng. -Ghép được tiếng bẻ, bẹ. -Biết được các dấu và thanh “hỏi, nặng” ở tiếng chỉ đồ vật, sự vật và các tiếng trong sách báo. -Phát triển lời nói tự nhiên theo nội dung: Hoạt động bẻ của bà mẹ, bạn gái và bác nông dân trong tranh. II.Đồ dùng dạy học: -Giấy ô li phóng to hoặc bảng kẻ ô li. -Các vật tựa hình dấu hỏi, nặng. -Tranh minh họa hoặc các vật thật các tiếng: giỏ, khỉ, thỏ, mỏ, vẹt, cọ, cụ, nụ. -Tranh minh họa cho phần luyện nói: bẻ cổ áo, bẻ bánh đa, bẻ ngô. -Sưu tầm các tranh ảnh hoặc sách báo có các tiếng mang dấu hỏi, nặng và tiếng học mơí. III.Các hoạt động dạy học : Hoạt động giáo viên Hoạt động học sinh 1.KTBC : Hỏi bài trước. Gọi 2 – 3 em viết dấu sắc. Gọi 3 – 5 em đọc tiếng bé. Gọi 3 học sinh lên bảng chỉ dấu sắc trong các tiếng: vó, lá tre, vé, bói cá, cá trê. Viết bảng con dấu sắc. GV nhận xét chung. 2.Bài mới: 2.1 Giới thiệu bài Dấu hỏi. GV treo tranh để học sinh quan sát và thảo luận. Các tranh này vẽ ai và vẽ những gì? GV viết lên bảng các tiếng có thanh hỏi trong bài và nói, các tiếng này giống nhau ở chổ đều có dấu thanh hỏi. Hôm nay, cô sẽ giới thiệu với các em dấu hỏi. GV viết dấu hỏi lên bảng và nói. Tên của dấu này là dấu hỏi. Dấu nặng. GV treo tranh để học sinh quan sát và thảo luận. Các tranh này vẽ ai và vẽ những gì? GV viết lên bảng các tiếng có thanh nặng trong bài và nói, các tiếng này giống nhau ở chổ đều có dấu thanh nặng. Cô sẽ giới thiệu tiếp với các em dấu nặng. GV viết dấu nặng lên bảng và nói. Tên của dấu này là dấu nặng. 2.2 Dạy dấu thanh: GV đính dấu hỏi lên bảng. Nhận diện dấu Hỏi: Dấu hỏi giống nét gì? Yêu cầu học sinh lấy dấu hỏi ra trong bộ chữ của học sinh. Nhận xét kết quả thực hành của học sinh. Yêu cầu học sinh thảo luận: Dấu hỏi giống vật gì? GV đính dấu nặng lên bảng và cho học sinh nhận diện dấu nặng. Yêu cầu học sinh lấy dấu nặng ra trong bộ chữ của học sinh. Nhận xét kết quả thực hành của học sinh. Yêu cầu học sinh thảo luận: Dấu nặng giống vật gì? Ghép chữ và đọc tiếng Yêu cầu học sinh ghép tiếng be đã học. GV nói: Tiếng be khi thêm dấu hỏi ta được tiếng bẻ. Viết tiếng bẻ lên bảng. Yêu cầu học sinh ghép tiếng bẻ trên bảng cài. Gọi học sinh phân tích tiếng bẻ. Hỏi : Dấu hỏi trong tiếng bẻ được đặt ở đâu ? GV lưu ý cho học sinh khi đặt dấu hỏi (không đặt quá xa con chữ e, cũng không đặt quá sát con chữ e, mà đặt ở bên trên con chữ e một chút) GV phát âm mẫu : bẻ Yêu cầu học sinh phát âm tiếng bẻ. GV cho học sinh thảo luận và hỏi: Ai có thể tìm cho cô các hoạt động trong đó có tiếng bẻ. Ghép tiếng bẹ tương tự tiếng bẻ. So sánh tiếng bẹ và bẻ. Gọi học sinh đọc bẻ – bẹ. Hướng dẫn viết dấu thanh trên bảng con: Viết dấu hỏi Gọi học sinh nhắc lại dấu hỏi giống nét gì? GV vừa nói vừa viết dấu hỏi lên bảng cho học sinh quan sát. Yêu cầu học sinh viết bảng con dấu hỏi. Hướng dẫn viết tiếng có dấu thanh hỏi. GV yêu cầu học sinh viết tiếng bẻ vào bảng con. Cho học sinh quan sát khi GV viết thanh hỏi trên