Tập đọc
Bác đưa thư
Tiết 273,274
I.Mục tiêu:
- Đọc trơn cả bài: Bác đưa thư.
- Đọc đúng các từ ngữ: mừng quýnh, nhễ nhại, mát lạnh, lễ phép. Bước đầu biết nghỉ hơi ở chỗ có dấu câu.
- Hiểu nội dung bài: Bác đưa thư vất vả trong việc đưa thư tới mọi nhà. Các em cần yêu mến và chăm sóc bác.
- Trả lời được câu hỏi 1,2 sgk.
II.Các kĩ năng sống cơ bản được giáo dục trong bài:
-Xác định giá trị.
-Tự nhận thức bản thân.
-Thể hiện sự cảm thông.
-Giao tiếp lịch sự, cởi mở.
31 trang |
Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1304 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án khối 1 tuần 34, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 34
Thứ hai, ngày 30 tháng 4 năm 2012
Tập đọc
Bác đưa thư
Tiết 273,274
I.Mục tiêu:
- Đọc trơn cả bài: Bác đưa thư.
- Đọc đúng các từ ngữ: mừng quýnh, nhễ nhại, mát lạnh, lễ phép. Bước đầu biết nghỉ hơi ở chỗ có dấu câu.
- Hiểu nội dung bài: Bác đưa thư vất vả trong việc đưa thư tới mọi nhà. Các em cần yêu mến và chăm sóc bác.
- Trả lời được câu hỏi 1,2 sgk.
II.Các kĩ năng sống cơ bản được giáo dục trong bài:
-Xác định giá trị.
-Tự nhận thức bản thân.
-Thể hiện sự cảm thông.
-Giao tiếp lịch sự, cởi mở.
III.Các phương pháp/ kĩ thuật dạy học tích cực có thể sử dụng:
-Động não. Trải nghiệm, thảo luận nhóm, chia sẻ thông tin, trình bày ý kiến cá nhân, phản hồi tích cực.
IV.Chuẩn bị:
-Tranh vẽ bài tập đọc.
V.Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1.Bài cũ:
-GV gọi HS đọc bài:Nói dối hại thân, trả lời câu hỏi:
.Cậu bé thường trêu mọi người như thế nào?
.Khi Sói đến thật, chú bé kêu cứu, có ai đến giúp chú không?
2.Bài mới:
a.Hoạt động 1:GV giới thiệu, ghi tựa bài.
b.Hoạt động 2: Hướng dẫn HS luyện đọc.
-Giáo viên đọc mẫu.
-Tìm từ khó đọc.
-Giáo viên ghi bảng: mừng quýnh, nhễ nhại, mát lạnh, lễ phép.
c.Hoạt động3 : Ôn vần inh – uynh.
-Tìm tiếng trong bài có vần inh – uynh.
-Tìm tiếng ngoài bài có vần inh – uynh.
-GV nhận xét.
-Học sinh đọc toàn bài
-Học sinh đọc theo yêu cầu, trả lời câu hỏi SGK
-Học sinh nhắc lại tựa bài.
-Học lắng nghe
-Học sinh nêu.
-Học sinh phân tích.
-Học sinh luyện đọc từ.
-Luyện đọc câu, câu không theo thứ tự
-Luyện đọc đoạn.
-Đọc cả bài.
-HS tìm cá nhân
-Nhóm thảo luận.
-Từng nhóm lên trình bày.
-Học sinh nhận xét.
-Học sinh đọc.
Tiết 2
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
d.Hoạt động 4 : Tìm hiểu bài.
-Gọi HS đọc bài, trả lời câu hỏi:
+ Nhận được thư bố, Minh muốn làm gì?
+ Từ ngữ nào cho thấy bác đưa thư vất vả?
+ Thấy bác đưa thư nhễ nhại mồ hôi, Minh làm gì?
+ Con học tập bạn Minh điều gì?
-Giáo viên giáo dục học sinh chăm ngoan, lễ phép với người lớn tuổi,…
* Nghỉ giữa tiết
e.Hoạt động 5 : Luyện nói.
-Giáo viên treo tranh.
+Tranh vẽ gì?
+Nếu con là Minh con sẽ nói gì?
+Tranh 2: mời bác uống nước.
-Trò chơi đóng vai.
-Nhận xét.
-Tìm ví dụ người thật, việc thật gần giống với nội dung câu chuyện.
