Giáo án Học vần 1 tuần 26 - Trường tiểu học Minh Khai

Môn : Tập đọc

BÀI: MẸ VÀ CÔ

I.Mục tiêu:

1. Học sinh đọc trơn cả bài. Đọc đúng các tiếng có phụ âm đầu: l, s, ch, tr; các từ ngữ: lòng mẹ, lặn, lon ton, sáng, sà, chạy, chân trời.

-Biết nghỉ hới sau mỗi dòng thơ.

2. Ôn các vần uôi, ươi; tìm được tiếng, nói được câu có chứa tiếng có vần uôi và ươi.

3. Hiểu từ ngữ trong bài: sà vào, lon ton, chân trời. Hiểu được tình cảm yêu mẹ, yêu cô giáo của bé.

-Biết nói lời chia tay giữa bé và mẹ trước khi bé vào lớp, giữa bé và cô trước khi bé ra về. HTL bài thơ.

II.Đồ dùng dạy học:

-Tranh minh hoạ bài đọc SGK.

-Bộ chữ của GV và học sinh.

 

doc7 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1199 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Học vần 1 tuần 26 - Trường tiểu học Minh Khai, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Môn : Tập đọc BÀI: MẸ VÀ CÔ I.Mục tiêu: Học sinh đọc trơn cả bài. Đọc đúng các tiếng có phụ âm đầu: l, s, ch, tr; các từ ngữ: lòng mẹ, lặn, lon ton, sáng, sà, chạy, chân trời. -Biết nghỉ hới sau mỗi dòng thơ. Ôn các vần uôi, ươi; tìm được tiếng, nói được câu có chứa tiếng có vần uôi và ươi. Hiểu từ ngữ trong bài: sà vào, lon ton, chân trời. Hiểu được tình cảm yêu mẹ, yêu cô giáo của bé. -Biết nói lời chia tay giữa bé và mẹ trước khi bé vào lớp, giữa bé và cô trước khi bé ra về. HTL bài thơ. II.Đồ dùng dạy học: -Tranh minh hoạ bài đọc SGK. -Bộ chữ của GV và học sinh. III.Các hoạt động dạy học : Hoạt động giáo viên Hoạt động học sinh 1.KTBC : Hỏi bài trước. Gọi 2 học sinh đọc bài và trả lời các câu hỏi trong bài Mưu của chú Sẻ. GV nhận xét chung. 2.Bài mới: GV giới thiệu tranh, giới thiệu bài và rút tựa bài ghi bảng. Hướng dẫn học sinh luyện đọc: Đọc mẫu bài văn lần 1 (giọng dịu dàng, tình cảm). Tóm tắt nội dung bài: Đọc mẫu lần 2 ( chỉ bảng), đọc nhanh hơn lần 1. Luyện đọc tiếng, từ ngữ khó: Cho học sinh thảo luận nhóm để tìm từ khó đọc trong bài, giáo viên gạch chân các từ ngữ các nhóm đã nêu. Chân trời: (tr ¹ ch, ăt ¹ ăc), lòng mẹ: (lá: l ¹ n), sáng: (âm s vần ang: ang ¹ an) Lon ton: (on ¹ ong). Học sinh luyện đọc từ ngữ kết hợp giải nghĩa từ. Các em hiểu như thế nào là Sà vào ? Lon ton là dáng đi như thế nào ? Luyện đọc câu: Gọi học sinh đọc trơn câu theo cách: mỗi em tự đọc nhẩm từng chữ ở câu thứ nhất, tiếp tục với các câu sau. Sau đó giáo viên gọi 1 học sinh đầu bàn đọc câu 1, các em khác tự đứng lên đọc nối tiếp các câu còn lại. Luyện đọc đoạn: (có 2 đoạn) Cho học sinh đọc từng đoạn nối tiếp nhau, mỗi khổ thơ là một đoạn. Đọc cả bài. Luyện tập: Ôn các vần ăm, ăp. Giáo viên treo bảng yêu cầu: Bài tập 1: Tìm tiếng trong bài có vần uôi ? Bài tập 2: Tìm tiếng ngoài bài có vần uôi, ươi ? Bài tập 3: Nói câu có chứa tiếng mang vần uôi, ươi: Giáo viên nhắc học sinh nói cho trọn câu để người khác hiểu, tránh nói câu tối nghĩa. Gọi học sinh đọc lại bài, giáo viên nhận xét. 3.Củng cố tiết 1: Tiết 2 4.Tìm hiểu bài và luyện đọc: Hỏi bài