Giáo án Kể chuyện 2 tuần 11 đến 17

Môn: Kể chuyện Tiết: 11 Tuần: 11

Bài: BÀ CHÁU

* MỤC ĐÍCH- YÊU CẦU:

1. Rèn kỹ năng nói: Dựa vào trí nhớ, tranh minh hoạ, kể lại được từng đoạn và toàn bộ nội dung câu chuyện: kể tự nhiên, bước đầu biết thay đổi giọng kể cho phù hợp với nội dung.

2. Rèn kỹ năng nghe: Tập trung theo dõi bạn kể chuyện; biết đánh giá lời kể của bạn.

 

doc14 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1252 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Kể chuyện 2 tuần 11 đến 17, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Phòng GD-ĐT Quận cầu giấy Trường TH DL Nguyễn Siêu ------------------ Kế hoạch bài dạy Môn: Kể chuyện Tiết: 11 Tuần: 11 Bài: Bà cháu Thời gian: 2006-2007 Người dạy: Phạm Thanh Thuý Lớp: 2 * Mục đích- yêu cầu: 1. Rèn kỹ năng nói: Dựa vào trí nhớ, tranh minh hoạ, kể lại được từng đoạn và toàn bộ nội dung câu chuyện: kể tự nhiên, bước đầu biết thay đổi giọng kể cho phù hợp với nội dung. 2. Rèn kỹ năng nghe: Tập trung theo dõi bạn kể chuyện; biết đánh giá lời kể của bạn. thời gian Các hoạt động dạy - học chủ yếu Phương tiện 5 phút I.Kiểm tra bài cũ 2 HS tiếp nối nhau kể lại câu chuyện Sáng kiến của bé Hà HS 1: kể đoạn 1, HS 2: đoạn 2, 3. 1 phút 12 phút 15 phút 2 phút II. Bài mới. 1. Giới thiệu bài mới GV nêu mục đích, yêu cầu của bài. 2. Hướng dẫn kể chuyện 2.1. Kể từng đoạn câu chuyện theo tranh - 1 HS đọc yêu cầu của bài. - GV hướng dẫn kể mẫu đoạn 1 theo tranh 1: HS quan sát tranh 1, trả lời lần lượt các câu hỏi sau: + Trong tranh, có những nhân vật nào? (Ba bà cháu và cô tiên. Cô tiên đưa cho cậu bé quả đào.) + Ba bà cháu sống với nhau thế nào? (Ba bà cháu sống rất vất vả, rau cháo nuôi nhau nhưng rất yêu thương nhau, cảnh nhà lúc nào cũng đầm ấu.) + Cô tiên nói gì? (Khi bà mất, gieo hạt đào này lên mộ, các cháu sẽ giàu sang, sung sướng.) - 1, 2 HS khá, giỏi kể mẫu đoạn 1. - Kể chuyện trong nhóm: HS quan sát từng tranh trong SGK; kể từng đoạn trước nhóm. - Các nhóm cử đại diện thi kể chuyện trước lớp. Sau mỗi lần một HS kể, cả lớp và GV nhận xét: về nội dung, cách diễn đạt, cách thể hiện, giọng kể,... 2.2. Kể toàn bộ câu chuyện Lần 1: - 4 HS tiếp nối nhau kể 4 đoạn của câu chuyện theo 4 tranh. ( 2 lượt HS lên kể) Lần 2: - 2 HS xung phong lên kể toàn bộ câu chuyện. Sau mỗi lần HS kể, cả lớp nêu nhận xét. Cuối giờ, cả lớp bình chọn cá nhân và nhóm kể chuyện hay nhất. GV cho điểm HS 3. Củng cố, dặn dò - GV nhận xét tiết học. - Khuyến khích HS kể lại câu chuyện cho người thân. tranh minh hoạ tranh SGK * Rút kinh nghiệm: .................................................................................................................................... .................................................................................................................................... .................................................................................................................................... Phòng GD-ĐT Quận ba Đình Trường TH DL Nguyễn Siêu ------------------ Kế hoạch bài dạy Môn: Kể chuyện Tiết:12 Tuần: 12 Bài: Sự tích cây vú sữa Thời gian: 2006-2007 Người dạy: Phạm Thanh Thuý Lớp: 2 * Mục đích- yêu cầu: 1. Rèn kỹ năng nói: - Biết kể đoạn mở đầu câu chuyện (đoạn 1) bằng lời của mình. - Biết dựa theo từng ý tóm tắt, kể lại được phần chính của chuyện. - Biết kể đoạn kết của chuyện theo mong muốn (tưởng tượng) của riêng mình. 2. Rèn kỹ năng nghe: Có khả năng tập trung theo dõi bạn kể; biết nhận xét, đánh giá lời kể của bạn. thời gian Các hoạt động dạy - học chủ yếu Phương tiện 5 phút I. Kiểm tra bài cũ GV kiểm tra 2, 3 HS tiếp nối nhau kể lại chuyện Bà cháu. - Nêu ý nghĩa câu chuyện. - GV nhận xét, cho điểm. 1 phút 6 phút 15 phút 6 phút 2 phút II. Bài mới 1. Giới thiệu bài mới GV nêu mục đích, yêu cầu của bài. 2. Hướng dẫn kể chuyện 2.1. Kể lại đoạn 1 bằng lời của em - HS nêu được yêu cầu kể chuyện: kể đúng ý trong câu chuyện, kể bằng lời của mình. - GV gợi ý: để kể bằng lời của mình, con có thể thay đổi bớt từ ngữ, tưởng tượng thêm chi tiết cho sinh động - 2, 3 HS kể lại đoạn 1 bằng lời của mình. - GV nhận xét, chỉ dẫn thêm về cách kể (VD: Ngày xưa, ở một nhà kia có hai mẹ con sống với nhau trong một căn nhà nhỏ cạnh vườn cây. Người mẹ sớm hôm chăm chỉ làm lụng, còn cậu bé thì suốt ngày chơi bời, lêu lổng. Một lần, bị mẹ mắng mấy câu, cậu bé giận dỗi bỏ nhà ra đi. Cậu lang thang khắp nơi, chẳng hề nghĩ đến mẹ ở nhà đang lo lắng, mỏi mắt đợi con.) - GV và HS nêu NX các bạn kể. 2.2. Kể phần chính câu chuyện dựa theo từng ý tóm tắt - HS tập kể theo nhóm ,mỗi em kể 1đoạn. - Các nhóm cử đại diện thi kể trước lớp . Cả lớp bình chọn HS kể tốt nhất. 2.3. Kể đoạn kết của chuyện theo mong muốn (tưởng tượng) - GV nêu yêu cầu 3. - HS tập kể theo nhóm. sau đó, thi kể trước lớp. Ví dụ: Cậu bé ngẩng mặt lên. Đúng là mẹ thân yêu rồi. Cậu ôm chầm lấy mẹ, nức nở: "Mẹ! Mẹ!" Mẹ cười hiền hậu: "Thế là con đã trở về với mẹ". Cậu bé nức nở: "Con sẽ không bao giờ bỏ nhà đi nữa. Con sẽ luôn luôn ở bên mẹ. Nhưng mẹ đừng biến thành cây vú sữa nữa, mẹ nhé!" - HS thi kể trước lớp và giải thích lý do vì sao con chọn đoạn kết như vậy. III. Củng cố, dặn dò - GV khen ngợi những HS kể chuyện hay; những HS nghe bạn kể chăm chú nên nhận xét chính xác lời kể của bạn - Dặn HS về nhà kể lại chuyện cho người thân. bảng phụ ghi ý tóm tắt * Rút kinh nghiệm: .................................................................................................................................... .................................................................................................................................... .................................................................................................................................... Phòng GD-ĐT Quận ba Đình Trường TH DL Nguyễn Siêu ------------------ Kế hoạch bài dạy Môn: Kể chuyện Tiết: 13 Tuần: 13 Bài: Bông Hoa Niềm vui Thời gian: 2006-2007 Người dạy: Phạm Thanh Thuý Lớp: 2 * Mục đích- yêu cầu: 1. Rèn kỹ năng nói: - Biết kể đoạn mở đầu câu chuyện Bông hoa Niềm vui theo 2 cách: theo trình tự trong câu chuyện và thay đổi một phần trình tự. - Dựa vào tranh và trí nhớ, biếy kể lại nội dung chính của câu chuyện (đoạn 2, 3) bằng lời của mình. - Biết tưởng tượng thêm chi tiết trong đoạn cuối câu chuyện. 