đầu chữ e. Viết mẫu bẻ Yêu cầu học sinh viết bảng con : bẻ Sửa lỗi cho học sinh. Viết dấu nặng Gọi học sinh nhắc lại dấu nặng giống vật gì? GV vừa nói vừa viết dấu nặng lên bảng cho học sinh quan sát. Yêu cầu học sinh viết bảng con dấu nặng. Hướng dẫn viết tiếng có dấu thanh nặng. GV yêu cầu học sinh viết tiếng bẹ vào bảng con. Cho học sinh quan sát khi GV viết thanh nặng dưới chữ e. Viết mẫu bẹ Yêu cầu học sinh viết bảng con : bẹ Sửa lỗi cho học sinh. GV củng cố –hỏi lại bài 1HS đọc lại NX tiết học TD Tiết 2 2.3 Luyện tập a) Luyện đọc Gọi học sinh phát âm tiếng bẻ, bẹ Sửa lỗi phát âm cho học sinh b) Luyện viết GV yêu cầu học sinh tập tô bẻ, bẹ trong vở tập viết. Theo dõi và uốn nắn sửa sai cho học sinh. c) Luyện nói : GV treo tranh cho học sinh quan sát và thảo luận. Nội dung bài luyện nói của chúng ta hôm nay là bẻ. -Trong tranh vẽ gì? -Các tranh này có gì khác nhau? -Các bức tranh có gì giống nhau? +Em thích tranh nào nhất? Vì sao? +Trước khi đến trường em có sửa lại quần áo không? +Tiếng bẻ còn dùng ở đâu? Nhận xét phần luyện nói của học sinh. 3.Củng cố : Gọi đọc bài trên bảng Trò chơi: Ghép dấu thanh với tiếng -GV đưa ra một số từ trong đó chứa các tiếng đã học nhưng không có dấu thanh. GV cho học sinh điền dấu: hỏi, nặng. -Gọi 3 học sinh lên bảng, mỗi học sinh điền 1 đấu thanh. Thi tìm tiếng có dấu hỏi, nặng trong sách báo… 4.Nhận xét, dặn dò: Học bài, xem bài ở nhà. TD-nhắc nhở Học sinh nêu tên bài trước. HS đọc bài, viết bài. Thực hiện bảng con. Học sinh trả lời: Khỉ trèo cây, cái giỏ, con hổ, mỏ chim. Dấu hỏi Các tranh này vẽ: Con vẹt, nụ hồng, cụ già, ngựa đang gặm cỏ, cây cọ. Dấu nặng. Giống 1 nét móc, giống móc câu để ngược. Thực hiện trên bộ đồ dùng. Giống móc câu để ngược. Thực hiện trên bộ đồ dùng học tập. Giống hòn bi, giống một dấu chấm Học sinh thực hiện trên bảng cài 1 em Đặt trên đầu âm e. Học sinh đọc lại. Bẻ cây, bẻ củi, bẻ cổ áo, bẻ ngón tay,.. Giống nhau: Đều có tiếng be. Khác nhau: Tiếng bẹ có dấu nặng nằm dưới chữ e, còn tiếng bẻ có dấu hỏi nằm trên chữ e. Học sinh đọc. Nghỉ 5 phút Giống một nét móc. Học sinh theo dõi viết bảng con Viết bảng con: bẻ Giống hòn bi, giống dấu chấm,… Viết bảng con dấu nặng. HS viết trên không Viết bảng con: bẹ Học sinh đọc bài trên bảng. Viết trên vở tập viết. Nghỉ 5 phút +Tranh 1: Mẹ đang bẻ cổ áo cho bé trước khi đi học. +Tranh 2: Bác nông dân đang bẻ ngô. +Tranh 3: Bạn gái bẻ bánh đa chia cho các bạn. Các người trong tranh khác nhau: me, bác nông dân, bạn gái. Hoạt động bẻ. Học sinh tự trả lời theo ý thích. Có. Bẻ gãy, bẻ ngón tay,… Dấu sắc: bé bập bẹ nói, bé đi. Dấu hỏi: mẹ bẻ cổ áo cho bé. Dấu nặng: bẹ chuối. Đại diện mỗi nhóm 3 em thi tìm tiếng giữa 2 nhóm với nhau. Viết bài ở nhà, xem bài mới. Môn : Học vần BÀI: THANH HUYỀN – THANH NGÃ I.Mục tiêu: Sau bài học học sinh : -Nhận biết được dấu và các thanh: huyền, ngã. -Ghép được tiếng bè, bẽ. -Biết được các dấu và thanh “huyền, ngã” ở tiếng chỉ đồ vật, sự vật và các tiếng trong sách báo. -Phát triển lời nói tự nhiên theo nội dung: Nói về bè và tác dụng của nó trong đời sống. II.