3.Củng cố- dặn dò.
-Đọc lại toàn bài.
-Chia sẻ câu chuyện với những người thân trong gia đình.
-Tiếp tục tìm ví dụ người thật, việc thật gần giống với nội dung câu chuyện.
-Luyện đọc, ghi nhớ nội dung bài đọc.
-Nhận xét tiết học.
-Học sinh đọc từng đoạn và trả lời câu hỏi.
-Học sinh nhận xét, bổ sung.
-Học sinh quan sát tranh, trả lời câu hỏi của GV..
-Học sinh trả lời theo suy nghĩ.
-Học sinh lên đóng vai Minh, bác đưa thư.
-Nhận xét.
-Học sinh đọc cá nhân.
*Rút kinh nghiệm:
………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
Toán
Ôn tập : Các số đến 100
Tiết : 133
I. Mục tiêu: Giúp HS củng cố về:
- Đọc, viết , so sánh các số trong phạm vi 100.
- Biết viết số liền trước, số liền sau của một số.
- Biết cộng, trừ số có hai chữ số.
II. Các hoạt động dạy – học :
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1.Kiểm tra bài cũ :
- Giáo viên gọi học sinh đọc các số:
. Đọc các số từ 50 70
. Đọc các số từ 70 90
- Giáo viên nhận xét cho điểm .
2.Bài mới :
a.Hoạt động 1 :
- Giáo viên giới thiệu bài - ghi bảng
b.Hoạt động 2 : Hướng dẫn học sinh làm bài tập
Bài 1 : Gọi học sinh đọc yêu cầu bài .
- Giáo viên cho học sinh thực hiện bảng lớp, bảng con .
- Giáo viên nhận xét, sửa bài
Bài 2 :
- Treo bảng phụ gọi học sinh đọc yêu cầu
- Gọi lần lượt các em trả lời miệng các số, giáo viên ghi bảng.
- Giáo viên nhận xét
Bài 3 : Gọi học sinh đọc yêu cầu của bài .
- Giáo viên tổ chức cho 2 nhóm thi đua
- Giáo viên nhận xét, tổng kết
a) 34 b) 66
Bài 4 :
- Gọi học sinh nêu yêu cầu
- Yêu cầu học sinh làm bảng con
- GV nhận xét, sửa chữa.
- Giáo viên củng cố kĩ năng đặt tính.
Bài 5 : ( Nếu còn thời gian)
- Giáo viên gọi học sinh đọc đề toán
- Giáo viên hướng dẫn tóm tắt và cách giải
- Yêu cầu ọc sinh giải vào vở.
3.Củng cố dặn dò :
- Nhận xét tiết học .
- Dặn học sinh về rèn các dạng bài tập đã thực hiện.
- Xem trước bài : Ôn tập các số đến 100.
-Học sinh đọc cá nhân
- Gọi 1 học sinh đọc yêu cầu.
- Học sinh thực hiện bảng lớp, bảng con.
- Học sinh nêu yêu cầu.
- Học sinh nêu, nhiều học sinh nhắc lại.
- Học sinh nêu yêu cầu.
- Học sinh làm bảng con theo nhóm.
- Gọi 2 học sinh lên bảng chữa bài
- Học sinh làm bảng con, 3 học sinh làm bảng lớp.
- Học sinh nêu.
- 2 học sinh đọc.
- Học sinh nêu tóm tắt
- Học sinh giải bài vào vở. 1 học sinh chữa bài trên bảng lớp.
*Rút kinh nghiệm
…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
Đạo đức
Giúp đỡ người tàn tật
Tiết : 34
I.Mục tiêu: Giúp học sinh hiểu:
- Cần thiết phải giúp đỡ người tàn tật.
- Giúp đỡ người tàn tật là đem lại niềm vui cho họ và cho chính mình
- Biết làm những việc cần làm để giúp đỡ người tàn tật.
II.Chuẩn bị :
- Giáo viên :câu chuyện. Tranh minh họa.
III. Các hoạt động dạy – học :
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1.Bài cũ:
-GV nêu câu hỏi:
+ Khi nhặt được của rơi em cần làm gì?
-GV nhận xét, tuyên dương HS thực hiện tốt.
2.Bài mới:
-GV giới thiệu, ghi tựa bài.
a. Hoạt động 1 :
- GV treo tranh và kể cho HS nghe câu chuyện “ Đôi bạn”.
