Giáo án làm quen với Toán - Nhận biết phân biệt khối cầu và khối trụ

1. Mục đích yêu cầu:

- Trẻ nhận biết và gọi đúng tên khối cầu, khối trụ. Phân biệt đặc điểm giống và khác nhau của khối cầu và khối trụ.

- Phát triển khả năng nhân biết đặc điểm hình dạng của đồ vật thông qua khảo sát.

- Rèn luyện các giác quan và phát triển ngôn ngữ.

- Giáo dục trẻ chơi đoàn kết và tham gia vào các hoạt động tập thể.

2. Chuẩn bị:

- Một số đồ dùng, đồ chơi có dạng khối cầu , khối trụ như: Hộp sữa, lon nước, lon bia, hộp rượu, viên bi, quả bóng một số đồ chơi có dạng khối vuông, chữ nhật

- Một số khối cầu, khối trụ.

- Đất nặn các màu, bảng con, chiếu

3. Tổ chức hoạt động:

 

doc3 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 63577 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án làm quen với Toán - Nhận biết phân biệt khối cầu và khối trụ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Người thực hiện: Mào Thị Hà Trường Mầm non xã Thèn Sin, huyện Tam Đường - Lai Châu Thứ 4 ngày 23 tháng 11 năm 2011 Chủ điểm:Nghề nghiệp Chủ đề nhánh 1: Công trình xây dựng và những người thợ GIÁO ÁN LÀM QUEN VỚI TOÁN ĐỀ TÀI: NHẬN BIẾT PHÂN BIỆT KHỐI CẦU VÀ KHỐI TRỤ Mục đích yêu cầu: - Trẻ nhận biết và gọi đúng tên khối cầu, khối trụ. Phân biệt đặc điểm giống và khác nhau của khối cầu và khối trụ. - Phát triển khả năng nhân biết đặc điểm hình dạng của đồ vật thông qua khảo sát. - Rèn luyện các giác quan và phát triển ngôn ngữ. - Giáo dục trẻ chơi đoàn kết và tham gia vào các hoạt động tập thể. Chuẩn bị: - Một số đồ dùng, đồ chơi có dạng khối cầu , khối trụ như: Hộp sữa, lon nước, lon bia, hộp rượu, viên bi, quả bóng…một số đồ chơi có dạng khối vuông, chữ nhật… - Một số khối cầu, khối trụ. - Đất nặn các màu, bảng con, chiếu… Tổ chức hoạt động: HOẠT ĐỘNG CỦA CÔ HOẠT ĐỘNG CỦA TRẺ * Hoạt động 1: Trò chuyện, gây hứng thú - Hát:cháu yêu cô chú công nhân - Trò chuyện với trẻ về các công trình xây dựng:. + 1 nhóm chơi với các lon bia, lon nước có dạng khối cầu như: Xếp chồng các khối lên nhau, xếp thẳng hàng, lăn ;nhóm còn lại chơi vơi bóng ,cầu. - Cho đại diện các nhóm nhận xét về nhóm chơi của mình như: + Nhóm của con chơi với đồ chơi gì? + Đã chơi được những trò chơi gì? Hoặc đã tạo ra được sản phẩm gì: * Hoạt động 2: Nhận biết, phân biệt, gọi tên khối cầu, khối trụ - Cho trẻ về chỗ ngồi - Tiếp tục hỏi trẻ: Đã dùng những hộp bia, lon nước…để xếp, tạo ra các sản phẩm gì? - Nhóm chơi với bóng có thể tạo ra được các sản phẩm như vậy không? Tại sao? - Cô và trẻ trẻ thực hành với khối cầu, khối trụ: (cô cùng làm với trẻ) + Cho mỗi trẻ 1 khối cầu và 1 khối trụ. + Yêu cầu trẻ lăn cả hai khối và cho trẻ nhận xét: + Khối cầu lăn được không? tại sao + Khối trụ lăn được không?Tại sao?) - Cho trẻ dùng tay sờ xung quanh khối cầu, khối trụ, nhận xét và gọi tên khối. - Cô giải thích thêm: Đường bao quanh của khối cầu đều tròn nên lăn được về mọi hướng còn khối trụ có 2 mặt phẳng ở 2 