Đồ dùng dạy học: -Giấy ô li phóng to hoặc bảng kẻ ô li. -Các vật tựa hình dấu huyền, ngã. -Tranh minh họa hoặc các vật thật các tiếng: dừa, mèo, gà, cò, vẽ, gỗ, võ, vòng. -Tranh minh họa cho phần luyện nói: bè. -Sưu tầm các tranh ảnh hoặc sách báo có các tiếng mang dấu và chữ mới học. III.Các hoạt động dạy học : Hoạt động giáo viên Hoạt động học sinh 1.KTBC : Hỏi bài trước. Gọi 2 – 3 em viết dấu sắc, dấu hỏi, dấu nặng trên bảng con. Gọi 3 – 5 em đọc tiếng bẻ, bẹ… Gọi 3 học sinh lên bảng ghi dấu thanh đã học (sắc, hỏi, nặng) trong các tiếng: củ cải, nghé ọ, đu đủ, cổ áo, xe cộ, cái kẹo. Viết bảng con dấu hỏi, nặng. GV nhận xét chung. 2.Bài mới: 2.1 Giới thiệu bài Dấu huyền. GV treo tranh để học sinh quan sát và thảo luận. Các tranh này vẽ những gì? GV viết lên bảng các tiếng có thanh huyền trong bài và nói, các tiếng này giống nhau ở chổ đều có dấu thanh huyền. Hôm nay, cô sẽ giới thiệu với các em dấu huyền. GV viết dấu huyền lên bảng và nói. Tên của dấu này là dấu huyền. Dấu ngã. GV treo tranh để hoc sinh quan sát và thảo luận. Các tranh này vẽ những gì? GV viết lên bảng các tiếng có thanh ngã trong bài và nói, các tiếng này giống nhau ở chổ đều có dấu thanh ngã. Cô sẽ giới thiệu tiếp với các em dấu ngã. GV viết dấu ngã lên bảng và nói. Tên của dấu này là dấu ngã. 2.2 Dạy dấu thanh: GV đính dấu huyền lên bảng. Nhận diện dấu Hỏi: Dấu huyền có nét gì? So sánh dấu huyền và dấu sắc có gì giống và khác nhau. Yêu cầu học sinh lấy dấu huyền ra trong bộ chữ của học sinh. Nhận xét kết quả thực hành của học sinh. GV đính dấu ngã lên bảng và cho học sinh nhận diện dấu ngã (dấu ngã là một nét móc nằm ngang có đuôi đi lên). Yêu cầu học sinh lấy dấu ngã ra trong bộ chữ của học sinh. Nhận xét kết quả thực hành của học sinh. b) Ghép chữ và đọc tiếng Yêu cầu học sinh ghép tiếng be đã học. GV nói: Tiếng be khi thêm dấu huyền ta được tiếng bè. Viết tiếng bè lên bảng. Yêu cầu học sinh ghép tiếng bè trên bảng cài. Gọi học sinh phân tích tiếng bè. Hỏi : Dấu huyền trong tiếng bè được đặt ở đâu ? GV lưu ý cho học sinh khi đặt dấu huyền (không đặt quá xa con chữ e, cũng không đặt quá sát con chữ e, mà đặt ở bên trên con chữ e một chút) GV phát âm mẫu : bè Yêu cầu học sinh phát âm tiếng bè. GV cho học sinh thảo luận và hỏi: Ai có thể tìm cho cô các từ có tiếng bè. GV cho học sinh phát âm nhiều lần tiếng bè. Sửa lỗi phát âm cho học sinh Ghép tiếng bẽ tương tự tiếng bè. So sánh tiếng bè và bẽ Gọi học sinh đọc bè – bẽ. c) Hướng dẫn viết dấu thanh trên bảng con: Viết dấu huyền. Gọi học sinh nhắc lại dấu huyền giống nét gì? GV vừa nói vừa viết dấu huyền lên bảng cho học sinh quan sát. Các em viết dấu huyền giống như dấu sắc nhưng nghiêng về trái. Các em nhớ đặt bút từ trên, sau đó kéo một nét xiên xuống theo chiều tay cầm bút. Dấu