Giáo án Làm văn 10: Lập dàn ý bài văn nghị luận

I. Mục tiêu bài học:

1. Kiến thức:

- Nắm được tác dụng của việc lập dàn ý và cách thức lập dàn ý cho bài văn nghị luận cho bài văn nghị luận.

- Lập được dàn ý cho bài văn nghị luận.

2. Kĩ năng:

- Vận dụng kiến thức đã học về văn nghị luận để lập được dàn ý cho một đề văn nghị luận.Thực hành lập dàn ý cho một số đề văn nghị luận.

3. Thái độ: Có ý thức và hình thành thói quen lập dàn ý trước khi viết bài văn nghị luận trong nhà trường cũng như ngoài cuộc sống.

II. Chuẩn bị:

1. Giáo viên: Giáo án, thiết kế bài giảng, SGK, SGV, chuẩn kiến thức kĩ năng.

2. Học sinh: Vở ghi, SGK, vở soạn bài.

III. Hoạt động dạy – học:

1. Ổn định tổ chức: 02’

2. Kiểm tra bài cũ:

3. Bài mới:

Lời giới thiệu vào bài: Bµi v¨n nghÞ luËn còng lµ mét d¹ng bµi quan träng trong ph©n m«n lµm v¨n líp 10. Khi viÕt mét bµi v¨n bÊt k×, viÖc lËp dµn ý cã ý nghÜa rất rquan träng. VËy ®èi víi bµi v¨n nghÞ luËn, thao t¸c lËp dµn ý cã t¸c dông gì vµ chóng ta sÏ ph¶i tiÕn hµnh thao t¸c ®ã như thế nào? §ã lµ nh÷ng néi dung cña bµi häc h«m nay.

 

 

