Giáo án Kỹ thuật điện 12 bài 7: Khái niệm về mạch điện tử - Chỉnh lưu nguồn một chiều

Chương II

MỘT SỐ MẠCH ĐIỆN TỬ CƠ BẢN

Bài 7

KHÁI NIỆM VỀ MẠCH ĐIỆN TỬ - CHỈNH LƯU NGUỒN MỘT CHIỀU

I/ MỤC TIÊU:

Qua bài giảng này, học sinh cần nắm được:

1. Kiến thức: Biết được khái niệm, phân loại mạch điện tử. Hiểu được chức năng mạch chỉnh lưu, mạch lọc và mạch ổn áp.

2. Kỹ năng: biết cách vận dụng các linh kiện điện tử để thiết kế một mạch điện tử đơn giản.

3. Thái độ: có hứng thú trong việc vận dụng các linh kiện điện tử.

4. II/ CHUẨN BỊ

1. Chuẩn bị nội dung:

Đọc kỹ bài 7 và các linh kiện có liên quan

 

doc4 trang | Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 637 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Kỹ thuật điện 12 bài 7: Khái niệm về mạch điện tử - Chỉnh lưu nguồn một chiều, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 7 - 8 Tiết PPCT: 7 - 8 Ngày soạn: 15/09/2009 Ngày dạy: 21/09/09 đến 26/09/09 (T7) Ngày dạy: 28/09/09 đến 03/10/09 (T8) Tổ: Sinh kỹ thuật Môn: Kỹ Thuật Điện 12 Thời gian:90 phút Chương II MỘT SỐ MẠCH ĐIỆN TỬ CƠ BẢN Baøi 7 KHÁI NIỆM VỀ MẠCH ĐIỆN TỬ - CHỈNH LƯU NGUỒN MỘT CHIỀU I/ MỤC TIÊU: Qua bài giảng này, học sinh cần nắm được: Kiến thức: Biết được khái niệm, phân loại mạch điện tử. Hiểu được chức năng mạch chỉnh lưu, mạch lọc và mạch ổn áp. Kỹ năng: biết cách vận dụng các linh kiện điện tử để thiết kế một mạch điện tử đơn giản. Thái độ: có hứng thú trong việc vận dụng các linh kiện điện tử. II/ CHUẨN BỊ Chuẩn bị nội dung: Đọc kỹ bài 7 và các linh kiện có liên quan Chuẩn bị dụng cụ: Tranh vẽ các hình 7.1, 7.2, 7.3, 7.4, 7.6, 7.7 trong sgk III/ TIẾN TRÌNH LÊN LỚP Ổn định lớp:(1 phút). Giáo viên yêu cầu Lớp Trưởng báo cáo sĩ số lớp. Kiểm tra bài cũ: ( 5 phút ) Gọi một vài HS giải bài tập của tiết trước. Giới thiệu bài mới:( 2 phút ) Chúng ta đã tìm hiểu xong các linh kiện ĐIỆN TRỞ - TỤ ĐIỆN - CUỘN CẢM, BÁN DẪN VÀ IC. Trong tiết học hôm nay các em sẽ tìm hiểu tiếp chương 2, là chương ứng dụng các linh kiện điện tử trong một số mạch điện cơ bản. Nội dung bài mới: ( 34 phút ) TG Nội dung Hoạt động của thầy và trò I.KHÁI NIỆM, PHÂN LOẠI MẠCH ĐIỆN TỬ 1. Khái niệm Mạch điện tử là mạch điện mắc phối hợp giữa các linh kiện điện tử với các bộ phận của nguồn ,dây dẫn để thực hiện một nhiệm vụ nào đó trong kĩ thuật điện tử. 2.Phân loại - Mạch điện tử được phân loại như sau: *Theo chức năng và nhiệm vụ : +Mạch khuếch đại + Mạch tạo sóng hình sin +Mạch tạo xung +Mạch nguồn chỉnh lưu, mạch lọc và mạch ổn áp . * Theo phương thức gia công, xử lí tín hiệu : + Mạch điện tử tương tự +Mạch điện tử số . II.MẠCH CHỈNH LƯU VÀ NGUỒN MỘT CHIỀU A.MẠCH CHỈNH LƯU 1.Công dụng Mạch chỉnh lưu dùng các điot tiếp mặt để đổi điện xoay chiều thành điện một chiều. 