mới học. Gọi 2 học sinh đọc bài, cả lớp đọc thầm và trả lời các câu hỏi: Đọc những dòng thơ nói lên tình yêu của bé : + Với cô giáo. + Với mẹ Gọi học sinh đọc lại khổ thơ thứ hai và hỏi: Hai chân trời của bé là những ai? Nhận xét học sinh trả lời. Giáo viên đọc diễn cảm cả bài. Gọi học sinh thi đọc diễn cảm toàn bài văn. Luyện HTL cả bài thơ. Luyện nói: Tập nói lời chào Giáo viên nêu yêu cầu của bài tập. Cho học sinh: 1 em đóng vai mẹ và 1 em đóng vai bé, nhìn tranh mẫu 1 trong SGK để tập nói lời chia tay của bé và mẹ trước khi vào lớp. Sau đó cặp học sinh khác đóng vai bé và cô giáo để tập nói lời chia tay của bé với cô giáo trước khi ra về. 5.Củng cố: Hỏi tên bài, gọi đọc bài, nêu lại nội dung bài đã học. 6.Nhận xét dặn dò: Về nhà đọc lại bài nhiều lần, xem bài mới. Học sinh nêu tên bài trước. 2 học sinh đọc bài và trả lời câu hỏi: Học sinh khác nhận xét bạn đọc bài và trả lời các câu hỏi. Nhắc tựa. Lắng nghe. Lắng nghe và theo dõi đọc thầm trên bảng. Thảo luận nhóm rút từ ngữ khó đọc, đại diện nhóm nêu, các nhóm khác bổ sung. 5, 6 em đọc các từ khó trên bảng. Sà vào: Chạy nhanh vào lòng mẹ (kèm theo động tác). Lon ton: Dáng đi dáng chạy nhanh nhẹn, hồi hộp của em bé. Học sinh lần lượt đọc các câu theo yêu cầu của giáo viên. Các học sinh khác theo dõi và nhận xét bạn đọc. Đọc nối tiếp 2 em, thi đọc đoạn giữa các nhóm. 2 em, lớp đồng thanh. Nghỉ giữa tiết Buổi. Các nhóm thi đua tìm và ghi vào giấy các tiếng có vần uôi, ươi ngoài bài, trong thời gian 2 phút, nhóm nào tìm và ghi đúng được nhiều tiếng nhóm đó thắng. Ví dụ: cuối ngày, duỗi chân, múi bưởi, điểm mười … . Đọc mẫu câu trong bài (dòng suối chảy êm ả. Bông hoa tươi thắm khoe sắc dưới ánh mặt trời.) Các em chơi trò chơi thi nói câu chứa tiếng tiếp sức. Mẹ và cô. 2 em. Buổi sáng bé chào mẹ – Chạy tới ôn cổ cô. Buổi chiều bé chào cô – Rồi sà vào lòng mẹ. Hai chân trời của bé là Mẹ và Cô. Học sinh rèn đọc diễn cảm. Học sinh rèn HTL theo hướng dẫn của giáo viên. Lắng nghe. Học sinh lớp theo dõi các bạn và cô giáo hướng dẫn làm mẫu. Các cặp học sinh thi đóng vai và luyện nói theo mẫu qua 2 tranh gợi ý và mẫu của 2 cặp học sinh trước đó. Nhắc tên bài và nội dung bài học. 1 học sinh đọc lại bài. Chào hỏi cha mẹ khi đi học, thưa cô khi ra về … . Môn : Chính tả (tập chép) BÀI : MẸ VÀ CÔ I.Mục tiêu: -HS chép lại chính xác, trình bày đúng khổ 1 của bài: Mẹ và cô. -Làm đúng các bài tập chính tả: Điền vần uôi hoặc ươi, chữ g hoặc gh. II.Đồ dùng dạy học: -Bảng phụ, bảng nam châm. Nội dung khổ thơ cần chép và các bài tập 2, 3. -Học sinh cần có VBT. III.Các hoạt động dạy học : Hoạt động giáo viên Hoạt động học sinh 1.KTBC : Chấm vở những học sinh giáo viên cho về nhà chép lại bài lần trước. Gọi 2 học sinh lên bảng làm lại bài tập 2 và 3 tuần trước đã làm. Nhận xét chung về bài cũ của học sinh. 2.Bài mới: GV giới thiệu bài ghi tựa bài. 3.Hướng dẫn học sinh tập chép: Gọi học sinh nhìn bảng đọc khổ thơ cần chép (giáo viên đã chuẩn bị ở