Giáo án Khái quát văn học Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến cách mạng tháng tám 1945

A. MỤC TIÊU BÀI HỌC:

Gíup HS:

- Hiểu được một số nét nổi bật về tình hình xã hội và văn hóa Việt Nam từ đầu thế kỷ XX đến CMT8 năm 1945. Đó chính là cơ sở , điều kiện hình thành nền văn học Việt Nam hiện đại.

- Nắm vững những đặc điểm cơ bản và thành tựu chủ yếu của văn học thời kỳ này

B. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC:

Đọc sáng tạo, đối thoại, diễn giảng, thảo luận

( GV hướng dẫn HS đọc kỹ bài học trong SGK, chuẩn bị những câu hỏi ở phần hướng dẫn học bài ).

C. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:

SGK, SGV, giáo án.

D. TIẾN TRÌNH THỰC HIỆN:

1. Kiểm tra bài cũ

2. Giới thiệu bài mới:

Bài “Ôn tập văn học trung đại” đã khép lại một chặng đường của văn học Việt Nam với những giá trị văn hóa lâu bền vượt thời gian. Từ đầu thế kỷ XX, văn học Việt Nam có những biến đổi đáng kể và cũng đạt rất nhiều thành tựu rực rỡ, không kém giai đoạn văn học Hán-Nôm. Để tìm hiểu chung về giai đoạn văn học VN từ đầu thế kỷ XX đến CMT8-1945, chúng ta phải học kỹ bài “Khái quát văn học Việt Nam từ đầu thế kỷ XX đến CMT8 năm 1945”.

 