bên nên chỉ lăn được về một hướng. + Yêu cầu trẻ xếp chồng 2 loại khối lên nhau. (2 trẻ thực hành với nhau). - Cho trẻ đàm thoại dựa trên kết quả của bước 3: + Khối cầu chồng lên nhau được không? Vì sao? + Khối trụ chồng lên nhau được không? Vì sao? - Cô và trẻ rút ra kết luận : Các khối trụ chồng lên nhau được vì hai đầu có hai mặt phẳng, khối cầu các mặt tiếp xúc đều cong tròn nên không chồng lên nhau được. * Hoạt động 3: Ôn nhận biết phân biệt khối cầu, khối trụ. * Trò chơi 1: Đội nào nhanh tay: - Chuẩn bị: Các loại khối vuông, tròn, chữ nhật, một số loại đồ chơi đồ dùng có dạng các khối trên - Luật chơi: Mỗi lần 1 trẻ đi theo đường zích zắc lên thò tay vào hộp (không được nhìn) lấy khối theo yêu cầu của cô giáo ví dụ: (đội 1 tìm và lấy khối tròn, đội 2 tìm và lấy khối trụ). Nếu khi đi zích zắc chạm và làm đổ hộp hoặc lăn bóng thì không được tính và phải quay về để lên lần khác. Cuối lần chơi đội nào lấy được đúng và nhiều khối theo yêu cầu thì đội đó thắng. - Cách chơi: Chia trẻ thành 2 đội xếp thành 2 hàng dọc, phía trước mỗi hàng xếp 5 vật cản là các khối cầu, khối trụ (các quả bóng nhựa, các hộp rượu hình trụ). Để mỗi hộp cách nhau 40em để trẻ đi zích zắc qua 5 vật cản. cuối đoạn đường để 2 hộp giấy to bịt kín chỉ để một lỗ nhỏ đủ cho trẻ thò tay vào. Khi có hiệu lệnh yêu cầu mỗi đội lên chọn và lấy khối, trẻ đi theo đường zích zắc lên thò tay vào hộp, dùng tay sờ và lấy khối theo yêu cầu của cô và mang về cho đội của mình. Mỗi lần mỗi đội một trẻ lên lấy, khi trẻ đó mang khối về tới vạch xuất phát trẻ khác mới được lên. - Kiểm tra: Cho trẻ đếm các khối chọn được đúng theo yêu cầu của cô. - Cho trẻ chơi 2 lần, đổi yêu cầu cho 2 đội ví dụ: lần 1 đội 1 tìm và lấy khối tròn, đội 2 tìm và lấy khối trụ. Lần 2 đội 1 tìm và lấy khối trụ, đội 2 tìm và lấy khối tròn. * Trò chơi 2; thi nặn các sản của nghề nông - Cho trẻ ngồi theo nhóm. Cho trẻ nặn các loại quả tròn, cái xẻng,cái quốc,gạch,cái xô…có các dạng khối tròn, khối trụ, khối vuông, khối chữ nhật… Cô trò chuyện và yêu cầu trẻ đặt tên cho một số sản phẩm, có dạng khối cầu và khối trụ mà trẻ nặn được.… - Kết thúc;cho trẻ hát ‘cháu yêu cô chú công nhân’ … - Trẻ hát - Trẻ ngồi xúm xít xung quanh cô - Ném còn, đá bóng, đánh cầu… - Trẻ chơi theo nhóm - Trẻ đá, lăn bóng, xếp bóng, xếp chồng các khối trụ… - Chơi với bóng, với hộp… - Đá , lăn bóng, xếp chồng các hộp… - Xếp hàng rào, xếp tháp… - Không xếp được thành hình tháp… - Lăn được về nhiều hướng - Lăn được nhưng chỉ lăn được về một hướng - Khối cầu xung quanh tròn đều, không có góc cạnh, không có mặt phẳng. Khối trụ có 2 mặt phẳng 2 bên. - Khối trụ chồng lên nhau được, khối cầu không chồng lên nhau được - Không được, vì các mặt đều cong tròn - Chồng lên được, vì hai đầu có 2 mặt phẳng - Trẻ cùng chuẩn bị với cô - Trẻ lắng nghe - Trẻ chơi. - Đếm sản phẩm cùng cô

File đính kèm:

  • docgiao an NHAN BIET PHAN BIET KHOI CAU VA KHOI TRU.doc
Giáo án liên quan