Giáo án hướng nghiệp 10

I. Mục tiêu: Qua bài học này học sinh phải:

 1. Kiến thức:

+ Biết được cơ sở của sự phù hợp nghề.

+ biết cách lựa chọn nghề phù hợp với hứng thú, năng lực bản thân và nhu cầu của thị trường lao động.

 2. Kỹ năng: Lập được “Bản xu hướng nghề nghiệp” của bản thân.

 3. Thái độ: Bộc lộ hứng thú nghề nghiệp của mình.

II. Trọng tâm của chủ đề:

Giúp học sinh biết các cơ sở của việc chọn được nghề phù hợp nhất với mình, có như vậy sau này các em mới thành công trong cuộc đời.

Các em phải trả lời được ba câu hỏi sau:

 • Em thích nghề gì?

 • Em có thể làm được nghề gì?

 • Nhu cầu của thị trường về nghề đó như thế nào?

 

doc25 trang | Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 5730 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án hướng nghiệp 10, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO Trường THPT Long Trường c * d GIAÙO AÙN HÖÔÙNG NGHIEÄP 10 GV: LEÂ KHAÙNH VIEÄT HAØ Tri thức b * a Chủ đề 1 EM THÍCH NGHỀ GÌ (3 tiết) I. Mục tiêu: Qua bài học này học sinh phải: 1. Kiến thức: + Biết được cơ sở của sự phù hợp nghề. + biết cách lựa chọn nghề phù hợp với hứng thú, năng lực bản thân và nhu cầu của thị trường lao động. 2. Kỹ năng: Lập được “Bản xu hướng nghề nghiệp” của bản thân. 3. Thái độ: Bộc lộ hứng thú nghề nghiệp của mình. II. Trọng tâm của chủ đề: Giúp học sinh biết các cơ sở của việc chọn được nghề phù hợp nhất với mình, có như vậy sau này các em mới thành công trong cuộc đời. Các em phải trả lời được ba câu hỏi sau: • Em thích nghề gì? • Em có thể làm được nghề gì? • Nhu cầu của thị trường về nghề đó như thế nào? III. Chuẩn bị: Giáo viên: Phát trước những câu hỏi, phiếu điều tra cho học sinh. Hướng dẫn các em cách tìm kiếm các thông tin liên quan đến các chủ đề. - Tổ chức lớp theo nhóm: Lớp trưởng hoặc bí thư dẫn chương trình, mỗi tổ là một nhóm để thảo luận. Học sinh: Chuẩn bị trả lời các câu hỏi và hoàn thành phiếu điều tra. Sưu tầm các mẩu chuyện, những gương thành công trong một số nghề. IV. Tiến trình hoạt động: Bước 1: Ổn định lớp, kiểm tra sĩ số. Bước 2: GV giới thiệu môn học và chủ đề. Hiện nay với sự phát triển của kinh tế thị trường, với sự cạnh tranh cao độ của thị trường lao động cùng với sự hội nhập quốc tế đang cần rất nhiều lao động ở mọi trình độ khác nhau. Từ lao động trong lĩnh vực công nghệ cao đến những ngành nghề giản đơn ở các công trường, các khu công nghiệp, chế xuất ở khắp các vùng miền của đất nước, vì thế việc hướng nghiệp cho các em học sinh phát triển là cần, việc triển khai hoạt động giáo dục hướng nghiệp hiện nay nhằm: Phát hiện và bồi dưỡng những phẩm chất nhân cách nghề nghiệp cho học sinh, giúp các em hiểu mình, hiểu các nhu cầu của nghề, định hướng cho các em đi sâu vào những lĩnh vực mà xã hội đang có nhu cầu. Một cách cụ thể: Qua hoạt động giáo dục hướng nghiệp các em phải hiểu ý nghĩa và tầm quan trọng của việc lựa trọn nghề nghiệp tương lai; biết được một số thông tin cơ bản về định hướng phát triển kinh tế- xã hội của đất nước, khu vực và đặc biệt là địa phương; biết được những thông tin về nghề nghiệp, về thị trường lao động và hệ thống giáo dục nghề nghiệp (trung học chuyên nghiệp và dạy nghề); cao