doc7 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 28916 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Làm văn 10: Lập dàn ý bài văn nghị luận, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trường: THPT Trần Quốc Toản Lớp 10Cb10 Giáo viên hướng dẫn: Nguyễn Thi Huế Môn: Ngữ văn Sinh viên thực tập: Nguyễn Thị Ngọc Anh Tiết PPCT: 81 Tiết dạy: 01 Ngày dạy: 12/03/2013 Bài dạy: Lập dàn ý bài văn nghị luận. Tuần 29, tiết 81. Làm văn: LẬP DÀN Ý BÀI VĂN NGHỊ LUẬN I. Mục tiêu bài học: 1. Kiến thức: - Nắm được tác dụng của việc lập dàn ý và cách thức lập dàn ý cho bài văn nghị luận cho bài văn nghị luận. - Lập được dàn ý cho bài văn nghị luận. 2. Kĩ năng: - Vận dụng kiến thức đã học về văn nghị luận để lập được dàn ý cho một đề văn nghị luận.Thực hành lập dàn ý cho một số đề văn nghị luận. 3. Thái độ: Có ý thức và hình thành thói quen lập dàn ý trước khi viết bài văn nghị luận trong nhà trường cũng như ngoài cuộc sống. II. Chuẩn bị: 1. Giáo viên: Giáo án, thiết kế bài giảng, SGK, SGV, chuẩn kiến thức kĩ năng. 2. Học sinh: Vở ghi, SGK, vở soạn bài. III. Hoạt động dạy – học: 1. Ổn định tổ chức: 02’ 2. Kiểm tra bài cũ: 3. Bài mới: Lời giới thiệu vào bài: Bµi v¨n nghÞ luËn còng lµ mét d¹ng bµi quan träng trong ph©n m«n lµm v¨n líp 10. Khi viÕt mét bµi v¨n bÊt k×, viÖc lËp dµn ý cã ý nghÜa rất rquan träng. VËy ®èi víi bµi v¨n nghÞ luËn, thao t¸c lËp dµn ý cã t¸c dông gì vµ chóng ta sÏ ph¶i tiÕn hµnh thao t¸c ®ã như thế nào? §ã lµ nh÷ng néi dung cña bµi häc h«m nay. Thời gian Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dung lưu bảng 10’ HĐ1: HD Học sinh tìm hiểu tác dụng của việc lập dàn ý - Thế nào là công việc lập dàn ý? - Vậy chúng ta lập dàn ý để làm gì? Theo em điều gì sẽ xảy ra nếu ta không lập dàn ý trước mà đi thẳng vào viết văn? Vậy việc lập dàn ý có vai trò như thế nào trong nhà trường cũng như trong cuộc sống? - Là việc lựa chọn, sắp xếp những nội dung cơ bản dự định triển khai vào bố cục ba phần của bài văn. - Theo dõi SGK, trả lời. Giúp người viết bao quát được những nội dung chủ yếu, những luận điểm, luận cứ cần triển khai, phạm vi, mức độ nghị luận. - Sẽ xa đề, lạc đề, lặp ý, bỏ sót hoặc ý không cân xứng. - Không Phân phối thời gian hợp lí khi làm bài. - Suy nghĩ, phát biểu. I. Tác dụng của việc lập dàn ý: 1. Khái niêm: Là việc lựa chọn, sắp xếp những nội dung cơ bản dự định triển khai vào bố cục ba phần của bài văn. 2. Tác dụng: - Giúp người viết bao quát được những nội dung chủ yếu cần triển khai, - Bao quát được phạm vi, mức độ nghị luận. => Tránh được tình trạng xa đề, lạc đề, lặp ý, bỏ sót hoặc ý không cân xứng. - Phân phối thời gian hợp lí khi làm bài. => Có vai trò quan trọng, không thể thiếu khi viết bài văn nghị luận. 25’ 10’ HĐ2 Hướng dẫn học sinh tìm hiểu cách lập dàn ý cho bài văn nghị luận. C Ý: Để lập được dàn ý cho bài văn nghị luận ta cần làm như thế nào ta sang phần II cách lập dàn ý cho bài văn nghị luận. - GV: Em có thường lập dàn ý trước khi viết văn không? - Vậy công việc đầu tiên Để lập dàn ý cho bài văn nghị luận ta phải làm gì? - Vậy dựa vào sự hiểu biết của em thì tìm ý là công việc như thế nào? - Theo em để tìm được hệ thống luận điểm, luận cứ ta cần phải xác định gì? - Vậy Em hiểu thế nào là luận đề, luận điểm, luận cứ? Tóm lại: Muốn tìm ý cho bài văn ta phải xác định những gì? - Ví dụ: cô trò chúng ta cùng nhau tìm ý cho bài văn nghị luận này nhé “bàn về vai trò và tác dụng to lớn của sách trong đời sống tinh thần của con người, nhà văn M. Go-rơ-ki có viết: “sách mở rộng trước mắt tôi những chân trời mới”. GV: Hướng dẫn học sinh lần lượt trả lời câu hỏi trong SGK -Xác định luận đề: bài văn cần làm sáng tỏ vấn đề gì và quan điểm của em về vấn đề đó là như thế nào? (Em có thể xác định các từ khóa trong đề văn này không?) -Xác định luận điểm: dựa vào SGK em hãy xác định các luận điểm cho bài văn: có bao nhiêu luận điểm? + Sách là gì? +Sách có tác dụng như thế nào? +Thái độ đối với sách và việc đọc sách như thế nào? Bây giờ cô sẽ cho các em học nhóm với nội dung như sau và chúng ta sẽ làm trong vòng 4’ - Nhóm 1+2 : Xác định luận cứ cho các luận điểm: +Đối với LĐ1: - Sách là sản phẩm tinh thần kì diệu của con người chúng ta có bao nhiêu luận cứ ? là những luận cứ nào? Nhóm 3+4 :Đối với LĐ2: Sách mở rộng những chân trời mới. Có bao nhiêu luận cứ ? Là những luận cứ nào? Nhóm 5+6 : Đối với LĐ3: Cần có thái độ đúng với sách và việc đọc sách. có bao nhiêu luận cứ ? là những luận cứ nào? - GV quan sát giúp đở học sinh trong quá trình thảo luận. C Ý: Chúng ta vừa mới hoàn thành xong việc tìm ý và sau đây chúng ta sẽ cùng nhau lập dàn ý cho bài văn này: Cho HS làm việc với SGK và trả lời câu hỏi SGK. -Đầu tiên em hãy cho cô biết dàn ý của một bài văn thường có mấy phần là những phần nào? - Trong phần mở bài, thân bài, và kết bài chúng ta thường làm gì? - Vậy trong phần mở bài chúng ta có hai cách mở bài đó là những cách nào? + Thế nào là mở bài trực tiếp, mở bài gián tiếp? - Thế nào là kết bài đóng, kết bài mở? Học nhóm:lớp chúng ta có 4 nhóm tương ứng với 4 tổ trong lớp các em hãy sắp xếp các luận điểm luận cứ đã xác định được vào bố cục của văn bản( lưu ý sử dụng các đề mục cho rõ ràng) để được một dàn ý. Thời gian là 4 phút. -Vậy để lập dàn ý cho bài văn nghị luận ta phải làm gì? GV: Treo bảng phụ - Gọi HS đọc ghi nhớ. - Hướng dẫn HS làm bài tập SGK - Gợi ý cho HS dàn ý đại cương, HS dựa vào đó để lập dàn ý chi tiết.