I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:
- Học sinh biết ý nghĩa, tầm quan trọng của việc lựa chọn nghề có cơ sở khoa học.
- Nêu được dự định ban đầu về lựa chọn hướng đi sau khi tốt nghiệp THCS.
- Bước đầu có ý thức chọn nghề có cơ sở khoa học.
II. CHUẨN BỊ:
1. HSCB:
- Chuẩn bị một số bài hát, bài thơ hoặc những mẩu chuyện ca ngợi người lao động ở 1 số nghề
hoặc những người có thành tích cao trong lao động nghề nghiệp.
- Chuẩn bị nội dung trên để thi tìm hiểu nghề trong giờ học.
2. GVCB: Nghiên cứu một số tài liệu hướng nghiệp.
III. HOẠT ĐỘNG TỔ CHỨC:
1. Ổn định lớp:
2. Tiến trình tổ chức:
* GTB: (1P) GV giới thiệu mục tiêu của chủ đề và giới thiệu cơ sở khoa học của việc chọn nghề.
HĐ1: Tìm hiểu ba nguyên tắc chọn nghề:
20 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1057 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án hướng nghiệp lớp 9 học kỳ I năm học 2009 - 2010, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
học kỳ i
Tháng 09: Ngày soạn: 10/ 09/ 2009
Ngày giảng: 24/ 09/ 2009
Chủ đề 1: ý nghĩa, tầm quan trọng của việc
chọn nghề có cơ sở khoa học
I. Mục tiêu bài học:
- Học sinh biết ý nghĩa, tầm quan trọng của việc lựa chọn nghề có cơ sở khoa học.
- Nêu được dự định ban đầu về lựa chọn hướng đi sau khi tốt nghiệp THCS.
- Bước đầu có ý thức chọn nghề có cơ sở khoa học.
II. chuẩn bị:
1. HSCB:
- Chuẩn bị một số bài hát, bài thơ hoặc những mẩu chuyện ca ngợi người lao động ở 1 số nghề
hoặc những người có thành tích cao trong lao động nghề nghiệp.
- Chuẩn bị nội dung trên để thi tìm hiểu nghề trong giờ học.
2. GVCB: Nghiên cứu một số tài liệu hướng nghiệp.
Iii. Hoạt động tổ chức:
1. ổn định lớp:
2. Tiến trình tổ chức:
* GTB: (1P’) GV giới thiệu mục tiêu của chủ đề và giới thiệu cơ sở khoa học của việc chọn nghề.
HĐ1: Tìm hiểu ba nguyên tắc chọn nghề:
* MT: HS biết được 3 nguyên tắc chọn nghề để vận dụng chọn nghề cho bản thân.
HĐ Giáo viên
- Cho HS đọc đoạn “Ba câu hỏi được đặt ra khi chọn nghề”.
- Hướng dẫn học sinh thảo luận câu hỏi:
+ Mối quan hệ chặt chẽ giữa 3 câu hỏi đó thể hiện ntn? Trong chọn nghề có cần bổ sung câu hỏi nào không?
- GV gợi ý để HS tìm ra ví dụ chứng minh không được vi phạm 3 nguyên tắc chọn nghề.
- GV tìm một số ví dụ bổ sung về vai trò của hứng thú và năng lực nghề nghiệp. Đồng thời thông báo rằng: trong cuộc sống, nhiều khi tuy không hứng thú với nghề, nhưng do giác ngộ được ý nghĩa và tầm quan trọng của nghề thì con người vẫn làm tốt công việc.
VD: Một người không thích nghề chữa bệnh, cũng không thích sống ở vùng cao, nhưng thấy cán bộ y tế ở vùng đồng bào thiểu số còn thiếu nên vẫn học nghề chữa bệnh và tình nguyện suốt đời ở vùng núi để chữa bệnh cho đồng bào...
HĐ Học sinh
- Đọc SGK do giáo viên yêu cầu, học sinh khác chú ý theo dõi.
- Thảo luận nhóm 3 câu hỏi và câu hỏi do giáo viên yêu cầu.
