I. MỤC TIÊU:Sau bài học, HS biết:
1.Làm thí nghiệm chứng minh không khí chuyển động tạo thành gió.
2.Giải thích tại sao có gió.
3.Giải thích tại sao ban ngày gió từ biển thổi vào đất liền, ban đêm gió từ đất liền thổi ra biển.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
-Hình trang 74, 75 SGK
-Chong chóng (đủ cho mỗi HS)
-Chuẩn bị các đồ dùng cho nhóm: hộp đối lưu, nến, diêm, miếng giẻ hoặc vài nén hương
64 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 5527 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Khoa học lớp 4 học kỳ 2, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thứ tư
Ngày soạn:4/1/2010
Ngày dạy: 6/1/2010
TUẦN 19
TẠI SAO CÓ GIÓ?
I. MỤC TIÊU:Sau bài học, HS biết:
1.Làm thí nghiệm chứng minh không khí chuyển động tạo thành gió.
2.Giải thích tại sao có gió.
3.Giải thích tại sao ban ngày gió từ biển thổi vào đất liền, ban đêm gió từ đất liền thổi ra biển.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
-Hình trang 74, 75 SGK
-Chong chóng (đủ cho mỗi HS)
-Chuẩn bị các đồ dùng cho nhóm: hộp đối lưu, nến, diêm, miếng giẻ hoặc vài nén hương
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
A.Bài cũ: Không khí cần cho sự sống
-Hãy cho biết không khí cần cho sự sống như thế nào?
-GV nhận xét, chấm điểm
B.Bài mới:
1.Giới thiệu bài: GV nêu MT bài học
2.HDHS tìm hiểu bài:
*Hoạt động 1: Chơi chóng chóng (8 phút)
*MT: (1)
*TH:
-Các nhóm trưởng điều khiển các bạn nhóm mình chơi có tổ chức
-Trong quá trình chơi tìm hiểu xem:
+Khi nào chong chóng không quay?
+Khi nào chong chòng quay?
+Khi nào chong chóng quay nhanh, quay chậm?
-HS ra sân chơi theo nhóm, GV kiểm tra bao quát hoạt động của các nhóm
-GV nhận xét Kết luận SGK
*Hoạt động 2: Tìm hiểu nguyên nhân gây ra gió (8ph)
*Mục tiêu: HS biết giải thích tại sao có gió
*Cách tiến hành:
-GV chia nhóm và đề nghị các nhóm trưởng báo cáo về việc chuẩn bị các đồ dùng để làm các thí nghiệm này
-GV yêu cầu các em đọc các mục Thực hành trang 74 để biết cách làm
-GV nhận xét Kết luận SGK
*Hoạt động 3: Tìm hiểu nguyên nhân gây ra sự chuyển động của không khí trong tự nhiên (8ph)
*Mục tiêu: (3)
*Cách tiến hành:
-GV đề nghị HS làm việc theo cặp
-GV yêu cầu các em quan sát, đọc thông tin ở mục Bạn cần biết trang 75 và những kiến thức đã thu được qua hoạt động 2 để giải thích câu hỏi: Tại sao ban ngày gió từ biển thổi vào đất liền và ban đêm gió từ đất liền thổi ra biển?
-GV nhận xét Kết luận SGK
-Sự chênh lệch nhiệt độ vào ban ngày và ban đêm giữa biển và đất liền đã làm cho chiều gió thay đổi giữa ngày và đêm
3.Củng cố – Dặn dò:
-HS đọc mục bạn cần biết
-GV nhận xét tinh thần, thái độ học tập của HS.
