Giáo án hướng nghiệp lớp 11_Giáo viên: Võ Minh Nhựt

 

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:

1. Kiến thức:

- Hiểu được vị trí của ngành giao thông vận tải trong xã hội.

- Biết đặc điểm yêu cầu của ngành này.

2. Kỹ năng:

Tìm hiểu được những thông tin cần thiết của một số nghề thuộc ngành này trong giai đoạn hiện nay.

3. Thái độ:

Có ý thức liên hệ với bản thân để chọn nghề sau khi tốt nghiệp THPT

II. CHUẨN BỊ:

- Nội dung: Nghiên cứu kỹ chủ đề 1 (SGV) và các tài liệu liên quan

- Đồ dùng: Tranh ảnh liên quan đến các nghề thuộc lĩnh vực giao thông vận tải, hoặc phim ảnh.

III. TIẾN TRÌNH BÀI GIẢNG.

- Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số.

- Giới thiệu khái quát mục tiêu của chủ đề

- Tiến trình hoạt động cụ thể:

 

doc56 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 6329 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án hướng nghiệp lớp 11_Giáo viên: Võ Minh Nhựt, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHỦ ĐỀ 1 TÌM HIỂU MỘT SỐ NGHỀ THUỘC NGÀNH GIAO THÔNG VẬN TẢI - ĐỊA CHẤT Tiết 1. MỤC TIÊU BÀI HỌC: Kiến thức: - Hiểu được vị trí của ngành giao thông vận tải trong xã hội. - Biết đặc điểm yêu cầu của ngành này. Kỹ năng: Tìm hiểu được những thông tin cần thiết của một số nghề thuộc ngành này trong giai đoạn hiện nay. Thái độ: Có ý thức liên hệ với bản thân để chọn nghề sau khi tốt nghiệp THPT CHUẨN BỊ: - Nội dung: Nghiên cứu kỹ chủ đề 1 (SGV) và các tài liệu liên quan - Đồ dùng: Tranh ảnh liên quan đến các nghề thuộc lĩnh vực giao thông vận tải, hoặc phim ảnh. TIẾN TRÌNH BÀI GIẢNG. - Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số. - Giới thiệu khái quát mục tiêu của chủ đề - Tiến trình hoạt động cụ thể: Hoạt động của trò Hoạt động của thầy * Hoạt động 1: Tìm hiểu khái quát về lịch sử phát triển của ngành giao thông vận tải Việt Nam. HS phát biểu trên tinh thần xung phong hoặc do GV chỉ định. Có thể mỗi HS trình bày một phần nhận thức của mình. Hs nêu hệ thống giao thông đường thủy, đường bộ (đường bộ cho xe cơ giới, đường sắt), đường hàng không. (HS có thể được xem phim về những thành tựu của ngành giao thông vận tải bằng hình ảnh những con tàu vận tải trên những dòng sông, trên biển và những con đường cao tốc nườm nượp xe cộ, những tàu hỏa hiện đại, những ga hàng không tất bật máy bay lên xuống). Hs trả lời tại sao hệ thống giao thông của chúng ta có lịch sử phát triển mạnh mẽ và đa dạng như thế. *Hoạt động 2: Tìm hiểu vai trò của ngành giao thông vận tải. HS thảo luận và trả lời theo yêu cầu của giáo viên về vai trò, vị trí của các nghề thuộc các ngành giao thông vận tải. Hs trả lời những hiểu biết của các nhóm nghề của ngành giao thông vận tải. Hs nêu các nhóm nghề Hs cho biết người thân của mình làm một trong những nghề đó và phát biểu những hiểu biết của mình về những nghề đó (Nếu có). * Hoạt động 3: Tìm hiểu về đặc điểm của ngành giao thông vận tải. a). Đối tượng lao động. HS nhận biết các đối tượng lao động qua từng nghề cụ thể. (gọi nhiều HS, mỗi học sinh một nghề) b). Công cụ lao động. Gọi vài HS trả lời, mỗi HS nêu công cụ lao động của một nghề. c). Nội dung lao động thuộc các nghề thuộc giao thông vận