huyền có độ cao gần 1 li. Các em chú ý không viết quá đứng, gần như nét sổ thẳng nhưng cũng không nên quá nghiêng về bên trái gần như nét ngang. GV viết những trường hợp không đúng lên bảng để học sinh quan sát. Yêu cầu học sinh viết bảng con dấu huyền. GV sửa cho học sinh và nhắc nhở các em viết đi xuống chứ không kéo ngược lên. Hướng dẫn viết tiếng có dấu thanh huyền. Yêu cầu học sinh viết tiếng bè vào bảng con. Viết dấu ngã Dấu ngã có độ cao gần 1 li. Các em đặt bút ở bên dưới dòng kẻ của li, kéo đầu móc lên sao cho đuôi móc của dấu ngã lên chạm vào dòng kẻ trên của ô li. GV vừa nói vừa viết vào ô li phóng to cho học sinh quan sát . GV yêu cầu học sinh viết tiếng bẽ vào bảng con. Cho học sinh quan sát khi GV viết thanh ngã trên đầu chữ e. Viết mẫu bẽ Yêu cầu học sinh viết bảng con : bẽ Sửa lỗi cho học sinh. GV củng cố –hỏi lại bài 1HS đọc lại NX tiết học TD Tiết 2 2.3 Luyện tập a) Luyện đọc Gọi học sinh phát âm tiếng bè, bẽ Sửa lỗi phát âm cho học sinh b) Luyện viết GV yêu cầu học sinh tập tô bè, bẽ trong vở tập viết. Theo dõi và uốn nắn sửa sai cho học sinh. c) Luyện nói : GV treo tranh cho học sinh quan sát và thảo luận. Nội dung bài luyện nói của chúng ta hôm nay là bè và tác dụng của nó trong đời sống. -Trong tranh vẽ gì? -Bè đi trên cạn hay đi dưới nước? -Thuyền và bè khác nhau như thế nào? -Thuyền dùng để chở gì? -Những người trong bức tranh đang làm gì? -Tại sao người ta không dùng thuyền mà dùng bè? Nhận xét phần luyện nói của học sinh. 3.Củng cố : Gọi đọc bài trên bảng Thi tìm tiếng có dấu huyền, ngã trong sách báo… 4.Nhận xét, dặn dò: Học bài, xem bài ở nhà. Học sinh nêu tên bài trước. HS đọc bài, viết bài. Thực hiện bảng con. Mèo, gà, cò, cây dừa Đọc: Dấu huyền (nhiều em đọc). Các tranh này vẽ: Một em bé đang vẽ, khúc gỗ, cái võng, một bạn nhỏ đang tập võ Dấu ngã. Một nét xiên trái. Giống nhau: đều có một nét xiên. Khác nhau: dấu huyền nghiêng trái còn dấu sắc nghiêng phải Thực hiện trên bộ đồ dùng. Thực hiện trên bộ đồ dùng học tập. Thực hiện trên bảng cài. 1 em Đặt trên đầu âm e. bè bè chuối, chia bè, to bè, bè phái … Giống nhau: Đều có tiếng be. Khác nhau: Tiếng bè có dấu huyền trên đầu chữ e, còn tiếng bẽ có dấu ngã nằm trên chữ e. Học sinh đọc. Nghỉ 5 phút Một nét xiên trái. Học sinh theo dõi viết bảng con dấu huyền. Viết bảng con: bè Học sinh theo dõi viết bảng con dấu ngã. HS viết trên không Viết bảng con: bẽ Học sinh đọc bài trên bảng. Viết trên vở tập viết. Nghỉ 5 phút Vẽ bè Đi dưới nước. Thuyền có khoang chứa người hoặc hàng hoá. Bè không có khoang chứa và trôi bằng sức nước là chính. Chở hàng hoá và người. Đẩy cho bè trôi. Vận chuyển nhiều. Đại diện mỗi nhóm 3 em thi tìm tiếng giữa 2 nhóm với nhau. HS lắng nghe về nhà thực hiện Môn : Học vần BÀI: BE – BÈ – BÉ – BẺ – BẸ – BẼ I.Mục tiêu : Sau bài học học sinh có thể: -Nắm vững các âm e, b và các dấu thanh đã học. -Biết ghép b với e và be cùng các dấu thanh để thành các tiếng mới. -Phân biệt được các sự vật, sự việc, người được thể hiện qua các tiếng khác nhau bởi dấu thanh. II.