KẾ HOẠCH BÀI HỌC
Ngày: Tuần: 19
Môn: Kể chuyện
BÀI: BÁC ĐÁNH CÁ VÀ GÃ HUNG THẦN
I.MỤC ĐÍCH - YÊU CẦU:
1. Rèn kĩ năng nói:
- Dựa vào lời kể của GV & tranh minh họa, HS biết thuyết minh nội dung mỗi tranh bằng 1, 2 câu ; kể lại được câu chuyện, có thể phối hợp lời kể với điệu bộ, nét mặt một cách tự nhiên.
- Nắm được nội dung câu chuyện. Biết trao đổi với các bạn về ý nghĩa câu chuyện (Ca ngợi bác đánh cá thông minh, mưu trí đã thắng gã hung thần vô ơn, bạc ác).
2.Rèn kĩ năng nghe:
- Chăm chú nghe cô kể chuyện, nhớ cốt truyện.
- Chăm chú theo dõi bạn kể chuyện. Nhận xét, đánh giá đúng lời kể của bạn, kể tiếp được lời kể của bạn.
21 trang |
Chia sẻ: thanhthanh29 | Lượt xem: 553 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Kể chuyện 4 - Tuần 19 đến 25, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KẾ HOẠCH BÀI HỌC
Ngày: Tuần: 19
Môn: Kể chuyện
BÀI: BÁC ĐÁNH CÁ VÀ GÃ HUNG THẦN
I.MỤC ĐÍCH - YÊU CẦU:
1. Rèn kĩ năng nói:
Dựa vào lời kể của GV & tranh minh họa, HS biết thuyết minh nội dung mỗi tranh bằng 1, 2 câu ; kể lại được câu chuyện, có thể phối hợp lời kể với điệu bộ, nét mặt một cách tự nhiên.
Nắm được nội dung câu chuyện. Biết trao đổi với các bạn về ý nghĩa câu chuyện (Ca ngợi bác đánh cá thông minh, mưu trí đã thắng gã hung thần vô ơn, bạc ác).
2.Rèn kĩ năng nghe:
Chăm chú nghe cô kể chuyện, nhớ cốt truyện.
Chăm chú theo dõi bạn kể chuyện. Nhận xét, đánh giá đúng lời kể của bạn, kể tiếp được lời kể của bạn.
II.CHUẨN BỊ:
Tranh minh hoạ
5 băng giấy để HS viết lời minh họa cho 5 tranh.
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
THỜI GIAN
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
ĐDDH
1 phút
1 phút
8 phút
15 phút
3 phút
Khởi động:
Bài mới:
Hoạt động1: Giới thiệu bài
Trong tiết KC mở đầu chủ điểm Người ta là hoa đất, các em sẽ được nghe câu chuyện một bác đánh cá đã thắng một gã hung thần. Nhờ đâu bác thắng được gã hung thần, các em nghe cô kể chuyện sẽ rõ. Trước khi nghe cô kể chuyện, các em hãy quan sát tranh minh họa, đọc thầm nhiệm vụ của bài KC trong SGK.
Hoạt động 2: HS nghe kể chuyện
Bước 1: GV kể lần 1
GV kết hợp vừa kể vừa giải nghĩa từ
Giọng kể chậm rãi ở đoạn đầu (bác đánh cá ra biển ngán ngẩm vì cả ngày xui xẻo); nhanh hơn, căng thẳng ở đoạn sau (cuộc đối thoại giữa bác đánh cá & gã hung thần); hào hứng ở đoạn cuối (đáng đời kẻ vô ơn). Kể phân biệt lời các nhân vật: lời gã hung thần (hung dữ, độc ác); lời bác đánh cá (bình tĩnh, thông minh).
Bước 2: GV kể lần 2
GV vừa kể vừa chỉ vào tranh minh hoạ
Hoạt động 3: HS thực hiện các yêu cầu của bài tập
Bài tập 1: Tìm lời thuyết minh cho
mỗi tranh bằng 1, 2 câu
GV mời HS đọc yêu cầu của BT1
GV dán bảng 5 tranh minh họa phóng to, nhắc nhở HS chú ý tìm cho mỗi tranh 1 lời thuyết minh ngắn gọn.