-Chuẩn bị bài: Gió nhẹ, gió mạnh, phòng chống bão
-HS trả lời
-HS nhận xét
-Nhóm trưởng điều khiển các bạn chơi:
-Cả nhóm xếp thành hai hàng quay mặt vào nhau, đứng yên và giơ chong chóng về phía trước. Nhận xét xem chong chóng của mỗi ngưới có quay không? Giải thích tại sao? (Nếu trời lặng gió: chong chóng không quay, nếu trời có gió mạnh một chút thì chong chóng sẽ quay)
-Trường hợp chong chóng không quay, cả nhóm sẽ bàn xem: làm thế nào để chong chóng quay? (Phải tạo ra gió bằng cách chạy…)
-Các nhóm HS làm thí nghiệm và thảo luận trong nhóm theo các câu hỏi gợi ý trong SGK
-Đại diện các nhóm trình bày kết quả làm việc của nhóm
-HS làm việc cá nhân trước khi làm việc theo cặp
-Các em thay nhau hỏi và chỉ vào hình để làm rõ câu hỏi trên
-Đại diện một số nhóm trình bày kết quả làm việc của nhóm
-HS đọc
Thứ sáu
Ngày soạn:5/1/2010
Ngày dạy: 8/1/2010
GIÓ NHẸ, GIÓ MẠNH.PHÒNG CHỐNG BÃO
I. MỤC TIÊU:Sau bài học, HS biết:
-Phân biệt gió nhẹ, gió khá mạnh, gió to, gió dữ
-Nói về những thiệt hại do dông, bão gây ra và cách phòng chống bão
-Có ý thức về thiệt hại và cách phòng chống bão.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
-Hình trang 76, 77 SGK
-Phiếu học tập đủ dùng cho các nhóm
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
A. Bài cũ: Tại sao có gió?
-Nguyên nhân gây ra gió?
-Nguyên nhân gây ra sự chuyển động của không khí trong tự nhiên?
-GV nhận xét, chấm điểm
B. Bài mới:
1.Giới thiệu bài: GV nêu MT bài học:
*Hoạt động 1: Tìm hiểu về một số cấp gió(10 ph)
*Mục tiêu: HS phân biệt được gió nhẹ, gió khá mạnh, gió to, gió dữ
*Cách tiến hành:
-GV giới thiệu hoặc cho HS đọc trong SGK về người đầu tiên nghĩ ra cách phân chia sức gió thổi thành 13 cấp độ (kể cả cấp 0 là khi trời lặng gió)
-GV yêu cầu HS họp nhóm đôi, phát phiếu học tập cho mỗi nhóm, yêu cầu HS họp nhóm quan sát hình vẽ và đọc các thông tin trong trang 76 và hoàn thành phiếu bài tập
-GV nhận xét- chữa bài – Kết luận
*Hoạt động 2: Thảo luận về sự thiệt hại của bão và cách phòng chống bão (10ph):
*Mục tiêu: HS nói về những thiệt hại do dông, bão gây ra và cách phòng chống bão
*Cách tiến hành:
-GV yêu cầu HS họp nhóm 4, quan sát hình 5, 6 và nghiên cứu mục Bạn cần biết trang 77 để trả lời câu hỏi:
+Nêu những dấu hiệu đặc trưng của bão
+Nêu tác hại do bão gây ra và một số cách phòng chống bão.
-GV nhận xét – Chốt ý đúng
*GDMT: Chúng ta cần phải biết vệ sinh sau bão,trồng lại cây khi đã bị gãy đổ để giữ cho môi trường sạch sẽ, cần ăn uống hợp vệ sinh,…
*Hoạt động 3: Trò chơi Ghép chữ vào hình(5ph)
*Mục tiêu: Củng cố hiểu biết của HS về các cấp độ của gió: gió nhẹ, gió khá mạnh, gió to, gió dữ
*Cách tiến hành:
-GV phô tô hoặc cho vẽ lại hình minh hoạ trong SGK trang 76, viết lời ghi chú vào các tấm phiếu rời
3.Củng cố – Dặn dò:
-HS đọc mục bạn cần biết
-GV nhận xét tinh thần, thái độ học tập của HS.