Đồ dùng dạy học: -Bảng phụ kẻ bảng ôn: b, e, be, huyền, sắc, hỏi, ngã, nặng. -Tranh minh hoạ hoặc các mẫu vật của các tiếng bè, bé, bẻ, bẹ -Mẫu vật minh hoạ cho từ be, bé (quyển sổ nhỏ, bộ quần áo của trẻ nhỏ). -Các tranh minh hoạ phần luyện nói. Chú ý các cặp thanh: dê/dế, dưa/dừa, cỏ/cọ, vó/võ. III.Các hoạt động dạy học : Hoạt động giáo viên Hoạt động học sinh 1.KTBC : GV cho học sinh viết bảng con (2 học sinh viết bảng lớp) dấu huyền, ngã. GV giơ bảng con viết “bè” “bẽ” rồi gọi học sinh đọc 2 học sinh lên bảng chỉ các dấu huyền, ngã trong các tiếng kẽ, bè, kè, vẽ. 2.Bài mới: 2.1 Giới thiệu bài: Ghi tựa Gọi học sinh nhắc lại các âm và các dấu thanh đã học. Nhắc lại các tiếng có các âm và dấu thanh đã học. GV ghi các âm, dấu thanh, tiếng học sinh đưa ra ở một bên bảng. Yêu cầu học sinh quan sát tranh vẽ ở đầu bài và trả lời các câu hỏi: Tranh vẽ ai? Tranh vẽ cái gì? Gọi học sinh đọc những từ bên cạnh những hình vẽ này. 2.2 Ôn tập a) Chữ, âm e, b và ghép e, b thành tiếng be GV yêu cầu học sinh tìm trong bộ chữ b, e và ghép thành tiếng be. GV gắn bảng mẫu (hoặc vẽ) lên bảng. Yêu cầu học sinh nhìn lên bảng và đọc. GV chỉnh sửa phát âm cho học sinh. b) Dấu thanh và ghép be với các dấu thanh thành tiếng: GV treo bảng phụ (hoặc vẽ trực tiếp lên bảng lớp) Yêu cầu cả lớp đọc tiếng be và các dấu thanh. “be”, thêm dấu huyền thì được tiếng gì GV viết lên bảng. GV hỏi: tiếng “be” thêm dấu gì để được tiếng bé? GV cho học sinh dùng bộ chữ, ghép be và dấu thanh để được các tiếng bẻ, bẽ, be, và ghép tiếp vào bảng GV nói: chỉ cần thay đổi các dấu thanh khác nhau chúng ta sẽ được các tiếng khác nhau để chỉ các sự vật khác nhau. Gọi 2 học sinh lên bảng đọc. GV chỉnh sửa phát âm cho học sinh. c) Các từ tạo nên từ e, b và các dấu thanh Từ âm e, b và các dấu thanh của chúng có thể tạo ra các từ khác nhau: “be be” – là tiếng của bê hoặc dê con. “bè bè” – to, bành ra hai bên. “be bé” – chỉ người hay vật nhỏ, xinh xinh. Gọi học sinh đọc. GV chỉnh sửa phát âm cho học sinh. Hướng dẫn viết tiếng trên bảng con GV viết mẫu lên bảng theo khung ô li đã được phóng to. GV cũng có thể viết hoặc tô lại chữ viết trên bảng con, yêu cầu học sinh quan sát, viết lên không trung để định hình cách viết. GV thu một số bảng viết tốt và chưa tốt của học sinh. Gọi một số em nhận xét. GV củng cố –hỏi lại bài 1HS đọc lại NX tiết học TD Tiết 2 2.3 Luyện tập a) Luyện đọc Gọi học sinh lần lượt phát âm các tiếng vừa ôn trong tiết 1 theo nhóm, bàn, cá nhân. GV sửa âm cho học sinh. GV giới thiệu tranh minh hoạ “be bé” Học sinh quan sát tranh và trả lời câu hỏi Tranh vẽ gì? Em bé và các đồ vật được vẽ như thế nào? Thế giới đồ chơi của các em là sự thu lại của thế giới có thực mà chúng ta đang sống. Vì vậy tranh minh hoạ có tên: be bé. Chủ nhân cũng bé, đồ vật cũng bé bé và xinh xinh. Gọi học