bảng phụ). Cả lớp đọc thầm đoạn văn và tìm những tiếng các em thường viết sai: buổi sáng, chiều… . Giáo viên nhận xét chung về viết bảng con của học sinh. Thực hành bài viết (chép chính tả). Hướng dẫn các em tư thế ngồi viết, cách cầm bút, đặt vở, cách viết đầu bài, cách viết chữ đầu của đoạn văn thụt vào 3 ô, phải viết hoa chữ cái bắt đầu mỗi dòng thơ. Cho học sinh nhìn bài viết ở bảng từ hoặc SGK để viết. Hướng dẫn học sinh cầm bút chì để sữa lỗi chính tả: Giáo viên đọc thong thả, chỉ vào từng chữ trên bảng để học sinh soát và sữa lỗi, hướng dẫn các em gạch chân những chữ viết sai, viết vào bên lề vở. Giáo viên chữa trên bảng những lỗi phổ biến, hướng dẫn các em ghi lỗi ra lề vở phía trên bài viết. Thu bài chấm 1 số em. 4.Hướng dẫn làm bài tập chính tả: Học sinh nêu yêu cầu của bài trong vở BT Tiếng Việt. Đính trên bảng lớp 2 bảng phụ có sẵn 2 bài tập giống nhau của các bài tập. Gọi học sinh làm bảng từ theo hình thức thi đua giữa các nhóm. Nhận xét, tuyên dương nhóm thắng cuộc. 5.Nhận xét, dặn dò: Yêu cầu học sinh về nhà chép lại khổ thơ cho đúng, sạch đẹp, làm lại các bài tập. Chấm vở 3 học sinh yếu hay viết sai đã cho về nhà viết lại bài. 2 học sinh làm bảng. Học sinh khác nhận xét bài bạn làm trên bảng. Học sinh nhắc lại. 2 học sinh đọc, học sinh khác dò theo bài bạn đọc trên bảng từ. Học sinh đọc thầm và tìm các tiếng khó hay viết sai: tuỳ theo học sinh nêu nhưng giáo viên cần chốt những từ học sinh sai phổ biến trong lớp. Học sinh viết vào bảng con các tiếng hay viết sai. Học sinh thực hiện theo hướng dẫn của giáo viên. Học sinh tiến hành chép bài vào tập vở. Học sinh đổi vở và sữa lỗi cho nhau. Học sinh ghi lỗi ra lề theo hướng dẫn của giáo viên. Điền vần uôi hoặc ươi. Điền chữ g hoặc gh. Học sinh làm VBT. Các em thi đua nhau tiếp sức điền vào chỗ trống theo 2 nhóm, mỗi nhóm đại diện 5 học sinh. Giải Khánh năm tuổi đã theo anh ra vườn tưới cây. Nhờ anh em Khánh chăm tưới, cây cối trong vườn rất tươi tốt. Gánh thóc, ghi chép. Học sinh nêu lại bài viết và các tiếng cần lưu ý hay viết sai, rút kinh nghiệm bài viết lần sau. Môn: Tập viết BÀI: TÔ CHỮ HOA H I.Mục tiêu: -Giúp HS biết tô chữ hoa H. -Viết đúng các vần uôi, ươi, các từ ngữ: nải chuối, tưới cây – chữ thường, cỡ vừa, đúng kiểu, đều nét, đưa bút theo đúng quy trình viết; dãn đúng khoảng cách giữa các con chữ theo mẫu chữ trong vở tập viết. II.Đồ dùng dạy học: Bảng phụ viết sẵn mẫu chữ trong nội dung luyện viết của tiết học. -Chữ hoa: H đặt trong khung chữ (theo mẫu chữ trong vở tập viết) -Các vần và các từ ngữ (đặt trong khung chữ). III.Các hoạt động dạy học : Hoạt động giáo viên Hoạt động học sinh 1.KTBC: Kiểm tra bài viết ở nhà của học sinh, chấm điểm 2 bàn học sinh. Gọi 2 em lên bảng viết, cả lớp viết bảng con các từ: vườn hoa, ngát hương. Nhận xét bài cũ. 2.Bài mới : Qua mẫu viết GV giới thiệu và ghi tựa bài. GV treo bảng phụ viết sẵn nội dung tập viết. Nêu nhiệm vụ của giờ học: Tập tô chữ, tập viết các vần và từ ngữ ứng dụng đã học trong các bài tập đọc. Hướng dẫn tô chữ hoa: Hướng dẫn học sinh quan sát và nhận xét: Nhận xét về số lượng và kiểu nét. Sau đó nêu quy trình viết cho học sinh, vừa nói vừa tô chữ trong khung chữ. Hướng dẫn viết vần, từ ngữ ứng dụng: Giáo viên nêu nhiệm vụ để học sinh thực hiện (đọc, quan sát, viết). 