Giáo án Khám phá xã hội: Một số nghề

I.Mục đích_yêu cầu:

- Trẻ nhận biết và nêu được: Công việc,sản phẩm,dụng cụ và vật liệu của một số nghề sản xuất (VD: nghề nông,nghề mộc,nghề may )

- Trẻ biết cách trả lời rõ ràng,đủ nghĩa những câu hỏi của cô về nghề sản xuất.

- Trẻ biết hát và vận động theo bài hát: “Tía má em”.

- Trẻ nhận biết được số lượng và chữ số trong phạm vi 4.

- Rèn kỹ năng chú ý,quan sát,ghi nhớ,trả lời những câu hỏi của cô.

- Giáo dục trẻ biết yêu các nghề,biết quý trọng những người lao động,biết quý trọng các sản phẩm mà các nghề làm ra.

 

doc3 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 23812 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Khám phá xã hội: Một số nghề, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
I.Mục đích_yêu cầu: - Trẻ nhận biết và nêu được: Công việc,sản phẩm,dụng cụ và vật liệu của một số nghề sản xuất (VD: nghề nông,nghề mộc,nghề may…) - Trẻ biết cách trả lời rõ ràng,đủ nghĩa những câu hỏi của cô về nghề sản xuất. - Trẻ biết hát và vận động theo bài hát: “Tía má em”. - Trẻ nhận biết được số lượng và chữ số trong phạm vi 4. - Rèn kỹ năng chú ý,quan sát,ghi nhớ,trả lời những câu hỏi của cô. - Giáo dục trẻ biết yêu các nghề,biết quý trọng những người lao động,biết quý trọng các sản phẩm mà các nghề làm ra. II.Chuẩn bị: 1.Nội dung tích hợp: - Âm nhạc: Tía má em. - Toán : Nhận biết số lượng và chữ số trong phạm vi 4. 2.Đồ dùng: - Giáo án powerpoint. - Tranh ảnh về công việc, sản phẩm, dụng cụ và vật liệu các nghề: nghề nông, nghề may, nghề mộc … - Tranh lô tô về dụng cụ và vật lệu của các nghề: nghề nông, nghề may, nghề mộc… - Bài hát: Tía má em - Rổ đựng tranh lô-tô, bảng gài, xắc xô… III.Cách tiến hành: * Hoạt động1: Bé xem triển lãm tranh. Tập trung trẻ,tạo tình huống cho trẻ đi xem triễn lãm tranh về các nghề sản xuất cùng với cô. Cô trò chuyện, gợi hỏi để trẻ nhận biết các nghề qua tranh. * Hoạt động 2: Bé biết gì về nghề sản xuất Nghề nông: Trẻ quan sát trên màn hình powerpoint về công việc, sản phẩm, dụng cụ của nghề nông.Cô đàm thoại cùng trẻ: Tranh gì đây các con? Nghề nông làm những công việc gì? Bác nông dân làm những công việc này ở đâu? Cô giúp trẻ hiểu: Bác nông dân đã làm việc rất vất vả trên cánh đồng, trên nương rẫy nên mới có được những ngày mùa bội thu. Vậy chúng ta cùng múa hát thật hay để đón chào ngày mùa. Cả lớp hát và vận động theo bài hát: “Tía má em”. Cô hỏi trẻ: - Bác nông dân đã tạo ra những sản phẩm gì? - Để có được những sản phẩm này bác nông dân sử dụng những dụng cụ gì? =>Cô khái quát lại kết hợp giáo dục trẻ biết quý trọng sản phẩm của nghề nông,khi ăn nên ăn hết xuất, không để rơi vãi cơm. Nghề May: Cô đọc câu đố: “Thân em bé nhỏ tí ti Tay chân chẳng có lại đi bằng đầu” Là cái gì? (Cái kim khâu) Cô gợi hỏi: - Câu đố nói về cái gì? (Cái kim khâu) - Cái kim khâu là dụng cụ của nghề nào? (Nghề may) Cho trẻ xem tranh về công việc, dụng cụ, vật liệu, sản phẩm của nghề may. Cô gợi hỏi để giúp trẻ khám phá về nghề may: Nghề may làm những công việc gì? (Đo kích thước cơ thể của khách hàng) Cô thợ may đã sử dụng dụng cụ gì để làm việc? ( Máy may, thước dây, thước cây, kéo, bàn ủi, kim may…) Ngoài dụng cụ thì cô thợ may còn sử dụng những vật liệu gì để may ? (Vải, chỉ may) Nghề may cho chúng ta những sản phẩm gì? (Quần áo, mũ, găng tay…) Cô khái quát kết hợp giáo dục trẻ biết quý trọng sản phẩm của nghề may, trẻ biết giữ quần áo của mình luôn sạch đẹp. Nghề mộc: Cô tổ chức cho trẻ chơi trò chơi “Kéo cưa lừa xẻ” Cô gợi hỏi: Kéo cưa là công việc của nghề gì? (Nghề mộc) Cô cho trẻ xem tranh về nghề mộc, cô gợi hỏi cho trẻ khám phá về nghề mộc: - Nghề mộc làm những công việc gì? (Cưa, bào, đục, đóng đinh…) - Bác thợ mộc đã sử dụng những dụng cụ gì để làm việc? (Cưa, bào, đục, búa, thước đo, kiềm…) - Bác thợ mộc còn sử dụng vật liệu gì để làm? (Gỗ) - Các sản phẩm mà nghề mộc tạo ra là những sản phẩm gì? (Bàn, ghế, tủ, gường…) Cô khái quát lại kết hợp giáo dục trẻ biết quý trọng những người làm ra sản phẩm, khi sử dụng trẻ biết giữ gìn các sản phẩm đó. * Gợi hỏi mở rộng: Ngoài nghề nông, nghề may, nghề mộc các bạn còn biết nghề nào là nghề sản xuất nữa nào? ( Sản xuất bánh kẹo, sản xuất đồ chơi, sản xuất thiết bị máy móc...) *Hoạt động 3: Bé cùng tranh tài. Trò chơi : Đoán nghề qua sản phẩm Cô giới thiệu tên trò chơi,cách chơi,luật chơi. Cách chơi: Chia lớp thành 3 đội. Các ô cửa có chứa những câu hỏi khác nhau, đội nào có tín hiệu (rung xắc xô) trước thì được quyền trả lời. Nếu trả lời chưa đúng thì sẽ nhường quyền cho 2 đội bạn. Luật chơi: khi cô đưa ra câu hỏi xong thì mới đựơc phép rung xắc xô trả lời. Tổ chức chơi: - Trên màn hình là sản phẩm của các nghề - Trẻ trả lời câu hỏi: Đó là sản phẩm của nghề gì? Cô tổ chức cho trẻ chơi,cô động viên khuyến khích trẻ chơi. Chơi trò chơi: Chọn dụng cụ đúng nghề. Cô giới thiệu tên trò chơi,cách chơi,luật chơi. Cách chơi: 3 đội chơi sẽ lần lượt tìm dụng cụ, vật liệu đúng với nghề của đội mình. Luật chơi: Các đội phải tìm đúng dụng cụ của nghề. Tổ chức chơi: - Trên mỗi bảng gài là hình ảnh của một nghề (Nghề nông, nghề may, nghề mộc) - Mỗi đội tìm dụng cụ và vật liệu của một nghề và gắn trên bảng cài đúng theo nghề. Cô tổ chức cho trẻ chơi,cô động viên khuyến khích trẻ chơi * Kết thúc: Bé ra sân chơi cùng cô

File đính kèm:

  • docKpxh mot so nghe.doc