sinh đọc. GV chỉnh sửa phát âm cho học sinh. b) Luyện viết Học sinh tô các tiếng còn lại trong vở Tập viết. c) Luyện nói: các dấu thanh và sự phân biệt các từ theo dấu thanh. GV hướng dẫn học sinh quan sát các cặp tranh theo chiều dọc GV hỏi: Tranh thứ nhất vẽ gì? Tranh thứ hai theo chiều dọc vẽ gì? “dê” thêm dấu thanh gì dể được tiếng “dế” Tương tự GV hướng dẫn học sinh quan sát và rút ra nhận xét: Mỗi cặp tranh thể hiện các từ khác nhau bởi dấu thanh (dưa/ dừa, cỏ/ cọ, vó, võ). Treo tranh minh hoạ phần luyện nói. GV gợi ý bằng hệ thống câu hỏi, giúp học sinh nói tốt theo chủ đề. Gọi học sinh nhắc lại những sự vật có trong tranh. Các con đã trông thấy các con vật, cây cỏ, đồ vật, người tập võ, … này chưa? Ở đâu? Cho học sinh nêu một số đặc điểm của con vật, các quả : Quả dừa dùng để làm gì? Khi ăn dưa có vị như thế nào? Màu sắc của dưa khi bổ ra sao? Trong số các tranh này con thích nhất tranh nào? Tại sao con thích? Trong các bức tranh này, bức nào vẽ người, người đó đang làm gì? Con có quen biết ai tập võ không? Con thích tập võ không? Tại sao con thích? Nhận xét phần luyện nói của học sinh. 3.Củng cố: Hỏi tên bài. Gọi đọc bài. 4.Nhận xét, dặn dò: Nhận xét tiết học, tuyên dương. Dặn học bài, xem bài ở nhà. Thực hiện bảng con. Học sinh đọc. Chỉ trên bảng lớp. E, b, be, huyền, sắc, hỏi, ngã ,nặng. em bé, người đang bẻ ngô. Bẹ cau, dừa, bè trên sông. Học sinh đọc. Học sinh thực hành tìm và ghép. Nhận xét bổ sung cho các bạn đã ghép chữ. Học sinh đọc. Học sinh đọc. Bè. Dấu sắc. Thực hiện trên bảng cài. Học sinh đọc bảng. Nhiều học sinh đọc lại. Nghỉ 5 phút Quan sát, viết lên không trung. Viết bảng con: Be, bè, bé, bẻ, bẽ, bẹ Học sinh đọc. Em bé đang chơi đồ chơi. Đẹp, nhỏ, xinh xinh, be bé. Học sinh đọc: be bé Nghỉ 5 phút Thực hiện trong VTV Con dê. Con dế Dấu sắc. Công viên, vườn bách thú, …. Ăn, nước để uống. Ngọt, đỏ, … Trả lời theo ý thích. Đọc bài trên bảng. Học sinh lắng nghe, thực hành ở nhà. Môn : Học vần BÀI : Ê , V I.Mục tiêu : Sau bài học học sinh có thể: -Đọc và viết được: e, v, bê, ve. -Đọc được các từ ngữ và câu ứng dụng. -Phát triển lời nói tự nhiên theo chủ đề: bế bé. -Nhận ra được chữ ê, v trong các từ của một đoạn văn. II.Đồ dùng dạy học: -Sách TV1 tập I, vở tập viết 1 tập I -Bộ ghép chữ tiếng Việt. -Tranh minh hoạ từ khoá. -Tranh minh hoạ câu ứng dụng và luyện nói. III.Các hoạt động dạy học : Hoạt động giáo viên Hoạt động học sinh 1.KTBC : Hỏi bài trước. Đọc sách kết hợp bảng con. Viết bảng con. GV nhận xét chung. 