đẳng, đại học ở địa phương và ở các nước. Các em biết em tự đánh giá năng lực bản thân, điều kiện gia đình và nhu cầu của xã hội để chọn nghề lập thân, lập nghiệp tương lai cho bản thân sau khi tốt nghiệp phổ thông; tự đánh giá năng lực bản thân và điều kiện gia đình, trong việc lựa chọn nghề nghiệp cho bản thân và lựa chọn nghề nghiệp cho tương lai. Do đặc thù của môn học nên hình thức tổ chức các hoạt động của lớp cũng rất linh hoạt và khá đặc biệt , chủ yếu dưới dạng thảo luận, xem phim ảnh hoặc tham quan, nghe nói chuyện. Buổi hôm nay chúng ta bắt đầu bằng chủ đề: Em thích nghề gì? Bước 3: Tiến trình. Hoạt động của giáo viên. Hoạt động của trò. GV tổ chức lớp theo nhóm, cử người hướng dẫn chương trình (NHDCT) của buổi thảo luận, thường là cử học sinh nào có khả năng diễn thuyễt hoặc lớp trưởng hoặc bí thư. I-Lựa chọn nghề. GV: Giới thiệu người dẫn chương trình lên làm việc → NDCT đưa ra câu hỏi. Vì sao phải chọn nghề? GV gợi ý: Thế giới nghề nghiệp là rất rộng lớn, có hàng ngàn nghề khác nhau. Hàng năm có nhiều nghề mất đi và xuất hiện nhiều nghề mới do sự phát triển của khoa học và công nghệ: (có lấy VD). Cá nhân một con người không thể phù hợp với tất cả các nghề khác nhau mà chỉ có thể phù hợp với một nhóm nghề nào đó, thậm chí với chỉ một nghề. 2.Tại sao mỗi chúng ta đều phải chọn cho mình một nghề? - Con người chỉ thành công trên cuộc đời khi biết chọn nghề phù hợp. - Nghề nghiệp là phương tiện mà mỗi con người dựa vào đó để sống và thỏa mãn các nhu cầu của cuộc sống vật chất và tinh thần như sự đam mê, lòng nhiệt huyết và lý tưởng 3.Chọn nghề như thế nào? GV gợi ý: Để chọn được nghề tối ưu , HS cần trả lời được các câu hỏi sau: Em thích nghề gì? - Trả lời được câu hỏi này là đã bộc lộ được hứng thú của mình với nghề, với công việc của mình khi nghề đó thực hứng thú với mình. Em có thể làm được nghề gì? - Trả lời được câu hỏi này là đã phần nào tự nhận thức được năng lực của mình. Khi xác định được năng lực và sở trường thì người đó sẽ thành công trong nghề nghiệp. 4.Nhu cầu của xã hội đối với nghề đó ra sao? Trả lời được câu hỏi này tức là chúng ta đã biết tìm hiểu thực tế tương lai của nghề. Vì trong xã hội nào đi nữa thì vấn đề việc làm luôn là vấn đề rất quan trọng khi ra trường. Trong thực tế đã có những nghề mà chúng ta đào tạo rất nhiều nhưng nhu cầu tuyển dụng lại rất ít, vì vậy SV thường phải bỏ nghề và đi làm nghề hoặc học thêm nghề mới. II.Sự phù hợp nghề. 1.Thế nào là sự phù hợp nghề? Phù hợp nghề là người có đặc điểm sinh lý phù hợp với yêu cầu do nghề đề ra đối với người lao động. 2.Các mức độ phù hợp. - Không phù hợp: là không có đặc điểm tâm sinh lý phù hợp với các đòi hỏi của nghề. - Phù hợp một phần: Tuy không có những chỉ định cơ bản nhưng học sinh không thể hiện xu hướng rõ ràng, không say mê gắn bó với nghề. VD: - Phù hợp phần lớn: Có nhiều đặc điểm tâm sinh lý phù hợp với các đòi hỏi của nghề hoặc của nhóm nghề nhất định. VD: - Phù hợp hoàn toàn: Là trường hợp bộc lộ xu hướng, năng lực nổi trội “ năng khiếu” với đòi hỏi của nghề. VD: GV mời cả lớp thảo luận về chủ đề về hứng thú nghề nghiềp trong tương lai. III. Em thích nghề gì? GV lắng nghe phát biểu của các em. GV yêu cầu mô tả nghề mình thích theo cấu trúc bản mô tả nghề. GV hướng dẫn học sinh ghi nội dung bản mô tả nghề theo mẫu dưới đây. IV. Bản xu hướng nghề nghiệp. Cấu trúc bản xu hướng nghề. 1. Dự định chọn nghề cho tương lai: (kể tên nghề theo thứ tự yêu tiên) ................ 