tải. HS lấy ví dụ một nghề cụ thể trong lĩnh vực giao thông vận tải, sau đó trình bày về nội dung lao động. Vài HS trình bày, mỗi HS trình bày một nghề. Hs nêu các bước nội dung lao động khi xây dựng một ngôi nhà. Hs ý kiến khác về nội dung lao động nếu có. d). Điều kiện lao động và những chống chỉ định y học của nghề. HS trình bày điều kiện lao động của một số ngành. I. Tìm hiểu các nghề thuộc ngành giao thông vận tải. 1. Em hãy trình bày hiểu biết của mình về hệ thống giao thông vận tải của Việt Nam hiện nay? Gợi ý: Từ lâu chúng ta đã có hệ thống giao thông đường thủy phát triển và đã chiếm ưu thế tuyệt đối trong việc xây dựng và bảo về Tổ quốc. Ngày nay hệ thống giao thông thủy của chúng ta tiếp tục phát triển và hoàn thiện, thể hiện ở chỗ chúng ta đã và đang khai thác hệ thống sông ngòi, đường biển bằng các phương tiện thiết bị hiện đại như có các tàu thuyền phù hợp với từng địa hình. Ngành công nghiệp đóng tàu đã có bước phát triển vượt bực bằng việc chúng ta đã đóng được những con tàu có tải trọng lớn hàng chục ngàn tấn phục vụ cho việc xuất khẩu và khai thác vận tải bằng đường biển, nối liền các cảng biển của nước ta với các cảng biển của các nước khác trên thế giới. - Hệ thống giao thông đường bộ: Chúng ta đã có hệ thống giao thông đường bộ nối liền các tỉnh, trong mỗi tỉnh lại có hệ thống các đường liên huyện, liên xã. Đặc biệt từ các con đường trước đây do thực dan Pháp xây dựng chúng ta đã nâng cấp để phục vụ cho các phương tiện giao thông cơ giới. Ngày nay chúng ta đã và đang xây dựng được những con đường cao tốc nối liền các tam giác kinh tế, nối các vùng miền, nhờ đó mà hàng hóa được lưu thông khắp mọi miền của đất nước, góp phần rất quan trọng trong việc phát triển kinh tế của cả nước. Trong tương lai gần, chúng ta sẽ có con đường cao tốc bắc - nam rất thuận tiện cho việc vận chuyển hàng hóa giữa hai miền của đất nước. - Về hệ thống đường sắt: Từ năm 1880 Pháp mới bắc đầu xây dựng tuyến đường sắt đầu tiên là Sài Gòn – Mỹ Tho, ngày nay chúng ta dã có hệ thống đường sắt nối liền các vùng miền của tổ quốc, với thời gian chạy tàu ngày càng được rút ngắn, hệ thống các cầu đường, nhà ga ngày càng được nâng cấp, hiện đại hóa, việc tổ chức, vận hành toàn tuyến đường sắt được đổi mới, chất lượng vận chuyển hàng hóa và phục vụ hành khách ngày một nâng cao về chất lượng cũng như phong cách phục vụ. - Về hàng không: Năm 1956 cục hàng không dân dụng Việt Nam chính thức được thành lập. Ngày nay hàng không Việt Nam không ngừng phát triển với tốc độ bình quân 35% đến 40%, chúng ta đã đổi mới phương tiện vận tải bằng cách thuê và mua mới nhiều máy bay hiện dại như Boeing B767 – 200, B767 – 300, Airbus A320 – 214, ART-72…Ngành cũng đã hiện đại hóa những trang thiết bị kỹ thuật tiên tiến trong điều hành và chỉ huy bay. Mạng đường không của chúng ta không chỉ nối liền nhiều vùng miền của cả nước mà đã vươn tới nhiều nước trên thế giới, chúng ta đã lập nhiều đường bay thẳng tới châu Âu và Mỹ,… 2. Em có ý kiến gì về điều kiện tự nhiên của nước ta ảnh hưởng tới sự phát triển ngành giao thông vận tải? Gợi ý: Do vị trí địa lý nước ta có nhiều đồi núi và tiếp giáp với biển, có nhiều sông ngòi