Giáo án Làm quen văn học - Chủ đề: Thế giới thực vật

I- MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:

1- Kiến thức:

-Trẻ nhớ tên câu chuyện, hiểu nội dung chuyện, biết ý nghĩa của câu chuyện, biết nói tên các hình ảnh nhân vật trong truyện

+ Nội dung câu chuyện: sự phát triển lớn lên của chú đỗ con nhờ có đất, gió, mưa, ánh nắng

- Thông qua giờ học lồng ghép môn học khác như: Âm nhạc, môi trường xung quanh, thể chất,

2- Kỹ năng:

- Rèn cho trẻ bước đầu có kỹ năng diễn đạt lời thoại của các nhân vật trong truyện.

- Óc sáng tạo, trí tưởng tượng, phát triển ở trẻ khả năng tư duy. Phát triển ngôn ngữ cho trẻ.

- Rèn trẻ nói rõ ràng, mạch lạc.

- 90- 92 % trẻ đạt được mục đích yêu cầu

3- Thái độ:

- Trẻ có ý thức tốt trong giờ học, lắng nghe cô kể truyện, mạnh dạn tự tin trong các hoạt động.

- Trẻ biết yêu thương, đoàn kết, giúp đỡ bạn bè và mọi người xung quanh.

 

doc4 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 4723 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Làm quen văn học - Chủ đề: Thế giới thực vật, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Giáo án Dự thi giáo viên giỏi cấp huyện vòng II Môn: Làm quen văn học Đề tài: Chú đỗ con Chủ đề: Thế giới thực vật Đối tượng: Mẫu giáo 3-4 tuổi Số lượng trẻ: 20- 22 trẻ Thời gian: 20 phút Ngày dạy: 13/01/2009 Người thực hiện: Đỗ Thị Huyền Đơn vị: Trường mầm non Nông Trường I- Mục đích yêu cầu: 1- Kiến thức: -Trẻ nhớ tên câu chuyện, hiểu nội dung chuyện, biết ý nghĩa của câu chuyện, biết nói tên các hình ảnh nhân vật trong truyện + Nội dung câu chuyện: sự phát triển lớn lên của chú đỗ con nhờ có đất, gió, mưa, ánh nắng - Thông qua giờ học lồng ghép môn học khác như: Âm nhạc, môi trường xung quanh, thể chất,… 2- Kỹ năng: - Rèn cho trẻ bước đầu có kỹ năng diễn đạt lời thoại của các nhân vật trong truyện. - óc sáng tạo, trí tưởng tượng, phát triển ở trẻ khả năng tư duy. Phát triển ngôn ngữ cho trẻ. - Rèn trẻ nói rõ ràng, mạch lạc. - 90- 92 % trẻ đạt được mục đích yêu cầu 3- Thái độ: - Trẻ có ý thức tốt trong giờ học, lắng nghe cô kể truyện, mạnh dạn tự tin trong các hoạt động. - Trẻ biết yêu thương, đoàn kết, giúp đỡ bạn bè và mọi người xung quanh. II- Chuẩn bị: + Cô: Giáo án đầy đủ, tranh truyện, máy vi tính, đàn, nhạc một số bài hát trong chủ đề… - Cách kể tác phẩm, thể hiện giọng điệu của các nhân vật. + Trẻ: Tâm thế thoải mái cho trẻ trước khi vào học. Trẻ thuộc bài hát “Em yêu cây xanh”, trò chơi “Gieo hạt” III- Tổ chức thực hiện: Hoạt động của cô Hoạt động của trẻ * Hoạt động 1: Gây hứng thú và giới thiệu bài - Cô gọi trẻ xúm xít quanh cô, giới thiệu khách đến dự. - Cô giới thiệu và cho trẻ chơi trò chơi “Gieo hạt”( Chơi xong cô hỏi trẻ “ Con gieo được hạt gì?” hỏi 3-4 trẻ và động viên trẻ biết quan tâm chăm sóc cho cây mau lớn) + Giới thiệu bài: - “Chốn cô” cô có hạt gì đây? Các con ạ! Có một hạt đỗ rất đáng yêu ngủ khì