Giáo án làm quen với Toán - Toán: Số 7 (tiết tổng hợp)

I. Mục đích yêu cầu:

1. Kiến thức: Trẻ biết thêm bớt trong phạm vi 7. Biết so sánh số lượng trong pham vi 5,6,7.

2. Kĩ năng: biết thêm cho đủ số lượng đồ dùng theo yêu cầu của cô

3. Thái độ: Giáo dục trẻ yêu quý, quan tâm, chăm sóc những người thân trong gia đình, biết giữ gìn những đồ dùng gia đình.

II. Chuẩn bị:

- đồ dùng để xung quanh lớp có số lượng 5,6,7

- mỗi trẻ 7 hình người, 7 bát, 7 thìa, các thẻ số 5,6,7

- đồ dùng của cô giống trẻ kích thước hợp lí

- ba ngôi nhà có gắn thẻ 5,6,7

III. Cách tiến hành:

 

doc4 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 14401 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án làm quen với Toán - Toán: Số 7 (tiết tổng hợp), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TOÁN: SỐ 7 (TIẾT TỔNG HỢP) Lứa tuổi: 5-6 tuổi Người soạn: Tạ Diệu Linh Trường MN Lương Thông- Thông Nông- Cao Bằng Mục đích yêu cầu: Kiến thức: Trẻ biết thêm bớt trong phạm vi 7. Biết so sánh số lượng trong pham vi 5,6,7. Kĩ năng: biết thêm cho đủ số lượng đồ dùng theo yêu cầu của cô Thái độ: Giáo dục trẻ yêu quý, quan tâm, chăm sóc những người thân trong gia đình, biết giữ gìn những đồ dùng gia đình. Chuẩn bị: - đồ dùng để xung quanh lớp có số lượng 5,6,7 - mỗi trẻ 7 hình người, 7 bát, 7 thìa, các thẻ số 5,6,7 - đồ dùng của cô giống trẻ kích thước hợp lí - ba ngôi nhà có gắn thẻ 5,6,7 III. Cách tiến hành: HOẠT ĐỘNG CỦA CÔ HOẠT ĐỘNG CỦA TRẺ 1, Ổn định: - Bắt giọng cho hát bái “cả nhà thương nhau” - Đàm thoại về chủ điểm: + Các con vùa hát xong bài hát gì? + mời một bạn kể tên các thành viên trong gia đình mình? + các con có yêu thương bố mẹ không? -> Ai cũng có một gia đình yêu thương, trong gia đình có các thành viên như ông bà, cha mẹ, anh chị và các con. Bố mẹ là người sinh ra các con và nuôi các con khôn lớn, bố mẹ phải làm việc vất vả để kiếm tiền mua sắm những đồ dùng gia đình. + một bạn kể tên những đồ dùng trong gia đình của con nào? =>GIÁO DỤC: gia đình chúng mình có rất nhiều đồ dùng như: tivi, tủ lạnh, bàn ghế, ấm chén, giường tủ, bát đũa... Những đồ dùng đó đều do bố mẹ vất vả kiếm tiền mua vì thế các con phải biết giữ gìn và bảo vệ những đồ dùng trong gia đình ví dụ: như khi cầm bát các con phải cầm như thế nào? 2, Vào bài: * Hoạt động 1: Ôn số lượng trong phạm vi 7: - Mời trẻ lên tìm nhóm đồ dùng gia đình ở xung quanh lớp: tìm, đếm, gắn thẻ + Tìm nhóm có số lượng nhiều hơn 5 là 2( bát) + Tìm nhóm có số lượng ít hơn 7 là 1 (thìa) + Tìm nhóm có số lượng nhiều hơn 4 là 1 ( cốc) -> cho cả lớp đi kiểm tra và cô hỏi: + Giờ cô muốn có 7 cái thìa thì phải làm thế nào?( thêm, đếm, đọc kết quả, gắn thẻ) + Cô muốn nhóm cốc bằng nhóm thìa và đều bằng 7 cô phải làm thế nào? ?