- Từ gợi ý của giáo viên, tìm các ví dụ để minh họa cho “Ba nguyên tắc chọn nghê”.
- Nghe giáo viên lấy ví dụ và tự lấy ví dụ thực tế minh họa.
*Tiểu kết:
Trong khi còn học trong trường THCS, mỗi HS cần chuẩn bị cho mình sự sẵn sàng về tâm lý đi vào lao động nghề nghiệp, thể hiện ở các mặt sau đây:
- Tìm hiểu về một nghề mà mình yêu thích, Nắm chắc những yêu cầu của nghề đó đặt ra trước người lao động.
- Học thật tốt các môn học có l. quan đến việc học nghề với thái độ vui vẻ, thoải mái, thíc thú.
- Rèn luyệ một số kĩ năng, kĩ xảo lao động mà nghề đó yêu cầu, một số phẩm chất nhân cách mà người lao động trong nghề phải có.
- Tìm hiểu nhu cầu nhân lực của nghề và điều kiện theo trường học đào tạo nghề đó.
HĐ2: Tìm hiểu ý nghĩa của việc chọn nghề có cơ sở khoa học:
*MT: Nêu được các ý nghĩa của việc chọn nghề có cơ sở khoa học.
- GV trình bày tóm tắt 4 ý nghĩa của việc học nghề.
- YC các tổ học sinh rút thăm phiếu trình bày ý nghĩa chọn nghề.
- YC từng tổ cử người trình bày và cho phép người trong tổ được bổ sung.
- GV đánh giá ý trả lời của các tổ, và có xếp loại g Thông qua đánh giá, GV nhấn mạnh nội dung cơ bản cần thiết.
- Nghe và ghi nhớ kiến thức.
- Các tổ rút thăm phiếu trình bày ý nghĩa chọn nghề.
- Tổ cử đại diện báo cáo kết quả thảo luận g theo dõi bổ sung hoàn thiện.
- Ghi nhớ một số điểm GV nhấn mạnh.
HĐ3: Tổ chức trò chơi:
*MT: HS nhớ được các khái niệm về độ tan, dung dịch để giải 1 số bài tập.
- YC các tổ thi tìm những bài hát hoặc bài thơ, mẩu chuyện nói về sự nhiệt tình lao động xây dựng đất nước của những người làm những nghề khác nhau. (Yêu cầu HS hát một đoạn hoặc đọc một đoạn thơ của đáp án mà tổ mình tìm được)
- GV làm trọng tài chấm điểm cho các tổ.
- Nhận xét và thông báo kết quả các tổ thắng cuộc.
- Thảo luận tìm bài hát, bài thơ, mẩu chuyện đúng chủ đề GV yêu cầu...
3. Đánh giá kết quả chủ đề:
Cho cả lớp viết thu hoạch ra giấy theo các nội dung câu hỏi sau:
- Em nhận thức được điều gì qua buổi giáo dục hướng nghiệp này.
- Hãy nêu ý kiến của mình về:
+ Em yêu thích nghề gì ?
+ Những nghề nào phù hợp với khả năng của em ?
+ Hiện nay ở địa phương em, nghề nào đang cần nhân lực ?
........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
........................................................................................................................................................................................................................
Tháng 10: Ngày soạn: 10/ 10/ 2008
Ngày giảng: 22/ 10/ 2008
Chủ đề 2: Tìm hiểu năng lực bản thân và
truyền thống nghề nghiệp của gia đình
I. Mục tiêu bài học:
- HS phải tự xác định được điểm mạnh và điểm yếu của năng lực lao động, học tập của bản
thân và những đặc điểm truyền thống nghề nghiệp của gia đình mà mình có thể kế thừa, từ
đó liên hệ với những yêu cầu của nghề mà mình yêu thích để quyết định việc lựa chọn.
- HS hiểu được thế nào là sự phù hợp nghề nghiệp.
- Bước đầu biết cách đánh giá năng lực bản thân và phân tích được truyền thống nghề của gia
đình.
- Có được thái độ tự tin vào bản thân trong việc rèn luyện để đạt được sự phù hợp với nghề
định chọn (có tính đến truyền thống nghề nghiệp gia đình).