-Chuẩn bị bài: Không khí bị ô nhiễm
-HS trả lời
-HS nhận xét
-HS đọc
-HS họp nhóm và làm việc theo yêu cầu của phiếu học tập
-Một số HS lên trình bày
-HS nhận xét
-HS họp nhóm, thảo luận và trả lời các câu hỏi. HS có thể sử dụng các hình vẽ, tranh ảnh về các cấp gió, về những thiệt hại do dông, bão gây ra và các bản tin thời tiết có liên quan đến gió bão sưu tầm được
-Đại diện các nhóm trình bày kết quả của nhóm mình kèm theo những hình vẽ, tranh ảnh về các cấp gió, về những thiệt hại do dông, bão gây ra và các bản tin thời tiết có liên quan đến gió bão
-HS nhận xét, bổ sung
-Các nhóm HS thi nhau gắn chữ vào hình cho phù hợp, nhóm nào làm nhanh và đúng là thắng cuộc
Thứ tư
Ngày soạn:11/1/2010
Ngày dạy: 13/1/2010
TUẦN 20
KHÔNG KHÍ BỊ Ô NHIỄM
I. MỤC TIÊU:Sau bài học, HS biết:
-Phân biệt không khí sạch (trong lành) và không khí bẩn (không khí bị ô nhiễm).
-Nêu những nguyên nhân gây nhiễm bẩn bầu không khí .
-Có ý thức bảo vệ khôäng khí
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
-Hình trang 78, 79 SGK
-Sưu tầm các hình vẽ, tranh ảnh về cảnh thể hiện bầu không khí trong sạch, bầu không khí bị ô nhiễm
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
A.Bài cũ: Gió nhẹ, gió mạnh
-Nêu tác hại do bão gây ra
-Nêu 1 số cách phòng chống bão mà địa phương em đã áp dụng
-GV nhận xét, chấm điểm
B.Bài mới:
1.Giới thiệu bài: GV nêu MT bài học
2.HDHS tìm hiểu bài:
*Hoạt động 1: Tìm hiểu về không khí ô nhiễm và không khí sạch(10ph)
*Mục tiêu: HS phân biệt được không khí sạch (trong lành) và không khí bẩn (không khí bị ô nhiễm)
*Cách tiến hành:
-GV yêu cầu HS lần lượt quan sát các hình trang 78, 79 SGK và chỉ ra hình nào thể hiện bầu không khí trong sạch? Hình nào thể hiện bầu không khí bị ô nhiễm?
-GV gọi 1 số HS trình bày kết quả làm việc theo cặp
-GV yêu cầu HS nhắc lại một số tính chất của không khí, từ đó rút ra nhận xét, phân biệt không khí sạch và không khí bẩn
-GV nhận xét – Chốt ý đúng
+Không khí sạch là không khí trong suốt, không màu, không mùi, không vị, chỉ chứa khói, bụi, khí độc, vi khuẩn với một tỉ lệ thấp, không làm hại đến sức khoẻ con người.
+Không khí bẩn hay ô nhiễm là không khí có chứa một trong các loại khói, khí độc, các loại bụi, vi khuẩn quá tỉ lệ cho phép, có hại cho sức khoẻ con người và các sinh vật khác.
*Hoạt động 2: Thảo luận về những nguyên nhân gây ô nhiễm không khí (10ph)
*Mục tiêu: HS nêu được những nguyên nhân gây nhiễm bẩn không khí
*Cách tiến hành:
-GV yêu cầu HS liên hệ thực tế và phát biểu: nguyên nhân làm không khí bị ô nhiễm?