GV phát 5 băng giấy cho 5 HS, yêu cầu mỗi em viết lời thuyết minh cho 1 tranh
GV yêu cầu HS lên bảng để gắn lời thuyết minh dưới mỗi tranh.
GV gắn lời thuyết minh đúng thay thế lời thuyết minh chưa đúng.
Tranh 1: Bác đánh cá kéo lưới cả ngày, cuối cùng được mẻ lưới trong có một chiếc bình to.
Tranh 2: Bác mừng lắm vì cái bình đem ra chợ bán cũng được khối tiền.
Tranh 3: Từ trong bình một làn khói đen tuôn ra, rồi hiện thành một con quỷ.
Tranh 4: Con quỷ đòi giết bác đánh cá để thực hiện lời nguyền của nó.
Tranh 5: Bác đánh cá lừa con quỷ chui vào bình, nhanh tay đậy nắp, vứt cái bình trở lại biển sâu..
Bài tập 2,3 : Kể từng đoạn & toàn
bộ câu chuyện, trao đổi về ý nghĩa câu chuyện.
GV mời HS đọc yêu cầu của BT2, 3
Yêu cầu HS kể chuyện trong nhóm. Kể xong trao đổi về ý nghĩa câu chuyện.
GV nhận xét, bình chọn nhóm, cá nhân kể chuyện nhập vai giỏi nhất.
Củng cố - Dặn dò:
GV nhận xét tiết học, khen ngợi những HS kể hay, nghe bạn chăm chú, nêu nhận xét chính xác
Yêu cầu HS về nhà tập kể lại câu chuyện cho người thân.
Chuẩn bị bài: Kể lại chuyện đã nghe, đã đọc (Đọc trước yêu cầu & gợi ý của bài tập kể chuyện trong SGK, tuần 20 để chuẩn bị một câu chuyện em sẽ kể trước lớp. Đọc kĩ để nhớ thuộc câu chuyện. Mang đến lớp truyện các em tìm được).
HS quan sát tranh minh họa, đọc thầm nhiệm vụ của bài KC.
HS nghe & giải nghĩa một số từ khó
HS nghe, kết hợp nhìn tranh minh hoạ
Bài tập 1
HS đọc yêu cầu của bài tập
HS xem 5 tranh minh hoạ
Từng cặp HS trao đổi, tìm lời thuyết minh cho mỗi tranh
5 HS viết lời thuyết minh vào băng giấy
5 HS gắn 5 lời thuyết minh dưới mỗi tranh
Cả lớp phát biểu ý kiến
1 HS đọc lại 5 lời thuyết minh 5 tranh (dựa vào đó HS kể lại toàn truyện)
Bài tập 2,3
HS đọc yêu cầu của bài
HS thực hành kể chuyện trong nhóm. Kể xong, trao đổi về ý nghĩa câu chuyện.
HS thi kể chuyện trước lớp
+ 2, 3 nhóm HS (mỗi nhóm 2, 3 em) tiếp nối nhau thi kể toàn bộ câu chuyện.
+ Một vài HS thi kể toàn bộ câu chuyện.
+ Mỗi HS hoặc nhóm HS kể xong đều nói ý nghĩa câu chuyện hoặc đối thoại cùng cô & các bạn về nội dung, ý nghĩa câu chuyện: Bác đánh cá thông minh, kịp trấn tĩnh, thoát khỏi nỗi sợ hãi nên đã kịp nghĩ ra mưu kế lừa con quỷ, cứu bản thân mình thoát chết.
Cả lớp nhận xét.
HS cùng GV bình chọn bạn kể chuyện nhập vai giỏi nhất
Tranh minh hoạ
5 băng giấy
Các ghi nhận, lưu ý:
KẾ HOẠCH BÀI HỌC
Ngày: Tuần: 20
Môn: Kể chuyện
BÀI: KỂ CHUYỆN ĐÃ NGHE – ĐÃ ĐỌC
I.MỤC ĐÍCH - YÊU CẦU:
1. Rèn kĩ năng nói:
Biết kể tự nhiên bằng lời của mình câu chuyện (đoạn truyện) đã nghe, đã đọc về một người có tài.
