I. Mục tiêu:
1. Kiến thức:
- Kể tên được các nguồn nhiệt thường gặp trong cuộc sống
- Nêu được vai trò của các nguồn nhiệt
2. Kĩ năng:
- Thực hiện được một số biện pháp an toàn, tiết kiệm khi sử dụng các nguồn nhiệt
3. Thái độ:
- Có ý thức tiết kiệm khi sử dụng các nguồn nhiệt trong cuộc sống
II. Đồ dùng :
- Giáo viên: Giáo án, sách giáo khoa
- Học sinh: Đồ dùng học tập
III. Các hoạt động dạy- học:
6 trang |
Chia sẻ: Đinh Nam | Ngày: 11/07/2023 | Lượt xem: 839 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Khoa học Lớp 4D - Bài: Các nguồn nhiệt - Nguyễn Thị Hồng Hạnh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG TIỂU HỌC THỊ TRẤN ĐÔNG ANH
KẾ HOẠCH BÀI DẠY
Môn: Khoa học Lớp: 4D
Bài: CÁC NGUỒN NHIỆT
Người thực hiện: NGUYỄN THỊ HỒNG HẠNH
GV hướng dẫn: ĐỖ THỊ LÝ
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức:
- Kể tên được các nguồn nhiệt thường gặp trong cuộc sống
- Nêu được vai trò của các nguồn nhiệt
2. Kĩ năng:
- Thực hiện được một số biện pháp an toàn, tiết kiệm khi sử dụng các nguồn nhiệt
3. Thái độ:
- Có ý thức tiết kiệm khi sử dụng các nguồn nhiệt trong cuộc sống
II. Đồ dùng :
- Giáo viên: Giáo án, sách giáo khoa
- Học sinh: Đồ dùng học tập
III. Các hoạt động dạy- học:
TG
Nội dung
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
4 phút
1 phút
10 phút
10 phút
10 phút
4 phút
1 phút
A. Kiểm tra bài cũ
B.Bài mới
1.Giới thiệu bài:
2.Bài mới:
a) Hoạt động 1: Các nguồn nhiệt và vai trò của chúng:
* Mục tiêu: Kể tên và nêu được vai trò các nguồn nhiệt thường gặp trong cuộc sống
=> KL:
- Những vật có nhiệt độ cao dùng để tỏa nhiệt cho các vật xung quanh mà không bị lạnh đi được gọi là nguồn nhiệt
- Các nguồn nhiệt được dùng vào việc sấy khô, sưởi ấm, thắp sáng,
b) Hoạt động 2: Cách phòng tránh những rủi ro, nguy hiểm khi sử dụng nguồn nhiệt
*Mục tiêu: Biết thực hiện những qui tắc đơn giản phòng tránh rủi ro, nguy hiểm khi sử dụng nguồn nhiệt
=> KL: Khi sử dụng nguồn nhiệt chúng ta cần phải đảm bảo an toàn để tránh rủi ro, nguy hiểm
c) Hoạt động 3: Tiết kiệm khi sử dụng nguồn nhiệt
*Mục tiêu: HS có ý thức tiết kiệm khi sử dụng các nguồn nhiệt trong cuộc sống hằng ngày.
=> Kết luận: Trong các nguồn nhiệt chỉ có Mặt trời là nguồn nhiệt vô tận. Còn các nguồn nhiệt khác đều bị cạn kiệt. Do vậy, các em và gia đình cần phải sử dụng tiết kiệm các nguồn nhiệt do con người tạo ra
C. Củng cố: Trò chơi “Tôi là gì?”
D, Dặn dò:
- Nêu những vật dẫn nhiệt tốt?
- Nêu những vật cách nhiệt tốt?
- GV NX và đánh giá
- Tiết trước chúng ta đã được học về vật dẫn nhiệt và vật cách nhiệt. Vậy các con có biết nhiệt từ đâu mà có và nhiệt có vai trò như thế nào trong cuộc sống của chúng ta không? Hôm nay cô và các con sẽ cùng nhau đi tìm câu trả lời cho câu hỏi này nhé! Chúng ta cùng vào bài “Các nguồn nhiệt”
- Yêu cầu HS quan sát tranh minh họa trong SGK trang 106 và thảo luận nhóm đôi trong vòng 1 phút dự đoán:
+ Vật nào là nguồn nhiệt?
+ Vai trò của nguồn nhiệt đó?
- GV tổ chức NX và chốt đáp án đúng:
+ Tranh 1: Nguồn nhiệt: Mặt trời
Vai trò: Giúp nước biển bốc hơi tạo thành muối
+Tranh 2 + 3: Nguồn nhiệt: Ngọn lửa của bếp ga, bếp củi,
Vai trò: Giúp đun nấu thức ăn, nước uống,
+Tranh 4: Nguồn nhiệt: Bàn là đang cắm điện
Vai trò: Giúp là khô, làm phẳng quần áo
- Nguồn nhiệt là gì?