-GV nhận xét – Chốt ý đúng
*Nguyên nhân làm không khí bị ô nhiễm:
-Do bụi: bụi tự nhiên, bụi núi lửa sinh ra, bụi do hoạt động của con người (bụi nhà máy, xe cộ, bụi phóng xạ, bụi than, xi măng…)
-Do khí độc: sự lên men thối của xác sinh vật, rác thải, sự cháy của than đá, dầu mỏ, khói tàu, xe, nhà máy, khói thuốc lá, chất độc hoá học
*GDMT: Các em cần giữ gìn và bảo vệ bầu không khí trong lành…
3.Củng cố – Dặn dò:
-HS đọc mục bạn cần biết
-GV nhận xét tinh thần, thái độ học tập của HS.
-Chuẩn bị bài: Bảo vệ bầu không khí trong sạch
-HS trả lời
-HS nhận xét
-HS quan sát tranh và thảo luận câu hỏi theo cặp
-HS trình bày kết quả làm việc:
+Hình 2: cho biết nơi có không khí trong sạch, cây cối xanh tươi, không gian thoáng đãng…
+Hình 1: nhiều ống khói nhà máy đang nhả những đám khói đen trên bầu trời, những lò phản ứng hạt nhân đang nhả khói
+Hình 3: cảnh ô nhiễm do đốt chất thải ở nông thôn; Hình 4: cảnh đường phố đông đúc, nhiều ô to, xe máy đi lại xả khí thải và tung bụi, nhà cửa san sát, phía xa nhà máy đang hoạt động nhả khói trên bầu trời.
-HS nêu
-HS nhận xét
-HS lắng nghe
-HS lắng nghe
Thứ sáu
Ngày soạn:11/1/2010
Ngày dạy: 15/1/2010
BẢO VỆ BẦU KHÔNG KHÍ TRONG SẠCH
I. MỤC TIÊU:Sau bài học, HS biết:
-Nêu những việc nên và không nên làm để bảo vệ bầu không khí trong sạch.
-Cam kết thực hiện bầu không khí trong sạch.
-Có ý thức bảo vệ bầu không khí trong sạch
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
-Sưu tầm các tư liệu, hình vẽ, tranh ảnh về các hoạt động bảo vệ môi trường không khí.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
A.Bài cũ: Không khí bị ô nhiễm
-Thế nào là không khí sạch và thế nào là không khí bị ô nhiễm?
-Nêu những nguyên nhân làm không khí bị ô nhiễm
-GV nhận xét, chấm điểm
B.Bài mới:
1.Giới thiệu bài: GV nêu MT bài học
2. HDHS tìm hiểu bài:
*Hoạt động 1: Tìm hiểu những biện pháp bảo vệ bầu không khí trong sạch (20ph)
*Mục tiêu: HS nêu những việc nên làm và không nên làm để bảo vệ bầu không khí trong sạch.
*Cách tiến hành:
-GV yêu cầu HS quan sát các hình trang 80,81 SGK và trả lời câu hỏi
-GV gọi 1 số HS trình bày kết quả làm việc theo cặp
-GV nhận xét - Kết luận:
* Chống ô nhiễm không khí bằng cách:
+Thu gom và xử lí rác, phân hợp lí.
+Giảm lượng khí thải độc hại của xe co 1động cơ chạy bằng xăng, dầu và của nhà máy, giảm khói đun bếp,…
+Bảo vệ rừng và trồng nhiều cây xanh để giữ cho bầu không khí trong lành…
*GDMT: Các em cần phải có ý thức giữ gìn và bảo vệ bầu không khí trong lành
3. Củng cố – Dặn dò:
-HS đọc mục bạn cần biết SGK
-GV nhận xét tinh thần, thái độ học tập của HS.
Chuẩn bị bài: Aâm thanh
-HS trả lời
-HS nhận xét
-HS quan sát và thảo luận câu hỏi theo cặp
-Một số HS trình bày kết quả làm việc.
-HS cần nêu được:
*Những việc nên làm để bảo vệ bầu không khí trong sạch được thể hiện qua các hình vẽ:
+Hình 1: các bạn vệ sinh lớp học để tránh bụi.
+Hình 2: vứt rác vào thùng có nắp đậy để tránh bốc mùi hôi thối và khí độc.