doc6 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 24275 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Khái quát văn học Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến cách mạng tháng tám 1945, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết thø: 33,34 Ngµy so¹n: 22/10/2008 Ngµy day: 23/10/2008 KHÁI QUÁT VĂN HỌC VIỆT NAM TỪ ĐẦU THẾ KỈ XX ĐẾN CÁCH MẠNG THÁNG TÁM 1945 A. MỤC TIÊU BÀI HỌC: Gíup HS: - Hiểu được một số nét nổi bật về tình hình xã hội và văn hóa Việt Nam từ đầu thế kỷ XX đến CMT8 năm 1945. Đó chính là cơ sở , điều kiện hình thành nền văn học Việt Nam hiện đại. - Nắm vững những đặc điểm cơ bản và thành tựu chủ yếu của văn học thời kỳ này B. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC: Đọc sáng tạo, đối thoại, diễn giảng, thảo luận… ( GV hướng dẫn HS đọc kỹ bài học trong SGK, chuẩn bị những câu hỏi ở phần hướng dẫn học bài ). C. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC: SGK, SGV, giáo án. D. TIẾN TRÌNH THỰC HIỆN: 1. Kiểm tra bài cũ 2. Giới thiệu bài mới: Bài “Ôân tập văn học trung đại” đã khép lại một chặng đường của văn học Việt Nam với những giá trị văn hóa lâu bền vượt thời gian. Từ đầu thế kỷ XX, văn học Việt Nam có những biến đổi đáng kể và cũng đạt rất nhiều thành tựu rực rỡ, không kém giai đoạn văn học Hán-Nôm. Để tìm hiểu chung về giai đoạn văn học VN từ đầu thế kỷ XX đến CMT8-1945, chúng ta phải học kỹ bài “Khái quát văn học Việt Nam từ đầu thế kỷ XX đến CMT8 năm 1945”. Hoạt động của GV và HS Nội dung cần đạt GV gọi HS đọc phần kết quả cần đạt (trang 82) Thời kỳ văn học từ đầu thế kỷ XX đến CMT8-1945 có mấy đặc điểm cơ bản? Đó là những đặc điểm gì? Anh (chị) hiểu thế nào là khái niệm :hiện đại hóa văn học”? Quá trình hiện đại hóa của VHVN từ đầu thế kỷ XX đến CMT8-1945 diễn ra qua mấy giai đoạn? Nội dung mỗi giai đoạn là gì? Vì sao giai đoạn thứ hai (1920 -> 1930) gọi là giai đoạn quá độ hay giao thời? Vì sao đến giai đoạn thứ ba VHVN mới có thể trở thành thực sự hiện đại? VHVN thời kỳ này phát triển với nhịp độ như thế nào? Vì sao có nhịp độ ấy? VHVN thời kỳ này phân hóa ra sao? Vì sao có sự phân hóa như thế? Bộ phận văn học phát triển bất hợp pháp có quan niệm sáng tác ra sao và đã sáng tạo được hình tượng chiến sĩ như thế nào? Tìm dẫn chứng trong chương trình THCS về tác phẩm thuộc xu hướng lãng mạn và tác phẩm thuộc xu hướng hiện thực? I. ĐẶC ĐIỂM CƠ BẢN CỦA VĂN HỌC VIỆT NAM TỪ ĐẦU THẾ KỶ XX ĐẾN CMT8 NĂM 1945: 1. Văn học đổi mới theo hướng hiện đại hóa: a. Khái niệm “hiện đại hóa văn học”:được hiểu là: quá trình làm cho văn học thoát ra khỏi hệ thống thi pháp văn học trung đại và đổi mới theo hình thức văn học phương Tây, có thể hội nhập với nền văn học hiện đại thế giới. b. Cơ sở, điều kiện hình thành và phát triển của văn học theo hướng hiện đại hóa * Về XH: Do hai cuộc khai thác thuộc địa của thực dân Pháp, XH Việt Nam có sự biến đổi sâu sắc. + Nhiều đô thị, thị trấn mọc lên như những trung tâm kinh tế văn hóa, hành chính của XH thực dân. + Có nhiều tầng lớp XH mới: công nhân, dân nghèo thành thị, tư sản, tiểu tư sản, tầng lớp trí thức Tây học… Họ có nhu cầu văn hóa thẩm mỹ mới -> đòi hỏi một thứ văn chương mới. * Về VH’: - Dần thoát khỏi ảnh hưởng của văn hóa phong kiến Trung Hoa, ảnh hưởng của tư tưởng và văn hoá phương Tây qua tầng lớp trí thức Tây học. - Chữ quốc ngữ được phổ biến rộng rãi, phong trào báo chí và phong trào dịch thuật ra đời và phát triển. - Nghề in, nghề xuất bản, nghề làm báo theo kỹ thuật hiện đại phát triển khá mạnh. c. Ba giai đoạn của quá trình hiện đại hóa văn học: * Giai đoạn