II. chuẩn bị:
1. HSCB: - Tìm hiểu và nghiên cứu về truyền thống lao động của gia đình.
- Tìm hiểu nhu cầu lao động của xã hội về nghề nghiệp truyền thống của gia đình.
2. GVCB: - Nghiên cứu trước các trắc nghiệm và sưu tầm thêm các trắc nghiệm khác để học sinh
tự kiểm tra.
Iii. tổ chức Hoạt động:
1. ổn định lớp:
2. Tiến trình tổ chức:
* GTB: Mỗi gia đình đều có một nghề nghiệp nhất định. Nghề nghiệp đó có thể được truyền từ đời này sang đời khác trong đại gia đình, đó chính là nghề truyền thống của gia đình. Việc phát huy và tiếp nối nghề truyền thống của gia đình giúp cho các em vững vàng hơn trong việc chọn nghề...
HĐ1: Tìm những ví dụ về những con người có năng lực cao trong họat động lđsx:
* MT: HS biết và nêu được một số ví dụ về những người có năng lực cao trong hoạt động lao động sản xuất.
HĐ Giáo viên
- GV hướng dẫn và yêu cầu HS tìm những ví dụ về những người có năng lực cao trong hoạt động lao động sản xuất.
- YC đại diện HS nêu ví dụ g gọi HS khác nxbs.
- GV nhận xét ví dụ và lấy thêm một số ví dụ để HS rõ.
- Từ ví dụ của HS, GV xây dựng khái niệm năng lực và năng lực lao động.
HĐ Học sinh
- Thảo luận tìm các ví dụ về những người có năng lực lao động sản xuất.
- Đại diện nêu ví dụ g theo dõi nxbs.
- Theo dõi và nghi nhớ.
*Tiểu kết:
Năng lực là sự tương xứng giữa 1 bên là những đặc điểm tâm lí và sinh lí của con người với một bên là những yêu cầu của hoạt động đối với con người đó. Sự tương xứng ấy là điều kiện để con người hoàn thành công việc mà hoạt động phải thực hiện.
HĐ2: Giải thích - thế nào là sự phù hợp nghề:
*MT: Học sinh nắm được thế nào là sự phù hợp nghề.
- GV giải thích cho HS hiẻu thề nào là sự phù hợp nghề.
- Sau đó tổ chức để HS thảo luận:
+ Làm thế nào để tạo ra sự phù hợp nghề?
- YC đại diện HS nêu ý kiến g GV nhận xét và kluận.
- Nghe GV giải thích g ghi nhớ kiến thức..
- Thảo luận câu hỏi.
- Đại diện nêu đáp án câu hỏi g nhóm khác theo dõi nxbs.
HĐ3: Hoạt động đố vui:
*MT: HS tích cực tham gia hoạt động đố vui để tìm hiểu năng lực của bản thân.
- YCHS thảo luận tìm câu trả lời:
Một thanh niên muốn trở thành một người lái xe tải.
+ Các em hãy thử suy nghĩ và cho biết: người thanh niên ấy cần phải có phẩm chất gì (những điều kiện gì) để phù hợp với nghề ấy?
- YC đại diện một số HS nêu câu trả lời g gọi HS khác nxbs
- YC học sinh phải nêu được ít nhất là 3 phẩm chất.
- Thảo luận câu hỏi của GV.
- Đại diện nêu câu trả lời g theo dõi nxbs.
HĐ4: Trong trường hợp nào nên chọn nghề truyền thống gia đình:
*MT: HS tích cực tham gia thảo luận để nêu được khi nào nên chọn nghề truyền thống gia đình.
- YCHS thảo luận tìm câu trả lời:
+ Trong trường hợp nào thì nên chọn nghề truyền thống gia đình?
- YC đại diện một số HS nêu câu trả lời g gọi HS khác nxbs
- GV nhận xét và hoàn thiện.
- Thảo luận câu hỏi của GV.
+ Phải có tình yêu đối với nghề.
+ Phải hiểu biết về nghề.
+ Phải có những yêu cầu tối thiểu để phù hợp với nghề.