chằng chịt nên giao thông đường thủy đã phát triển từ rất sớm. Giao thông đường bộ, đường sắt cũng phát triển để đáp ứng sự phát triển của đất nước, đáp ứng sự nghiệp hiện đại hóa,công nghiệp hóa đất nước trong thời kỳ hội nhập quốc tế. 3. Em hãy cho biết vai trò, vị trí của các nghề thuộc giao thông vận tải trong xã hội? Gợi ý: Nhờ có hệ thống giao thông vận tải mà con người thực hiện việc đi lại, vận chuyển hàng hóa nhằm phát triển kinh tế, giao lưu văn hóa giữa các vùng miền, giữa các quốc gia với nhau. Trong thời chiến, nhờ có hệ thống giao thông vận tải mà chúng ta chiến thắng quân thù bảo vệ tổ quốc. Đặc biệt trong giai đoạn hiện nay và trong tương lai đất nước chúng ta phát triển kinh tế rất mạnh mẽ nên giao thông vận tải càng có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc phát triển kinh tế. Chính vì tầm quan trọng như vậy mà Đảng và chính phủ đã coi trọng và đầu tư rất lớn vào lĩnh vực giao thông vận tải, cụ thể là xây dựng nhiều tuyến đường quốc lộ mới hiện đại, xây dựng các tuyến đường sắt hiện đại, hiện đại hóa các cảng hàng không, xây dựng mới các cảng biển…. 4. Em hãy cho biết các nhóm nghề cơ bản của ngành giao thông vận tải? Giáo viên có thể cho một HS ghi lại những nghề mà các HS đã liệt kê và nhận xét, bổ sung thêm các nghề mà các em chưa biết. Gợi ý: - Xây dựng cầu đường bộ. - xây dựng những công trình cảng. - cơ khí ô tô. - Khai thác vận tải đường sắt. - Khai thác và sửa chữa máy thi công - vận tải bằng đường hàng không. - Công nghiệp sản suất vật liệu và cấu kiện xây lắp các công trình giao thông vận tải. - Công nghiệp đóng mới và sửa chữa các thiết bị làm đường, làm cầu và xếp dỡ. - Công nghiệp sửa chữa và bảo dưỡng máy bay dân dụng… Sau khi công bố các nghề trên, GV có thể hỏi các em: Trong số các em, có người thân nào làm nghề trong những nghề đó? Em biết gì về nghề đó? GV có thể chiếu phim hoặc cho HS quan sát tranh vẽ liên quan tới công việc của các nghề nói trên để HS biết và tham gia đóng góp ở phần sau. 5. Em cho biết đối tượng lao động của các nghề giao thông vận tải? Gợi ý: Tùy theo từng nghề cụ thể, mà đối tượng lao động có những đặc điểm riêng. Ví dụ: - Xây dựng đường bộ gồm: vật liệu xây dựng để tạo nên đường xá cầu cống như xi măng, đất đá, sắt thép… - Cơ khí đóng tàu gồm: các tàu cũ, phương tiện vận tải đường biển, đường sông như các tàu hàng, tàu đánh cá, tàu chở khách… 6. Em hãy cho biết công cụ lao động của ngành giao thông vận tải? Gợi ý: - Xây dựng đường bộ: Máy ủi, máy xúc, máy trọn bê tông, máy đóng cọc.. - cơ khí đóng tàu: máy mài, máy hàn, máy khoan … 7. Em hãy cho biết nội dung lao động của các nghề thuộc giao thông vận tải? Gợi ý: Xây dựng công trình giao thông: nội dung lao động bao gồm: * Giai đoạn chuẩn bị: gồm các bước: - Thiết kế và giám định công trình; - Kinh tế xây dựng để dự toán đầu tư cho công trình; - Điều tra, khảo sát địa điểm xây dựng; - chuẩn bị về vật tư, thiết bị và công nghệ cho việc thi công,… * Giai đoạn thi công công trình: Nghĩa là giai đoạn tiến hành quá trình sản xuất trực tiếp để thực hiện những ý đồ của thiết kế thành sản phẩm cụ thể là công trình. * Giai đoạn hoàn thiện và đưa công trình vào sử dụng. Gồm