Môn: Tiếng Việt Phân môn: Kể chuyện Tiết: 20 Tuần: 22
Bài: MỘT TRÍ KHÔN HƠN TRĂM TRÍ KHÔN
I. MỤC ĐÍCH- YÊU CẦU:
1. Kỹ năng: HS biết
- Biết đặt tên cho từng đoạn của câu chuyện
- Dựa vào gợi ý kể lại được từng đoạn và toàn bộ câu chuyện Một trí khôn hơn trăm trí khôn với giọng hấp dẫn, sinh động.
- Biết nghe và nhận xét bạn kể.
2. Kiến thức:
- Hs nắm được nội dung câu chuyện, biết phối hợp lời kể với điệu bộ, nét mặt, biết thay đổi giọng kể phù hợp với nội dung
3. Thái độ: HS thái độ thân ái, hoà thuận với thiên nhiên, biết bảo vệ thiên nhiên
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: Bảng các gợi ý tóm tắt của từng đoạn câu chuyện.
2 trang |
Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 2737 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Kể chuyện 2 tiết 20 tuần 22: Một trí khôn hơn trăm trí khôn, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Phòng GD-ĐT Quận cầu giấy
Trường TH DL Nguyễn Siêu
------------------
Kế hoạch bài dạy
Môn: Tiếng Việt Phân môn: Kể chuyện Tiết: 20 Tuần: 22
Bài: Một trí khôn hơn trăm trí khôn
Thời gian: 2006-2007 Người dạy: Phạm Thanh Thuý Lớp: 2
I. Mục đích- yêu cầu:
1. Kỹ năng: HS biết
- Biết đặt tên cho từng đoạn của câu chuyện
- Dựa vào gợi ý kể lại được từng đoạn và toàn bộ câu chuyện Một trí khôn hơn trăm trí khôn với giọng hấp dẫn, sinh động.
- Biết nghe và nhận xét bạn kể.
2. Kiến thức:
- Hs nắm được nội dung câu chuyện, biết phối hợp lời kể với điệu bộ, nét mặt, biết thay đổi giọng kể phù hợp với nội dung
3. Thái độ: HS thái độ thân ái, hoà thuận với thiên nhiên, biết bảo vệ thiên nhiên
II. Đồ dùng dạy học: Bảng các gợi ý tóm tắt của từng đoạn câu chuyện.
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu.
thời gian
Các hoạt động dạy - học chủ yếu
Phương tiện
5 phút
I. Kiểm tra bài cũ
4 HS lên bảng kể lại chuyện "Chim sơn ca và bông cúc trắng" Nhận xét, cho điểm HS.
1 phút
25 phút
4 phút
II. Bài mới
1. Giới thiệu bài
2. Hướng dẫn kể chuyện:
a,Đặt tên cho từng đoạn câu chuyện
- Bài cho ta mẫu như thế nào?
- Đoạn 1: Chú Chồn kiêu ngạo
- Đoạn 2: Trí khôn của Chồn
- Vì sao đoạn 1 lại có tên như vậy?
- Vì kể lại sự kiêu ngạo, hợm hĩnh của Chồn
- Tên của từng đoạn truyện phải thể hiện được điều gì?
(nội dung của từng đoạn truyện đó)
- Hãy suy nghĩ và đặt tên khác cho chuyện ? (thảo luận nhóm đôi đặt tên)
b. Kể lại từng đoạn chuyện
+ Bước 1: Kể trong nhóm
- Chia nhóm 4 HS , kể lại nội dung từng đoạn.
- Đại diện nhóm kể, các bạn nhận xét
+ Bước 2: Kể trước lớp
- Gọi mỗi nhóm kể lại nội dung từng đoạn và các nhóm khác nhận xét, bổ sung nội dung
Đoạn 1: - Gà Rừng và Chồn là đôi bạn thân nhưng Chồn có tính xấu gì? (Luôn ngầm coi thường bạn)
- Chồn tỏ ý coi thường bạn như thế nào? (Hỏi Gà Rừng: "Cậu có bao nhiêu trí khôn?")
Đoạn 2: - Chuyện gì xảy ra với đôi bạn?
- Chúng gặp một người thợ săn và nấp vào hang. Ông ta lấy gậy thọc vào hang. Lúc đó, Chồn sợ hãi.
Đoạn 3: - Gà Rừng nói gì với Chồn?
- Mình sẽ làm như thế, còn cậu cứ thế nhé!
- Gà nghĩ ra mẹo gì?
- Giả vờ chết... vùng chạy... tạo thời cơ cho Chồn giải thoát
Đoạn 4: - Sau khi thoát nạn, thái độ của Chồn ra sao?(Khiêm tốn, không coi thường bạn nữa)
c. Kể lại toàn bộ câu chuyện
- 4 HS kể nối tiếp 1 lần
- 1 số HS kể theo lối phân vai
- 1 HS kể lại toàn bộ câu chuyện
- Cả lớp theo dõi - nhận xét
4. Củng cố, dặn dò
- Qua câu chuyện, em hiểu điều gì?
( Cần bình tĩnh trước tình huống nguy hiểm để tìm cách giải quyết. Không kiêu căng, tự phụ, cần biết nhận ra sai lầm để sửa chữa, trở thành người khiêm tốn.)
- GV nhận xét tiết học.
- Yêu cầu HS chuẩn bị bài sau
bảng phụ
trang phục đóng vai
* Rút kinh nghiệm sau tiết học:
....................................................................................................................................
....................................................................................................................................
....................................................................................................................................
File đính kèm:
- GA 2 Ke chuyen tuan 22.doc