* Tứ và Hồng nhà ở gần nhau. Hồng bị bệnh bại liệt, hai chân không đi lại được nên không thể đến trường, mặc dù hồng rất thích được đi học.
Thấy vậy, Tứ liền xin được cõng hồng đi học. Nhà Hồng ở xa trường, những ngày trời mưa, đường trơn, lầy lội nhưng Tứ vẫn cõng Hồng đi học trên lưng.
Suốt mấy năm hgọc, Tứ đều cõng Hồng trên lưng, đến trường. Được tin này, Bác Hồ gửi thư khen và tặng Tứ huy hiệu của Người.
b.Hoạt động 2: Hướng dẫn HS đàm thoại
-GV nêu câu hỏi:
+ Bạn Hồng bị làm sao?
+ Ai đã cõng bạn Hồng đi học?
+ Ai đã gửi thư khen bạn Tứ?
+ Vì sao bạn Tứ được Bác Hồ tặng huy hiệu của Người?
c. Hoạt động 3 : Hướng dẫn HS thảo luận nhóm
-GV hướng dẫn HS thảo luận theo nội dung:
+ Ở lớp ta có bạn nào bị tàn tật không?
+ Ở nơi em ở có bạn nào bị tàn tật không?
+ Em đã làm gì để giúp đỡ người tàn tật?
-GV nhận xét, kết luận: Những người tàn tật họ gặp rất nhiều khó khăn trong cuộc sống, các em không nên trêu, chọc họ, mà phải biết giúp đỡ khi họ gặp phải khó khăn,…
3. Củng cố :
- GV nêu câu hỏi:
+ Em cần làm gì để giúp đỡ những người tàn tật?
- Dặn HS thực hiện theo bài học
-GV nhận xét tiết học.
-HS trả lời
-HS nhắc lại tựa bài
-Học sinh lắng nghe
-HS lần lượt trả lời các câu hỏi, (nhiều HS nêu)
-Học sinh thảo luận nhóm đôi
-Đại diện các nhóm trình bày.
-Các nhóm lắng nghe và nhận xét.
-HS trả lời
-HS lắng nghe.
*Rút kinh nghiệm:
……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
Thứ ba, ngày 1 tháng 5 năm 2012
Tập viết
Tô chữ hoa: X – Y
Tiết 32
I.Mục tiêu:
- Tô đúng và đẹp chữ hoa x , y.
- Viết đúng các vần: inh, uynh, ia – uya các từ ngữ: tia chớp, đêm khuya , bình minh, phụ huynh kiểu chữ viết thường,cỡ chữ theo vở tập viết 1, tập 2.
- HS khá giỏi viết đều nét ; dãn đúng khoảng cách giữa các con chữ , viết đủ số dòng, số chữ quy định trong vở tập viết.
II.Chuẩn bị:
1.Giáo viên: Bảng phụ, chữ mẫu.
2.Học sinh: Bảng con, vở tập viết.
III.Hoạt động dạy và học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1.Bài cũ:
-Giáo viên cho học sinh viết lại các từ mà các em đã viết sai ở bài viết trước.
-Nhận xét.
2.Bài mới:
-Giáo viên giới thiệu, ghi tựa bài.
a.Hoạt động 1: tô chữ hoa x.
- Hướng dẫn học sinh quan sát và nhận xét:
- Chữ x gồm những nét nào?
- Giáo viên nêu qui trình tô chữ x.
Tương tự chữ hoa y
* Nghỉ giữa tiết
b.Hoạt động 2: Hướng dẫn viết vần, từ ngữ ứng dụng.
- Giáo viên treo bảng phụ: inh, uynh, ia, uya, bình minh, phụ huynh, tia chớp,đêm khuya.
- Giáo viên hướng dẫn học sinh nhận xét độ cao của các chữ cái, khoảng cách giữa các chữ, cách đặt dấu thanh ở các chữ,..
- Giáo viên cho học sinh viết bảng con.
- Nhận xét, chỉnh sửa cho học sinh.
c.Hoạt động 3: Hướng dẫn học sinh tập tô, tập viết vào vở.
- Giáo viên nhắc lại tư thế ngồi viết.
- Giáo viên theo dõi uốn nắn các em.
3.Củng cố- dặn dò.
- Giáo viên chấm và chữa một số vở tập viết.
- Nhận xét bài viết.
