Giáo án Kỹ thuật điện 12 bài 22: Hệ thống điện quốc gia

Chương 5: MẠCH ĐIỆN XOAY CHIỀU BA PHA

 Bài 22 : HỆ THỐNG ĐIỆN QUỐC GIA

I./ MỤC TIÊU:

1. Kiến thức:

- Hiểu được khái niệm và vai trò của hệ thống điện quốc gia.

- Hiểu được sơ đồ lưới điện quốc gia.

2. Kỹ năng:

Nhận biết được các kí hiệu trong sơ đồ hệ thống điện quốc gia.

3. Thái độ:

Có ý thức bảo vệ hệ thống điện quốc gia.

II./ CHUẨN BỊ:

1. Chuẩn bị của giáo viên:

- Nghiên cứu nội dung bài 22 SGK.

- Tham khảo tài liệu có liên quan nội dung.

 

doc2 trang | Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 582 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Kỹ thuật điện 12 bài 22: Hệ thống điện quốc gia, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 25 Tiết PPCT: 25 Ngày soạn: 18/01/2010 Ngày dạy: 01/01/10 đến 06/02/10 Tổ: Sinh kỹ thuật Môn: Kỹ Thuật Điện 12 Thời gian:45 phút Chương 5: MẠCH ĐIỆN XOAY CHIỀU BA PHA Bài 22 : HỆ THỐNG ĐIỆN QUỐC GIA I./ MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: Hiểu được khái niệm và vai trò của hệ thống điện quốc gia. Hiểu được sơ đồ lưới điện quốc gia. 2. Kỹ năng: Nhận biết được các kí hiệu trong sơ đồ hệ thống điện quốc gia. 3. Thái độ: Có ý thức bảo vệ hệ thống điện quốc gia. II./ CHUẨN BỊ: 1. Chuẩn bị của giáo viên: Nghiên cứu nội dung bài 22 SGK. Tham khảo tài liệu có liên quan nội dung. 2. Chuẩn bị của học sinh: Nghiên cứu nội dung bài 22 SGK. Tham khảo tài liệu có liên quan nội dung. III./ TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY HỌC: 1. Tổ chức và ổn định lớp: (1 phút) 2. Kiểm tra bài cũ: ( phút) 3. Giới thiệu bài mới: (1 phút) Một trong các nhu cầu hàng ngày của chúng ta không thể thiếu được đó là nguồn điện sử dụng trong sinh hoạt. Để biết nguồn điện chúng ta sử dụng bắt nguồn và phân phối như thế nào? Chúng ta nghiên cứu bài 22. 4. Các hoạt động dạy học: (43 phút) Tg NỘI DUNG KIẾN THỨC HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN – HỌC SINH I – Khái niệm về hệ thống điện quốc gia: - Hệ thống điện quốc gia gồm: Nguồn điện, các lưới điện và các hộ tiêu thụ điện tronh toàn quốc. - Các phần tử được nối với ngau thành một hệ thống để thực hiện quá trình sản xuất, truyền tải và phân phối điện năng. Hoạt động 1: tìm hiểu hệ thống điện quốc gia. GV treo tranh vẽ sơ đồ hệ thống điện (hình 22 – 1 SGK) lên bảng cho học sinh quan sát và đặt câu hỏi: Trong hình 22 – 1 SGK gồm có những thành phần nào? HS quan sát sơ đồ và SGK trả lời. Sau đó GV nhấn mạnh và phân tích các thành phần trong hình 22 – 1. GV: Trong hệ thống điện có rất nhiều đường dây truyền tải. Tại sao đường dây truyền tải công suất càng lớn, càng dài thì điện áp càng cao? GV sử dụng công thức trong vật lí để gợi ý cho HS trả lời. P = I2R = P2 mà R = II – Sơ đồ lưới điện quốc gia: Cấp điện áp của lưới điện: - Lưới điện quốc gia có các cấp điện áp khác nhau như: 800 KW ; 500 KW ; 200 KW ; 110KW ; 66 KW ; 35 KW ; 22 KW ; 10,5 KW ; 6 KW ; 0,4 KW. - Lưới điện truyền tải từ: 66 KW trở lên. - Lưới điện phân phối từ: 35 KW trở lên. Sơ đồ lưới điện: Gồm: Đường dây, máy biến áp và các nối giữa chúng. Hoạt động 2: tìm hiểu sơ đồ lưới điện quốc gia. GV treo tranh vẽ sơ đồ lưới điện (hình 22 - 2 SGK) lên bảng cho học sinh quan sát và đặt câu hỏi: - Lưới điện quốc gia có các cấp điện áp nào? - HS xem SGK trả lời. - GV: mạng điện trong các nhà máy, xí nghiệp, khu dân cư thuộc lưới điện phân phối hay lưới điện truyền tải? Tại sao? - HS xem SGK và liên hệ thực tế trả lời. - GV: Sơ đồ lưới điện trình bày những nội dung gì? Sử dụng để làm gì? - HS xem SGK và liên hệ thực tế trả lời. Sau đó GV giới thiệu các kí hiệu, các phần tử trên hình 22 – 2 SGK. III – Vai trò của hệ thống điện quốc gia: Hệ thống điện quốc gia có vai trò quan trọng: - Đảm bảo việc sản xuất, truyền tải và phân phối điện năng cung cấp cho các ngành thuộc lĩnh vực công , nông nghiệp và sinh hoạt. - Đảm bảo cung cấp và phân phối điện với độ tin cậy cao, chất lượng điện tốt, an toàn và kinh tế. Hoạt động 3: tìm hiểu vai trò của hệ thống điện quốc gia. - GV đặt câu hỏi: tại sao hệ thống điện quốc gia có vai trò quan trọng? - HS xem SGK trả lời. - Tại sao nhờ có hệ thống điện quốc gia, việc cung cấp và phân phối điện được đảm bảo với độ tin cậy cao và kinh tế? - HS xem SGK trả lời. 5. Củng cố kiến thức bài học: Câu 1: Trong thực tế, để giảm mất mát điện năng trên đường dây truyền tải thì người ta dùng biện pháp gì? Tăng điện áp. Tăng cường độ. Tăng tiết diện đường dây. Giảm tiết diện đường dây. Câu 2: Điện áp nào sử dụng cho lưới điện truyền tải? 110 KV. 35 KV. 22 KV. 10,5 KV. Câu 3: Điện áp nào sử dụng cho lưới điện phân phối? 35 KV. 66 KV. 110 KV. 220 KV. 6. Nhận xét và dặn dò chuẩn bị bài học kế tiếp. Xem trước bài 23: MẠCH ĐIỆN XOAY CHIỀU BA PHA.

File đính kèm:

  • doctiết PPCT25.doc