2. Kể tên 10 nghề mà em quan tâm và thể hiện hướng thú (cho điểm từ 1→ 10 theo hướng thú). GV: Nhận các bản mô tả nghề của các em học sinh để về nhà đọc và ghi nhận xét lấy tư liệu cho buổi học sau. V. Thi kể chuyện hoặc xem phim về những thành đạt trong nghề. - Phương án 1: Thi kể chuyện. - Phương án 2: Xem phim. GV giới thiệu nhân vật trong phim và mục đích xem nội dung các gương thành đạt để làm gì? GV nhận xét các ý kiến phát biểu. Hoạt động 1: Tìm hiểu chọn nghề là gì? 1.vì sao chúng ta phải chọn nghề? Gợi ý: Người dẫn chương trình mời đại diện các nhóm lên phát biểu ý kiến đồng thời chuyển tờ giấy ghi lên để thầy cô phân tích. NDCT: Kính mời thầy cô cho ý kiến. Sau khi nghe các ý kiến của học sinh thầy cô giáo tổng hợp và nêu các nét cơ bản các em cần nắm được. 2.Tại sao mỗi chúng ta đều phải chọn cho mình một nghề? HS phát biểu. NDCT: 3.Chọn nghề như thế nào? NDCT sẽ lần lượt chỉ các nhóm tham gia và cử người tóm tắt nội dung của mỗi người phát biểu. Thầy cô tổng hợp các ý kiến, nêu nhận xét và đưa ra câu trả lời. NDCT có thể lấy ví dụ về sự đam mê nghề nghiệp của một cá nhân nào đó từ sách, báo,để cả lớp cùng nghe. HS lắng nghe. Hoạt động 2: Tìm hiểu sự phù hợp nghề là gì? NDCT dưa ra một số tình huống: TH 1: Có bạn cho rằng cứ học thật tốt đã đến năm lớp 12 xem bố mẹ bảo thi vào trường nào thì sẽ thi vào trường đó? - HS phát biểu. TH 2: Trên báo thanh niên đã đăng tin về một cô gái người Việt định cư ở nước ngoài, từ nhỏ cô đã say mê nghề thiết kế thời trang. Tuy vậy gia đình cô cho rằng nghề này không có tương lai cũng chẳng phải là nghề danh giá và ngăn cấm cô. Với sự đam mê của mình cô đã quyết tâm lên thành phố tự thuê nhà vừ làm vừa học về thời trang, rồi cô đạt ước mơ của mình bằng việc đạt giải nhất thiết kế thời trang ngay trên đất khách và trở nên nổi tiếng. Em đánh giá như thế nào về việc làm của cô gái. - HS phát biểu. NDCT kính mời giáo viên cho ý kiến. GV nhận xét: Những em không phù hợp với nghề mình chọn thì khó có thể trở thành một chuyên gia giỏi. Hoạt động 3: Học sinh tự phát biểu về hứng thú nghề nghiệp của mình. NDCT: Đây là phần mà các nhóm phát biểu chung về nhóm nghề hoặc nghề mà mình thích. (Lưu ý đây chưa phải là nghề đã chọn). HS phát biểu về hứng thú nghề nghiệp của mình và về những nghề mà mình thích, phát biểu trước nhóm hoặc trước cả lớp. NDCT: Phát bản mẫu xu hướng nghề nghiệp cho các nhóm. HS hoàn thành nội dung bản mô tả nghề sau đó nộp cho NDCT. NDCT thu lại để nộp cho GV. Hoạt động 4: Học sinh thi kể chuyện hoặc xem phim những gương thành đạt trong nghề. HS thi kể chuyện NDCT: Xin mời cả lớp xem phim về các tấm gương thành đạt trong nghề. HS xem phim. NDCT: Sau khi xem phim các bạn cho biết cảm tưởng của mình qua các tấm gương trên. HS phát biểu suy nghĩ của mình sau khi xem phim hoặc qua các câu chuyện mà các bạn kể. - Học sinh phát biểu. Tổng kểt đánh giá. 1. Qua chủ đề em thu hoạch được gì? 2. Hướng chọn nghề của em như thế nào? Chủ đề 2. NĂNG LỰC NGHỀ NGHIỆP VÀ TRUYỀN THỐNG NGHỀ NGHIỆP GIA ĐÌNH. (3 tiết) I. Mục tiêu: Sau buổi học này, học sinh phải: 1. Kiến thức: Biết được năng lực bản thân qua qua trình học tập và lao động. 2. Kỹ năng: Biết được điều kiện và truyền thống gia đình trong việc chọn nghề tương lai. - Biết tìm kiếm thông tin liên quan đến nghề nghiệp, các làng nghề truyền thống. 