3.Thực hành : Cho HS viết bài vào tập. GV theo dõi nhắc nhở động viên một số em viết chậm, giúp các em hoàn thành bài viết tại lớp. 4.Củng cố : Gọi HS đọc lại nội dung bài viết và quy trình tô chữ H. Thu vở chấm một số em. Nhận xét tuyên dương. 5.Dặn dò: Viết bài ở nhà phần B, xem bài mới. Học sinh mang vở tập viết để trên bàn cho giáo viên kiểm tra. 2 học sinh viết trên bảng, lớp viết bảng con các từ: vườn hoa, ngát hương. Học sinh nêu lại nhiệm vụ của tiết học. Học sinh quan sát chữ hoa H trên bảng phụ và trong vở tập viết. Học sinh quan sát giáo viên tô trên khung chữ mẫu. Viết bảng con. Học sinh đọc các vần và từ ngữ ứng dụng, quan sát vần và từ ngữ trên bảng phụ và trong vở tập viết. Viết bảng con Thực hành bài viết theo yêu cầu của giáo viên và vở tập viết. Nêu nội dung và quy trình tô chữ hoa, viết các vần và từ ngữ. Hoan nghênh, tuyên dương các bạn viết tốt. Môn : Tập đọc BÀI: QUYỂN VỞ CỦA EM. I.Mục tiêu: Học sinh đọc trơn cả bài thơ. Cụ thể: -Phát âm đúng các từ ngữ: Quyển vở, ngăy ngắn, xếp hàng, mát rượi, nắn nót, mới tinh, tính nết, trò ngoan. -Tốc độ đọc tối thiểu 25 đến 30 tiếng / phút. -Biết nghỉ hơi đúng sau mỗi câu. Ôn các vần iêt, uyêt; tìm được tiếng, nói được câu chứa tiếng có vần iêt, uyêt. Hiểu từ ngữ trong bài. Ngay ngắn, nắn nót. Hiểu được tình cảm yêu mến quyển vở của bạn nhỏ trong bài. Từ đó có ý thức giữ vở sạch, đẹp. -Nói được một cách tự nhiên về quyển vở của mình. II.Đồ dùng dạy học: -Tranh minh hoạ bài đọc SGK. -Bộ chữ của GV và học sinh. III.Các hoạt động dạy học : Hoạt động giáo viên Hoạt động học sinh 1.KTBC : Hỏi bài trước. Gọi 2 học sinh đọc thuộc lòng bài: “Mẹ và cô” và trả lời câu hỏi 1 và 2 trong bài. Gọi 2 học sinh viết bảng lớp, cả lớp viết bảng con: buổi sáng, đám cưới, nải chuối, tưới cây. GV nhận xét chung. 2.Bài mới: GV giới thiệu tranh, giới thiệu bài và rút tựa bài ghi bảng. Hôm nay chúng ta học bài thơ: Quyển vở cua em. Quyển vở có đặc điểm như thế nào? Là học sinh em phải giữ vở ra sao ? Đọc bài thơ các em sẽ hiểu rõ điều đó. Hướng dẫn học sinh luyện đọc: Đọc mẫu bài thơ lần 1 (giọng đọc vui, nhẹ nhàng). Tóm tắt nội dung bài: Đọc mẫu lần 2 ( chỉ bảng), đọc nhanh hơn lần 1. Luyện đọc tiếng, từ ngữ khó: Cho học sinh thảo luận nhóm để tìm từ khó đọc trong bài, giáo viên gạch chân các từ ngữ các nhóm đã nêu. Ngay ngắn: (ngắn: ăn ¹ ăng), mát rượi: (at ¹ ac), trò ngoan: (ngoan: oan ¹ oang), … Học sinh luyện đọc từ ngữ kết hợp giải nghĩa từ. Các em hiểu như thế nào là ngay ngắn? Nắn nót là viết như thế nào? Luyện đọc câu: Gọi em đầu bàn đọc câu thứ nhất (dòng thứ nhất). Các em sau tự đứng dậy đọc câu nối tiếp. Luyện đọc