Giáo án Khoa học Lớp 4 - Tuần 21 - Năm học 2015-2016

I. MỤC TIÊU:

- Nêu ví dụ chứng tỏ âm thanh có thể truyền qua chất khí, chất rắn, chất lỏng.

- Hiểu được âm thanh có thể truyền qua chất khí, chất rắn, chất lỏng.

- Học sinh yêu thích môn học

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- Giáo viên : 2 vỏ lon; vài vụn giấy; 2 miếng ni lông; dây chun; một sợi dây mềm (gai, đồng ); trống; đồng hồ; túi ni lông; chậu nước.

- Học sinh: Sách giáo khoa

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC CHỦ YẾU:

 

doc5 trang | Chia sẻ: Đinh Nam | Ngày: 07/07/2023 | Lượt xem: 148 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Khoa học Lớp 4 - Tuần 21 - Năm học 2015-2016, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 21 Ngày soạn : 16 / 1/ 2016 Ngày dạy: 19/ 1/ 2016 KHOA HỌC ÂM THANH I. MỤC TIÊU: - Nhận biết được những âm thanh do vật rung động phát ra. - Biết giữ trật tự, không tạo ra âm thanh khó chịu cho người xung quanh - HS yêu thích môn học II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - Giáo viên: + Vỏ lon, thước, vài hòn sỏi. + Trống nhỏ, một ít giấy vụn. + Một số đồ vật khác để tạo ra âm thanh: kéo, lược - Học sinh: Sách giáo khoa III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC CHỦ YẾU: HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS 1. Khởi động: + Em làm gì để bảo vệ bầu không khí trong sạch ? - GV nhận xét, đánh giá - Giới thiệu bài 2. Trải nghiệm: - Yêu cầu HS thảo luận theo nhóm đôi và trả lời câu hỏi: Âm thanh do đâu mà có ? 3. Khám phá: * Tìm hiểu các âm thanh xung quanh + Em biết những âm thanh nào? + Trong những âm thanh các em vừa nêu, âm thanh nào do con người tạo ra? + Những âm thanh nào thường nghe vào buổi sáng sớm; buổi tối? - GV nhận xét, kết luận * Thực hành các cách phát ra âm thanh - Giáo viên chia nhóm và yêu cầu học sinh tìm cách tạo ra âm thanh với các vật cho ở hình 2 trang 82 SGK. - Yêu cầu học sinh thảo luận, trao đổi về cách phát ra âm thanh - Mời đại diện trình bày kết quả - Nhận xét, bổ sung, góp ý - GV nhận xét, kết luận * Tìm hiểu khi nào vật phát ra âm thanh - Giáo viên chia nhóm và yêu cầu học sinh làm thí nghiệm gõ trống theo hướng dẫn trang 83 SGK. - Cho học sinh thảo luận theo nhóm các câu hỏi sau: + Ta thấy âm thanh phát ra rừ nhiều nguồn với những cách khác nhau. Vậy có điểm nào chung khi âm thanh được phát ra hay không ? + Vậy giữa âm thanh và sự rung của mặt trống có quan hệ thế nào? - Yêu cầu học sinh quan sát vài ví dụ khác về vật rung động tạo ra âm thanh như: dây thun, dây đàn + Yêu cầu học sinh để tay vào yết hầu và nói. Khi nói tay cảm thấy gì ? Tại sao ? - Vậy âm thanh do đâu mà có ? - Âm thanh rất quan trọng ta phải biết sử dụng âm thanh như thế nào? - GV nhận xét, kết luận 4. Thực hành: - GV yêu cầu HS trả lời các câu hỏi: + Âm thanh do đâu mà có ? Cho ví dụ ? + Ta phải sử dụng âm thanh như thế nào? - Yêu cầu HS làm bài tập trong vở thực hành khoa học 5. Ứng dụng: - Nhận xét tiết học. - Về nhà chia sẻ với người thân về âm thanh và cách sử dụng âm thanh - 2 HS lên bảng trả lời - Lắng nghe - HS thảo luận nhóm đôi, trả lời câu hỏi - Tiếng nhạc, tiếng nói, tiếng va chạm, gà gáy, còi xe, - Tiếng nói - Tiếng gà gáy, còi xe, - HS lắng nghe - Học sinh hình thành nhóm và nhận yêu cầu thực hiện. Cho sỏi vào ống và lắc; gõ sỏi hay thước vào ống; cọ hai viên sỏi vào nhau - Học sinh trao đổi, thảo luận về cách phát ra âm thanh. - Đại diện trình bày kết quả - Nhận xét, bổ sung, góp ý - Lắng nghe - Học sinh hình thành nhóm và nhận yêu cầu thảo luận - Học sinh thảo luận theo nhóm + Gõ trống và thảo luận học sinh sẽ nhận ra: Khi gõ trống thì những mảnh giấy vụn văng lên chứng tỏ mặt trống có rung; khi gõ mạnh hơn thì mặt trống rung rung mạnh hơn và kêu to hơn; khi đặt tay lên trống rồi gõ thì trống ít rung nên kêu nhỏ hơn.. + Mặt trống rung thì phát ra âm thanh + Dây đàn đang rung thì phát ra âm thanh khi ta lầy tay