3. Thái độ: Có ý thức tìm hiểu nghề và chọn nghề (Chú ý đến năng lực bản thân và truyền thống gia đình). II. Chuẩn bị: Giáo viên: Phát trước các câu hỏi trong phiếu điều tra cho HS. Thống kê và có nhận xét sơ bộ về năng lực truyền thống nghề nghiệp gia đình của học sinh trong lớp. Học sinh: Chuẩn bị nội dung trả lời câu hỏi trong phiếu điều tra. Sưu tầm những câu chuyện về những người thành công cũng như thất bại trên con dường tìm ra năng lực và sở trường của mình. III. Tiến trình hoạt động: Ổn định lớp. Kiểm tra bài cũ. Em cho biết cơ sở khoa học của việc chọn nghề (hay nói cách khác để chọn được nghề tối ưu thì mỗi học sinh trả lời các câu hỏi nào)? Giới thiệu khái quát nội dung bài học. Gợi ý tiến trình. Hoạt động của giáo viên. Hoạt động của học sinh. GV tổ chức lớp theo nhóm, cử người hướng dẫn chương trình (NDCT) của mỗi buổi thảo luận, thường là cử học sinh nào có khả năng diễn thuyết hoặc lớp trưởng hoặc bí thư. GV mời người dẫn chương trình lên vị trí làm việc. GV quan sát các nhóm làm việc và hướng dẫn các em nội dung thảo luận. GV gợi ý: 1. Năng lực nghề nghiệp là gì? Năng lực nghề nghiệp là phẩm chất, nhân cách giúp con người lĩnh hội và hoàn thành một hoạt động nhất định với kết quả cao. 2. Phát hiện năng lực và bồi dữơng năng lực bản thân. Phương pháp phát hiện năng lực bản thân. Thông qua việc học các môn học văn hóa. Thông qua các hoạt động ngoại khóa. Các hoạt động ở gia đình và địa phương. Học sinh nên bồi dưỡng năng lực như thế nào. Cần tự giác bồi dưỡng năng lực căn cứ vào nhu cầu hoạt động nghề nghiệp tương lai. Bất cứ nghề nghiệp nào cũng đòi hỏi năng lực và biết cách ứng dụng các tri thức đó vào thực tiễn vì vậy đây là năng lực mà học sinh không ngừng bồi dưỡng. Chú ý phát hiện sở trường của mình ở tuổi học sinh phổ thông. Một số năng lực các em chưa bộc lộ, đó là học sinh nên tham gia nhiều hoạt động khác ngoài giờ học, chăm chỉ tham gia các buổi lao động, học nghề, có như vậy chúng ta mới có cơ hội để thể hiện những năng lực, sở trường của mình. Biết cách chọn nghề căn cứ vào khuynh hướng và sự phù hợp nghề. GV bổ sung + Năng lực nhận thức như sự chú ý, khả năng quan sát, trí tưởng tượng, khả năng tư duy. + Năng lực diễn đạt. + Năng lực trình bày vấn đề trước đám đông. - Thông qua các hoạt động khác: Ngoại khóa, lao động nghề nghiệp hoặc các hoạt động ở địa phương. Qua các hoạt động này dễ dàng phát hiện được các năng lực tổ chức, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác, năng lực quyết sách. Lao động nghề nghiệp và năng lực. Nhờ có năng lực mà chúng ta thành công trong lao động nghề nghiệp. Ngược lại qua lao động nghề nghiệp cũng ảnh hưởng rất lớn đến năng lực của con người, đồng thời tạo điều kiện cho năng lực phát triển đến một mức khá cao. VD: các công nhân