các bước hoàn thiện những hạng mục cuối cùng để hoàn tất công trình sao cho đảm bảo tiến độ, chất lượng, các yêu cầu kỹ thuật đề ra sau đó có thể cho gửi tải (nếu công trình là những cây cầu), cuối cùng là làm các thủ tục cần thiết để đưa công trình vào sử dụng. 8. Em cho biết điều kiện lao động và chống chỉ định y học của các nghề thuộc lĩnh vực giao thông vận tải? Gợi ý: Tương tự như các nội dung trên, mõi nghề sẽ có những chống chỉ định y học khác nhau. Ví dụ: - Xây dựng cong trình giao thông do đặc điểm lao động là thường xuyên phải hay đổi nơi làm việc, làm việc ngoài trời, trên cao , chịu nhiều tác động của thiên nhiên, thời tiết nên chống chỉ định với những người có sức khỏe yếu, hay chóng mặt, hay bị dị ứng,… - Nghề sản xuất vật liệu và cấu kiện xây dựng do điều kiện lao động là nặng nhọc và môi trường lao động độc hại nên không hợp với phụ nữ… - Nghề điều khiển những phương tiện vận tải do yêu cầu phải có thần kinh vững vàng, phản xạ nhanh, có nghị lực tốt, nên chống chỉ định với những người có thần kinh yếu, phản xạ chậm chạp, nghị lực yếu,… SƠ KẾT - ĐÁNH GIÁ. - Nhận xét đánh giá về thái độ học tập của HS. - Dặn dò HS chuẩn bị cho chủ đề sau: Tìm hiểu các nghề thuộc ngành địa chất. ============================================ CHỦ ĐỀ 1 TÌM HIỂU MỘT SỐ NGHỀ THUỘC NGÀNH GIAO THÔNG VẬN TẢI - ĐỊA CHẤT (TT) Tiết 2. I.MỤC TIÊU BÀI HỌC: 1.Kiến thức: Hiểu được vị trí của ngành địa chất trong xã hội. Biết đặc điểm yêu cầu của ngành này. 2.Kỹ năng: Tìm hiểu được những thông tin cần thiết của một số nghề thuộc ngành trong giai đoạn hiện nay. 3.Thái độ: Có ý thức liên hệ với bản thân để chọn nghề sau khi tốt nghiệp THPT II. CHUẨN BỊ: - Nội dung: Nghiên cứu kỹ chủ đề 1 (SGV) và các tài liệu liên quan - Đồ dùng: Tranh ảnh liên quan đến các nghề thuộc lĩnh vực địa chất, hoặc phim ảnh. III. TIẾN TRÌNH BÀI GIẢNG. - Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số. - Giới thiệu khái quát mục tiêu của chủ đề - Tiến trình hoạt động cụ thể: Hoạt động của trò Hoạt động của thầy * Hoạt động 1: Tìm hiểu khái quát về lịch sử phát triển của ngành địa chất Việt Nam. HS phát biểu trên tinh thần xung phong hoặc do GV chỉ định. Có thể mỗi HS trình bày một phần nhận thức của mình về ngành địa chất Việt Nam. * Hoạt động 2: Tìm hiểu vai trò của ngành địa chất trong xã hội. HS thảo luận và trả lời theo yêu cầu của GV về vai trò, vị trí của các nghề thuộc ngành địa chất. HS nêu một số nhóm nghề trong ngành địa chất mà các em biết. * Hoạt động 3: Tìm hiểu về đặc điểm của ngành địa chất. a). Đối tượng lao động: HS nhận biết các đối tượng lao động qua từng nghề cụ thể (gọi nhiều HS, mỗi HS một nghề). b). Công cụ lao động: HS lên trả lời câu hỏi của GV (gọi vài HS lên trả lời, mỗi HS trả lời công cụ lao động của một nghề). c). Nội dung lao động của các nghề thuộc địa chất. HS cho biết nội dung cơ bản của các nghề thuộc ngành địa chất. d). Điều kiện lao động và những chống chỉ định y học của nghề. HS mỗi nhóm trình bày những điều kiện lao động và những chống chỉ định y học của ngành địa chất. II. Tìm hiểu các nghề thuộc ngành địa chất. 1. Em hãy nêu tóm tắt lịch sử phát triển của ngành địa chất Việt Nam. Gọi