2.Bài mới: GV giới thiệu tranh rút ra âm ê, v ghi bảng. a) Nhận diện chữ: GV hỏi: Chữ ê có gì khác (giống) với chữ e chúng ta đã học. Nhận xét, bổ sung. b) Phát âm và đánh vần tiếng: -Phát âm. GV phát âm mẫu: âm ê. Lưu ý học sinh khi phát âm mở miệng rộng hơn đọc âm e. -Giới thiệu tiếng: GV gọi học sinh đọc âm ê. GV theo dõi, chỉnh sữa cho học sinh. Có âm ê muốn có tiếng bê ta là như thế nào? Yêu cầu học sinh cài tiếng bê. GV nhận xét và ghi tiếng bê lên bảng. Gọi học sinh phân tích . Hướng dẫn đánh vần GV hướng dẫn đánh vần 1 lân. Gọi đọc sơ đồ 1. GV chỉnh sữa cho học sinh. Âm v (dạy tương tự âm ê). - Chữ “v” gồm một nét móc 2 đầu và một nét thắt nhỏ, nhưng viết liền một nét bút. - So sánh chữ “v và chữ “b”. Đọc lại 2 cột âm. Viết bảng con: ê – bê, v – ve. GV nhận xét và sửa sai. Dạy tiếng ứng dụng: GV ghi lên bảng: bê – bề – bế, ve – vè – vẽ. GV gọi học sinh đánh vần và đọc trơn tiếng. Gọi học sinh đọc trơn tiếng ứng dụng. Gọi học sinh đọc toàn bảng. 3.Củng cố tiết 1: Tìm tiếng mang âm mới học Đọc lại bài NX tiết 1. Tiết 2 Tiết 2 : Luyện đọc trên bảng lớp. Đọc âm, tiếng, từ lộn xộn. GV nhận xét. - Luyện câu: Giới thiệu tranh rút câu ghi bảng: bé vẽ bê. Gọi đánh vần tiếng vè, đọc trơn tiếng. Gọi đọc trơn toàn câu. GV nhận xét. - Luyện nói: Chủ đề luyện nói hôm nay là gì nhỉ? GV nêu câu hỏi SGK. GV giáo dục tư tưởng tình cảm. - Đọc sách kết hợp bảng con. GV đọc mẫu. Gọi học sinh đọc sách kết hợp đọc tiếng từ ở bảng con. GV nhận xét cho điểm. -Luyện viết: GV cho học sinh luyện viết ở vở Tiếng Việt trong 3 phút. GV hướng dẫn học sinh viết trên bảng. Theo dõi và sữa sai. Nhận xét cách viết. 4.Củng cố : Gọi đọc bài, tìm tiếng mới mang âm mới học 5.Nhận xét, dặn dò: TD- Nhắc nhở Dặn về nhà học bài Viết bài ở nhà, xem bài mới. Học sinh nêu tên bài trước. Học sinh đọc bài. N1: bè bè, N2: be bé Giống nhau: đều viết bởi một nét thắt. Khác: Chữ ê có thêm mũ ở trên chữ e. Lắng nghe. CN 6 em, nhóm 1, nhóm 2. Ta cài âm b trước âm ê. Cả lớp 1 em CN đánh vần 4 em, đọc trơn 4 em, nhóm 1, nhóm 2. CN 2 em. Lớp theo dõi. Giống nhau: đều có nét thắt ỏ điểm kết thúc. Khác nhau: Âm v không có nét khuyết trên. CN 2 em. Nghỉ 5 phút. Toàn lớp. HS viết trên không Viết bảng con CN 6 em, nhóm 1, nhóm 2. 1 em. Đại diện 2 nhóm 2 em. CN 6 em, nhóm 1, nhóm 2. Học sinh tìm âm mới học trong câu (tiếng vẽ, bê). CN 6 em. CN 7 em. “bế bé”. Học sinh trả lời. CN 10 em Nghỉ 5 phút. Toàn lớp thực hiện. Lắng nghe. HS nêu tên bài vừa học Thi tìm theo nhóm . -Lắng nghe –về nhà Viết bài ở nhà, xem bài mới. Môn : Tập viết BÀI : E – B – BÉ I.Mục tiêu : -Giúp học sinh nắm được nội dung bài viết, đọc được các tiếng: e, b, bé. -Viết đúng độ cao các con chữ. -Biết cầm bút, tư thế ngồi viết. II.Đồ dùng dạy học: -Mẫu viết bài 2, vở viết, bảng … . III.Các hoạt động dạy học : Hoạt động giáo viên Hoạt động học sinh 1.KTBC: Hỏi tên bài cũ. Gọi 2 học sinh lên bảng viết. Nhận xét bài cũ. 2.Bài mới : Qua mẫu viết GV giới thiệu và ghi tựa bài. GV hướng dẫn HS quan sát bài viết. GV viết mẫu, vừa viết vừa nêu cách viết. Gọi học sinh đọc nội dung bài viết. Phân tích độ cao, khoảng cách các chữ ở bài viết. HS viết bảng con. GV nhận xét sửa sai. Nêu yêu cầu số lượng viết ở vở tập viết cho học sinh thực hành. 3.Thực hành : Cho học sinh viết bài vào tập. GV theo dõi nhắc nhở động viên một số em viết chậm, giúp các em hoàn thành bài viết 4.Củng cố : Hỏi lại tên bài viết. Thu vở chấm một số em. Nhận xét tuyên dương. 