Hiểu truyện, trao đổi với các bạn về tính cách của nhân vật & ý nghĩa câu chuyện (đoạn truyện)
2.Rèn kĩ năng nghe:
Chăm chú theo dõi bạn kể chuyện. Nhận xét, đánh giá đúng lời kể của bạn
3. Thái độ:
Có ý thức học tập những đức tính tốt từ những người tải giỏi.
II.CHUẨN BỊ:
Một số truyện viết về những người có tài: truyện cổ tích, thần thoại, truyền thuyết, truyện danh nhân, truyện thiếu nhi; có thể tìm các truyện này trong sách báo cho thiếu nhi, sách Truyện đọc 4.
Giấy khổ to viết dàn ý kể chuyện:
+ Giới thiệu tên câu chuyện, nhân vật.
+ Mở đầu câu chuyện (chuyện xảy ra khi nào, ở đâu?)
+ Diễn biến câu chuyện.
+ Kết thúc câu chuyện (số phận hoặc tình trạng của nhân vật chính)
+ Trao đổi cùng các bạn về nội dung, ý nghĩa câu chuyện.
Bảng phụ viết tiêu chuẩn đánh giá bài kể chuyện.
+ Nội dung câu chuyện (có hay, có mới không)
+ Cách kể (giọng điệu, cử chỉ)
+ Khả năng hiểu câu chuyện của người kể.
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
THỜI GIAN
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
ĐDDH
1 phút
5 phút
2 phút
23 phút
3 phút
Khởi động:
Bài cũ: Bác đánh cá & gã hung thần
Yêu cầu 1 HS kể 1, 2 đoạn của câu chuyện Bác đánh cá & gã hung thần , nêu ý nghĩa câu chuyện.
GV nhận xét & chấm điểm
Bài mới:
Hoạt động1: Giới thiệu bài
Các em đã nghe, đã đọc nhiều truyện ca ngợi tài năng, trí tuệ, sức khỏe của con người. Hôm nay, các em sẽ thi kể những câu chuyện đó. Cô đã dặn các em chuẩn bị cho tiết học hôm nay.
(GV kiểm tra HS đã tìm đọc truyện ở nhà như thế nào) GV mời một số HS giới thiệu nhanh những truyện mà các em mang đến lớp
Hoạt động 2: Hướng dẫn HS kể chuyện
Bước 1: Hướng dẫn HS hiểu yêu
cầu của đề bài
GV lưu ý HS:
+ Chọn đúng một câu chuyện em đã đọc hoặc đã nghe về một người có tài năng ở các lĩnh vực khác nhau, ở mặt nào đó (trí tuệ, sức khỏe)
+ Những nhân vật có tài được nêu làm ví dụ trong sách là những nhân vật các em đã biết qua các bài học trong SGK. Nếu không tìm thấy được câu chuyện ngoài SGK, em có thể chọn kể về một trong những nhân vật ấy. Khi đó, em sẽ không được tính điểm cao bằng những bạn chịu đọc, chịu nghe (nghe qua ông bà, cha mẹ hoặc ai đó kể lại) nên tự tìm được câu chuyện ngoài SGK.
Bước 2: HS thực hành kể chuyện,
trao đổi về ý nghĩa câu chuyện
Yêu cầu HS kể chyện theo nhóm
- Trước khi HS kể, GV mời 1 HS đọc lại dàn ý bài kể chuyện (đã dán trên bảng); nhắc HS: các em cần kể có đầu có cuối, với những truyện khá dài, cô cho phép các em chỉ kể 1 – 2 đoạn – chọn đoạn có sự kiện, ý nghĩa (để dành thời gian cho bạn khác cũng được kể). Nếu có bạn tò mò, muốn nghe tiếp câu chuyện, các em sẽ kể tiếp cho bạn nghe vào giờ ra chơi hoặc cho bạn mượn truyện để đọc.
b) Yêu cầu HS thi kể chuyện trước lớp
- GV mời những HS xung phong lên trước lớp kể chuyện
- GV dán lên bảng tiêu chuẩn đánh giá bài kể chuyện
- GV viết lần lượt lên bảng tên những HS tham gia thi kể & tên truyện của các em (không viết sẵn, không chọn trước) để cả lớp nhớ khi nhận xét, bình chọn
Củng cố - Dặn dò:
GV nhận xét tiết học, khen ngợi những HS kể hay, nghe bạn chăm chú, nêu nhận xét chính xác, biết đặt câu hỏi thú vị. Nhắc nhở, hướng dẫn những HS kể chuyện chưa đạt, tiếp tục luyện tập để cô kiểm tra lại ở tiết sau.