- Dặn học sinh về luyện viết.
- Nhận xét tiết học.
-Học sinh viết bảng con.
-Học sinh trả lời.
-Học sinh nhắc lại và tô chữ mẫu
-Học sinh đọc vần và từ ngữ ứng dụng.
-Phân tích tiếng có vần inh – uynh, ia – uya, từ : tia chớp, đêm khuya, bình minh, phụ huynh.
-Nhắc lại cách nối nét các chữ.
-Học sinh viết bảng con.
-Học sinh tô chữ hoa x, y. Viết các vần, từ ngữ vừa luyện viết.
-Học sinh nộp vở
-Học sinh lắng nghe
*Rút kinh nghiệm
…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
Chính tả
Bác đưa thư
Tiết: 19
I. Mục tiêu:
- Chép lại đúng đoạn từ: “Bác đưa thư … mồ hôi nhễ nhại.” Khoảng 15 – 20 phút.
- Viết đúng vần inh – uynh, chữ c hay k vào chỗ trống. Bài tập 2,3 sgk.
II. Chuẩn bị:
- Giáo viên: Bảng phụ viết sẵn bài chính tả và bài tập 2,3 sgk..
- Học sinh: Vở viết, bảng con.
III. Các hoạt động dạy và học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1.Bài cũ:
-Giáo viên đọc cho học sinh viết bảng con: hôm qua, dắt tay, rừng cây, tre trẻ.
-Giáo viên nhận xét.
2.Bài mới: Giáo viên giới thiệu, ghi tựa bài.
a.Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh viết bài tập chép.
-Giáo viên dọc đoạn văn cần viết.
-Hướng dẫn học sinh nêu tiếng khó viết hoặc dễ viết sai.
-Giáo viên nhận xét, sửa sai.
-Hướng dẫn học sinh viết vào vở
.Nhắc tư thế ngồi viết, cách cầm bút, để vở,..
.Giáo viên theo dõi học sinh viết bài, giúp đỡ học sinh yếu.
-Hướng dẫn học sinh chữa lỗi
-Giáo viên tổng kết lỗi
-Giáo viên chấm vở 1 số em.
* Nghỉ giữa tiết
b.Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh làm bài tập.
* Bài 2: Điền vần inh hay uynh.
-Yêu cầu học sinh nêu yêu cầu
-Giáo viên giới thiệu tranh
-Nhận xét, cho điểm.
*Bài 3: Điền chữ c hay k.
-Giáo viên giới thiệu tranh
-Nhận xét, cho điểm.
3.Củng cố- dặn dò.
-Khen những em viết đẹp, có tiến bộ.
-Nhắc lại quy tắc chính tả viết c hay k.
-Nhận xét tiết học
-Học sinh viết bảng con.
-Học sinh lắng nghe
-Học sinh đọc.
-Học sinh nêu.
-Học sinh viết bảng con.
-Học sinh viết vở.
-Học sinh soát lỗi, sửa lỗi.
-Học sinh nêu yêu cầu
-Học sinh nêu nội dung tranh.
-2 học sinh lên điền vào bảng phụ,
lớp làm vào sách giáo khoa.
-Học sinh nêu yêu cầu
-Học sinh nêu nội dung tranh.
-2 học sinh lên bảng điền vào ô trống.
-Lớp làm vào vở.
-Học sinh nhắc lại quy tắc
*Rút kinh nghiệm
……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
Toán
Ôn tập : Các số đến 100
Tiết : 134
I. Mục tiêu: Giúp học sinh củng cố về:
- Thực hiện được cộng, trừ các số có hai chữ số.
- Xem giờ đúng.
- Giải được bài toán có lời văn.
II. Các hoạt động dạy – học :
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1.Kiểm tra bài cũ :
- Giáo viên gọi 2 học sinh lên bảng yêu cầu tìm số liền trước, liền sau của các số 82, 39, 46,
- Giáo viên nhận xét .
2.Bài mới :
a.Hoạt động 1 : Giới thiệu bài
- Giáo viên giới thiệu bài - ghi bảng
b.Hoạt động 2 : Hướng dẫn học sinh làm bài tập
Bài 1 :
-Giáo viên yêu cầu học sinh nêu yêu cầu.