2. Rèn kỹ năng nghe: lắng nghe bạn kể chuyện; biết nhận xét, đánh giá đúng lời kể của bạn. thời gian Các hoạt động dạy - học chủ yếu Phương tiện 5 phút I. Kiểm tra bài cũ 2 HS tiếp nối nhau kể lại câu chuyện Sự tích cây vú sữa. - Nêu ý nghĩa câu chuyện. - GV nhận xét, cho điểm. 1 phút 6 phút 13 phút 8 phút II. Bài mới 1. Giới thiệu bài mới GV nêu mục đích, yêu cầu của bài. 2. Hướng dẫn kể chuyện 2.1. Kể đoạn mở đầu theo hai cách * HS tập kể theo cách 1: kể đúng trình tự câu chuyện. - Gv nhắc HS không nhất thiết kể đúng từng câu chữ trong sách, chỉ cần kể đủ ý, đúng thứ tự các chi tiết. - 2,3 HS kể trước lớp. - Cả lớp và GV nêu NX * HS tập kể theo cách 2: đảo vị trí các ý của đoạn 1. - HS nêu thứ tự các ý chính. Bố của Chi đang nằm bệnh viện. Em muốn đem tặng bố một bông hoa Niềm vui để bố dịu cơn đau. Mới sáng tinh mơ, Chi đã vào vườn hoa của trường... GV gợi ý: Để các ý nối kết với nhau, cần thêm từ ngữ hay câu chuyển ý. VD:+ Bố của Chi đang ốm, phải nằm bệnh viện. Chi muốn đem tặng bố một bông hoa được cả lớp gọi là hoa Niềm vui để bố dịu cơn đau. Suốt đêm, em mong trời mau sáng. Vừa sớm tinh mơ, em đã có mặt trong vườn hoa của trường... - HS sắp xếp lại các ý trong đoạn và kể cho bạn nghe. 2, 3 HS kể trước lớp, sau khi kể giải thích ý nghĩa của việc sắp xếp như vậy. 2.2. Dựa vào tranh, kể lại đoạn 2, 3 bằng lời của mình - HS quan sát 2 tranh; - 3 HS nêu ý chính được diễn tả trong từng tranh: Tranh 1: Chi vào vườn hoa của trường để tìm bông hoa Niềm vui. Tranh 2: Cô cho phép Chi hái 3 bông hoa cho bố mẹ và em. - HS tập kể trong nhóm, lưu ý các em nhớ kể bằng lời của mình, không kể theo cách đọc truyện hoặc nhớ từng câu trong truyện. - Đại diện 2, 3 nhóm thi kể trước lớp. GV nhận xét, góp ý 2.3. Kể lại đoạn cuối, tưởng tượng thêm lời cảm ơn của bố Chi - HS tiếp nối nhau kể đoạn cuối. - Cả lớp và GV nhận xét, khen ngợi những HS kể sáng tạo; bình chọn người kể theo tưởng tượng hay nhất. VD: Chẳng bao lâu, bố Chi khỏi bệnh. Ra viện được một ngày, bố đã cùng Chi đến trường cảm ơn cô giáo. Hai bố con mang theo một khóm hoa cúc đại đoá màu tím rất đẹp. Bố cảm động nói với cô giáo: "Cảm ơn cô đã cho phép cháu Chi hái những bông hoa rất quý trong vườn trường. Nhờ bông hoa, quả là tôi đã chóng khỏi bệnh. Gia đình tôi xin biếu nhà trường một khóm cúc đại đoá. bảng phụ ghi ý chính tranh minh hoạ 2 phút III. Củng cố, dặn dò GV nhận xét tiết học. Dặn HS kể lại câu chuyện cho người thân. *Rút kinh nghiệm: .................................................................................................................................... .................................................................................................................................... .................................................................................................................................... Phòng GD-ĐT Quận ba Đình Trường TH DL Nguyễn Siêu ------------------ Kế hoạch bài dạy Môn: Kể chuyện Tiết:14 Tuần: 14 Bài: Câu chuyện bó đũa Thời gian: 2006-2007 Người dạy: Phạm Thanh Thuý Lớp: 2 * Mục đích- yêu cầu: 1. Rèn kỹ năng nói: Dựa vào trí nhớ, 5 tranh minh hoạ và gợi ý dưới tranh, kể lại được từng đoạn câu chuyện với giọng kể tự nhiên, biết phối hợp lời kể với điệu bộ, nét mặt, biết