dệt vải có khả năng phân biệt màu sắc cao hơn người bình thường nhiều lần. GV lắng nghe. GV gợi ý: - Nghề truyền thống là nghề được lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác với những kinh nghiệm và bí quyết riêng của một nghề trong một địa phương hoặc một gia đình. Ảnh hưởng của nghề truyền thống với việc chọn nghề. + Nếu được chọn nghề truyền thống thì sẽ tiếp thu được nhiều kinh nghiệm từ các thế hệ đi trước để lại. Xem phim về một số làng nghề (Làng gốm Bát Tràng). GV lắng nghe và nhận xét. Tổng kết đánh giá. GV khái quát bài học và kiểm tra nhận thức của học sinh. Hoạt động 1: Tìm hiểu năng lực nghề nghiệp là gì. NDCT lên vị trí làm việc và nêu câu hỏi. Năng lực nghề nghiệp là gì? HS thảo luận. HS phát biểu. HS lắng nghe. NDCT đưa ra câu trắc nghiệm về năng lực nghề nghiệp. NDCT: Thông qua học tập các môn học thể hiện những năng lực gì? HS phát biểu nhận thức của mình. HS lắng nghe gợi ý của thầy cô. NDCT đọc một số ví dụ thực tế và yêu cầu các nhóm hãy phân tích khía cạnh năng lực ở các trường hợp sau: Trường hợp 1: Các bạn quan niệm rằng năng lực là do bẩm sinh ở mỗi người không cầc phải bồi dưỡng. - HS phát biểu. Trường hợp 2: Người ta có thể nói anh khờ khạo trong lĩnh vực này nhưng lại có thể nổi trội ở lĩnh vực khác. Ý nói gì? HS thảo luận. HS lắng nghe. Hoạt động 2: Tìm hiểu ảnh hưởng của truyền thống gia đình tới việc chọn nghề. NDCT: Bạn hãy kể tên các làng nghề truyền thống mà bạn biết và đặc điểm chung của các làng nghề là gì? HS phát biểu. HS lắng nghe. Hoạt động 3: Xem phim về một số làng nghề truyền thống. NDCT: Mời cả lớp xem phim HS xem phim. NDCT: Qua đoạn phim vừa rồi các bạn hãy cho biết: + Làng gốm Bát Tràng có từ bao giờ? + Nghề này được duy trì và phát triển như thế nào? + Bạn hãy kể tên các sản phẩm của làng gốm Bát Tràng và thị trường hiện nay của các sản phẩm này. HS phát biểu. Phát biểu nhận thức của mình sau bài học. Nêu nội dung chính của bài học Phiếu điều tra. TÌM HIỂU NĂNG LỰC VÀ TRUYỀN THỐNG NGHỀ NGHIỆP CỦA GIA ĐÌNH CỦA HỌC SINH. Họ tên học sinh.. lớp............................. Em hãy kể rõ nghề của bố, mẹ, anh chị, ông bà: 1. Bố:. 2. Mẹ: . 3. Anh chị:. 4. Ông bà:. Em có dự định sau này theo nghề của bố, mẹ, anh chị, ông bà hay không? Vì sao? Có □ Không □ Vì:. . Em thường được điểm cao ở các môn học nào? 1. Môn học đạt điểm cao nhất:. 2. Môn học đạt điểm cao thứ hai:. Em hãy kể một số hoạt động ngoài giờ học ở trường. Hoạt động 1:. . Hoạt động 2:. . Hoạt động 3:. . Vào những ngày nghỉ em thường làm gì? Hoạt động 1:. . Hoạt động 2:. . Hoạt động 3:. . Chủ đề 3. NGHỀ DẠY HỌC. (3 tiết) I- Mục tiêu: Sau buổi học này học sinh phải: 1. Kiến thức: Nắm được ý nghĩa, đặc điểm, yêu cầu của nghề dạy học, mô tả đựơc cách tìm hiểu thông tin về nghề. 2. Kỹ năng: Tìm hiểu được thông tin về nghề dạy học, liên hệ bản thân để chọn nghề. 3. Thái độ: Có ý thức thái độ đúng đắn về nghề dạy học. II- Chuẩn bị: 1. Giáo viên: - Sưu tầm những gương sáng, những câu chuyện, những câu ca dao về nghề dạy học. - Sưu tầm những hình ảnh về tình nghĩa thầy trò, những tư liệu về những nhà giáo lỗi lạc của đất nước và trên tthế giới. 2. Học sinh: - Sưu tầm những câu chuyện về tình nghĩa