Yêu cầu học sinh tính nhẩm rồi nêu kết quả nhanh, giáo viên ghi kết quả
- Giáo viên nhận xét, tuyên dương
Bài 2 : ( Cột 1, 2)
-Gọi học sinh nêu yêu cầu bài
-Gọi học sinh nhắc lại cách tính. Giáo viên nhắc lại và hướng dẫn cách tính.
- Cả lớp làm vào vở. Giáo viên nhận xét sửa bài. Củng cố cách thực hiện( thực hiện tính từ trái sang phải)
Bài 3 : ( Cột 1, 2)
-Gọi học sinh đọc yêu cầu bài
- Học sinh làm bảng con
-GV nhận xét, sửa chữa.
-Khắc sâu cách đặt tính và cách tính.
Bài 4: Giáo viên gọi học sinh đọc đề bài toán
- Bài toán cho biết gì ?
- Bài toán hỏi gì ?
- Muốn tìm độ dài sợi dây còn lại ta làm như thế nào ?
Yêu cầu học sinh giải bài toán
- Giáo viên nhận xét, sửa bài.
Bài 5 : Gọi học sinh nêu yêu cầu bài
-Giáo viên cho học sinh thi đua làm bảng lớp
-Giáo viên nhận xét, tuyên dương
3.Củng cố dặn dò :
- Nhận xét tiết học .
- Dặn học sinh về ôn các dạng toán vừa thực hiện.
-2,3 học sinh trả lời.
-Học sinh nêu yêu cầu
-Học sinh nêu kết quả, nhiều em nhắc lại kết quả.
-1Học sinh nêu yêu cầu
- Gọi 2 học sinh lên bảng làm. Cả lớp làm bài vào vở.
- Gọi 2 em nhắc lại cách đặt tính và cách tính
- Học sinh làm bảng con, 2 học sinh làm bảng lớp.
- 2 học sinh đọc đề toán
- Học sinh trả lời
-1 HS lên bảng làm, lớp làm vào vở.
-Học sinh nêu yêu cầu.
- Tổ chức cho 2 đội thi đua xem giờ đúng . Học sinh làm vào sách giáo khoa.
-Học sinh lắng nghe
*Rút kinh nghiệm
……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
Tự nhiên xã hội
Thời tiết
Tiết: 34
I. Mục tiêu:
- Nhận biết sự thay đổi của thời tiết.
- Biết cách ăn mặc và giữ gìn sức khỏe khi thời tiết thay đổi.
- Học sinh khá giỏi nêu cách tìm thông tin về dự báo thời tiết hằng ngày.
-Thời tiết có ảnh hưởng đến sức khỏe của con người, cần có ý thức giữ gìn sức khỏe khi thời tiết thay đổi.
II.Đồ dùng dạy học:
- Tranh minh hoạ
III.Các hoạt động dạy – học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1.Bài cũ :
- Giáo viên nêu câu hỏi:
. Khi trời nóng em cảm thấy như thế nào?
. Khi trời rét em cảm thấy như thế nào?
-Giáo viên nhận xét, bổ sung.
2. Bài mới :
-Giáo viên giới thiệu, ghi tựa bài.
a.Hoạt động 1: xếp các tranh ảnh, mô tả các hiện tượng của thời tiết một cách sáng tạo.
-Giáo viên cho lớp làm việc sách giáo khoa
-Giáo viên cùng lớp theo dõi, kiểm tra xem đúng hay sai.
-Giáo viên cho một số nhóm lên trình bày
-Tuyên dương những bạn diễn đạt đúng.
*GV kết luận: thời tiết luôn thay đổi, lúc trời nắng, khi trời mưa, khi trời nóng, lạnh.
b.Hoạt động 2: Ích lợi của việc dự báo thời tiết.
- Giáo viên nêu câu hỏi:
+ Vì sao ta lại biết ngày mai trời nắng?
+ Khi trời nóng em mặc như thế nào?
+ Khi trời rét em mặc như thế nào?
+ Đi giữa trời nắng em phải làm gì?
+ Đi giữa trời mưa em phải làm gì?
-Giáo viên liên hệ với học sinh ở lớp em nào đã mặc phù hợp.
*Kết luận: Các em cần phải ăn mặc hợp thời tiết để bảo vệ sức khoẻ.
3. Củng cố - dặn dò:
- Con hãy nêu cách mặc khi mùa hè đến hay mùa đông về.
- Mặc hợp thời tiết có lợi gì?