thay đổi giọng kể cho hợp với nội dung. 2. Rèn kỹ năng nghe: Lắng nghe bạn kể chuyện; nhận xét, đánh giá đúng lời kể của bạn. thời gian Các hoạt động dạy - học chủ yếu Phương tiện 5 phút I. Kiểm tra bài cũ HS tiếp nối nhau kể hoàn chỉnh câu chuyện Bông hoa Niềm vui. - Nêu ý nghĩa câu chuyện. - GV nhận xét, cho điểm. 1 phút 15 phút 12 phút 2 phút II. Bài mới 1. Giới thiệu bài mới GV nêu mục đích, yêu cầu của bài. 2. Hướng dẫn kể chuyện 2.1. Kể từng đoạn theo tranh - 1 HS đọc yêu cầu của bài. - GV : Tranh và những lời gợi ý chỉ có tác dụng giúp HS nhớ lại nộ dung truyện . Khi kể, không cần quá câu nệ về đoạn vì không phải mỗi tranh minh hoạ 1 đoạn truyện (VD: đoạn 2 được minh hoạ bằng tranh 2 và 3) - GV treo tranh.Cả lớp quan sát tranh. - 1 HS khá giỏi nói vắn tắt nội dung từng tranh Tranh 1: Vợ chồng người anh và vợ chồng người em cãi nhau. Ông cụ thấy cảnh ấy rất đau buồn. Tranh 2: Ông cụ lấy chuyện bẻ bó đũa dạy các con. Tranh 3: Hai anh em ra sức bẻ bó đũa mà không nổi. Tranh 5: Những người con đã hiểu ra lời khuyên của cha. - 1 HS kể mẫu theo tranh 1. GV khuyến khích HS kể bằng lời của mình. - Kể chuyện trong nhóm: HS quan sát từng tranh, đọc thầm từ ngữ gợi ý dưới tranh, nối tiếp nhau kể từ đoạn chuyện trước nhóm. - Kể chuyện trước lớp: Các nhóm cử đại diện thi kể. Cả lớp và GV nhận xét, đánh giá. 2.2. Phân vai, dựng lại câu chuyện - Các nhóm tự phân các vai: HS1 là người dẫn chuyện. HS 2 : ông cụ 4 HS khác: bốn người con Cách dựng lại câu chuyện + Người đóng vai ông cụ nói lời của ông cụ; 4 người con cùng nói lời của các con; những câu khác do người dẫn chuyện kể. - Sau mỗi lần một nhóm đóng vai kể, cả lớp nêu nhận xét về các mặt; nội dung (ý, trình tự), cách diễn đạt (từ, câu, sự sáng tạo), cách thể hiện (đóng vai tự nhiên với điệu bộ, nét mặt, giọng nói thích hợp). Cuối giờ, bình chọn cá nhân và nhóm kể chuyện hay nhất. III. Củng cố, dặn dò - GV nhận xét tiết học; nhắc HS ghi nhớ lời khuyên của câu chuyện: yêu thương, sống thuận hoà với anh, chị em. - Khuyến khích HS kể lại câu chuyện cho người thân. tranh minh hoạ trang phục đóng vai * Rút kinh nghiệm: Phòng GD-ĐT Quận ba Đình Trường TH DL Nguyễn Siêu ------------------ Kế hoạch bài dạy Môn: Kể chuyện Tiết: 15 Tuần: 15 Bài: Hai anh em Thời gian: 2006-2007 Người dạy: Phạm Thanh Thuý Lớp: 2 * Mục đích- yêu cầu: 1. Rèn kỹ năng nói: - Kể được từng phần và toàn bộ câu chuyện theo gợi ý. - Biết tưởng tượng những chi tiết không có trong truyện (ý nghĩ của người anh và người em khi gặp nhai trên cánh đồng). 2. Rèn kỹ năng nghe: Có khả năng tập trung theo dõi bạn kể. biết nhận xét, đánh giá lời kể của bạn. thời gian Các hoạt động dạy - học chủ yếu Phương tiện 5 phút I. Kiểm tra bài cũ 2 HS tiếp nối nhau kể lại hoàn chỉnh câu chuyện Câu chuyện bó đũa. - Nêu ý nghĩa câu chuyện. - GV nhận xét, cho điểm. 1 phút 8 phút 5 phút 14 phút II. Bài mới 1. Giới thiệu bài mới GV nêu mục đích, yêu cầu của bài. 2. Hướng dẫn kể chuyện 2.1. Kể từng phần câu chuyện theo gợi ý - 1 HS đọc yêu cầu và các gợi ý diễn biến câu chuyện. - GV mở bảng phụ (đã viết các gợi ý) và nói với HS: mỗi gợi ý ứng với nội dung một đoạn trong truyện. * Kể trong nhóm: - HS kể từng đoạn