5.Dặn dò : Viết bài ở nhà, xem bài mới. 1 học sinh nêu tên bài viết tuần trước, 2 học sinh lên bảng viết: các nét cơ bản. Học sinh viết bảng con các nét trên. HS nêu tựa bài. HS theo dõi ở bảng lớp. e, b, bé. Học sinh nêu : các con chữ được viết cao 5 dòng kẽ là: b (bé). Con chữ viết cao 2 dòng kẽ. Khoảng cách giữa các chữ bằng 1 vòng tròn khép kín. Học sinh viết 1 số từ khó. HS thực hành bài viết. HS nêu: e, b, bé. HS lắng nghe - Viết bài ở nhà, xem bài mới. Môn : Học vần BÀI : L , H I.Mục tiêu : Sau bài học học sinh có thể: -Đọc và viết được: l, h, lê, hè. -Đọc được các từ ngữ và câu ứng dụng ve ve ve, hè về. -Phát triển lời nói tự nhiên theo chủ đề: le le. -Nhận ra được chữ l, h trong các từ của một đoạn văn bản bất kì. II.Đồ dùng dạy học: -Sách TV1 tập I, vở tập viết 1 tập I -Bộ ghép chữ tiếng Việt. -Tranh minh hoạ từ khoá lê, hè. -Tranh minh hoạ câu ứng dụng: “ve ve ve, hè về”,phân luyện nói “le le”. III.Các hoạt động dạy học : Hoạt động giáo viên Hoạt động học sinh 1.KTBC : Hỏi bài trước. Đọc sách kết hợp bảng con. Chia lớp thành 2 nhóm viết bảng con. GV nhận xét chung. 2.Bài mới: 2.1. Giới thiệu bài GV treo tranh, yêu cầu học sinh quan sát và trả lời câu hỏi: -Các tranh này vẽ gì? GV viết bảng: lê, hè. Trong tiếng lê và hè, chữ nào đã học? Hôm nay chúng ta sẽ học các chữ mới còn lại: l, h. GV viết bảng l, h. 2.2. Dạy chữ ghi âm. a) Nhận diện chữ: GV hỏi: Chữ l giống với chữ nào đã học? Yêu cầu học sinh so sánh chữ l viết thường với chữ b viết thường. Yêu cầu học sinh tìm âm l trên bộ chữ. Nhận xét, bổ sung. b) Phát âm và đánh vần tiếng: -Phát âm. GV phát âm mẫu: âm l. Lưu ý học sinh khi phát âm l, lưỡi cong lên chạm lợi, hơi đi ra phía 2 bên rìa lưỡi, xát nhẹ. -Giới thiệu tiếng: GV gọi học sinh đọc âm l. GV theo dõi, chỉnh sữa cho học sinh. Có âm l muốn có tiếng lê ta làm như thế nào? Yêu cầu học sinh cài tiếng lê. GV nhận xét và ghi tiếng lê lên bảng. Gọi học sinh phân tích . Hướng dẫn đánh vần GV hướng dẫn đánh vần 1 lân. Gọi đọc sơ đồ 1. GV chỉnh sữa cho học sinh. Âm h (dạy tương tự âm l). - Chữ “h” gồm 2 nét, nét khuyết trên và nét móc 2 đầu. - So sánh chữ “h và chữ “l”. Đọc lại 2 cột âm. Viết bảng con: l – lê, h – hè. GV nhận xét và sửa sai. Dạy tiếng ứng dụng: GV ghi lên bảng: lê – lề – lễ, he – hè – hẹ. GV gọi học sinh đánh vần và đọc trơn tiếng. Gọi học sinh đọc trơn tiếng ứng dụng. Gọi học sinh đọc toàn bảng. 3.Củng cố tiết 1: Tìm tiếng mang âm mới học Đọc lại bài NX tiết 1. Tiết 2 Tiết 2 : Luyện đọc trên bảng lớp. Đọc âm, tiếng, từ lộn xộn. GV nhận xét. - Luyện câu: GV trình bày tranh, yêu cầu học sinh quan sát và trả lời câu hỏi: Tranh vẽ gì? Tiếng ve kêu thế nào? Tiếng ve kêu báo hiệu điều gì? Từ tranh GV rút câu ghi bảng: ve ve ve, hè về. Gọi đánh vần tiếng hè, đọc tr

File đính kèm:

  • docGiao an Hoc van-TV T02.doc
Giáo án liên quan