- Giáo viên giáo dục học sinh sự thay đổi thời tiết có ảnh hưởng đến sức khỏe và phải có ý thức giữ gìn sức khỏe khi thời tiết thay đổi.
-Nhận xét tiết học.
-Học sinh trả lời
-Học sinh khác nhận xét, bổ sung
-Học sinh thảo luận nhóm 4
-Học sinh sắp xếp các tranh cho phù hợp phù hợp với thời tiết.
- Đại diện nhóm lên trình bày.
-Học sinh thảo luận nhóm đôi trả lời
câu hỏi
-Học sinh trả lời
*Rút kinh nghiệm
………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
Thứ tư, ngày 2 tháng 5 năm 2012
Thể dục
Trò chơi vận động
Tiết : 34
I. Mục tiêu :
- Thực hiện cơ bản đúng các động tác của bài thể dục phát triển chung
- Ôn lại các trò chơi đã học.
II. Địa điểm, phương tiện:
- Địa điểm : Sân trường , vệ sinh , an toàn tập luyện
- Phương tiện : Còi
III.Nội dung và phương pháp lên lớp:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1.Phần mở bài
- GV nhận lớp , phổ biến nội dung , yêu cầu giờ học : 1 phút
- Xoay các khớp cổ chân , cổ tay , đầu gối , hông , vai : 2 phút
- Chạy một hàng dọc xung quanh sân trường : 80m
- Đi thường theo vòng tròn và hít thở sâu : 1 phút
2.Phần cơ bản
- Bài thể dục phát triển chung : 2 lần , mỗi động tác 2 * 8 nhịp
Lần 1 HS ôn tập chung cả lớp dưới sự điều khiển của GV . Lần 2 từng tổ lên trình diễn , báo cáo kết quả học tập
- Ôn lại các trò chơi vận động: 10 phút
Chia tổ để HS tự tập dưới sự điều khiển của tổ trưởng
3. Phần kết thức
- Đi thường theo nhịp và hát : 2 phút
- GV cùng HS hệ thống bài : 1 -2 phút
- GV nhận xét , dặn dò : 1 – 2 phút
HS lắng nghe
HS thực hiện
,,
,,
HS lắng nghe , quan sát , thực hiện , đánh giá
,,
HS thực hiện
HS lắng nghe
,,
*Rút linh nghiệm:
………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
Tập đọc
Làm anh
Tiết: 275,276
I.Mục tiêu:
-Học sinh đọc trơn được cả bài.
-Đọc đúng các từ ngữ: làm anh, người lớn, dỗ dành, dịu dàng. Bước đầu biết nghỉ hơi ở cuối mỗi dòng thơ, khổ thơ.
-Hiểu nội dung bài: Anh chị phải yêu thương em, nhường nhịn em. Trả lời câu hỏi 1,2 sgk.
II.Các kĩ năng sống cơ bản được giáo dục trong bài:
-Tự nhận thức bản thân.
-Xác định giá trị.
-Đảm nhận trách nhiệm.
III.Các phương pháp/ kĩ thuật dạy học tích cực:
-Động não. Trải nghiệm, thảo luận nhóm, chia sẻ thông tin, trình bày ý kiến cá nhân, phản hồi tích cực.
IV.Chuẩn bị:
-Tranh bài tập đọc.
V.Các hoạt động dạy và học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1.Bài cũ: Giáo viên gọi học sinh đọc bài:Bác đưa thư và trả lời câu hỏi:
.Minh đã làm gì khi thấy bác đưa thư nhễ nhại mồ hôi?
.Các em học ở bạn Minh điều gì?
-Nhận xét.
2.Bài mới:
a)Hoạt động 1: Giới thiệu bài
b)Hoạt động 2 : Luyện đọc.
-Giáo viên đọc mẫu.
-Giáo viên yêu cầu học sinh nêu từ khó.
-Giáo viên ghi bảng: làm anh, người lớn, dỗ dành, dịu dàng,…
-Hướng dẫn học sinh đọc câu
-Hướng dẫn đọc đoạn, bài
* Nghỉ giữa tiết
c) Hoạt động 3 : ôn các vần ia, uya.
-Tìm tiếng trong bài có vần ia.
-Tìm tiếng ngoài bài có vần ia – uya.
-Giáo viên nhận xét cho điểm.
-Gọi học sinh đọc toàn bài
-Học sinh đọc bài và trả lời câu hỏi theo yêu cầu.