vài HS lên trình bày hiểu biết của các em về ngành địa chất. Gợi ý: - Từ lâu cha ông ta đã biết khai thác và sử dụng tài nguyên tiên nhiên mà ngày nay chúng ta biết đến qua các di chỉ khảo cổ học như trống đồng, mũi tên, thạp đồng… - Đến cuối thế kỷ XIX Pháp thành lập cơ quan điều tra khoáng sản và đến giữa những năm 50 của thế kỷ XX ngành địa chất Việt Nam mới bắt đầu phát triển. Ngày nay, ngành địa chất đã hoạt động trên khắp chiều dài đất nước và đến nay chúng ta đã trở thành thành viên của Hiệp hội Địa chất Đông Nam Á. 2. Hãy nêu vai trò của ngành địa chất trong xã hội? Gợi ý: - Chức năng của ngành địa chất là thăm dò, bảo vệ, khai thác nguồn tài nguyên của đất nước, góp phần quan trọng vào việc xây dựng và phát triển đất nước. - Ngoài ra ngành địa chất còn tiến hành điều tra cơ bản về địa chất môi trường, địa chất thủy văn, địa chất công trình, địa chất đô thị… - Việt Nam chúng ta là một nước có nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú đa dạng nhưng bảo vệ và khai thác như thế nào là việc được Đảng và Nhà nước ta hết sức quan tâm. - Một số loại khoáng sản chúng ta có như than (Quãng Ninh, Nông Sơn, đồng bằng nam bộ); dầu khí (Nam Côn Sơn, Phú Yên, Khánh Hòa, ngoài khơi đảo Trường Sa…); các quặng kim loại quý, quặng phóng xạ… 3. Em hãy cho biết nhóm nghề cơ bản của ngành địa chất? Gợi ý: Một số nhóm nghề của ngành địa chất: - Dầu khí: Khoan – Khai thác dầu khí; khoan thăm dò – khảo sát; thiết bị dầu khí và công trình; Địa vật lý; Địa chất dầu khí; lọc – hóa dầu. - Địa chất: Địa chất; địa chất công trình – địa kỹ thuật; địa chất thủy văn; địa sinh thái và công nghệ môi trường; nguyên liệu khoáng. - Trắc địa:Trác địa; bản đồ; trắc địa mỏ; địa chính. - Mỏ: khai thác mỏ; tuyển khoáng; xây dựng công trình ngầm và mỏ. - Công nghệ thông tin: tin học trắc địa; tin học mỏ; tin học địa chất; tin học kinh tế. 4. Em hãy cho biết đối tượng lao động của ngành địa chất. Gọi HS trả lời hoặc cho HS thảo luận rồi cử đại diện lên báo cáo. Gợi ý: Tùy theo từng ngành cụ thể mà có đối tượng lao động khác nhau, nhưng thường bao gồm: - Cấu trúc địa chất Việt Nam - Những tài nguyên khoáng sản cơ bản của Việt Nam - Các trường dịa lý khu vực - Các trường đại từ, cổ từ, địa chấn kiến tạo… 5. Em hãy cho biết các công cụ lao động của các nghề thuộc ngành địa chất? Tùy theo từng ngành cụ thể mà có công cụ lao động tương ứng, nhưng thường gồm: - Các công cụ thô sơ dùng đẻ tìm kiếm, khai thác. - Các thiết bị điều tra cơ bản địa chất như thiết bị phân tích, thiết bị quang phổ hấp thụ nguyên tử, thiết bị quang phổ Plasma, huỳnh quang Rơn ghen, kính hiển vi phân cực, thăm dò bằng vệ tinh… - Các thiết bị thăm dò khoáng sản: khoan thổi khí, khoan thăm dò, các thiết bị thăm dò điện, từ, trọng lực, địa chấn… 6. Hãy cho biết nội dung lao động của các nghề thuộc ngành địa chất? Gợi ý: Các công việc của ngành địa chất bao gồm: - Điều tra cơ bản và nghiên cứu địa chất: phục vụ cho việc lập bản đồ địa chất, bản đồ địa lý thủy sản, điều tra địa chất đô thị, địa lý khu vực. - Khảo sát thăm dò khoáng sản: các khoáng sản năng lượng, quặng sắt và hợp kim sắt, quặng kim loại quý, quặng phóng xạ… - Khai thác