Chương I
LINH KIỆN ĐIỆN TỬ
Bài 3
THỰC HÀNH: ĐIỆN TRỞ-TỤ ĐIỆN-CUỘN CẢM
I/ MỤC TIÊU:
Qua bài giảng này, học sinh cần nắm được:
1. Kiến thức: nhận biết được về hình dạng các thông số của các linh kiện điện trở tụ điện, cuộn cảm
2. Kỹ năng: đọc và đo các số liệu kỹ thuật của các linh kiện điện trở tụ điện, cuộn cảm
3. Thái độ: có ý thức tuân thủ các qui trình và các quy định an toàn
II/ CHUẨN BỊ
1. Chuẩn bị nội dung:
Đọc kỹ bài linh kiện điện trở
2. Chuẩn bị dụng cụ:
- đồng hồ vạn năng một chiếc
- các loại điện trở, tụ điện và cuộn cảm gồm cả loại tốt và xấu
2 trang |
Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 685 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Kỹ thuật điện 12 bài 3 Thực hành: Điện trở-Tụ điện-cuộn cảm, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 3
Tiết PPCT: 3
Ngày soạn: 20/08/2009
Ngày dạy: 24/08/09 đến 29/08/09
Tổ: Sinh kỹ thuật
Môn: Kỹ Thuật Điện 12
Thời gian:45 phút
Chương I
LINH KIỆN ÑIEÄN TÖÛ
Baøi 3
THỰC HÀNH: ĐIỆN TRỞ-TỤ ĐIỆN-CUỘN CẢM
I/ MỤC TIÊU:
Qua bài giảng này, học sinh cần nắm được:
Kiến thức: nhận biết được về hình dạng các thông số của các linh kiện điện trở tụ điện, cuộn cảm
Kỹ năng: đọc và đo các số liệu kỹ thuật của các linh kiện điện trở tụ điện, cuộn cảm
Thái độ: có ý thức tuân thủ các qui trình và các quy định an toàn
II/ CHUẨN BỊ
Chuẩn bị nội dung:
Đọc kỹ bài linh kiện điện trở
Chuẩn bị dụng cụ:
đồng hồ vạn năng một chiếc
các loại điện trở, tụ điện và cuộn cảm gồm cả loại tốt và xấu
III/ TIẾN TRÌNH LÊN LỚP
Ổn định lớp:(1 phút).
Giáo viên yêu cầu Lớp Trưởng báo cáo sĩ số lớp.
Kiểm tra bài cũ: ( 6 phút )
Hãy nêu thông số kỹ thuật và tác dụng của điện trở trong mạch điện
Hãy nêu thông số kỹ thuật và công dụng của tụ điện trở trong mạch điện
Hãy nêu thông số kỹ thuật và công dụng của cuộn cảm trong mạch điện
Quy ước về vòng màu và cách ghi trị số điện trở
Định luật ôm
Giới thiệu bài mới:( 3 phút )
Chúng ta đã tìm hiểu xong lý thuyết về ba linh kiện thụ động (điện trỏ, tụ điện, cuộn cảm). trong tiết này, các em sẽ cùng thầy tiến hành tìm hiểu các linh kiện này trong thực tế thong qua bài Thực hành: ĐIỆN TRỞ - TỤ ĐIỆN - CUỘN CẢM.
Nội dung bài mới: ( 33 phút )
Nội dung và quy trình thực hành:
Trước hết giáo viên chia dụng cụ, vật liệu cho học sinh theo nhóm (4 em/nhóm) tùy theo số dụng cụ, vật liệu của nhà trường mà chia nhóm cho phù hợp
TG
Trình tự các bước
Hoạt động của thầy và trò
Bước 1: quan sát nhận biết các linh kiện
Bước 2: chọn ra 5 linh kiện đọc trị số đo bằng đồng hồ vạn năng và điền vào bảng 01
Bước 3: chọn ra 3 cuộn cảm khác loại điền vào bảng 02
Bước 4: chọn ra 1 tụ điện có cực tính và 1 tụ điện không có cực tính và ghi các số liệu vào bảng 03
Giáo viên cho hs quan sát các linh kiện cụ thể sau đó yêu cầu học sinh chọn ra:
- nhóm các linh kiện điện trở rồi xếp chúng theo từng loại
- Nhóm các linh kiện tụ điện rồi xếp chúng theo từng loại
- Nhóm các linh kiện cuộn cảm rồi xếp chúng theo từng loại
Hs chọn ra 5 điện trở màu quan sát kỹ và đọc trị số của nó kiểm tra bằng đồng hồ vạn năng kết quả điền vào bảng 01
Hs chọn 3 cuộn cảm khác loại xác định tên các cuộn cảm kết quả điền vào bảng 02
- Chọn các tụ điện sao cho phù hợp để ghi vào bảng cho sẵn
Tự đánh giá kết quả thực hành
học sinh hoàn thành theo mẫu và tự đánh giá
giáo viên đánh giá kết và chấm bài của học sinh
Mẫu báo cáo thực hành:
CÁC LINH KIỆN ĐIỆN TRỞ, TỤ ĐIỆN, CUỘN CẢM
Họ và tên:
Lớp
Bảng 01: tìm hiểu về điện trở
Stt
Vạch màu trên thân điện trở
Trị số đọc
Trị số đo
Nhận xét
1
2
3
4
5
Bảng 02: tìm hiểu về cuộn cảm
Stt
Loại cuộn cảm
Ký hiệu và vật liệu lõi
Nhận xét
1
2
3
Bảng 03: tìm hiểu về tụ điện
Stt
Loại tụ điện
Số liệu kỹ thuật ghi trên tụ
Giải thích số liệu
1
Tụ không có cực tính
2
Tụ có cực tính
5/ Củng cố: (5 phút )
Cho HS làm một số bài tập tính toán thông số của các linh kiện hoặc đọc thông số được ghi trên linh kiện.
6/ Dặn dò: ( 2 phút )
Để tiết sau học có kết quả tốt thì về nhà các em xem lại các đã bài học, đồng thời tìm hiểu và chuẩn bị trước các vấn đề sau để chuẩn bị cho bài thực hành.
Soạn bài 4 SGK theo các yêu cầu sau:
1. Điốt có bao nhiêu loại, kí hiệu như thế nào? Điốt dẫn điện mấy chiều, giải thích sự dẫn điện đó? Công dụng của điốt?
2. Tranzito có bao nhiêu loại, kí hiệu như thế nào? Tranzito dẫn điện như thế nào, giải thích sự dẫn điện đó? Công dụng của tranzito?
3. Tirixto có bao nhiêu loại, kí hiệu như thế nào? Tirixto dẫn điện như thế nào, giải thích sự dẫn điện đó? Công dụng của tirixto? Số liệu kĩ thuât của tirixto?
4. Triac và điac có bao nhiêu loại, kí hiệu như thế nào? Triac và điac dẫn điện như thế nào, giải thích sự dẫn điện đó? Công dụng của Triac và điac? Số liệu kĩ thuât của Triac và điac?
File đính kèm:
- Tiết PPCT3.doc