câu chuyện theo gợi ý tóm tắt * Kể trước lớp: - Đại diện các nhóm thi kể từng đoạn trước lớp. 2.2. Nói ý nghĩ của hai anh em khi gặp nhau trên cách đồng - 1 HS đọc yêu cầu 2. - 1 HS đọc lại đoạn 4 của truyện. - GV giải thích: Truyện chỉ nói hai anh em bắt gặp nhau trên đồng, hiểu ra mọi chuyện, xúc động ôm chầm lấy nhau, không nói họ nghĩ gì lúc ấy. Nhiệm vụ của các em: đoán nói ý nghĩ của hai anh em khi đó. - HS phát biểu ý kiến. Cả lớp và GV nhận xét. GV khen ngợi những HS tưởng tượng đúng ý nghĩ của nhân vật. VD: + ý nghĩ của người anh: Em mình tốt quá! Hoá ra em làm chuyện này. Em thật tốt, chỉ lo lắng cho anh... + ý nghĩ của người em: Hoá ra là anh làm chuyện này. Anh thật tốt với em! Anh thật yêu thương em. ... 2.3. Kể toàn bộ câu chuyện Lần 1: - 4 HS tiếp nối nhau kể theo 4 gợi ý( kể 2 lượt) Lần 2: - 1,2 HS kể lại toàn bộ câu chuyện. Sau mỗi lần HS kể, cả lớp nhận xét; cuối giờ, bình chọn cá nhân, nhóm kể chuyện hay nhất. bảng phụ ghi ý chính tranh minh hoạ trang phục đóng vai 2 phút III. Củng cố, dặn dò - GV nhận xét tiết học. - Khuyến khích HS kể lại câu chuyện cho người thân. * Rút kinh nghiệm: .................................................................................................................................... .................................................................................................................................... .................................................................................................................................... Phòng GD-ĐT Quận ba Đình Trường TH DL Nguyễn Siêu ------------------ Kế hoạch bài dạy Môn: Kể chuyện Tiết:16 Tuần: 16 Bài: Con chó hàng xóm Thời gian: 2006-2007 Người dạy: Phạm Thanh Thuý Lớp: 2 * Mục đích- yêu cầu: 1. Rèn kỹ năng nói: Kể lại được từng đoạn và toàn bộ nội dung câu chuyện Con chó hàng xóm; biết phối hợp lời kể với điệu bộ, nét mặt, thay đổi giọng kể cho phù hợp với nội dung. 2. Rèn kỹ năng nghe: Có khả năng theo dõi bạn kể; nhận xét, đánh giá đúng lời kể của bạn. thời gian Các hoạt động dạy - học chủ yếu Phương tiện 5 phút I. Kiểm tra bài cũ 2 HS tiếp nối nhau kể hoàn chỉnh câu chuyện Hai anh em (mỗi em kể 2 đoạn). - Nêu ý nghĩa câu chuyện. - GV nhận xét, cho điểm. 2 phút 14 phút 12 phút II. Bài mới 1. Giới thiệu bài mới GV nêu mục đích, yêu cầu của bài. 2. Hướng dẫn kể chuyện 2.1. Kể lại từng đoạn câu chuyện theo tranh - 1 HS đọc yêu cầu 1. - GV treo trên bảng tranh phóng to. - HS nêu vắn tắt nội dung từng tranh: Tranh 1: Bé cùng Cún Bông chạy nhảy tung tăng. Tranh 2: Bé vấp ngã, bị thương. Cún bông chạy đi tìm người giúp. Tranh 3: Bạn bè đến thăm Bé. Tranh 4: Cún Bông làm bé vui những ngày Bé bị bó bột. Tranh 5: Bé khỏi đau, lại đùa vui với Cún Bông. - Kể chuyện trong nhóm: + HS quan sát từng tranh minh hoạ trong SGK + 5 HS tiếp nối nhau kể 5 đoạn của câu chuyện trước nhóm. - Kể chuyện trước lớp: Đại diện các nhóm thi kể lại từng đoạn truyện theo tranh. Sau mỗi lần HS kể, cả lớp và GV nhận xét, tính điểm thi đua. 2.2. Kể lại toàn bộ câu chuyện - GV nêu yêu cầu của bài. Lần 1: - HS tiếp nối nhau kể theo tranh gợi ý( kể 2 lượt) Lần 2: - 1,2 HS kể lại toàn bộ câu chuyện. Sau mỗi lần HS