- Khi ga hay củi, than bị cháy hết thì còn có nguồn nhiệt nữa không?
- Có mấy loại nguồn nhiệt? Đó là những nguồn nhiệt nào?
- Ngoài các nguồn nhiệt đã được nói đến trong SGK thì các con còn biết những nguồn nhiệt nào khác? Và nguồn nhiệt đó được dùng để làm gì?
- GV tổ chức NX và chiếu 1 số tranh ảnh giới thiệu cho HS về 1 số nguồn nhiệt và công dụng của các nguồn nhiệt đó
* Lưu ý: Hiện nay nhà nước khuyến khích người dân sử dụng khí bi-ô-ga. Khí bi-ô-ga (khí sinh học) là 1 loại khí đốt và nó là1 nguồn năng lượng mới. Ngoài việc thắp sáng, nó còn giúp bảo vệ môi trường
- Yêu cầu HS quan sát tranh 5,6 trong SGK tranng 107 và thảo luận nhóm đôi trong vòng 2 phút để dự đoán:
+ Điều gì sẽ xảy ra?
+ Cách phòng tránh?
- Gọi đại diện của 2-3 nhóm HS báo cáo kết quả làm việc. Các nhóm khác bổ sung.
- GV nhận xét, kết luận.
- GV đưa ra 1 số nguồn nhiệt, yêu cầu HS trả lời về những rủi ro nguy hiểm và nêu cách phòng tránh
- GV NX và đưa đáp án đúng
- Khi sử dụng nguồn nhiệt chúng ta phải lưu ý điều gì?
- GV tổ chức NX và chốt đáp án đúng
- Em và gia đình đã làm gì để tiết kiệm các nguồn nhiệt?
- Theo em tại sao phải tiết kiệm nguồn nhiệt?
-GV tổ chức NX và kết luận
- GV chuẩn bị 5 câu đố, HS sau khi nghe câu đố sẽ giơ tay để trả lời:
+ “Mình tròn hình trụ
Bụng chứa nước sôi
Mọi nhà dùng tôi
Giữ cho nước nóng
Là cái gì?” – Cái phích
+ Sáng, chiều gương mặt hiền hòa
Giữa trưa thì thật chói lòa gắt gay
Dậy đằng Đông, ngủ đằng Tây
Hôm nào đi vắng trời mây tối mù
Là gì? – Mặt Trời
+ Cái gì đi lại, lại đi
Đè lên quần áo sẽ thì phẳng ngay
Là cái gì? – Cái bàn là
+ Hòn gì bằng đất nặn ra
Xếp vào lò lửa nung ba bốn ngày
Khi ra, da đỏ hây hây
Người ta dùng nó để xây cửa nhà
Là cái gì? – Hòn gạch
+ Mang cánh mà chẳng là chim
Mùa đông rét mướt nằm im ngủ khì
Mùa hè nóng nực chạy thi
Để cho người mát kể gì ngày đêm
Là cái gì? – Cái quạt điện
- GV NX tiết học
- Yêu cầu HS về học bài này và chuẩn bị bài sau “Nhiệt cần cho sự sống”
- Các kim loại: đồng, nhôm, sắt, dẫn nhiệt tốt
- Không khí, xốp, bong, len, dẫn nhiệt kém
- Lắng nghe, ghi bài.
- HS thực hiện
- HS trả lời
- Khi ga hay củi, than cháy hết thì ngọn lửa sẽ tắt, ngọn lửa tắt không còn nguồn nhiệt nữa.
- Có 3 loại nguồn nhiệt:
+ Mặt trời
+ Ngọn lửa của các vật bị cháy
+ Các vật sử dụng điện
- Bếp điện, bếp than, bếp củi, máy sấy tóc, lò sưởi điện, lò nung gạch, lò nung đồ gốm, bình thái dương năng,
+ Dùng để đun nấu, sấy khô, sưởi ấm, phơi khô,
- HS quan sát và lắng nghe
- HS thảo luận và ghi câu trả lời vào nháp
- Đại diện của 2 nhóm lên đọc kết quả thảo luận của nhóm.
-Lắng nghe.
- HS trả lời
- HS trả lời
- Nối tiếp nhau phát biểu các biện pháp thực hiện tiết kiệm khi sử dụng nguồn nhiệt:
+ Tắt bếp điện khi không dùng.
+ Không để lửa quá to khi đun bếp.
+ Đậy kín phích nước để cho nước nóng lâu hơn.
+ Theo dõi khi đun nước, không để nước sôi cạn ấm.
+ Không đun thức ăn quá lâu.
+ Không bật lò sưởi khi không cần thiết
- HS trả lời
- HS lắng nghe
- HS chơi
- HS lắng nghe
- HS thực hiện
File đính kèm:
- giao_an_khoa_hoc_lop_4d_bai_cac_nguon_nhiet_nguyen_thi_hong.docx