Yêu cầu HS về nhà tập kể lại câu chuyện cho người thân.
Chuẩn bị bài: Kể chuyện được chứng kiến, tham gia (Kể chuyện về một người có khả năng hoặc có sức khỏe đặc biệt mà em biết).
HS kể & nêu ý nghĩa câu chuyện
HS nhận xét
HS giới thiệu nhanh những truyện mà các em mang đến lớp
Bước 1
HS đọc đề bài
HS cùng GV phân tích đề bài
Vài HS tiếp nối nhau giới thiệu với các bạn câu chuyện của mình. Nói rõ câu chuyện kể về ai, tài năng đặc biệt của nhân vật, em đã nghe hoặc đã đọc truyện đó ở đâu. Ví dụ: Tôi muốn kể với các bạn câu chuyện “Ông Phùng Hưng đánh hổ”. Câu chuyện kể về sức mạnh phi thường, một mình diệt hổ dữ của ông Phùng Hưng. Phố của tôi tên là Phùng Hưng. Khi tôi hỏi chú tôi Phùng Hưng là ai, chú đã kể cho tôi nghe chuyện này.
Bước 2
a) Kể chuyện trong nhóm
HS kể chuyện theo cặp
Sau khi kể xong, HS cùng bạn trao đổi về nội dung, ý nghĩa câu chuyện
b) Kể chuyện trước lớp
HS xung phong thi kể trước lớp
Mỗi HS kể chuyện xong phải nói suy nghĩ của mình về tính cách nhân vật & ý nghĩa câu chuyện hoặc đối thoại với bạn về nội dung câu chuyện.
HS cùng GV bình chọn bạn kể chuyện hay nhất, hiểu câu chuyện nhất
Bảng viết đề bài
Bảng phụ
Bảng phụ
Các ghi nhận, lưu ý:
KẾ HOẠCH BÀI HỌC
Ngày: Tuần: 21
Môn: Kể chuyện
BÀI: KỂ CHUYỆN ĐƯỢC CHỨNG KIẾN HOẶC THAM GIA
I.MỤC ĐÍCH - YÊU CẦU:
1. Rèn kĩ năng nói:
HS chọn được một câu chuyện về một người có khả năng hoặc có sức khỏe đặc biệt.
Biết kể chuyện theo cách sắp xếp các sự việc thành một câu chuyện có đầu có cuối hoặc chỉ kể về sự việc chứng minh khả năng đặc biệt của nhân vật (không cần kể thành câu chuyện).
Biết trao đổi với các bạn về ý nghĩa câu chuyện.
Lời kể tự nhiên, chân thực, có thể kết hợp lời nói với cử chỉ, điệu bộ một cách tự nhiên.
2.Rèn kĩ năng nghe:
Chăm chú theo dõi bạn kể chuyện. Nhận xét, đánh giá đúng lời kể của bạn.
II.CHUẨN BỊ:
Bảng lớp viết đề bài.
Giấy khổ to viết tắt gợi ý 3 (dàn ý cho 2 cách kể)
Bảng phụ viết tiêu chuẩn đánh giá bài kể chuyện:
+ Nội dung (Kể có phù hợp với đề bài không?)
+ Cách kể (Có mạch lạc, rõ ràng không?)
+ Cách dùng từ, đặt câu, giọng kể.
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
THỜI GIAN
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
ĐDDH
1 phút
5 phút
2 phút
8 phút
15 phút
3 phút
Khởi động:
Bài cũ: Kể chuyện đã nghe, đã đọc
Yêu cầu 1 HS kể lại câu chuyện các em đã được đọc hay được nghe về một người có tài.
GV nhận xét & chấm điểm
Bài mới:
Hoạt động1: Giới thiệu bài
Trong tiết kể chuyện hôm nay, cô sẽ tạo điều kiện cho các em được kể chuyện về một người có tài mà chính các em đã biết trong cuộc sống. Đây là yêu cầu kể chuyện khó hơn, đòi hỏi các em phải chịu nghe, chịu nhìn mới biết về những người xung quanh để kể về họ.