đoạn và cả bài thơ: Đọc nối tiếp từng khổ thơ. Thi đọc cả bài thơ. Giáo viên đọc diễn cảm lại bài thơ. Đọc đồng thanh cả bài. Luyện tập: Ôn vần iêt, uyêt. Giáo viên treo bảng yêu cầu: Bài tập 1: Tìm tiếng trong bài có vần iêt ? Bài tập 2: Tìm tiếng ngoài bài có vần iêt, uyêt ? Bài tập 3: Nói câu chứa tiếng có mang vần iêt hoặc uyêt Gọi HS đọc lại bài, giáo viên nhận xét. 3.Củng cố tiết 1: Tiết 2 4.Tìm hiểu bài và luyện đọc: Hỏi bài mới học. Gọi học sinh đọc bài và trả lời câu hỏi: Bạn nhỏ thấy gì khi mở quyển vở? Chữ đẹp thể hiện tính nết của ai? Nhận xét học sinh trả lời. GV đọc lại bài thơ và gọi 2 học sinh đọc lại. Luyện nói: Chủ đề: Nói về quyển vở của em. Giáo viên cho học sinh quan sát tranh minh hoạ và nêu các câu hỏi gợi ý để học sinh nói về quyển vở của mình. Tổ chức cho các em thi nói về quyển vở của mình. 5.Củng cố: Hỏi tên bài, gọi đọc bài, nêu lại nội dung bài đã học. 6.Nhận xét dặn dò: Về nhà đọc lại bài nhiều lần, xem bài mới. Bao bọc lại sách vở, dán nhãn tên, giữ sách vở sạch sẽ … Học sinh nêu tên bài trước. 2 học sinh đọc bài và trả lời câu hỏi: Học sinh viết bảng con và bảng lớp. Nhắc tựa. Lắng nghe. Lắng nghe và theo dõi đọc thầm trên bảng. Thảo luận nhóm rút từ ngữ khó đọc, đại diện nhóm nêu, các nhóm khác bổ sung. Vài em đọc các từ trên bảng. Ngay ngắn: Chữ viết rất thẳng hàng. Nắn nót : Viết cẩn thận từng ly từng tí cho đẹp. Học sinh nhắc lại. Đọc nối tiếp theo yêu cầu giáo viên. Đọc nối tiếp 3 em, đọc cả bài thơ. 2 em thuộc 2 dãy đại diện thi đọc bài thơ. 2 em, lớp đồng thanh. Nghỉ giữa tiết Viết. Học sinh thi đua theo nhóm để tìm, thời gian cho hoạt động là 2 phút, nhóm nào tìm và viết đúng nhiều tiếng nhóm đó thắng. Đọc câu mẫu trong bài (Bé tập viết. Dàn đồng ca hát hay tuyệt.) Đại diện 2 nhóm thi tìm câu có tiếng mang vần iêt hoặc uyêt. 2 em. Quyển vở của em. Bao nhiêu trang giấy trắng, từng dòng kẻ ngay ngắn như học sinh xếp hàng, giấy mát rượi thơm tho, những hàng chữ nắt nót … Thể hiện tính nết của học trò ngoan. Học sinh lắng nghe và đọc lại bài thơ. Học sinh luyện nói theo gợi ý của giáo viên: Đây là vở bài tập Tiếng Việt của tôi. Tôi giữ gìn vở rất cẩn thận. Trên quyển vở này tôi đã làm nhiều bài tập, đã nhận được nhiều điểm tốt. Các bạn hãy xem những điểm 8, 9, 10 trên từng trang vở. Tôi sẽ giữ gìn cẩn thận quyển vở này để làm kĩ niệm năm đầu đi học. Nhắc tên bài và nội dung bài học. 1 học sinh đọc lại bài. Học sinh nêu tên bài và đọc lại bài 2 em. Thực hành ở nhà. Môn : Chính tả KIỂM TRA ĐỊNH KỲ GIỮA HỌC KỲ II (Đề thi, giáo viên coi thi nhà trường phân công). ___________________________________________________ Môn: Tập viết KIỂM TRA ĐỊNH KỲ GIỮA HỌC KỲ II (Đề thi, giáo viên coi thi nhà trường phân công). ___________________________________________________ Môn : Tập đọc BÀI: KIỂM TRA GIỮA HỌC KỲ II (Theo đề cương ôn thi của nhà trường và khối) __________________________________________________

File đính kèm:

  • docGiao an Hoc van-TV T26.doc