thứ nhất (từ đầu thế kỷ XX đến 1920): Giai đoạn chuẩn bị các điều kiện cần thiết cho công cuộc hiện đại hóa. - Phong trào dịch thuật có tác động khá quan trọng tới việc hình thành và phát triển nền văn xuôi quốc ngữ. - Phần lớn truyện ngắn, tiểu thuyết viết theo lối mới còn vụng về, non nớt. - Thành tựu chủ yếu là thơ văn của các chí sĩ CM: Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh, Nguyễn Thượng Hiền, Ngô Đức Kế… Nhưng thể loại, ngôn ngữ, thi pháp vẫn thuộc phạm trù văn học trung đại. * Giai đoạn thứ hai ( 1920 -> 1930): Quá trình hiện đại hóa đã đạt được những thành tựu đáng kể - Nhiều tác giả đã khẳng định được tài năng và sáng tạo các tác phẩm có giá trị: Hồ Biểu Chánh, Phạm Duy Tốn, Nguyễn Bá Học, Tản Đà, Trần Tuấn Khải, Vũ Đình Long, Nam Xương… - Truyện ký của Nguyễn Aùi Quốc viết bằng tiếng Pháp có tính chiến đấu cao,bút pháp điêu luyện. - Nhiều yếu tố của văn học cổ vẫn tồn tại . -> VH từ 1900 -> 1930 được gọi là văn học giao thời. * Giai đoạn thứ ba ( 1930 -> 1945): có những cuộc cách tân sâu sắc trên mọi thể loại, diện mạo nền VH biến đổi toàn diện thực sự hiện đại. - Truyện ngắn & tiểu thuyết được viết theo lối mới. - Thơ ca đổi mới cả về nội dung và nghệ thuật. - Thể loại mới xuất hiện: kịch nói, phóng sự, phê bình văn học. 3. Văn học phát triển với một tốc độ hết sức nhanh chóng Văn học phát triển nhanh về số lượng tác giả, tác phẩm cũng như độ kết tinh chất lượng nghệ thuật. “Ở nước ta, một năm có thể kể như 30 năm ở người” (Vũ Ngọc Phan) * Nguyên nhân: - Do sự thúc bách của thời đại; sự vận động tự thân của nền văn họa dân tộc. - Sự thức tỉnh, trỗi dậy mạnh mẽ của “cái tôi” cá nhân. - Văn chương trở thành hàng hóa, viết văn trở thành nghề kiếm sống. 2. Văn học hình thành hai bộ phận và phân hóa thành nhiều xu hướng, vừa đấu tranh với nhau, vừa bổ sung cho nhau để cùng phát triển a. Nguyên nhân: Do sự chi phối mạnh mẽ và sâu sắc của quá trình đấu tranh giải phóng dân tộc. b. Hai bộ phận văn học: Văn học công khai Văn học không công khai Là văn học hợp pháp, tồn tại trong vòng pháp luận của chính quyền thực dân PK. Là văn học bị đặt ra ngoài vòng pháp luật, phải lưu hành bí mật. Do khác nhau về quan điểm nghệ thuật và khuynh hướng thẩm mĩ à Phân hóa thành hai xu hướng chính: * Văn học lãng mạn: - Là tiếng nói cá nhân đầy cảm xúc, khẳng định “cái tôi” cá nhân, quan tâm đến số phận cá nhân và những quan hệ riêng tư. - Thường chú trọng diễn tả cảm xúc mạnh mẽ. - Góp phần thức tỉnh ý thức cá nhân, đấu tranh chống luân lý, giải phóng con người cá nhân. * Văn học hiện thực: - Phơi bày những thực trạng bất công, thối nát của xã hội đương thời. - Phản ánh tình cảnh thống khổ của các tầng lớp nhân dân bị áp bức với thái độ cảm thông sâu sắc. - Thơ văn cách mạng bí mật, đặc biệt là thơ của các chí sĩ và cách chiến sĩ CM sáng tác trong tù: Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh, Huỳnh Thúc Kháng, Tố Hữu, HỒ Chí Minh… - Coi thơ văn là vũ khí sắc bén chiến đấu chống lại kẻ thù dân tộc, là phương tiên để truyền bá tư tưởng yêu nước và CM. - Nói lên khát vọng độc lập, đấu tranh để giải phóng dân tộc, tinh thần yêu nước, niềm tin vào chiến thắng. à Các bộ phận, các trào lưu, các xu hướng luôn luôn có sự tác động qua lại với nhau để cùng phát triển. Lịch sử Việt Nam có những truyền thống tư tưởng gì? Đóng góp mới của văn học thời kỳ này đối với những truyền thống ấy là gì? Tinh thần dân chủ đã đem đến cho tư tưởng truyền thống điều gì? Nêu đặc điểm hình thức và ngôn ngữ của thể loại tiểu thuyết ở thời kỳ này? Tiểu thuyết hiện đại khác truyện thơ Nôm thời