Giáo án Khoa học Lớp 4 - Tuần 20 - Năm học 2015-2016

I.MỤC TIÊU:

- Nêu được một số biện pháp bảo vệ bầu không khí trong sạch: thu gom , xử lí phân, rác hợp lí, giảm khí thải bảo vệ rừng và trồng cây.

- HS có ý thức bảo vệ bầu không khí trong sạch

II.CÁC KĨ NĂNG SỐNG ĐƯỢC GIÁO DỤC TRONG BÀI:

- Kĩ năng tìm kiếm và xử lí thông tin về các hành động gây ô nhiễm không khí.

- Kĩ năng xác định giá trị bản thân qua đánh giá các hành động liên quan tới ô nhiễm không khí.

- Kĩ năng trình bày, tuyên truyền về việc bảo vệ bầu không khí trong sạch.

- Kĩ năng lựa chọn giải pháp bảo vệ môi trường không khí.

III. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- GV: Tranh minh họa SGK, sách giáo viên

- HS: SGK

IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC CHỦ YẾU:

 

doc5 trang | Chia sẻ: Đinh Nam | Ngày: 07/07/2023 | Lượt xem: 143 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Khoa học Lớp 4 - Tuần 20 - Năm học 2015-2016, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 20 Ngày soạn : 9 / 1/ 2016 Ngày dạy: 12/ 1/ 2016 KHOA HỌC KHÔNG KHÍ BỊ Ô NHIỄM I. MỤC TIÊU: Sau bài học, học sinh biết: - Phân biệt không khí sạch và không khí bẩn. - Nêu những nguyên nhân gây nhiễm bầu không khí: khí độc, các loại bụi, vi khuẩn - Giáo dục ý thức bảo vệ và giữ gìn bầu không khí. II. CÁC KĨ NĂNG SỐNG ĐƯỢC GIÁO DỤC TRONG BÀI: - Kĩ năng tìm kiếm và xử lí thông tin về các hành động gây ô nhiễm không khí. - Kĩ năng xác định giá trị bản thân qua đánh giá các hành động liên quan tới ô nhiễm không khí. - Kĩ năng trình bày, tuyên truyền về việc bảo vệ bầu không khí trong sạch. - Kĩ năng lựa chọn giải pháp bảo vệ môi trường không khí. III. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - GV: Tranh minh hoạ sách giáo khoa, sách giáo viên - HS: SGK IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC CHỦ YẾU: HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS 1. Khởi động: - Nêu tác hại do bão gây ra? - Nêu một số cách phòng chống bão mà địa phương em đã áp dụng? - Giáo viên nhận xét, đánh giá - Giới thiệu bài 2. Trải nghiệm: - Yêu cầu HS thảo luận theo nhóm đôi và trả lời câu hỏi: Phân biệt không khí sạch và không khí bẩn ? 3. Khám phá: * Tìm hiểu về không khí ô nhiễm và không khí sạch. -Yêu cầu HS quan sát các hình trang 78, 79 SGK và chỉ ra hình nào thể hiện bầu không khí trong sạch? Hình nào thể hiện bầu không khí ô nhiễm? - Ở bài trước ta đã học về tính chất không khí, em hãy nhắc lại. -Vậy em hãy phân biệt không khí sạch và không khí bẩn. Kết luận: -Không khí sạch là không khí trong suốt, hông màu, không mùi, không vị, chỉ chứa khói, bụi, khí độc, vi khuẩn với một tỉ lệ thấp, không làm hại đến sức khoẻ con người. -Không khí bẩn hay ô nhiễm là không khí có chứa một trong các loại khói, khí độc, các loại bụi, vi khuẩn quá tỉ lệ cho phép, có haị cho sức khoẻ con người và các sinh vật khác * Nguyên nhân gây ô nhiễm không khí: -Theo em những nguyên nhân nào làm ô nhiễm bầu không khí? Kết luận: Nguyên nhân làm ô nhiễm bầu không khí: -Do bụi: Bụi tự nhiên, bụi núi lửa sinh ra, bụi do hoạt động của con người (bụi nhà máy, xe cộ, bụi phóng xạ, bụi than, xi măng) -Do khí độc: Sự lên men thối của các xác sinh vật, rác thải, sự cháy của than đá, dầu mỏ, khói tàu xe, nhà máy, khói thuốc lá, chất độc hoá học 4. Thực hành: - GV yêu cầu HS trả lời các câu hỏi: + Nêu những nguyên nhân làm không khí bị ô nhiễm ? + Nêu tác hại của không khí bị ô nhiễm? - Yêu cầu HS làm bài tập trong vở thực hành khoa học 5. Ứng dụng: - GV nhận xét tiết học. - Về nhà chia sẻ với người thân biết về những nguyên nhân làm không khí bị ô nhiễm và tác hại của không khí bị ô nhiễm. - 2 học sinh lên bảng trả lời câu hỏi - Lắng nghe - HS thảo luận nhóm đôi, trả lời câu hỏi - Quan sát theo nhóm và nêu ý kiến quan sát được: + Hình 