+ Phải gắn bó với nghề lâu dài...
- Đại diện nêu câu trả lời g theo dõi nxbs.
HĐ5: Làm bài tập trắc nghiệm:
*MT: HS tích cực tham gia làm bài tập trắc nghiệm để xác đinh năng lực của bản thân.
- GV cho HS nghiên cứu và làm bài tập trắc nghiệm bằng cách:
+ GV đọc từng câu hỏi, trong bảng câu hỏi tìm hiểu hứng thú môn học, sau mỗi câu dừng lại khoảng 30 giây để HS tự cho điểm vào cột điểm. Nếu đồng ý cho 1 điểm, nếu không đồng ý cho điểm 0.
+ Sau khi cho điểm xong cả 48 câu hỏi, GV cho HS kẻ bảng điểm theo mẫu dưới đây:
Môn
Toán
Lí
Hóa
Sinh
Văn
Sử
Địa
CN
Điểm
- Hướng dẫn HS cách ghi điểm.
- YC đại diện một số HS nêu đáp án.
- GV nhận xét và thông báo đáp án đúng.
- Nghiên cứu làm bài tập trắc nghiệm.
- Kẻ bảng theo mẫu và điền điểm vào bảng theo yêu cầu của GV.
- Đại diện nêu đáp án.
3. Đánh giá kết quả chủ đề:
- GV đánh giá về tinh thần xây dựng chủ đề của HS và nêu lên một số ý kiên scó tính chất tư
rên cơ sở kết quả của hoạt động 5.
4. Dặn dò:
- Tìm hiểu năng lực của bản thân.
- Tìm hiểu về truyền thống nghề nghiệp của gia đình.
........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
........................................................................................................................................................................................................................
........................................................................................................................................................................................................................
Tháng 11: Ngày soạn: 30/ 10/ 2008
Ngày giảng: 26 / 11/ 2008
Chủ đề 3: thế giới nghề nghiệp quanh ta
I. Mục tiêu bài học:
- HS biết được một số kiến thức về nghè nghiệp rất phong phú, đa dạng và xu thế phát triển hoặc biến đổi của nhiều nghề.
- Biết cách tìm hiểu thông tin nghề.
- Kể được một số nghề đặc trưng minh họa cho tính đa dạng, phong phú của thế giới nghề nghiệp.
- Có ý thức chủ động tìm hiểu thông tin nghề.
II. chuẩn bị:
1. HSCB: - Tìm hiểu thông tin về một số nghề nghiệp.
2. GVCB: - Nghiên cứu thông tin về một số nghề nghiệp.
+ Chuẩn bị một số câu hỏi cho HS thảo luận về cơ sở khoa học của việc chon nghề.
+ Chuẩn bị phiếu học tập cho các nhóm.
phiếu học tâp
Chọn các nghề sau đây rồi sắp xếp chúng vào những nghề trong bảng “Phân loại nghề theo yêu cầu của nghề đối với người lao động”; chỉ cần điền số thứ tự vào các cột cho đúng với nghề trong bảng.
1. Nhân viên văn phòng; 2. Viết thơ; 3. Làm vườn; 4. Thợ phay; 5. Kế toán; 6. Kiến trúc sư; 7. Thống kê; 8. Sáng tác nhạc; 9. Lưu trữ; 10. Giáo viên; 11. Viết báo; 12. Nghiên cứu thiên văn; 13. Bác sĩ; 14. Lễ tân khách sạn; 15. Hướng dẫn viên du lịch; 16. Nhân viên thư viện; 17. Thợ dệt; 18. Thợ tiện; 19. Chăm sóc cây cảnh; 20. Tài xế xe tải; 21. Kĩ sư điện tử; 22. Viết văn; 23. Vẽ tranh; 24. Chụp ảnh; 25. Kim hoàn; 26. Khí tượng; 27. Dược sĩ; 28. Nghiên cứu khí tượng; 29. Thăm dò địa chất; 30. Kĩ sư tin học; 31. Dạy thú; 32. Trồng rừng; 33. Thám hiểm; 34. Thư kí đánh máy; 35. Du hành vũ trụ;...