( thêm, đếm, đọc kết quả, gắn thẻ) * Hoạt động 2: So sánh số lượng trong phạm vi 5,6,7 - Phát rổ đồ dùng kết hợp đọc bài thơ “Làm anh” - Trong rổ có những gì? + xếp tất cả số người ra trước mặt thành một hàng ngang từ trái qua phải đếm nhẩm và đặt thẻ tương ứng + Nhặt 6 cái bát ra tay, xếp tương ứng 1-1 từ trái qua phải + nhặt 5 cái thìa ra và xếp tương ứng 1-1 - Nhận xét về 3 nhóm: + Các con thấy số lượng 3 nhóm như thế nào? + Vì sao con biết? + Số lượng người như thế nào? + Vì sao con biết? + Số lượng bát như thế nào? + Vì sao con biết? + Số lượng bát như thế nào? + Vì sao con biết? -> 3 nhóm này có số không bằng nhau, nhóm người có số lượng nhiều nhất, nhóm bát có số lượng ít hơn vì ít hơn nhóm người là 1 và nhiều hơn nhóm thìa là 1, còn nhóm thìa được gọi là ít nhất vì ít hơn nhóm người là 2 và ít hơn nhóm bát là 1. - cả lớp cùng đọc theo cô: nhiều nhất , ít hơn, ít nhất - Giờ chúng mình cùng chơi trò chơi “ thi ai nói nhanh nhé”: cô nói tên nhóm các con sẽ nói số và ngược lại. + nhiều nhất + ít hơn +ít nhất + nhóm bát + nhóm thìa + nhóm người - Nhìn vào thẻ số 5,6,7 và cho cô biết: + số nào lớn nhất? + số nào bé hơn? + số nào bé nhất? - Mời 3 bạn lên lấy thẻ số 5,6,7 các con hãy cầm thẻ số xếp theo thứ tự tawmg dần từ bé đến lớn, từ trái qua phải. + số nào là số liền trước của số 6? + Số nào là số liền sau của số 6? + Số 6 đứng ở đâu? - Mời 3 bạn về chỗ - Các con quan sát lại nhóm người, bát, thìa và nghe cô hỏi: + Muốn ba nhóm bằng nhau và đều bằng 7 phải làm thế nào? ( thêm 1 bát, 2 thìa) + 6 thêm 1 bằng mấy? + 5 thêm 2 bằng mấy? - Đếm lại 2 nhóm - Bớt các nhóm cùng cô nhé! + Bớt nhóm thìa trước: 7 bớt 1 còn mấy? 6 bớt 2 còn mấy? 4 bớt 3 còn mấy? 1 bớt 1 còn mấy? + Tương tự bớt bát + Đếm và cất nhóm người từ trái qua phải, cất thẻ * Hoạt động 3: trò chơi - Trò chơi “tìm nhà”: +cách chơi: cô có 3 ngôi nhà gắn thẻ 5,6,7 các con vừa đi vừa hát khi nghe hiệu lệnh tìm nhà các con hỏi nhà nào cô sẽ nói tên nhà và các con phải nhanh chân chạy về nhà theo yêu cầu. ai về không đúng nhà sẽ bị nhảy lò cò. + cho chơi khoảng 3-4 lần - Trò chơi: ai khéo nhất cho trẻ cắt dán hoa trong vở toán 3, củng cố: IV, kết thúc: -trẻ hát - cả nhà thương nhau - trẻ kể - cầm chắc, cẩn thận không làm rơi - trẻ tìm theo yêu cầu - thêm 1 cái thìa nữa -thêm 2 cóc nữa -trẻ đọc -trẻ trả lời - xếp theo yêu cầu - nhận xét - Đọc 2 lần + số7 + số6 +số 5 + ít hơn +ít nhất + nhiều nhất - số 7 - số 6 - số 5 -3 trẻ lên cầm thẻ số và xếp theo yêu cầu - số 7 - số 5 - đứng giữa - bằng 7 - còn 6 -còn 5 -còn 1 - hết - đếm và cất - lắng nghe cách chơi - trẻ chơi

File đính kèm:

  • docSo 7 tiet tong hop.doc