khoáng sản. 7. Hãy nêu điều kiện lao động và những chống chỉ định y học của ngành địa chất? Gọi HS phát biểu về điều kiện lao động của các nghề trong ngành địa chất. Gợi ý: - Hầu hết các nghề trong ngành địa chất thường xuyên phải đi xa, sống và làm việc ở những nơi có điều kiện sống khó khăn, công việc nặng nhọc… - Chóng chỉ định y học: không phù hợp với những người có sức khỏe yếu, ít hợp với phụ nữ. IV. TỔNG KẾT ĐÁNH GIÁ. - Nhận xét đánh giá về thái độ học tập của HS. - Dặn dò HS chuẩn bị cho chủ đề sau: Tìm hiểu vấn đề tuyển sinh vào các nghề thuộc ngành giao thông vận tải và địa chất. ====================================== CHỦ ĐỀ 1 TÌM HIỂU MỘT SỐ NGHỀ THUỘC NGÀNH GIAO THÔNG VẬN TẢI - ĐỊA CHẤT (TT) Tiết 3. I. MỤC TIÊU BÀI HỌC: 1.Kiến thức: Hiểu được vị trí của ngành giao thông vận tải và ngành địa chất trong xã hội. Biết đặc điểm yêu cầu của hai ngành này. 2.Kỹ năng: Tìm hiểu được những thông tin cần thiết của một số nghề thuộc hai ngành trong giai đoạn hiện nay. 3.Thái độ: Có ý thức liên hệ với bản thân để chọn nghề sau khi tốt nghiệp THPT II.CHUẨN BỊ: - Nội dung: Nghiên cứu kỹ chủ đề 1 (SGV) và các tài liệu liên quan - Đồ dùng: Tranh ảnh liên quan đến các nghề thuộc lĩnh vực giao thông vận tải, địa chất, hoặc phim ảnh. III.TIẾN TRÌNH BÀI GIẢNG. - Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số. - Giới thiệu khái quát mục tiêu của chủ đề - Tiến trình hoạt động cụ thể: Hoạt động của trò Hoạt động của thầy * Hoạt động 1: Tìm hiểu vấn đề tuyển sinh vào nghề thuộc ngành giao thông vận tải. HS lên trình bày vấn đề tuyển sinh vào nghề theo từng phần. a). Các cơ sở đào tạo. HS kể tên một số cơ sở đào tạo mà em biết gồm tên trường, nơi trường đóng… b). Điều kiện tuyển sinh. HS nêu một số điều kiện tuyển sinh của một số trường trong ngành giao thông vận tải. c). Triển vọng của nghề và nơi làm việc. HS trình bày triển vọng của nghề và nơi làm việc. * Hoạt động 2: Tìm hiểu vấn đề tuyển sinh vào nghề thuộc ngành địa chất. HS lên trình bày vấn đề tuyển sinh vào nghề theo từng phần. a). Các cơ sở đào tạo: HS kể tên một số cơ sở đào tạo mà em biết, gồm tên trường, nơi trường đóng… b). Điều kiện tuyển sinh. HS nêu một số điều kiện tuyển sinh của một số trường trong ngành giao thông vận tải. c). Triển vọng của nghề và nơi làm việc. HS trình bày triển vọng của nghề và nơi làm việc 1. Em hãy cho biết vấn đề tuyển sinh vào các nghề thuộc lĩnh vực giao thông vận tải. Gợi ý: Tùy theo năng lực học văn hóa mà HS có thể chọn các hệ Đại học, Cao đẳng hoặc trung cấp. Ví dụ: - Hệ đại học: Trường đại học giao thông vận tải. - Hệ cao đẳng: Trường cao đẳng giao thông vận tải - Hệ trung cấp: Trường trung cấp giao thông vận tải. (chi tiết xem những điều cần biết về tuyển sinh đại học , cao đẳng hàng năm để biết chi tiết cu thể từng ngành nghề) - Tùy theo từng trường, từng ngành nghề mà có những yêu cầu tuyển sinh khác nhau. - Khối thi, ngày thi, những điều kiện khác.. - Ngành giao thông vận tải hiện có triển vọng rất lớn bởi chúng ta đang trong giai đoạn công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, nhu cầu về đi lại du lịch ngày một tăng, hệ thống giai thông vận tải ngày một phát triển và mở