Cô đã yêu cầu các em đọc trước nội dung bài kể chuyện, suy nghĩ về câu chuyện mình sẽ kể. Các em đã chuẩn bị để học tốt giờ kể chuyện hôm nay như thế nào?
(GV kiểm tra HS đã tìm đọc truyện ở nhà như thế nào) GV mời một số HS giới thiệu nhanh những truyện mà các em mang đến lớp.
Hoạt động 2: Hướng dẫn HS hiểu yêu cầu của đề bài
GV gạch dưới những từ ngữ quan trọng trong đề bài, giúp HS xác định đúng yêu cầu của đề: Kể lại một câu chuyện về một người có khả năng hoặc có sức mạnh đặc biệt mà em biết.
GV dán lên bảng 2 phương án KC theo gợi ý 3.
Sau khi đã chọn phương án, GV yêu cầu HS lập nhanh dàn ý cho bài kể. Đồng thời GV khen ngợi những HS đã chuẩn bị tốt dàn ý cho bài kể chuyện trước khi đến lớp.
GV nhắc HS: Kể câu chuyện em đã chứng kiến, em phải mở đầu câu chuyện ở ngôi thứ nhất (tôi, em). Còn nếu kể câu chuyện em trực tiếp tham gia, chính em phải là nhân vật trong câu chuyện ấy.
Hoạt động 3: HS thực hành kể chuyện
Yêu cầu HS kể chyện theo nhóm
GV đến từng nhóm, nghe HS kể, hướng dẫn, góp ý.
b) Yêu cầu HS thi kể chuyện trước lớp
GV dán lên bảng tiêu chuẩn đánh giá bài kể chuyện
GV viết lần lượt lên bảng tên những HS tham gia thi kể & tên truyện của các em (không viết sẵn, không chọn trước) để cả lớp nhớ khi nhận xét, bình chọn
GV cùng cả lớp bình chọn bạn kể chuyện hay nhất, hiểu câu chuyện nhất
Củng cố - Dặn dò:
GV nhận xét tiết học, khen ngợi những HS kể hay, nghe bạn chăm chú, nêu nhận xét chính xác
Yêu cầu HS về nhà tập kể lại câu chuyện cho người thân.
Chuẩn bị bài: Con vịt xấu xí.
HS kể
HS nhận xét
HS giới thiệu nhanh những truyện mà các em mang đến lớp
HS đọc đề bài & gợi ý 1
HS cùng GV phân tích đề bài
HS tiếp nối nhau nói đề tài kể chuyện & hướng xây dựng cốt truyện của mình.
HS đọc gợi ý, suy nghĩ, lựa chọn kể chuyện theo 1 trong 2 phương án đã nêu.
Sau khi chọn phương án, HS lập nhanh dàn ý cho bài kể chuyện.
a) Kể chuyện trong nhóm
Từng cặp HS kể chuyện cho nhau nghe
Mỗi HS kể lại toàn bộ câu chuyện
b) Kể chuyện trước lớp
Vài HS tiếp nối nhau thi kể chuyện trước lớp
Mỗi HS kể chuyện xong đều nói ý nghĩa câu chuyện của mình trước lớp hoặc trao đổi cùng bạn, đặt câu hỏi cho các bạn hoặc trả lời câu hỏi của cô giáo, của các bạn về nhân vật, chi tiết, ý nghĩa câu chuyện.
HS cùng GV bình chọn bạn kể chuyện hay nhất, hiểu câu chuyện nhất
Bảng viết đề bài
Bảng phụ
Các ghi nhận, lưu ý:
KẾ HOẠCH BÀI HỌC
Ngày: Tuần: 22
Môn: Kể chuyện
BÀI: CON VỊT XẤU XÍ
I.MỤC ĐÍCH - YÊU CẦU:
1. Rèn kĩ năng nói:
Nghe thầy cô kể chuyện, nhớ chuyện, sắp xếp đúng thứ tự các tranh minh họa trong SGK, kể lại được từng đoạn & toàn bộ câu chuyện, có thể phối hợp lời kể với điệu bộ, nét mặt một cách tự nhiên.