+Hình 3: nầu ăn bằng bếp cải tiến tiết kiệm củi, khói và khí thải theo ống bay lên cao, tránh cho người đun bếp hít phải
+Hình 5: trường học có nhà vệ sinh hợp quy cáchgiúp HS đi đại tiện và tiểu tiện đúng nơi quy định và xử lí phân tốt không gây ô nhiễm môi trường
+Hình 6: cảnh thu gom rác ở thành phố làm đường phố sạch đẹp, tránh bị ô nhiễm môi trường.
+Hình 7: trồng cây gây rừng là biện pháp tốt nhất để giữ cho bầu không khí trong sạch.
*Việc không nên làm để bảo vệ bầu không khí trong sạch được thể hiện qua các hình:
+Hình 4: nhóm bếp than tổ ong gây ra nhiều khói và khí thải độc hại
*Liên hệ bản thân, gia đình HS đã làm gì để bảo vệ bầu không khí trong sạch
-Nhóm trưởng điều khiển các bạn trong nhóm làm việc như GV đã hướng dẫn
Thứ tư
Ngày soạn:18/1/2010
Ngày dạy: 20/1/2010
TUẦN 21
ÂM THANH
I. MỤC TIÊU: Sau bài học, HS biết:
-Nhận biết được những âm thanh xung quanh.
-Biết và thực hiện được những cách khác nhau để làm cho vật phát ra âm thanh.
-Nêu được ví dụ hoặc làm thí nghiệm đơn giản chứng minh về sự liên hệ giữa rung động và sự phát ra âm thanh.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
-Chuẩn bị theo nhóm: SGK
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
A.Bài cũ: Bảo vệ bầu không khí trong sạch
-Nêu những việc nên làm và không nên làm để bảo vệ bầu không khí trong sạch
-GV nhận xét, chấm điểm
B.Bài mới:
1.Giới thiệu bài: GV nêu mt bài học
2. HDHS tìm hiểu bài:
*Hoạt động 1: Tìm hiểu các âm thanh xung quanh (7ph)
*Mục tiêu: Nhận biết được những âm thanh xung quanh.
*Cách tiến hành:
-GV cho HS nêu các âm thanh mà các em biết
-Thảo luận cả lớp: trong số những âm thanh kể trên, những âm thanh nào do con người gây ra; những âm thanh nào thường nghe được vào sáng sớm, ban ngày, buổi tối…?
-GV nhận xét – Chốt ý đúng
*Hoạt động 2: Thực hành các cách phát ra âm thanh (6ph)
*Mục tiêu: Biết và thực hiện được những cách khác nhau để làm cho vật phát ra âm thanh.
*Cách tiến hành:
-GV yêu cầu HS tìm cách tạo ra âm thanh với các vật đã chuẩn bị giống hình 2 trang 82 SGK
-GV yêu cầu các nhóm báo cáo kết quả làm việc, sau đó thảo luận về cách làm để phát ra âm thanh
-GV nhận xét - Chốt ý đúng
*Hoạt động 3: Tìm hiểu khi nào vật phát ra âm thanh (5ph)
*Mục tiêu: Nêu được ví dụ hoặc làm thí nghiệm đơn giản chứng minh về sự liên hệ giữa rung động và sự phát ra âm thanh
*Cách tiến hành:
-GV nêu vấn đề: Ta thấy âm thanh phát ra từ nhiều nguồn với những cách khác nhau. Vậy có điểm nào chung khi âm thanh được phát ra hay không?
-GV đưa ra các câu hỏi gợi ý giúp HS liên hệ giữa việc phát ra âm thanh với rung động của trống
-Trường hợp chuẩn bị được trống to thì GV có thể làm thí nghiệm cho HS quan sát thấy: khi trống đang rung và đang kêu nếu đặt tay lên thì trống không rung và vì thế trống không kêu nữa. GV có thể cho HS quan sát 1 số hiện tượng khác về vật rung động phát ra âm thanh (sợi dây chun, sợi dậy đàn,…).