2 cho biết không khí trong sạch, cây cối xanh tươi, không gian thoáng đãng + Hình cho biết không khí bị ô nhiễm: * Hình 1: nhiều ống khói nhà mày đang xả những đám khói đen trên bầu trời. Những lò phản ứng hạt nhân đang nhả khói; * Hình 3: Cảnh ô nhiễm do đốt chất thải ở nông thôn; * Hình 4: Cảnh đường phố đông đúc, nhiều ô tô, xe máy đi lại xả khí thải và tung bụi. Nhà cửa san sát. Phía xa nhà máy đang hoạt động nhả khói lên bầu trời. -Không khí không màu, mùi, vị, không có hình dạng nhất định. - HS nêu -HS lắng nghe -Do bụi: Bụi tự nhiên, bụi núi lửa sinh ra, bụi do hoạt động của con người (bụi nhà máy, xe cộ, bụi phóng xạ, bụi than, xi măng) - Do khí độc: Sự lên men thối của các xác sinh vật, rác thải, sự cháy của than đá, dầu mỏ, khói tàu xe, nhà máy, khói thuốc lá, chất độc hoá học - Lắng nghe - HS suy nghĩ trả lời - HS làm bài - Lắng nghe, ghi nhận Ngày soạn : 9 / 1/ 2016 Ngày dạy: 14/ 1/ 2016 KHOA HỌC BẢO VỆ BẦU KHÔNG KHÍ TRONG SẠCH I.MỤC TIÊU: - Nêu được một số biện pháp bảo vệ bầu không khí trong sạch: thu gom , xử lí phân, rác hợp lí, giảm khí thải bảo vệ rừng và trồng cây... - HS có ý thức bảo vệ bầu không khí trong sạch II.CÁC KĨ NĂNG SỐNG ĐƯỢC GIÁO DỤC TRONG BÀI: - Kĩ năng tìm kiếm và xử lí thông tin về các hành động gây ô nhiễm không khí. - Kĩ năng xác định giá trị bản thân qua đánh giá các hành động liên quan tới ô nhiễm không khí. - Kĩ năng trình bày, tuyên truyền về việc bảo vệ bầu không khí trong sạch. - Kĩ năng lựa chọn giải pháp bảo vệ môi trường không khí. III. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - GV: Tranh minh họa SGK, sách giáo viên - HS: SGK IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC CHỦ YẾU: HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS 1. Khởi động: - Nêu những nguyên nhân làm không khí bị ô nhiễm ? - Nêu tác hại của không khí bị ô nhiễm? - GV nhận xét, đánh giá - Giới thiệu bài 2. Trải nghiệm: - Yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi, trả lời câu hỏi : Nêu những biện pháp bảo vệ bầu không khí trong sạch 3. Khám phá: * Tìm hiểu những biện pháp bảo vệ bầu không khí trong sạch. - Yêu cầu HS quan sát hình trang 80, 81 SGK và chỉ ra : + Những việc nên làm và không nên làm để bảo vệ bầu không khí trong sạch - Gọi một số HS trình bày - Chống ô nhiễm không khí bằng cách nào ? 4. Thực hành: - GV yêu cầu HS trả lời các câu hỏi: + Hãy nêu những biện pháp bảo vệ bầu không khí trong sạch ? + Em đã bảo vệ bầu không khí trong sạch như thế nào ? - Yêu cầu HS làm bài tập trong vở thực hành khoa học 5. Ứng dụng: - GV nhận xét tiết học. - Về nhà chia sẻ với người thân biết về những biện pháp bảo vệ bầu không khí trong sạch. - 2 HS lên bảng trả lời câu hỏi - Lắng nghe - HS thảo luận nhóm đôi, trả lời câu hỏi * Những việc nên làm: +Hình 1: Các bạn làm vệ sinh lớp học để tránh bụi. +Hình 2:Vứt rác vào thùng có nắp đậy, để tránh bốc ra mùi hôi thối và khí độc. +Hình 3:Nấu ăn bằng bếp cải tiến tiết kiệm củi; khói và khí thải theo ống bay lên cao, tránh cho người đun bếp hít phải. +Hình 5:Trường học có nhà vệ sinh hợp quy cách giúp HS đại tiện và tiểu tiện đúng nơi quy định và xử lý phân tốt không gây ô nhiễm môi trường. +Hình 6: Cảnh thu gom rác ở thành phố làm đường phố sạch đẹp, tránh bị ô nhiễm môi trường. +Hình 7:Trồng cây gây rừng là biện pháp tốt nhất để giữ cho bầu không khí trong sạch. * Những việc không nên làm: +Hình 4:Nhóm bếp than tổ ong gây ra nhiều khói và khí thải độc hại. -Thu gom và xử lý rác, phân hợp lí. -Giảm lượng khí thải độc hại của xe có động cơ chạy bằng xăng, dầu và giảm khói đun bếp.. -Bảo vệ rừng và trồng nhiều cây xanh để giữ cho bầu không khí trong lành. - HS nêu - HS làm bài - Lắng nghe, ghi nhận KÍ DUYỆT TUẦN 20

File đính kèm:

  • docgiao_an_khoa_hoc_lop_4_tuan_20_bai_khong_khi_bi_o_nhiem_bai.doc