-Học sinh lắng nghe.
-Học sinh tìm và nêu từ khó.
-Học sinh phân tích tiếng, từ khó.
-Học sinh luyện đọc từ.
-Học sinh đọc câu.
-Học sinh luyện đọc trơn( mỗi khổ thơ 2,3 học sinh đọc).
-3,4 học sinh đọc cả bài.
-Học sinh nêu miệng
-Học sinh chia nhóm tìm.
-2 học sinh đọc toàn bài
Tiết 2
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
d)Hoạt động 1: Tìm hiểu bài.
-Giáo viên đọc lần 2.
-Gọi học sinh đọc từng khổ thơ.
.Anh phải làm gì khi em bé khóc?
.Anh phải làm gì khi em bé ngã?
.Chia quà cho em, anh phải chia thế nào?
.Anh phải làm gì khi có đồ chơi đẹp?
.Muốn làm anh phải có tình cảm thế nào?
-Giáo viên nhận xét.
* Nghỉ giữa tiết
e)Hoạt động 2: Luyện nói.
-Nội dung: kể về anh chị của em.
-Giáo viên chia nhóm 4 học sinh.
-Giáo viên theo dõi học sinh.
-Nhận xét.
-Giáo viên khuyến khích nhiều học sinh nói về anh chị em của mình.
-Liên hệ: Tìm ví dụ về người thật, việc thật gần giống với nội dung bài.
3.Củng cố- dặn dò:
-Giáo viên nhận xét giờ học, chốt lại nội dung, ý nghĩa của bài.
-Chia sẻ nội dung bài thơ với những người thân trong gia đình. Tiếp tục tìm ví dụ người thật gần giống với nội dung của bài. Cùng chia sẻ câu chuyện của mình vào đầu giờ học sau.
-Luyện đọc, ghi nhớ nội dung. Xem trước bài: Người trồng na.
-Học sinh đọc và trả lời theo yêu cầu.
-Học sinh chia nhóm thảo luận.
-Tập kể trong nhóm mình.
-Mỗi nhóm 1 học sinh kể về anh ( chị, em) của mình.
-Nhận xét.
-Học sinh nêu
-Học sinh lắng nghe
*Rút kinh nghiệm
…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
Toán
Ôn tập : Các số đến 100
Tiết : 135
I. Mục tiêu: Giúp học sinh :
- Nhận biết thứ tự các số từ 0 đến 100.
- Thực hiện được cộng, trừ các số trong phạm vi 100 ( không nhớ).
- Giải được bài toán có lời văn ; đo dược đọ dài đoạn thẳng.
II.Các hoạt động dạy – học :
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1.Kiểm tra bài cũ :
+ Gọi 2 học sinh lên bảng
86 – 13 – 12 =
48 + 11 – 10 =
+ Giáo viên nhận xét cho điểm .
2.Bài mới :
a.Hoạt động 1 : Giới thiệu bài
- Giáo viên giới thiệu bài - ghi bảng
b.Hoạt động 2 : Hướng dẫn học sinh làm bài tập
Bài 1 : Giáo viên treo bảng phụ gọi học sinh nêu yêu cầu bài
- Yêu cầu học sinh hoàn thành bảng số ở trên
- Gọi học sinh đọc lại .
- Hướng dẫn học sinh dựa vào bảng số để tìm số liền trước, số liền sau của một số
Bài 2 :
-Giáo viên treo bảng phụ, yêu cầu học sinh đọc đề
- Yêu cầu học sinh dựa vào bảng số để làm bài
- Giáo viên nhận xét, cho điểm
Bài 3 :
-Gọi học sinh nêu yêu cầu
-Cho HS làm bài vào bảng con.
-Gọi 2 HS lên bảng làm
-GV nhận xét, sửa chữa.
Bài 4 : Gọi 1 học sinh đọc bài toán
-Giáo viên nêu câu hỏi:
- Bài toán cho biết gì ?
- Bài toán hỏi gì ?
- Muốn tìm số gà em làm như thế nào ?
-Giáo viên nhận xét
Bài 5 : Cho học sinh tiến hành đo độ dài đoạn thẳng AB
3.Củng cố dặn dò :
- Củng cố các dạng toán vừa thực hiện.
- Dặn học sinh về ôn lại các dạng toán vừa thực hiện.
- Nhận xét tiết học.