kể, cả lớp nhận xét. - Cuối tiết học, cả lớp và GV bình chọn những HS, nhóm HS kể chuyện hay nhất. tranh minh hoạ trang phục đóng vai 2 phút III. Củng cố, dặn dò - 1 HS nêu lại ý nghĩa câu chuyện. - GV nhận xét tiết học. -Yêu cầu HS kể lại câu chuyện cho người thân; nhắc các em đối xử thân ái với các vật nuôi trong nhà. * Rút kinh nghiệm: .................................................................................................................................... .................................................................................................................................... .................................................................................................................................... Phòng GD-ĐT Quận cầu giấy Trường TH DL Nguyễn Siêu ------------------ Kế hoạch bài dạy Môn: Tiếng Việt Phân môn: Kể chuyện Tiết: 17 Tuần: 17 Bài: Tìm ngọc Thời gian: 2006-2007 Người dạy: Phạm Thanh Thuý Lớp: 2 I.Mục đích- yêu cầu: 1. Kỹ năng: - Rèn kỹ năng nói: Dựa vào trí nhớ và tranh minh họa câu chuyện, kể lại được từng đoạn và toàn bộ câu chuyện Tìm ngọc một cách tự nhiên, kết hợp với điệu bộ, nét mặt. - Rèn kỹ năng nghe: Chăm chú theo dõi bạn kể chuyện; biết đánh giá đúng lời kể của bạn. 2.. Kiến thức: - HS nắm được nội dung, ý nghĩa câu chuyện. 3. Thái độ: - HS thấy được ích lợi của các loài vật sống xung quanh chúng ta. - HS yêu thích các câu chuyện cổ tích. II. Đồ dùng dạy học: - Tranh minh hoạ. III. Các hoạt động dạy học chủ yếu. thời gian Các hoạt động dạy - học chủ yếu Phương tiện 5 phút I. Kiểm tra bài cũ HS tiếp nối nhau kể lại câu chuyện Con chó nhà hàng xóm - Nêu ý nghĩa câu chuyện. - GV nhận xét, cho điểm. 2 phút 14 phút 12 phút II. Bài mới 1. Giới thiệu bài mới GV nêu mục đích, yêu cầu của bài. 2. Hướng dẫn kể chuyện 2.1. Kể từng đoạn câu chuyện theo tranh - 1 HSTB đọc yêu cầu 1: Dựa theo tranh, kể lại từng đoạn câu chuyện đã học. - GV treo tranh minh hoạ, nêu 1 số câu hỏi gợi ý. Ví dụ: + Do đâu mà chàng trai có được viên ngọc quý đó?(HSTB) + Thái độ của chàng trai ra sao khi được tặng ngọc?(HSK) + Mang ngọc về nhà, chàng trai đã làm gì?(HSK) - HS quan sát 6 tranh minh hoạ trong SGK, nhớ lại nội dung từng đoạn truyện và kể trong nhóm. - Đại diện các nhóm thi kể từng đoạn truyện trước lớp. 2.2. Kể toàn bộ câu chuyện Lần 1: - HS tiếp nối nhau kể theo tranh gợi ý( kể 2 lượt) Lần 2: - 1,2 HS kể lại toàn bộ câu chuyện. Sau mỗi lần HS kể, cả lớp nhận xét; cuối giờ, bình chọn cá nhân, nhóm kể chuyện hay nhất. Sau mỗi lần HS kể, cả lớp và GV nhận xét. - Đại diện các nhóm lên đóng vai trước lớp, diễn kịch toàn bộ câu chuyện. - Cuối giờ, cả lớp bình chọn HS, nhóm HS diễn hay nhất. tranh minh hoạ trang phục đóng vai 2 phút III. Củng cố, dặn dò HS rút ra bài học: cần đối xử thân ái với các vật nuôi trong nhà. - GV nhận xét tiết học. Khen ngợi những HS nhớ nội dung câu chuyện, kể chuyện tự nhiên và những HS nghe bạn kể chăm chú, nhận xét chính xác lời bạn, hoặc kể tiếp được lời bạn. - Khuyến khích HS kể lại câu chuyện cho người thân. * Rút kinh nghiệm: ............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

File đính kèm:

  • docKe chuyen tuan 1117.doc