Bảng phân loại nghề theo yêu cầu của nghề đối với người lao động.
Những
nghề thuộc lĩnh vực
hành chính
Những nghề tiếp xúc với con người
Những nghề thợ
Nghề kĩ thuật
Những
nghề trong lĩnh vực văn học và nghệ thuật
Những
nghề thuộc lĩnh vực nghiên cứu khoa học
Những nghề tiếp xúc với thiên nhiên
Những nghề có điều kiện lao động đặc biệt
1,
34, ...
Iii. Hoạt động tổ chức:
1. ổn định lớp:
2. Tiến trình tổ chức:
* GTB: (1P’) Trong đời sống xã hội nhu cầu về vật chất và tinh thần vô cùng phong phú. Hoạt động lao động trên một bình diện lớn, với những công việc cụ thể rất khác nhau và đòi hỏi nhiều khâu sản xuất. Mỗi người có một khả năng làm việc trong những ngành nghề khác nhau. Có những ngành nghề nào cho chúng ta lựa chon? Công việc nào thì phù hợp với mình đây?...
HĐ1: Tìm hiểu tính đa dạng của thế giới nghề nghiệp
* MT: HS biết được một số chỉ tiêu và phương hướng của sự phát triển kinh tế - xã hội của
huyện Đức Cơ từ năm 2006 - 2010.
HĐ Giáo viên
- GV yêu cầu HS viết tên của 10 nghề mà các em biết?
- GV chia lớp thành những nhóm nhỏ và cho HS thảo luận, bổ sung cho nhau những nghề không trùng với những nghề mà các em đã ghi.
- YC đại diện các nhóm cử người đọc bài làm của nhóm mình.
- GV kết luận về tính đa dạng của thế giới nghề nghiệp.
- Cho học sinh đọc mục: “Tính đa dạng, phong phú của thế giới nghề nghiệp”
HĐ Học sinh
- Mỗi HS viết tên 10 ngành, nghề mà mình biết.
- Thảo luận, bổ sung cho nhau.
- Đại diện nhóm đọc kết quả thảo luận g nhóm khác theo dõi nxbs.
- Cả lớp theo dõi nghi nhớ kiến thức.
*Tiểu kết:
- Trong đời sống xã hội, nhu cầu về vật chất và tinh thần vô cùng phong phú như: ăn, ở, mặc, đi lại, thưởng thức văn hóa nghệ thuật, học hành, giao tiếp, thông tin liên lạc, bảo vệ sức khỏe.... Đồng thời hoạt động lao động sản xuất của xã hội cũng rất đa dạng. Do đó đòi hỏi phải có nhiều khâu sản xuất.
- Danh mục nghề đào tạo của 1 quốc gia không cố định, nó thay đổi tùy thuộc kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và yêu cầu về nguồn nhân lực của từng giai đoạn lịch sử.
- Danh mục nghề đào tạo của quốc gia này khác với quốc gia kia do nhiều yếu tố (kinh tế, văn hóa, xã hội...) khác nhau chi phối.
- Có những nghề chỉ có ở địa phương này mà không có ở địa phương khác.
HĐ2: Phân loại nghề thường gặp:
*MT: Học sinh biết cách phân loại một số ngành nghề thường gặp .
- GV đặt câu hỏi:
+ Có thể gộp một số nghề có chung một số đặc điểm thành một nhóm nghề được không? nếu được thì các em hãy lấy ví dụ để minh họa?
- YC học sinh thảo luận trong nhóm và viết vào giấy cách phân loại nghề của nhóm mình.
- GV giới thiệu và phân tích các hình thức phân loại nghề: phân loại theo hình thức lao động; Phân loại theo nghề đào tạo; Phân loại nghề theo yêu cầu của nghề đối với người lao động;
- Giáo viên phát phiếu học tập “Phân loại nghề theo yêu cầu của nghề đối với người lao động”;
- YCHS thảo luận nhóm xắp xếp các nghề đúng mục phân loại.
- Đọc tên các nghề trong phiếu học tập.