Hiểu lời khuyên của câu chuyện: Phải nhận ra cái đẹp của người khác, biết yêu thương người khác. Không lấy mình làm mẫu khi đánh giá người khác.
2.Rèn kĩ năng nghe:
Chăm chú nghe cô kể chuyện, nhớ cốt truyện.
Chăm chú theo dõi bạn kể chuyện. Nhận xét, đánh giá đúng lời kể của bạn, kể tiếp được lời kể của bạn.
II.CHUẨN BỊ:
Tranh minh hoạ
Ảnh thiên nga.
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
THỜI GIAN
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
ĐDDH
1 phút
5 phút
3 phút
8 phút
15 phút
3 phút
Khởi động:
Bài cũ: Kể chuyện được chứng kiến hoặc tham gia
Yêu cầu 1 – 2 HS kể câu chuyện về 1 người có khả năng hoặc có sức khỏe đặc biệt mà em biết.
GV nhận xét, chấm điểm.
Bài mới:
Hoạt động1: Giới thiệu bài
Hôm nay các em sẽ được nghe kể câu chuyện Con vịt xấu xí của nhà văn An-đéc-xen. Con vịt bị xem là xấu xí trong câu chuyện này là một con thiên nga. (GV giới thiệu ảnh thiên nga): Thiên nga là loài chim đẹp nhất trong thế giới các loài chim. Vì sao thiên nga là loài chim đẹp lại bị xem là một con vịt xấu xí trong câu chuyện này? Các em hãy nghe cô kể để biết được điều đó.
Hoạt động 2: HS nghe kể chuyện
Bước 1: GV kể lần 1
GV kết hợp vừa kể vừa giải nghĩa từ
Giọng kể thong thả, chậm rãi; nhấn giọng những từ ngữ gợi cảm, gợi tả miêu tả hình dáng của thiên nga, tâm trạng của nó: xấu xí, nhỏ xíu, quá nhỏ, yếu ớt, buồn lắm, chành chọe, bắt nạt, hắt hủi, vô cùng xấu xí, dài ngoẵng, gầy guộc, vụng về, vô cùng sung sướng, cứng cáp, lớn khôn, vô cùng mừng rỡ, bịn rịn, đẹp nhất, rất xấu hổ & ân hận.
Bước 2: GV kể lần 2
GV vừa kể vừa chỉ vào tranh minh hoạ
Hoạt động 3: HS thực hiện các yêu cầu của bài tập
Bài tập 1: Sắp xếp lại các tranh
minh họa của truyện theo trình tự đúng
GV mời HS đọc yêu cầu của BT1
GV treo 4 tranh minh họa truyện lên bảng theo thứ tự sai (như SGK), yêu cầu HS sắp xếp lại các tranh theo đúng thứ tự câu chuyện
Tranh 1: (tranh 2 – SGK): Vợ chồng thiên nga gửi con lại cho vịt mẹ trông giiúp.
Tranh 2: (tranh 1 – SGK): Vịt mẹ dẫn đàn con ra ao. Thiên nga con đi sau cùng, trông thật cô đơn, lẻ loi.
Tranh 3: (tranh 3 – SGK): Vợ chồng thiên nga xin lại thiên nga con & cảm ơn vịt mẹ cùng đàn vịt con.
Tranh 4: (tranh 4 – SGK): Thiên nga con theo bố mẹ bay đi. Đàn vịt ngước nhìn theo, bàn tán, ngạc nhiên.
Bài tập 2,3,4 : Kể từng đoạn &
toàn bộ câu chuyện, trao đổi về ý nghĩa câu chuyện.
GV mời HS đọc yêu cầu của BT2, 3,4
Yêu cầu HS kể chuyện trong nhóm. Kể xong trao đổi về ý nghĩa câu chuyện.
GV: Qua câu chuyện Con vịt xấu xí, An-đéc-xen muốn khuyên các em: Phải biết nhận ra cái đẹp của người khác, biết yêu thương người khác. Không lấy mình làm mẫu khi đánh giá người khác. Thiên nga là loài chim đẹp nhất trong vương quốc các loài chim nhưng lại bị các bạn vịt con xem là xấu xí. Vì các bạn vịt thấy hình dáng thiên nga không giống mình, nên bắt nạt, hắt hủi thiên nga. Khi đàn vịt nhận ra sai lầm của mình thì thiên nga đã bay đi mất. Cô mong rằng các em biết yêu quý bạn bè xung quanh, nhận ra những nét đẹp riêng trong mỗi bạn.