rộng, nhiều công nghệ mới được áp dụng trong xây dựng các công trình giao thông và trong công nghệ vật liệu…Do đó, đòi hỏi cần một đội ngũ làm việc trong ngành giao thông vận tải có năng lực chuyên môn, có lương tâm trách nhiệm với nghề. - Nơi làm việc: hầu hết người lao động được làm việc tại các công ty , doanh nghiệp trong ngành giao thông vận tải. 2. Em hãy cho biết vấn đề tuyển sinh vào các nghề thuộc ngành địa chất. Gợi ý: Tùy theo năng lực học văn hóa mà HS có thể chọn các hệ Đại học, Cao đẳng hoặc trung cấp. Ví dụ: - Hệ đại học: Trường đại học mỏ địa chất. - Hệ cao đẳng: Trường cao đẳng kỹ thuật mỏ - Hệ trung cấp: Trường trung cấp đào tạo về mỏ địa chất. (chi tiết xem những điều cần biết về tuyển sinh đại học , cao đẳng hàng năm để biết chi tiết cu thể từng ngành nghề) - Tùy theo từng trường, từng ngành nghề mà có những yêu cầu tuyển sinh khác nhau. - Khối thi, ngày thi, điều kiện khác.. Ngành địa chất hiện đã thực hiện những chính sách đổi mới, hợp tác quốc tế trong khai thác thăm dò…Do đó, ngành địa chất đang dần tiếp cận với môi trường hội nhập vào khu vực và thé giới để phát triển. IV.TỔNG KẾT ĐÁNH GIÁ. - Nhận xét đánh giá về thái độ học tập của HS. - Dặn dò HS chuẩn bị cho chủ đề sau: Tìm hiểu một số nghề thuộc lĩnh vực kinh doanh, dịch vụ. - Mỗi HS lập một bản mô tả nghề của ngành giao thông vận tải hoặc địa chất. CHỦ ĐỀ 2 TÌM HIỂU MỘT SỐ NGHỀ THUỘC LĨNH VỰC KINH DOANH - DỊCH VỤ Tiết 1. MỤC TIÊU BÀI HỌC: Kiến thức: Hiểu được vị trí vai trò và triển vọng phát triển của các nghề thuộc lĩnh vực kinh doanh, dịch vụ. Biết đặc điểm, yêu cầu, nơi đào tạo, nhu cầu lao động của các nghề thuộc lĩnh vực kinh doanh dịch vụ. Kỹ năng: Tìm hiểu được những thông tin cần thiết của một số nghề thuộc lĩnh vực kinh doanh dịch vụ. Thái độ: Có ý thức liên hệ với bản thân để chọn nghề sau khi tốt nghiệp THPT II. CHUẨN BỊ: - Nội dung: Nghiên cứu kỹ chủ đề 2 (SGV) và các tài liệu liên quan - Đồ dùng: Tranh ảnh liên quan đến các nghề thuộc lĩnh vực kinh doanh dịch vụ, hoặc phim ảnh về những doanh nhân thành đạt. III. TIẾN TRÌNH BÀI GIẢNG. 1. Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số. 2. Giới thiệu khái quát mục tiêu của chủ đề; nếu tổ chức hội thảo thì phải chia nhóm, phân công người dẫn chương trình, thường chia nhóm 4 em/nhóm – bài này nên cử HS dẫn chương trình. Tiến trình hoạt động cụ thể: Hoạt động của trò Hoạt động của thầy * Hoạt động 1: Tìm hiểu khái niệm về kinh doanh, dịch vụ. HS thảo luận về khái niệm kinh doanh, dịch vụ. HS thảo luận nhóm rồi cử đại diện của nhóm mình lên trình bày. HS lắng nghe và phát biểu ý kiến riêng của mình về khái niệm này hoặc có thể yêu cầu giải thích để rõ nghĩa. Đại diện các nhóm lên nêu một số loại hình kinh doanh, dịch vụ mà các nhóm đưa ra. *Hoạt động 2: Tìm hiểu vai trò vị trí của các nghề thuộc lĩnh vực kinh doanh, dịch vụ. Các nhóm thảo luận để làm rõ vai trò của kinh doanh, dịch vụ. HS kể chuyện các gương thành đạt trong nghề. Thầy giới thiệu mục tiêu của chủ đề, cử lớp trưởng (bí thư) làm người dẫn chương trình. Người dẫn chương trình (NDCT): 1. Em hiểu kinh doanh, dịch vụ là gì? Gợi ý: Sau khi nghe ý kiến phát biểu của các bạn, người