thầy trò. - Những ấn tượng không thể nào quên về tình cảm thầy trò đối với quãng đời học sinh của mình. III- Tiến trình của chủ đề: 1. Ổn định lớp. 2. Kiểm tra bài cũ. - Em cho biết chúng ta đã học những chủ đề nào và mục tiêu của từng chủ đề là gì? - Giới thiệu khái quát nội dung bài mới. 3. Gợi ý tiến trình: Hoạt động của thầy Hoạt động của trò. GV tổ theo nhóm, cử NDCT. GV theo dõi hoạt động thảo luận của học sinh và nghe ý kiến trình bày của các em. I. Ý nghĩa và tầm quan trọng của nghề. 1. Nghề dạy học có từ ngàn xưa ở mỗi giai đoạn thực hiện với mỗi hình thức khác nhau. - Thời đồ đá truyền thụ kiến thức dưới dạng cha truyền con nối. - Thời kỳ công trường thủ công thì dưới dạng kèm cặp từng cá nhân tại nơi làm việc. - Thời kỳ xã hội phát triển việc truyền thụ dưới dạng tổ, nhóm rồi thành trường lớp như hiện nay. 2. Ý nghĩa của nghề dạy học đối với xã hội loài người. a. Ý nghĩa kinh tế: - Đào tạo ra nguồn nhân lực để phục vụ lao động sản xuất. - Nền kinh tế phát triển như thế nào phụ thuộc vào chất lượng nguồn nhân lực → Nguồn nhân lực quyết định sự phát triển của nền kinh tế. b. Ý nghĩa chính trị - xã hội: - Chúng ta muốn duy trì thể chế xã hội như thế nào là do chúng ta giáo dục, khi kinh tế phát triển người dân được giáo dục tốt thì xã hội đó ổn định. - Ở Việt Nam nghề dạy học luôn được xã hội coi trọng thể hiện ở truyền thống “Tôn sư trọng đạo”. GV lắng nghe phát biểu của học sinh. 1. Đối tượng lao động; - Là con người, là đối tượng đặc biệt. Bằng những tình cảm và chuyên môn của người thầy phải hình thành, biến đổi và phát triển nhân cách của người học theo mục tiêu đã chọn tước. 2. Công cụ lao động.: Gồm ngôn ngữ (nói, viết) và các đồ dùng dạy học. 3. Yêu cầu của ngề dạy học. - Phẩm chất đạo đức: Yêu nghề, yêu thương học sinh, có lòng nhân ái vị tha, công bằng. - Năng lực sư phạm: + Năng lực dạy học gồm: Năng lực đánh gía, sọan, giảng bài. + Năng lực giáo dục: Nắm bắt được tâm lý HS, khả năng thuyết phục HS.v.v - Năng lực tổ chức: + Biết tổ chức dạy học một cách khoa học. + Biết tổ chức giáo dục để đạt hiệu quả cao. + Biết hướng dẫn HS thực hiện nếp sống học tập, biết làm việc theo nhóm và tự nghiên cứu. - Một số phẩm chất khác: Nếu biết đánh đàn, ca hát càng tốt. 4. Điều kiện lao động: - Điều kiện lao động: Phải lao động trí óc, phải nói nhiều. - Chống chỉ định y học: + Người dị dạng, khuyết tật. + Người nói ngọng, nói lắp. + Người bị bệnh hen, phổi, lao. + Người có thần kinh không ổn định. + Người có hành động thiếu văn hóa. III. Vấn đề tuyển sinh vào nghề. 1. Các cơ sở đào tạo gồm hệ thống các trường - Trung cấp sư phạm. - Cao đẳng sư phạm. - Trường Đại học sư phạm. 2. Điều kiện tuyển sinh. 3. Triển vọng của nghề. IV. Giới thiệu bản mô tả nghề: Cấu trúc bản mô tả nghề: 1. Ý nghĩa và tầm quan trọng của nghề: - Sơ lược lịch sử hình thành. - Ý nghĩa và tầm quan trọng của nghề. 2. Các đặc điểm và yêu cầu của nghề: - Đối tượng lao động. - Nội dung lao của nghề. - Các yêu cầu của nghề. - Điều kiện lao động và chống chỉ định của nghề. 3. Vấn đề tuyển sinh vào nghề: - Cơ sở hạ tầng. - Điều kiện tuyển sinh. - Triển vọng của nghề. Tổng kết đánh giá: Tìm hiểu nghề dạy học. Nhận xét đánh giá tinh thần