GV nhận xét, bình chọn nhóm, cá nhân kể chuyện hấp dẫn nhất, hiểu nhất điều nhà văn An-đéc-xen muốn nói với các em.
Củng cố - Dặn dò:
GV nhận xét tiết học, khen ngợi những HS kể hay, nghe bạn chăm chú, nêu nhận xét chính xác
Yêu cầu HS về nhà tập kể lại câu chuyện cho người thân.
Chuẩn bị bài: Kể lại chuyện đã nghe, đã đọc (Đọc trước yêu cầu & gợi ý của bài tập kể chuyện trong SGK, tuần 23 để chuẩn bị một câu chuyện em sẽ kể trước lớp. Đọc kĩ để nhớ thuộc câu chuyện. Mang đến lớp truyện các em tìm được).
HS kể
HS nhận xét
HS quan sát tranh minh họa, đọc thầm nhiệm vụ của bài KC.
HS nghe & giải nghĩa một số từ khó
HS nghe, kết hợp nhìn tranh minh hoạ
Bài tập 1
HS đọc yêu cầu của bài tập
HS thảo luận nhóm đôi, nói lại cách sắp xếp của mình kết hợp trình bày nội dung tranh
HS phát biểu ý kiến
1 HS lên bảng sắp xếp lại thứ tự tranh theo trình tự đúng.
Bài tập 2,3,4
HS đọc yêu cầu của bài
HS thực hành kể chuyện trong nhóm. Kể xong, trả lời câu hỏi về lời khuyên của câu chuyện.
HS thi kể chuyện trước lớp
+ 2, 3 nhóm HS (mỗi nhóm 2, 3 em) tiếp nối nhau thi kể toàn bộ câu chuyện.
+ Một vài HS thi kể toàn bộ câu chuyện.
+ Mỗi HS hoặc nhóm HS kể xong đều trả lời câu hỏi: Nhà văn An-đéc-xen muốn khuyên các em điều gì?
+ HS trong lớp có thê đặt thêm những câu hỏi khác cho bạn.
Cả lớp nhận xét.
HS cùng GV bình chọn bạn kể chuyện hấp dẫn nhất, hiểu nhất điều nhà văn An-đéc-xen muốn nói với các em.
Tranh minh hoạ
Các ghi nhận, lưu ý:
KẾ HOẠCH BÀI HỌC
Ngày: Tuần: 23
Môn: Kể chuyện
BÀI: KỂ CHUYỆN ĐÃ NGHE – ĐÃ ĐỌC
I.MỤC ĐÍCH - YÊU CẦU:
1. Rèn kĩ năng nói:
Biết kể tự nhiên bằng lời của mình câu chuyện (đoạn truyện) đã nghe, đã đọc có nhân vật, ý nghĩa, ca ngợi cái đẹp phản ánh cuộc đấu tranh giữa cái đẹp với cái xấu, cái thiện với cái ác.
Hiểu truyện, trao đổi với các bạn về nội dung & ý nghĩa câu chuyện.
2.Rèn kĩ năng nghe:
Chăm chú theo dõi bạn kể chuyện. Nhận xét, đánh giá đúng lời kể của bạn
3. Thái độ:
Học tập những cái hay, cái đẹp, cái thiện của những nhân vật trong truyện.
II.CHUẨN BỊ:
Một số truyện thuộc đề tài của bài KC: truyện cổ tích, truyện ngụ ngôn, truyện danh nhân, truyện cười. Có thể tìm các truyện này ở các sách báo dành cho thiếu nhi, ở sách Truyện đọc lớp 4.
Bảng lớp viết đề bài.
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
THỜI GIAN
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
ĐDDH
1 phút
5 phút
2 phút
23 phút
3 phút
Khởi động:
Bài cũ: Con vịt xấu xí
Yêu cầu 1 HS kể 1, 2 đoạn của câu chuyện , nêu ý nghĩa câu chuyện.