-GV yêu cầu HS để tay vào yết hầu để phát hiện ra sự rung động của dây thanh quản khi nói
-GV có thể giải thích thêm: khi nói, không khí từ phổi đi lên khí quản, qua dây thanh quản làm cho các dây thanh rung động. Rung động này tạo ra âm thanh.
-Từ các thí nghiệm trên, GV hướng dẫn giúp HS rút ra nhận xét: Aâm thanh do các vật rung động phát ra
*Hoạt động 4: Trò chơi Tiếng gì, ở phía nào thế?(5ph)
-GV chia học sinh làm 2 nhóm.
*Lưu ý: GV có thể yêu cầu các nhóm phát hiện ra âm thanh truyền đến từ hướng nào
3. Củng cố – Dặn dò:
-HS đọc mục bạn cần biết SGK
-GV nhận xét tinh thần, thái độ học tập của HS.
-Chuẩn bị bài: Sự lan truyền âm thanh
-HS trả lời
-HS nhận xét
-HS nêu
-HS thảo luận và trả lời
-HS nhận xét
-HS thảo luận cách làm theo nhóm
-Đại diện nhóm báo cáo kết quả.
-HS trả lời câu hỏi thảo luận
-HS nhận xét
-HS (theo nhóm) làm thí nghiệm “gõ trống” theo hướng dẫn ở trang 83 SGK.
-HS sẽ thấy được mối liên hệ giữa sự rung động của trống và âm thanh do trống phát ra (khi rung mạnh hơn thì kêu to hơn; khi đặt tay lên trống rồi gõ thì trống ít rung nên kêu nhỏ…)
-Đại diện nhóm báo cáo kết quả
-HS thực hiện theo yêu cầu của GV để phát hiện ra sự rung động của dây thanh quản khi nói
-Mỗi nhóm gây tiếng động 1 lần (khỏang nửa phút). Nhóm kia cố nghe xem tiếng động do vật/ những vật nào gây ra và viết vào giấy. Nhóm nào đúng nhiều hơn thì thắng.
Thứ sáu
Ngày soạn:18/1/2010
Ngày dạy: 22/1/2010
BÀI 42: SỰ LAN TRUYỀN ÂM THANH
I. MỤC TIÊU:
-Nhận biết được tai ta nghe được âm thanh khi rung động từ vật phát ra âm thanh lan truyền trong môi trường (khí, lỏng hoặc rắn) đến tai.
-Nêu ví dụ hoặc làm thí nghiệm chứng tỏ âm thanh yếu đi khi lan truyền ra xa nguồn.
-Nêu ví dụ âm thanh có thể lan truyền qua chất rắn, chất lỏng.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
-Chuẩn bị theo nhóm: 2 ống bơ, vài vụn giấy, 2 miếng ni lông, dây chun, một sợi dây mềm, trống, đồng hồ, túi ni lông, chậu nước
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
A.Bài cũ: Aâm thanh
-Khi nào vật phát ra âm thanh?
-GV nhận xét, chấm điểm
B.Bài mới:
1.Giới thiệu bài: GV nêu MT bài học
2.HDHS tìm hiểu bài:
*Hoạt động 1: Tìm hiểu về sự lan truyền âm thanh (7ph)
*Mục tiêu: Nhận biết được tai ta nghe được âm thanh khi rung động từ vật phát ra âm thanh lan truyền trong môi trường (khí, lỏng hoặc rắn) đến tai.