thái độ của học sinh tham gia bài giảng. Hoạt động 1: TÌm hiểu ý nghĩa và tầm quan trọng của nghề dạy học. - Trước hết chúng ta thảo luận về ý nghĩa và tầm quan trọng của nghề dạy học. - HS thảo luận theo nhóm. - NDCT: Xin mời đại diện các nhóm phát biểu ý kiến. HS phát biểu ý kiến. NDCT: - Tại sao nghề dạy học không tạo ra của cải vật chất lại có ý nghĩa kinh tế? - Tại sao nói nghề dạy học ở nước ta lại được coi trọng? HS trả lời. NDCT: - Bạn cảm nhận như thế nào về công việc của các thầy cô? HS phát biểu. NDCT: Bạn có thể hát một bài hát về chủ đề thầy cô? HS xung phong hát. NDCT: - Bạn hãy kể một số nhà giáo lỗi lạc ở Việt Nam. HS phát biểu. NDCT: - Đối tượng của nghề dạy học là gì? Và nêu đặc điểm của đối tượng này. HS phát biểu. NDCT: - Công cụ lao động của nghề là gì? HS trả lời. NDCT: - Năng lực tổ chức nghề dạy học được thể hiện như thế nào? NDCT: - Bạn hãy cho biết ngoài những năng lực trên, giáo viên cần có những năng lực nào? HS trả lời. NDCT: - Bạn hãy phát biểu về điều kiện lao động của nghề dạy học. - Các chống chỉ định y học của nghề là gì? HS trả lời. NDCT: - Bạn đã biết gì về vấn đề tuyển sinh vào nghề dạy học? HS trả lời. NDCT: - Nội dung cơ bản của chủ đề là gì? Chủ đề 4. VẤN ĐỀ GIỚI TRONG CHỌN NGHỀ. (3 tiết) I. Mục tiêu: Sau buổi học này HS phải: 1. Kiến thức: Nêu được vai trò, ảnh hưởng của giới tính và giới chọn nghề. 2. Kỹ năng: Liên hệ bản thân để chọn nghề. 3. Thái độ: Tích cực khắc phục ảnh hưởng của giới khi chọn nghề. II. Chuẩn bị: 1. Giáo viên: - Nghiên cứu nội dung của chủ đề. - Chuẩn bị một số phiếu học tập. 2. Học sinh: - Sưu tầm những bài báo, mục quảng cáo, ca dao, thơ nói về những nghề được coi là truyền thống của nam giới, nữ giới. - Cử người làm tổ trưởng của nhóm trưởng. III. Nội dung của chủ đề: 1. Ổn định lớp. 2. Tổ chức HS theo nhóm, cử HS dẫn chương trình, thư ký nhóm trưởng. 3. Gợi ý tiến trình. Họat động của thầy. Hoạt động của trò. GV: tổ chức theo nhóm, cử NDCT. GV Lắng nghe ý kiến của HS. GV gợi ý. 1. Khái niệm về giới và giới tính. - Giới tính chỉ sự khác nhau về mặt sinh học giữa nam và nữ. Giới tính luôn ổn định, mỗi giới có một chức năng sinh học đặc thù và giống nhau không phân biệt màu da, dân tộc. - Giới là mối quan hệ và tương quan giữa nam và nữ trong một bối cảnh cụ thể trong xã hội cụ thể. 2. Vai trò của giới trong xã hội. Cả nam và nữ đều thực hiện vai trò trách nhiệm của mình trong cuộc sống đó là: - Tham gia công việc gia đình. - Tham gia công việc sản xuất. - Tham gia công việc cộng đồng. GV gợi ý. 3. Vấn đề giới trong chọn nghề. a. Ảnh hưởng của giới trong chọn nghề. - HS nam có nhiều sự lựa chọn. - HS nữ có ít sự lựa chọn hơn. b. Sự khác nhau của giới trong việc chọn nghề. * Nam giới: Do hệ cơ xương lớn hơn phụ nữ, không bị ảnh hưởng của việc sinh con nên phù hợp với hầu hết các công việc nhất là công việc nặng nhọc, hay di chuyển. Hạn chế; Khả năng ngôn ngữ kém hơn nữ giới, kém nhạy cảm, ít khéo léo. * Nữ giới: Khả năng ngôn ngữ, nhạy cảm và tinh tế. Hạn chế: Sức khỏe. 4. Một số nghề phụ nữ không nên làm và nên làm: - Nghề có môi trường lĩnh vực độc hại, hay phải di chuyển, lao động nặng nhọc. Một số nghề phù hợp: Giáo dục, công việc