trong một cái chum khô ráo và tối om một hôm khi tỉnh dậy chú thấy mình nằm giữa những hạt đất li ti xôm xốp chú đã rất ngạc nhiên và chúng mình có muốn biết sau khi tỉnh dậy thì cuộc sống của chú đỗ con đã thay đổi như thế nào không? Muốn biết chúng mình hãy lắng nghe cô kể câu chuyện “Chú đỗ con” của tác giả Viết Linh nhé! * Hoạt động 2: Kể truyện diễn cảm cho trẻ nghe - Cô kể chuyện lần 1: Diễn cảm, thể hiện cử chỉ, điệu bộ, giọng điệu phù hợp. - Cô kể chuyện lần 2: Kết hợp cho trẻ xem tranh * Hoạt động 3: Đàm thoại trích dẫn về nội dung của câu chuyện. - Các con ngoan, chúng mình hãy cùng nhau tìm hiểu câu truyện nhé và bây giờ các con hãy cùng nhau nêu ra ý kiến riêng của mình nào! - Các con vừa được nghe cô kể câu chuyện gì? - Trong câu chuyện nói về ai? - ( Một hôm khi tỉnh dậy Đỗ con ngạc nhiên thấy mình đang nằm giữa những hạt đất li ti, xôm xốp. Chợt có tiếng lộp độp bên ngoài) - Chúng mình có biết đó là tiếng của ai không? - Cô Mưa xuân đã mang gì đến cho Đỗ con? - Được tắm mát Đỗ con lại tiếp tục làm gì?( Chúng mình cùng bắt chước chú Đỗ con ngủ khì nào!) - Bỗng có tiếng sáo vi vu thổi trên mặt đất cô đố chúng mình biết đó là tiếng của ai? - Chị Gió xuân đã nói gì với Đỗ con?( Chúng mình cùng bắt chước tiếng của chị Gió xuân nào!) - (Nói rồi chị Gió xuân bay đi Đỗ con lại tiếp tục ngủ khì. Bỗng có những tia nắng ấm áp khẽ lay Đỗ con dậy). - Chúng mình có biết đó là ai không? - Ông Mặt trời đã làm gì cho Đỗ con? - Được ông Mặt Trời sưởi ấm Đỗ con thích lắm và Đỗ con đã làm gì nhỉ? Chúng mình cùng bắt chước Đỗ con vươn vai một cái nào!) => Giáo dục: Các con ngoan, cô rất cảm ơn các ý kiến của các con vì đó đều là những ý kiến thật hay. Trong câu chuyện chú Đỗ con đã rất nhút nhát và sợ lạnh nhưng khi được sự quan tâm của cô Mưa xuân, của chị Gió xuân, được sự che chở của ông Mặt trời chú đã rất vui vẻ hạnh phúc và trở nên mạnh dạn tự tin hơn đúng không? Còn chúng mình cũng luôn sống trong tình yêu thương che chở của ông bà cha mẹ và cô giáo vậy thì các con phải luôn chăm ngoan, học giỏi, vâng lời ông bà cha mẹ, cô giáo và các con phải biết yêu thương đoàn kết giúp đỡ bạn bè, người thân và những người xung quanh nhé! * Hoạt động 4: Cho trẻ tập kể truyện. - Cô cho trẻ xem tranh trên màn hình và cùng tập kể chuuyện .(1 lần) => Kết thúc: Cô bật nhạc cho trẻ hát bài “ Em yêu cây xanh”. - Trẻ xúm xít quanh cô và chào khách. - Trẻ chơi vui vẻ cùng cô. - Trẻ quan sát và trả lời - Trẻ chú ý lắng nghe - Trẻ chú ý lắng nghe và quan sát tranh - Trẻ suy nghĩ và trả lời câu hỏi của cô - Trẻ trả lời - Trẻ trả lời - Trẻ trả lời và bắt chước Đỗ con ngủ khì - Trẻ trả lời - Trẻ trả lời và bắt chước giọng của Chị Gió xuân. - Trẻ trả lời - Trẻ trả lời - Trẻ trả lời và bắt chước đỗ con vươn vai. - Trẻ lắng nghe và trả lời. - Trẻ tập kể chuyện cùng cô - Trẻ hát và nhún nhẹ nhàng theo nhạc.

File đính kèm:

  • docchu do con.doc