*Cách tiến hành
-GV hỏi: tại sao khi gõ trống tai ta nghe được tiếng trống? Yêu cầu HS suy nghĩ và đưa ra lí giải của mình
-GV đặt vấn đề: để tìm hiểu, chúng ta làm thí nghiệm như hướng dẫn ở trang 84
-GV mô tả thí nghiệm
-Lưu ý: giơ trống ở phía trên ống, mặt trống song song với tấm ni lông bọc miệng ống và gần tấm ni lông (khoảng 5-10 cm)
-Yêu cầu HS thảo luận về nguyên nhân làm cho tấm ni lông rung và giải thích âm thanh truyền từ trống đến tai nghe như thế nào
-GV có thể đưa ra các câu hỏi định hướng, gợi ý giúp HS thảo luận, chẳng hạn: vì sao tấm ni lông rung? Ơû bài trước, chúng ta đã biết khi nào trống phát ra âm thanh? (gợi ý HS liên hệ bài không khí đã học để nhận ra sự tồn tại của không khí và vai trò của không khí trong việc làm cho tấm ni lông rung động).
-GV hướng dẫn HS đi đến nhận xét
*Hoạt động 2: Tìm hiểu về sự lan truyền âm thanh qua chất lỏng, chất rắn (7ph)
*Mục tiêu: Nêu ví dụ âm thanh có thể lan truyền qua chất rắn, chất lỏng.
*Cách tiến hành
-GV hướng dẫn HS làm thí nghiệm như hình 2 trang 85 SGK. Khi tiến hành thí nghiệm cần chú ý chọn chậu có thành mỏng, cũng như vị trí đặt tai nên gần đồng hồ để dễ phát hiện âm thanh.
-GV yêu cầu HS liên hệ với thực tế và kinh nghiệm bản thân để tìm thêm những dẫn chứng khác cho sự truyền âm thanh qua chất rắn và chất lỏng
-GV nhận xét- chốt ý đúng:Aâm thanh còn có thể truyền qua chất lỏng và chất rắn
*Hoạt động 3: Tìm hiểu âm thanh yếu đi hay mạnh lên khi khoảng cách đến nguồn âm xa hơn (5ph)
*Mục tiêu: Nêu ví dụ hoặc làm thí nghiệm chứng tỏ âm thanh yếu đi khi lan truyền ra xa nguồn.
*Cách tiến hành
-GV yêu cầu HS cho ví dụ về âm thanh khi lan truyền càng ra xa nguồn càng yếu đi (ví dụ: đứng gần trống trường thì nghe rõ hơn, khi ô tô ở xa nghe tiếng còi nhỏ…)
- GV nhận xét- chốt ý đúng:Aâm thanh yếu dần đi khi lan truyền ra xa nguồn âm
*Hoạt động 4: Trò chơi Nói chuyện qua điện thoại (5ph)
-Cho từng nhóm HS thực hành làm điện thoại ống nối dây. Phát cho mỗi nhóm 1 mẩu tin ngắn ghi trên tờ giấy
-GV có thể hỏi thêm: khi dùng điện thoại ống như trên, âm thanh đã truyền qua những vật trong môi trường nào? Từ đó GV giúp HS nhận ra âm thanh có thể truyền qua sợi dây trong trò chơi này
*GDMT: Aâm thanh phát ra chủ yếu là do con người. Vì vậy các em không nên tạo ra những âm thanh quá lớn làm ảnh hưởng đến người xung quanh.
3.Củng cố – Dặn dò:
-HS đọc mục bạn cần biết SGK
-GV nhận xét tinh thần, thái độ học tập của HS.
-Chuẩn bị bài: Aâm thanh trong cuộc sống
-HS trả lời
-HS nhận xét
-HS trả lời
-HS nhận xét
-HS quan sát hình 1 trang 84 SGK và dự đoán điều xảy ra khi gõ trống
-HS dự đoán hiện tượng. Sau đó tiến hành thí nghiệm, gõ trống và quan sát các vụn giấy nảy
-HS rút ra được nhận xét: mặt trống rung động làm cho không khí gần đó rung động. Rung động này được truyền đến không khí gần đó,… và lan truyền trong không khí. Khi rung động lan truyền tới miệng ống sẽ làm cho tấm ni lông rung động và làm cho các vụn giấy chuyển động. Tương tự như vậy, khi rung động lan truyền tới tai sẽ làm màng nhĩ rung động, nhờ đó ta có thể nghe thấy được âm thanh.