nhẹ, du lịch.v.v. Tổng kết đánh giá. 1. Em thu hoạch được gì qua chủ đề này? Hãy liên hệ bản thân trong việc chọn nghề tương lai. 2. Hãy nhận xét về tinh thần tham gia và kết quả hoạt động của nhóm và của cả lớp. Tại sao? Về cá nhân:. Về nhóm: Về lớp: 3. Dặn học sinh về tìm hiểu các nghề thuộc lĩnh vực nông, lâm, ngư nghiệp. Hoạt động 1: Tìm hiểu khái niệm giới và giới tính. NDCT: Bạn hiểu thế nào về giới và giới tính? HS thảo luận và phát biểu. NDCT: Bạn cho biết những điểm mạnh của nam giới và hạn chế của họ trong việc chọn nghề? HS thảo luận. HS phát biểu. HS lắng nghe. NDCT: Người ta thường nói nam hoạt động ngoài xã hội, còn nữ giới làm công việc gia đình theo bạn đó đúng hay sai? HS phát biểu. NDCT: Vì sao có phong trào đòi bình đẳng giới? HS phát biểu. Hoạt động 2: Tìm hiểu ảnh hưởng của giới trong việc chọn nghề. NDCT; Tại sao nam giới lại có phạm vi chọn nghề rộng hơn nữ giới? HS thảo luận và phát biểu. NDCT: Nếu nghề dạy học như THCS, THPT mà chỉ có nữ giới thì có ưu nhược điểm gì? HS phát biểu. NDCT: Theo bạn những nghề nào phù hợp với nữ giới, nghề nào nữ giới không nên tham gia. HS thảo luận và phát biểu. HS lắng nghe nhận xét, gợi ý của GV. HS phát biểu. HS nêu các ý kiến thắc mắc nếu có. Chủ đề 5. TÌM HIỂU MỘT SỐ NGHỀ THUỘC LĨNH VỰC NÔNG, LÂM, NGƯ NGHIỆP. (3 tiết) I. Mục tiêu: Sau buổi học này học sinh phải: 1. Kiến thức: Nêu được ý nghĩa, vị trí, đặc điểm, yêu cầu, nơi đào tạo, triển vọng phát triển và nhu cầu lao động của các ngành sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp. Mô tả được cách tìm hiểu thông tin nghề. 2. Kỹ năng: Biết liên hệ bản thân để chọn nghề. 3. Thái độ: Tích cực chủ động tìm hiểu thông tin nghề. II. Chuẩn bị: 1. Giáo viên: - Sưu tầm các thông tin về các nghề thuộc lĩnh vực nông, lâm, ngư nghiệp. - Những thông tin, văn kiện về định hướng phát triển các lĩnh vực nông, lâm, ngư nghiệp. 2. Học sinh: - Tìm hiểu kỹ các vấn đề thuộc lĩnh vực nông, lâm, ngư nghiệp. - Sưu tầm các bài hát ca ngợi các nghề nông, lâm, ngư nghiệp. III. Nội dung của chủ đề: 1. Ổn định lớp. 2. Tổ chức hướng theo nhóm, cử NDCT, thư ký, nhóm trưởng. 3. Gợi ý tiến trình. Hoạt động của GV Hoạt động của HS GV tổ theo nhóm, cử NDCT. GV theo dõi hoạt động thảo luận của học sinh và nghe ý kiến trình bày của các em. 1. Ý nghĩa và tầm quan trọng của nghề nông, lâm, ngư nghiệp. - Các nghề nông, lâm, ngư nghiệp phát triển từ lâu đời và có nhiều thuận lợi cho nghề phát triển. - Trước CM tháng 8 do chế độ phong kiến nên nền sxuất kém phát triển. - Sau CM tháng 8 người nông dân làm chủ , nên nền sx từng bước phát triển. - Từ đại hội Đảng VI 1986 đề ra chủ trương “đổi mới” và áp dụng tiến bộ KHKT nên nền sx phát triển vựơt bậc. Hiện nay VN là nước xuất khẩu gạo, cà fê hàng đầu thế giới 2. Tổng quan về lĩnh vực nông, lâm, ngư nghiệp trong tương lai. - Các lĩnh vực này có nhiều nghề để lựa chọn, nhiều nghề mới xuất hiện, thu hút đông đảo nhân lực của đất nước. - Ngày càng có nhiều mặt hàng tiến ra thị trường thế giới. GV lắng nghe ý kiến phát biểu của học sinh. GV gợi ý: 3. Đặc điểm và yêu cầu của nghề. 1. Đối tượng lao động chung. - Cây trồng. - Vật nuôi.

File đính kèm:

  • docgiao an huong nghiep.doc