-1 học sinh làm bảng lớp
-Học sinh ở lớp làm bảng con
-Học sinh : Thực hành xem giờ đúng trên đồng hồ
-HS nêu yêu cầu
-HS làm vào phiếu bài tập.
-HS đọc cá nhân
-HS nêu yêu cầu
- 2 em lên bảng làm. Cả lớp làm bài vào SGK.
-HS đọc lại bài
-Học sinh nêu yêu cầu.
-HS làm bài vào bảng con.
- 2 HS lên bảng làm
-1Học sinh đọc bài toán
-Học sinh trả lời
- Gọi 1 học sinh lên bảng . Cả lớp giải vào vở
-HS thực hành đo.
-Học sinh lắng nghe
*Rút kinh nghiệm
……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
Thủ công
Ôn tập: Chương III- Kĩ thuật cắt , dán giấy
Tiết: 34
I. Mục tiêu :
-Củng cố được kiến thức, kỹ năng cắt dán các hình đã học.
-Cắt dán được ít nhất hai hình trong các hình đã học. Sản phẩm cân đối, đường cắt tương đối thẳng,hình dán tương đối phẳng.
-HS khéo tay cắt dán được ít nhất ba hình trong số các hình đã học. Có thể cắt dán được hình mới. Sản phẩm cân đối, đường cắt thẳng, hình dán phẳng. Trình bày sản phẩm đẹp, sáng tạo.
II.Đồ dùng dạy học :
-GV : một số mẫu cắt,dán các hình đã học.
- HS : giấy màu có kẻ ô,thước kẻ,bút chì,kéo,hồ dán,bút màu,giấy trắng làm nền.
III.Hoạt động dạy – học :
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1.Bài cũ :
-GV chấm sản phẩm tiết trước.
-Nhận xét.
2.Bài mới:
-Giáo viên giới thiệu, ghi tựa bài.
a.Hoạt động 1 : Nêu quy trình cắt,dán giấy.
-Nêu đúng quy trình các bước cắt,dán giấy.
-Quan sát hình mẫu và nhận xét.
b.Hoạt động 2 : Học sinh thực hành.
-Thực hành trên giấy trắng kẻ ô.
-Yêu cầu học sinh cắt, dán một trong những hình mà em đã học.
-Giáo viên nhắc nhở học sinh:
.Đếm ô kẻ hình theo mẫu.
.Dùng kéo cắt rời sản phẩm.
.Dán sản phẩm vào vở.
- Yêu cầu thực hiện đúng quy trình.
-Giáo viên khuyến khích những em khá kẻ, cắt và dán một số hình tạo thành những họa tiết hoặc bức tranh đơn giản nhưng đẹp.
-Giáo viên quan sát học sinh làm bài.
-Chấm bài,nhận xét.
3. Củng cố – dặn dò.
-GV chọn một số bài trình bày đúng, đẹp nhận xét, tuyên dương.
-Nhận xét tiết học.
-Học sinh nộp sản phẩm
-Học sinh nêu,lớp bổ sung.
-Học sinh nêu.
-Học sinh lắng nghe.
-Học sinh quan sát, nhận xét.
-Học sinh thực hành.
-Học sinh nộp sản phẩm
*Rút kinh nghiệm
……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
Thứ năm, ngày 3 tháng 5 năm 2012
Chính tả
Chia quà
Tiết: 20
I.Mục tiêu:
- Nhìn sách hoặc bảng, chép lại và trình bày đúng bài: Chia quà trong khoảng 15 – 20 phút.
- Điền đúng s hay x, v hay d vào chỗ trống. Bài tập 2a hoặc b.
II.Chuẩn bị:
- Giáo viên: Bảng phụ chép sẵn bài chính tả và bài tập.
- Học sinh: Vở viết, bảng con.
III.Hoạt động dạy và học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1.Bài cũ:
-Giáo viên chấm vở học sinh sửa lại bài.
-Đọc cho HS viết bảng con:Minh, mừng quýnh, nhễ nhại
-Nhận xét.
2.Bài mới:
-Giáo viên giới thiệu, ghi tựa bài
a.Hoạt động 1: Hướng dẫn HS tập chép.
-Giáo viên đọc mẫu bài viết.
-Yêu cầu học sinh nêu các chữ khó viết hoặc dễ viết sai.
-Giáo viê
File đính kèm:
- Giaoan-tuan34.doc