-HS thực hiện thí nghiệm theo hướng dẫn của GV. Từ thí nghiệm, HS thấy rằng âm thanh có thể truyền qua nước, qua thành chậu
-HS tìm dẫn chứng khác, ví dụ:
+Cá nghe thấy tiếng chân người bước
+Cá heo, cá voi có thể “nói chuyện” với nhau dưới nước…
-HS nêu
-2 HS làm thí nghiệm
-HS trả lời
-HS nhận xét
-HS tiến hành thí nghiệm
-Một em phải truyền tin này cho bạn cùng nhóm ở đầu dây bên kia. Em phải nói sao cho bạn mình nghe được nhưng người giám sát không nghe
Thứ tư
Ngày soạn:25/1/2010
Ngày dạy: 27/1/2010
TUẦN 22
BÀI 43: ÂM THANH TRONG CUỘC SỐNG (Tiết 1)
I.MỤC TIÊU:Sau bài học, HS có thể:
-Nêu được vai trò của âm thanh trong đời sống (giao tiếp với nhau qua nói, hát, nghe); dùng để làm tín hiệu (tiếng trống, tiếng còi xe…)
-Nêu được ích lợi của việc ghi lại được âm thanh
-HS phát hiện được âm thanh có ích, hạn chế âm thanh có hại.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
-Tranh ảnh về các loại âm thanh khác nhau
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
A.Bài cũ: Sự lan truyền âm thanh
-Aâm thanh lan truyền được qua những chất nào?
-Aâm thanh sẽ như thế nào khi càng lan truyền ra xa?
-GV nhận xét, chấm điểm
B.Bài mới:
1.Giới thiệu bài: GV nêu MT bài học
2.HDHS tìm hiểu bài
*Hoạt động 1:Tìm hiểu vai trò âm thanh trong cuộc sống. (5ph)
*Mục tiêu: Nêu được vai trò của âm thanh trong đời sống
*Cách tiến hành:
-GV yêu cầu HS họp nhóm quan sát các hình trang 86 để ghi lại vai trò của âm thanh
-GV nhận xét
-Yêu cầu HS bổ sung thêm những vai trò khác của âm thanh mà HS biết
*Hoạt động 2: Nói về những âm thanh ưa thích và những âm thanh không ưa thích (7ph)
*Mục tiêu: HS phát hiện được âm thanh có ích, hạn chế âm thanh có hại.
*Cách tiến hành:
-GV nêu vấn đề để HS làm việc cá nhân và nêu lên ý kiến của mình
-GV chia bảng thành 2 cột: “Thích” và “Không thích”, yêu cầu HS gắn thẻ của mình vào cột thích hợp
-GV nhận xét – chốt ý đúng
*Hoạt động 3: Tìm hiểu ích lợi của việc ghi lại được âm thanh
*Mục tiêu: Nêu được ích lợi của việc ghi lại được âm thanh
*Cách tiến hành:
-GV đặt vấn đề: Các em thích nghe bài hát nào? Do ai trình bày? Có thể bật cho HS nghe bài hát đó hoặc một bài hát bất kì (nếu có điều kiện)
-Yêu cầu HS thảo luận về ích lợi của việc ghi lại âm thanh
-GV nhận xét
-Nếu có điều kiện có thể cho 1, 2 HS lên hát rồi ghi âm lại, sau đó phát cho cả lớp nghe
*Hoạt động 4: Trò chơi Làm nhạc cụ (5ph)
*Mục tiêu: Nhận biết được âm thanh có thể nghe cao thấp khác nhau.
*Cách
File đính kèm:
- KHOA HOC HKII -NGA.doc