trung đại như thế nào? GV hướng dẫn HS dùng phương pháp so sánh văn học (so sánh 1 số tác phẩm cùng thời và cùng thể loại) Để rút ra nhận định về sự đa đa dạng của phong cách nghệ thuật truyện ngắn. Ngoài ra VH thời kỳ này còn có thêm các thể loại mới nào, kể tên vài tác giả tiêu biểu của mỗi thể loại? Thơ hiện đại khác thơ trung đại như thế nào về thi luật, về cái “tôi”trong thơ? Nêu ví dụ? V HVN thời kỳ từ đầu thế kỷ XX đến CMT8-1945 có vị trí quan trọng như thế nào trong toàn bộ tiến trình phát triển của lịch sử VHVN? II. THÀNH TỰU CHỦ YẾU CỦA VĂN HỌC VIỆT NAM TỪ ĐẦU THẾ KỶ XX ĐẾN CMT8-1945: 1. Về nội dung, tư tưởng: a. Chủ nghĩa yêu nước: - Gắn liền với dân. - Gắn với lí tưởng XHCN và tinh thần quốc tế vô sản. b. Chủ nghĩa nhân đạo: - Gắn liền với sự thức tỉnh ý thức cá nhân. c. Tinh thần dân chủ: - Quan tâm tới tầng lớp nhân dân nô lệ lầm than… - Đề cao vai trò của nhân dân anh hùng. 2. Về thể loại và ngôn ngữ văn học: a. Tiểu thuyết: - Sự ra đời của tiểu thuyết văn xuôi quốc ngữ là dấu hiệu của công cuộc hiện đại hóa văn học. - Nhà tiểu thuyết đầu tiên khẳng định được tên tuổi là Hồ Biểu Chánh. Tuy mô phỏng tiểu thuyết phương Tây nhưng ông đã Việt hóa và khắc họa được cảnh trí, con người, lối sống của nhân dân Nam Bộ. - Đầu những năm 1930, nhóm Tự lực văn đoàn đã đẩy cuộc cách tân tiểu thuyết lên một bước : . Chú trọng xây dựng tính cách nhân vật; . Đi sâu miêu tả tâm lý nhân vật; . Nghệ thuật hội họa, điêu khắc được vận dụng để tả cảnh hoặc tả chân dung nhân vật. . Lối dựng truyện tự nhiên, bố cục linh hoạt… TGTB: Nhất Linh, Khái Hưng, Hoàng Đạo… - Tác giả các tiểu thuyết hiện thực đưa công cuộc cách tân tiểu thuyết lên 1 tầm cao mới: . Xây dựng những bức tranh hiện thực có tầm khái quát rộng lớn, . Khắc họa khá thành công những tính cách điển hình trong hoàn cảnh điển hình. . Ngôn ngữ được chắt lọc và nâng lên trình độ nghệ thuật cao. TGTB: Vũ Trọng Phụng,Nam Cao, Ngô Tất Tố… b. Truyện ngắn: có nhiều kiệt tác, phát triển mạnh mẽ, liên tục; đa dạng về phong cách: . Truyện ngắn trào phúng rất ngắn & vui của Nguyễn Công Hoan . Truyện “không có chuyện”,tinh tế, đậm chất thơ của Thạch Lam, Thanh Tịnh, Hồ Dzếnh. . Truyện ngắn phong tục của Tô Hoài, Bùi Hiển, Kim Lân. . Truyện ngắn phân tích tâm lý nhvật đạt trình độ bậc thầy của Nam Cao. c. Phóng sự: ra đời & phát triển mạnh từ đầu những năm 1930. Vũ Trọng Phụng được coi là cây bút xuất sắc nhất. d. Bút kí, tùy bút: cũng phát triển. . Nguyễn Tuân là 1 cây bút tài hoa, độc đáo (Chiếc lư đồng mắt cua, Một chuyến đi…) . Thạch Lam (Hà Nội băm sáu phố phường).v.v.. e. Kịch nói: là thể loại mới, có vài vở gây được tiếng vang. . Nam Xương (Ông Tây An Nam) . Vi Huyền Đắc ( Kim tiền) . Đoàn Phú Tứ (Ngã ba) . Nguyễn Huy Tưởng (Vũ Như Tô). f. Thơ ca: là 1 trong những thành tựu lớn nhất. . Khám phá ra thế giới muôn màu sắc của ngoại cảnh, thế giới phong phú, tinh vi của nội tâm con người & tạo nên nhiều tác phẩm xuất sắc viết về thnhiên, về tình yêu. . Nhà thơ vô sản biến ngục thất thành tao đàn, sáng tạo ra những vận thơ yêu nước hay nhất ngay trong ngục thất. Tiêu biểu: + “Nhật ký trong tù” của Hồ Chí Minh + “Từ ấy” của Tố Hữu.v.v… III. KẾT LUẬN: - Văn học từ đầu thế kỷ XX đến CMT8-1945 có một vị trí hết sức quan trọng trong lịch sử VHVN. - Thành tựu của VH giai đoạn này đã thừa kế tinh hoa của truyền thống văn học dân tộc, mở ra một thời kỳ mới với những kinh nghiệm còn ảnh hưởng lâu dài trong tương lai. E. CỦNG CỐ: F. DẶN DỊ: -Học bài cũ. -Soạn bài mới nhan đề "Hai đứa trẻ" (TL)

File đính kèm:

  • docTiet thu 33,34.doc
Giáo án liên quan