- YCHS nói nhanh đó là nghề thuộc nhóm nghề nào. - - GV tiến hành cho thi giữa các nhóm.
- GV công bố kết quả câu trả lời giữa các nhóm.
- Tuyên dương nhóm có nhiều câu trả lời đúng.
+ Nghe và thảo luận nhóm câu hỏi.
- Đại diện nhóm trả lời g theo dõi nxbs.
- Nghe GV giới thiệu ghi nhớ kiến thức.
- Thảo luận làm phiếu học tập.
- Theo dõi và nêu đáp án nhanh.
HĐ3: Những dấu hiệu cơ bản của nghề, bản mô tả nghề:
*MT: HS nhận biết được một số dấu hiệu cơ bản của nghề và biết mô tả nghề.
- GV giới thiệu: Những dấu hiệu cơ bản của nghề và Nội dung của bản mô tả nghề.
+ ẹoỏi tửụùng lao ủoọng laứ gỡ ?
+ Cho vớ duù minh hoaù.
+ Em hieồu theỏ naứo laứ noọi dung lao ủoọng?
+ Coõng cuù lao ủoọng bao goàm nhửừng gỡ ?
+ Em hieồu gỡ veà ủieàu kieọn lao ủoọng?
- Nghe giáo viên giới thiệu g ghi nhớ kiến thức...
+ Nêu khái niệm về đối tượng lao động.
+ Lấy ví dụ minh họa.
- Thảo luận trả lời câu hỏi.
*Tiểu kết:
- Những dấu hiệu cơ bản của nghề gồm có 4 dấu hiệu sau:
+ Đối tượng lao động.
+ Công cụ lao động.
+ Mục đích lao động.
+ Điều kiện lao động.
- Bản mô tả nghề thường có các mục:
+ Tên nghề và những chuyên môn thường gặp trong nghề.
+ Nội dung và tính chất lao động của nghề.
+ Những điều kiện cần thiết để tham gia lao động trong nghề.
+ Những chống chỉ định y học.
+ Những điều kiện bảo đảm cho người lao động làm việc trong nghề.
+ Những nơi có thể theo học nghề.
+ Những nơi có thể làm việc sau khi học nghề.
3. Đánh giá kết quả chủ đề:
- GV tổng kết các cách phân loại nghề, chỉ ra những nhận thức chưa chính xác về vấn đề này
của một số học sinh trong lớp.
- Em nhận thức được điều gì qua buổi giáo dục hướng nghiệp này.
Tháng 12: Ngày soạn:
Ngày giảng:
Chủ đề 4: tìm hiểu thông tin
về một số nghề ở địa phương
I. Mục tiêu bài học:
- HS biết được một số thông tin cơ bản của một số nghề gần gũi với các em trong cuộc sống hàng ngày.
- Biết cách thu thập thông tin nghề khi tìm hiểu một số nghề cụ thể.
- Có ý thức tích cực chủ động tìm hiểu thông tin nghề để chuẩn bị cho lựa chọn nghề tương lai.
II. chuẩn bị:
1. HSCB: - Tìm hiểu thông tin về một số nghề cơ bản ở địa phương.
2. GVCB: - Đọc kĩ các bản mô tả nghề, chọn một số nghề gần gũi với địa phương để đưa vào chủ
đề, tìm hiểu những ví dụ cụ thể để minh họa cho chủ đề.
Iii. tổ chức Hoạt động:
1. ổn định lớp:
2. Tiến trình tổ chức:
* GTB: (1P’) Trong cuộc sống, để tìm được 1 công việc phù hợp với bản thân đòi hỏi người lao động phải hiểu biết một số thông tin về nghề mà mình chọn. Địa phương có những nghề nghiệp nào? Và nghề nào hợp với bản thân? Đó là câu hỏi mà không phải ai cũng có thể trả lời được. Bài học hôm nay sẽ giúp cung cấp cho các em một số thông tin để có thể lựa chọn nghề phù hợp cho bản thân....
HĐ1: Tìm hiểu một số nghề trong lĩnh vực trồng trọt:
* MT: HS biết được một số thông tin về nghề trồng trọt từ đó xác định được nghề nghiệp cho
bản thân.