GV nhận xét & chấm điểm
Bài mới:
Hoạt động1: Giới thiệu bài
Các em đã nghe, đã đọc nhiều truyện ca ngợi cái đẹp, phản ánh cuộc đấu tranh giữa cái đẹp với cái xấu, cái thiện với cái ác. Tiết KC hôm nay giúp các em kể những câu chuyện đó. Chúng ta sẽ biết ai là người chọn được câu chuyện hay, ai kể chuyện hấp dẫn nhất trong tiết học hôm nay.
(GV kiểm tra HS đã tìm đọc truyện ở nhà như thế nào) GV mời một số HS giới thiệu nhanh những truyện mà các em mang đến lớp
Hoạt động 2: Hướng dẫn HS kể chuyện
Bước 1: Hướng dẫn HS hiểu yêu
cầu của đề bài
GV gạch dưới những chữ sau trong đề bài giúp HS xác định đúng yêu cầu, tránh kể chuyện lạc đề: Kể lại một câu chuyện em đã được nghe, được đọc ca ngợi cái đẹp hay phản ánh cuộc đấu tranh giữa cái đẹp với cái xấu, cái thiện với cái ác.
GV hướng dẫn HS quan sát tranh minh họa các truyện: Nàng Bạch Tuyết & bảy chú lùn, Cây tre trăm đốt trong SGK.
GV nhắc HS:
+ Trong các truyện được nêu làm ví dụ, truyện Con vịt xấu xí, Cây khế, Gà Trống & Cáo có trong SGK. Nếu không tìm thấy được câu chuyện ngoài SGK, em có thể dùng truyện đã đọc. Khi đó, em sẽ không được tính điểm cao bằng những bạn tự tìm được câu chuyện ngoài SGK.
Bước 2: HS thực hành kể chuyện,
trao đổi về ý nghĩa câu chuyện
Yêu cầu HS kể chyện theo nhóm
- Trước khi HS kể, GV mời 1 HS đọc lại dàn ý bài kể chuyện (đã dán trên bảng)
- Nhắc HS: các em cần kể có đầu có cuối để các bạn hiểu được. Có thể kết thúc theo lối mở rộng: nói thêm về tính cách của nhân vật & ý nghĩa truyện để các bạn cùng trao đổi. với những truyện khá dài, cô cho phép các em chỉ kể 1 – 2 đoạn – chọn đoạn có sự kiện, ý nghĩa (để dành thời gian cho bạn khác cũng được kể). Nếu có bạn tò mò, muốn nghe tiếp câu chuyện, các em sẽ kể tiếp cho bạn nghe vào giờ ra chơi hoặc cho bạn mượn truyện để đọc.
b) Yêu cầu HS thi kể chuyện trước lớp
- GV mời những HS xung phong lên trước lớp kể chuyện
- GV dán lên bảng tiêu chuẩn đánh giá bài kể chuyện
- GV viết lần lượt lên bảng tên những HS tham gia thi kể & tên truyện của các em (không viết sẵn, không chọn trước) để cả lớp nhớ khi nhận xét, bình chọn
Củng cố - Dặn dò:
GV nhận xét tiết học, khen ngợi những HS kể hay, nghe bạn chăm chú, nêu nhận xét chính xác, biết đặt câu hỏi thú vị. Nhắc nhở, hướng dẫn những HS kể chuyện chưa đạt, tiếp tục luyện tập để cô kiểm tra lại ở tiết sau.
Yêu cầu HS về nhà tập kể lại câu chuyện cho người thân.
Chuẩn bị bài: Kể chuyện được chứng kiến, tham gia
HS kể & nêu ý nghĩa câu chuyện
HS nhận xét
HS giới thiệu nhanh những truyện mà các em mang đến lớp
Bước 1
HS đọc đề bài
HS cùng GV phân tích đề bài
Vài HS tiếp nối nhau giới thiệu với các bạn câu chuyện của mình, nhân vật trong truyện. Ví dụ: Tôi muốn kể với các bạn câu chuyện “Nàng công chúa & hạt đậu” của An-đéc-xen. Nàng công chúa này có thể cảm nhận được mo
File đính kèm:
- KE CHUYEN.doc