2.Mạch chỉnh lưu nửa chu kì . a.Cấu tạo:nguồn xoay chiều, điot, tải b.Nguyên lí làm việc : - Nửa chu kì đầu ( nửa chu kì dương ), điot phân cực thuận nên dẫn điện, co dòng điện chạy qua tải có chiều từ A đến B. - Nửa chu kì sau ( nửa chu kì âm ), điot phân cực ngược, nên không dẫn điện, không có dòng điện chay qua tải. - Vậy qua 2 nửa chu kì dòng điện chay qua tải có một chiều duy nhất là chiều từ A đến B. 3. Mạch chỉnh lưu hai nửa chu kì: a. Mạch chỉnh lưu hai điôt Cấu tạo: gồm MBA có dây chung tính lấy ra điểm giữa, 2 điôt, tải tiêu thụ điện 1 chiều RL Mạch điện: Nguyên lý làm việc: - Ở bán kỳ dương, diode D1 phân cực thuận và dẫn điện trong lúc diode D2 phân cực nghịch nên dòng điện qua D1 qua tải có chiều từ A đến B và về nguồn. - Ở bán kỳ âm, diode D2 phân cực thuận và dẫn điện trong lúc diode D1 phân cực nghịch nên dòng điện qua D2, qua tải có chiều từ A đến B và về nguồn. - Vậy qua 2 nửa chu kì dòng điện qua tải có chiều không đổi là chiều từ A đến B đó là dòng điện 1 chiều. b. Mach chỉnh lưu cầu ( dùng 4 điôt ) Cấu tạo: gồm nguồn điện xoay chiều, 4 điôt, tải tiêu thụ điện 1 chiều. Mạch điện: Nguyên lí làm việc: Ở bán kỳ dương của nguồn điện, D2 và D4 phân cực thuận và dẫn điện trong lúc D1 và D3 phân cực nghịch dòng điện qua D2, qua tải có chiều từ A đến B ,qua D4, về nguồn. Ở bán kỳ âm của nguồn điện, D1 và D3 phân cực thuận và dẫn điện trong lúc D2, D4 phân cực nghịch dòng điện qua D3, qua tải có chiều từ A đến B ,qua D1, về nguồn. Vây qua 2 nửa chu kì dòng điện qua tải co chiều không đổi là chiều từ A đến B đó là dòng điện 1 chiều. B. NGUỒN MỘT CHIỀU: Sơ đồ khối: 1 2 3 4 5 Tải tiêu thụ U~ U~ : nguồn xoay chiều. Khối 1: Máy biến áp nguồn. Khối 2: Mạch chỉnh lưu. Khối 3: mạch lọc nguồn. Khối 4: Mạch ổn áp. Khối 5: Mạch bảo vệ. Mạch nguồn một chiều thực tế. Hoạt động 1: Tìm hiểu khái niệm và phân loại mạch điện tử. - Giáo viên đua ra một số mạch điện cho học sinh quan sát --> học sinh nhận xét mối tương quan hệ giữa các linh kiện trên mạch điện tử . - Sau khi quan sát các mạch điện tử --> so sánh giữa các mạch --> phân loại . Hoạt động 2: Tìm hiểu về mạch chỉnh lưu Hoạt động 2-1: tìm hiểu mạch chỉnh lưu nửa chu kì Giáo viên dùng tranh vẽ các hình 7-2 sgk để nêu nguyên lí làm việc, chiều dòng điện chạy trong mạch chỉnh lưu, vẽ dạng sóng của dòng điện xoay chiều ở đầu vào và dạng sóng của dòng điện một chiều ở đầu ra của mạch chỉnh lưu. HS: quan sát mạch điện, tìm hiểu cấu tạo của mạch điện và tìm hiểu nguyên lí hoạt động của mạch qua lời hướng dẫn của GV. GV: yêu cầu HS quan sát mạch điện và nêu câu hỏi: Các em hãy cho biết trong mạch điện gồm có những linh kiện nào? So sánh đồ thị biểu diễn dạng sóng của dòng điện trước và sau khi chỉnh lưu? Từ đó hướng dẫn HS tìm ra nguyên lí hoạt động của mạch chỉnh lưu nửa chu kì. HS: Quan sát mạch điện hình 7.2 SGK, tìm hiểu trong SGK và trả lời những câu hỏi của GV. Hoạt động2-2: Tìm hiểu mạch chỉnh lưu dùng 2 điôt Giáo viên dùng tranh vẽ các hình 7-3 sgk để nêu nguyên lí làm việc, chiều dòng điện chạy trong mạch chỉnh lưu, vẽ dạng sóng của dòng điện xoay chiều ở đầu vào và dạng sóng của dòng điện một chiều ở đầu ra của mạch chỉnh lưu. HS: quan sát mạch điện, tìm hiểu cấu tạo của mạch điện và tìm hiểu nguyên lí hoạt động của mạch qua lời hướng dẫn của GV. GV: yêu cầu HS quan sát mạch điện và nêu câu hỏi: Các em hãy cho biết trong mạch điện gồm có những linh kiện nào? So sánh đồ thị biểu diễn dạng sóng của dòng điện trước và sau khi chỉnh lưu? Từ đó hướng dẫn HS tìm ra nguyên lí hoạt động của mạch chỉnh lưu nửa chu kì. HS: Quan sát mạch điện hình 7.2 SGK, tìm hiểu trong SGK và trả lời những câu hỏi của GV. Hoạt động2-3: Tìm hiểu mạch chỉnh lưu dùng 4 điôt Giáo viên dùng tranh vẽ các hình 7-4 sgk để nêu nguyên lí làm việc, chiều dòng điện chạy trong mạch chỉnh lưu, vẽ dạng sóng của dòng điện xoay chiều ở đầu vào và dạng sóng của dòng điện một chiều ở đầu ra của mạch chỉnh lưu. HS: quan sát mạch điện, tìm hiểu cấu tạo của mạch điện và tìm hiểu nguyên lí hoạt động của mạch qua lời hướng dẫn của GV. GV: yêu cầu HS quan sát mạch điện và nêu câu hỏi: Các em hãy cho biết trong mạch điện gồm có những linh kiện nào? So sánh đồ thị biểu diễn dạng sóng của dòng điện trước và sau khi chỉnh lưu? Từ đó hướng dẫn HS tìm ra nguyên lí hoạt động của mạch chỉnh lưu nửa chu kì. HS: Quan sát mạch điện hình 7.2 SGK, tìm hiểu trong SGK và trả lời những câu hỏi của GV. IC 7812 U~ Ln D1 D2 + C1 C2 C3 D4 D3 - 5/ Củng cố: (5 phút ) GV: đặt câu hỏi: Hãy cho biết nguyên lí hoạt động của mạch chỉnh lưu nửa chu kì? Hãy cho biết nguyên lí hoạt động của mạch chỉnh lưu dùng 2 điôt? Hãy cho biết nguyên lí hoạt động của mạch chỉnh lưu 4 điôt? Hãy cho biết trong mạch nguồn một chiều có bao nhiêu khối cơ bản? đó là nhưng khối nào? Cho biết nhiệm vụ cảu từng khối? 6/ Dặn dò: ( 2 phút ) Về nhà các em xem lại toàn bộ kiến thức ở bài 7 và chuẩn bị trước bài 8: Mạch khuếch đại và mạch tạo xung.

File đính kèm:

  • docTiết PPCT7-8.doc
Giáo án liên quan