dẫn chương trình đưa ra gợi ý về khái niệm kinh doanh, dịch vụ. Kinh doanh, dịch vụ: là đầu tư nguồn lực của cá nhân, tổ chức bao gồm tiền vốn, tài sản, bí quyết, kinh nghiệm nghề nghiệp, phát minh sáng chế nhằm trao đổi, gia công, sản xuất sản phẩm đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của thị trường để thu lợi nhuận. Vì vậy, kinh doanh rất đa dạng về loại hàng hóa, về hình thức, quy mô. Ngày nay với sự phát triển và ứng dụng của công nghệ thông tin (CNTT), thị trường có thể tổ chức thực hiện kinh doanh nhờ mạng máy tính, nhà sản xuất cung cấp và người tiêu dùng không phải trực tiếp gặp gỡ nhau mà vẫn thực hiện được hoạt động trao đổi kinh doanh (thương mại điện tử). 2. Bạn cho một số ví dụ về các loại hình kinh doanh, dịch vụ? Gia đình hoặc người thân của bạn có kinh doanh cung cấp dịch vụ không, nếu có thì kinh doanh như thế nào? * NDCT: Các nhóm hãy thảo luận rồi cho biết vai trò, vị trí của các nghề thuộc lĩnh vực kinh doanh, dịch vụ. Gợi ý: Khi đất nước ta chuyển sang nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa thì vai trò của các nghề thuộc lĩnh vực kinh doanh, dịch vụ đóng vai trò hết sức quan trọng trong công cuộc phát triển kinh tế. Mỗi một con người chúng ta trong cuộc sống cần rất nhiều loại lương thực, thực phẩm, thuốc men, quần áo, sách vỡ, các đồ dùng khác…Thế nhưng chúng ta không thể tự làm ra tất cả những thứ đó. Vậy chúng ta có được chúng là do đâu? Chính là thông qua trao đổi hàng hóa, thông qua việc mua bán, tức là thông qua hoạt động kinh doanh, dịch vụ. Hiện nay Đảng và Nhà nước ta luôn coi trọng đóng góp của các tầng lớp doanh nhân trong sự nghiệp phát triển kinh tế của đất nước và đã lấy ngày doanh nhân Việt Nam để thể hiện sự quan tâm và ghi nhớ đóng góp của giới doanh nhân. 3. Bạn hãy kể những gương doanh nhân thành đạt. Gợi ý: NDCT có thể kể cho cả lớp nghe gương doanh nhân thành đạt trên thế giới như Levis, Sony hoặc những gương thành đạt trong nước. SƠ KẾT - ĐÁNH GIÁ. - Nhận xét đánh giá về thái độ học tập của HS. - Dặn dò HS chuẩn bị cho chủ đề sau: Tìm hiểu các nghề thuộc lĩnh vực kinh doanh, dịch vụ. ============================================= CHỦ ĐỀ 2 TÌM HIỂU MỘT SỐ NGHỀ THUỘC LĨNH VỰC KINH DOANH - DỊCH VỤ Tiết 2. I. MỤC TIÊU BÀI HỌC: Kiến thức: Hiểu được vị trí vai trò và triển vọng phát triển của các nghề thuộc lĩnh vực kinh doanh, dịch vụ. Biết đặc điểm, yêu cầu, nơi đào tạo, nhu cầu lao động của các nghề thuộc lĩnh vực kinh doanh dịch vụ. Kỹ năng: Tìm hiểu được những thông tin cần thiết của một số nghề thuộc lĩnh vực kinh doanh dịch vụ. Thái độ: Có ý thức liên hệ với bản thân để chọn nghề sau khi tốt nghiệp THPT II. CHUẨN BỊ: - Nội dung: Nghiên cứu kỹ chủ đề 2 (SGV) và các tài liệu liên quan - Đồ dùng: Tranh ảnh liên quan đến các nghề thuộc lĩnh vực kinh doanh dịch vụ, hoặc phim ảnh về những doanh nhân thành đạt. III. TIẾN TRÌNH BÀI GIẢNG. 1. Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số. 2. Giới thiệu khái quát mục tiêu của chủ đề; 3. Tiến trình hoạt động cụ thể: Hoạt động của trò Hoạt động của thầy * Hoạt động 1: Tìm hiểu phương hướng phát

File đính kèm:

  • docgiao an huong nghiep 11.doc
Giáo án liên quan