HĐ Giáo viên
- GV yêu cầu HS đọc bài “Nghề làm vườn”.
- GV hướng dẫn HS thảo luận về: vị trí, vai trò của sản xuất lương thực và thực phẩm ở Việt Nam. Liên hệ đến lĩnh vực nghề nghiệp này ở địa phương: có những lĩnh vực trồng trọt nào đang phát triển (trồng lúa, trồng rau, cây ăn quả, cây làm thuốc, cây công nghiệp...).
- Yêu cầu học sinh thảo luận theo nhóm rồi viết vào giấy nháp sau đó đọc lên để cả lớp tham khảo và nhận xét góp ý.
- GV nhận xét và nêu một số nhận định về vị trí, vai trò của sản xuất lương thực và thực phẩm đối với đời sống con người.
- Cho HS viết một bài ngắn theo chủ đề:
+ “Nếu làm nông nghiệp thì em chọn công việc cụ thể nào?
+ Vì sao lại chọn nghề đó?
+ Nghề đó hiện nay đang phát triển như thế nào?”.
- Thu bài viết của HS.
HĐ Học sinh
- Đại diện 1 HS đọc nghề làm vườn. HS khác theo dõi.
- Thảo luận tìm hiểu vị trí, vai trò của sản xuất lương thực và thực phẩm ở Việt Nam. Đồng thời liên ở với địa phương.
- Đại diện đọc kết quả thảo luận cả lớp theo dõi đóng góp ý kiến.
- Theo dõi và nghi nhớ.
- Viết bài về nghề nông nghiệp mà mình chọn.
HĐ2: Tìm hiểu những nghề ở địa phương:
*MT: Học sinh biết cách phân loại một số ngành nghề thường gặp .
- YCHS kể tên những nghề thuộc lĩnh vực dịch vụ ở địa phương như:
+ May mặc;
+ Cắt tóc;
+ Ăn uống;
+ Sửa chữa xe đạp, xe máy;
+ Chuyên chở hàng hóa;
+ Bán hành thực phẩm, lương thực và các loại hàng để tiêu dùng;
+ Hướng dẫn tham quan...
- Tiếp tục yêu cầu HS mô tả một nghề mà các em hiểu biết theo nội dung sau:
+ Tên nghề:
+ Đặc điểm hoạt động của nghề:
. Đối tượng lao động.
. Nội dung lao động.
. Công cụ lao động.
. Điều kiện lao động.
+ Các yêu cầu của nghề đối với người lao động:
+ Những chống chỉ định y học.
+ Nơi đào tạo nghề.
+ Triển vọng phát triển của nghề:
- Cho cả lớp thảo luận về các nghề mà HS nêu.
- YCHS giới thiệu một số nghề có ở địa phương.
- GV theo dõi và lấy ví dụ một số nghề phổ biến.
- Kể tên những nghề thuộc lĩnh vực ở địa phương.
- Mô tả nghề mà bản thân biết theo các nội dung mà giáo viên yêu cầu.
- Cả lớp theo dõi hoàn thiện.
- Giới thiệu một số nghề ở địa phương.
3. Đánh giá kết quả chủ đề:
- YCHS thảo luận câu hỏi sau:
+ Để hiểu về một nghề chúng ta nên chú ý đến những thông tin nào?
- GV tổng kết lại các mục trong bản mô tả nghề.
........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
........................................................................................................................................................................................................................
........................................................................................................................................................................................................................
Tháng 01 Ngày soạn:
Ngày giảng:
Chủ đề 5: Hệ thống giáo dục trung học
chuyên nghiệp và đào tạo nghề của
trung ương và địa phương
(Tuyển sinh trình độ trung học cơ sở)
I. Mục tiêu bài học:
- HS phải tự xác định được điểm mạnh và điểm yếu của năng lực lao động, học tập của bản thân và những đặc điểm truyền thống nghề nghiệp của gia đình mà mình có thể kế thừa, từ đó liên hệ với những yêu cầu của nghề mà mình yêu
File đính kèm:
- Giao an GD huong nghiep lop 9.doc