ngăn lại thì dây không rung nữa và âm thanh cũng tắt. + Để tay yết hầu và nói cảm nhận sự rung động của yết hầu (do dây thanh rung động) + Âm thanh do các vật rung động phát ra. -Sử dụng đúng lúc đúng chỗ, những chỗ cơ quan , trường học ta phải đi nhẹ nói khẽ.. - Lắng nghe - HS suy nghĩ trả lời - HS làm bài - Lắng nghe, ghi nhận Ngày soạn : 16 / 1/ 2016 Ngày dạy: 21/ 1/ 2016 KHOA HỌC SỰ LAN TRUYỀN ÂM THANH I. MỤC TIÊU: - Nêu ví dụ chứng tỏ âm thanh có thể truyền qua chất khí, chất rắn, chất lỏng. - Hiểu được âm thanh có thể truyền qua chất khí, chất rắn, chất lỏng. - Học sinh yêu thích môn học II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: Giáo viên : 2 vỏ lon; vài vụn giấy; 2 miếng ni lông; dây chun; một sợi dây mềm (gai, đồng); trống; đồng hồ; túi ni lông; chậu nước. Học sinh: Sách giáo khoa III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC CHỦ YẾU: HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS 1.Khởi động: + Âm thanh do đâu mà có ? - GV nhận xét, đánh giá - Giới thiệu bài 2. Trải nghiệm: - Yêu cầu HS thảo luận theo nhóm đôi và trả lời câu hỏi: Âm thanh được lan truyền như thế nào? 3. Khám phá: * Tìm hiểu sự lan truyền âm thanh + Tại sao khi gõ trống ta nghe được tiếng trống ? - Yêu cầu học sinh làm thí nghiệm như hình 1 trang 84 SGK. + Điều gì xảy ra khi gõ trống ? + Tại sao tấm ni lông rung ? + Khi nào trống phát ra âm thanh? - Dùng những hòn bi xếp thành dãy minh hoạ cho sự lan truyền âm thanh: Tác động lên hòn bi đầu sẽ làm cho hòn bi cuối chuyển động (hay ví dụ về nước lan truyền khi rung động) - GV nhận xét: Mặt trống rung làm cho không khí gần đó rung động. Rung động này được truyền đến không khí liền đó và lan truyền trong không khí. Khi rung động lan truyền tới miệng ống sẽ làm cho tấm ni lông rung động và làm cho các vụn giấy chuyển động. + Hãy giải thích vì sao tai ta nghe được âm thanh ? - GV nhận xét, kết luận * Tìm hiểu về sự lan truyền âm thanh qua chất lỏng, chất rắn - Yêu cầu học sinh làm thí nghiệm như hình 2 trang 85 SGK. + Hãy giải thích tại sao ta nghe được âm thanh của chiếc đồng hồ ? Em rút ra được điều gì ? - Em hãy nêu ví dụ âm thanh truyền được qua chất rắn và chất lỏng. GV nhận xét, kết luận * Tìm hiểu âm thanh yếu đi hay mạnh hơn khi khoảng cách đến nguồn âm xa hơn - Em hãy cho ví dụ cho thấy gần nguồn âm thì nghe rõ hơn và xa nguồn âm thì nghe âm nhỏ dần.. - Trong thí nghiệm trên nếu ta đưa trống xa dần mặt ống thì các vụn giấy có còn rung động không ? - Em có kết luận gì ? - GV nhận xét, kết luận 4. Thực hành: - GV yêu cầu HS trả lời các câu hỏi: + Vì sao tai ta nghe được âm thanh ? + Âm thanh khi lan truyền ra xa sẽ mạnh lên hay yếu đi ?Cho ví dụ ? - Yêu cầu HS làm bài tập trong vở thực hành khoa học 5. Ứng dụng: - Nhận xét tiết học. - Về nhà chia sẻ với người thân về sự lan truyền âm thanh - 2 HS lên bảng trả lời - Lắng nghe - HS thảo luận nhóm đôi, trả lời câu hỏi - Nêu ý kiến trước lớp. - Làm thí nghiệm như SGK và quan sát: Giơ trống phía trên mặt ống bơ, mặt trống song song với tấm ni lông bọc miệng ống và gần tấm ni lông; tấm ni lông rung - Mặt trống rung chuyền sự rung động vào không khí và chuyền tới bề mặt tấm ni lông. - Học sinh nêu - Lắng nghe - Rung động lan truyền trong không khí đến tai ta làm cho màng nhĩ rung và ta cảm nhận được âm thanh. - Lắng nghe - Làm như hướng dẫn và đặt tai sát thành chậu chỗ gần chiếc đồng hồ để nghe. - HS giải thích: Âm thanh truyền được qua chất lỏng và chất rắn. - Gõ thước lên mặt bàn, áp tai xuống nghe và bít tai kia lại, ta sẽ nghe được âm thanh. - Ap tai xuống đất nghe tiếng vó ngựa, bước chay tứ xa - Cá heo, cá voi nói chuyện với nhau - Lắng nghe - Đứng gần trống nghe to, xa nghe nhỏ - Âm thanh càng xa nguồn thì càng nhỏ đi. - HS lắng nghe - HS suy nghĩ trả lời - HS làm bài - Lắng nghe, ghi nhận KÍ DUYỆT TUẦN 21

File đính kèm:

  • docgiao_an_khoa_hoc_lop_4_tuan_21_bai_am_thanh_bai_su_lan_truye.doc