- học sinh thảo luận nhóm trong vòng 5 để lập được dàn ý cho bài văn. + Căn cứ vào các bước đã làm trong bài tập 1 để tìm ý, chọn ý, sau đó lập dàn ý đại cương. + Trên cơ sở dàn ý đại cương lập dàn ý chi tiết. GV: Hướng dẫn học sinh làm bài tập về nhà HS: Tìm ý cho bài văn HS: Tìm ý là tìm hệ thống luận điểm, luận cứ cho bài văn. HS: xác định luận đề, các luận điểm, rồi xác định các luận cứ cho luận điểm. -* Luận đề: vấn đề trung tâm được đưa ra để bàn luận. * Luận điểm: ý kiến thể hiện quan điểm, tư tưởng. * Luận cứ: lí lẽ vận dụng để làm sáng tỏ luận điểm. - HS: luận đề, luận điểm, luận cứ. HS: “Vai trò và tác dụng, mở rộng và chân trời mới.” HS: vai trò và tác dụng của sách trong đời sống tinh thần của con người và sách mở rộng trước mắt tôi những chân trời mới. HS: 3 luận điểm LĐ1: - Sách là sản phẩm tinh thần kì diệu của con người. LĐ2: - Sách mở rộng những chân trời mới. LĐ3: - Cần có thái độ đúng với sách và việc đọc sách. HS: đối với LĐ1: - Sách là sản phẩm tinh thần kì diệu của con người chúng ta có 3 luận cứ là: Sách là sản phẩm tinh thần kì diệu của con người; Sách là kho tàng tri thức; Sách giúp ta vượt qua thời gian, không gian. HS: Đối với LĐ2 Sách mở rộng những chân trời mới. Có 2 luận cứ đó là: Sách giúp ta hiểu biết về mọi lĩnh vực tự nhiên và xã hội. Sách là người bạn, người thầy, sách tốt giúp ta hoàn thiện nhân cách. HS: Đối với LĐ3: Cần có thái độ đúng với sách và việc đọc sách. có 2 luận cứ Đó là: Đọc và học theo sách tốt, phê phán sách xấu. Học những điều hay trong sách và học trong thực tế cuộc sống. Tạo thói quen lựa chọn, đọc và học theo sách tốt. HS: có 3 phần: Mở bài, thân bài, và kết bài. Mở bài: giới thiệu vấn đề, Thân bài triển khai vấn đề, kết bài kết thúc vấn đề và đề ra phương hướng mới. - HS thưa cô là mở bài trực tiếp và gián tiếp. - Mở bài trực tiếp là trực tiếp nêu lên vấn đề, còn mở bài gián tiếp là ta sẽ nêu khái quát rồi mới dẫn nhập vào đề HS: Thảo luận, - Làm việc với SGK, trả lời câu hỏi. - Suy nghĩ, trả lời. - Làm việc với SGK và trả lời câu hỏi. - Suy nghĩ, phát biểu.-HS xác định luận đề, tìm luận điểm, tìm luận cứ, sắp xếp luận điểm, luận cứ, triển khai luận điểm luận cứ. vào ba phần mở bài, thân bài và kết bài - Đọc ghi nhớ SGK. - Làm bài tập SGk. - Theo dõi và làm bài tập theo gợi ý. II. Cách lập dàn ý bài văn nghị luận: 1. Tìm ý cho bài văn: * Luận đề: vấn đề trung tâm được đưa ra để bàn luận. * Luận điểm: ý kiến thể hiện quan điểm, tư tưởng. * Luận cứ: lí lẽ vận dụng để làm sáng tỏ luận điểm. Ví dụ: Lập dàn ý cho đề văn nghị luận sau “bàn về vai trò và tác dụng to lớn của sách trong đời sống tinh thần của con người, nhà văn M. Go-rơ-ki có viết: “sách mở rộng trước mắt tôi những chân trời mới”. a. Xác định luận đề: Sách mở rộng trước mắt tôi những chân trời mới. b. Xác định luận điểm: 3 luận điểm - Sách là sản phẩm tinh thần kì diệu của con người. - Sách mở rộng những chân trời mới. - Cần có thái độ đúng với sách và việc đọc sách. c. Tìm luận cứ cho luận điểm: - Luận điểm 1: 3 luận cứ + (a1) Sách là sản phẩm tinh thần kì diệu của con người. + (b1) Sách là kho tàng tri thức. + (c1) Sách giúp ta vượt qua thời gian, không gian(biết được qua khứ, hiện tại, biết được nhiều nơi trên thế giới…) - Luận điểm 2: 2 luận cư + (a2) Sách giúp ta hiểu biết về mọi lĩnh vực tự nhiên và xã hội. + (b2) Sách là người bạn, người thầy, sách tốt giúp ta hoàn thiện nhân cách. - Luận điểm 3: 3 luận cứ + (a3) Đọc và học theo sách tốt, phê phán sách xấu. Học những điều hay trong sách và học trong thực tế cuộc sống. + (b3) Tạo thói quen lựa chọn, đọc và học theo sách tốt. 2. Lập dàn ý: - Mở bài: giới thiệu vấn đề Ví dụ: mở bài trực tiếp: giới thiệu vấn đề nghị luận: vai trò và tác dụng của sách, dẫn câu nói của M.Go rơ ki vào. - Thân bài: Sắp xếp luận điểm, luận cứ đã tìm được theo một trình tự khoa học. + Luận điểm 1: luận cứ a1, b1, c1 + Luận điểm 2: luận cứ a2, b2, c2 + Luận điểm 3: luận cứ a3, b3, c3 - Kết bài: + Kết bài đóng là khái quát lại vấn đề. Ví dụ: Sách có vai trò và tác dụng to lớn đối với đời sống tinh thần của con người. Là kho tàng tri thức của nhân loại, là người bạn, người thầy giúp ta tự hoàn thiện bản thân. Đúng như nhà văn M. Go rơ ki đã nói “sách mở rộng trước mắt tôi những chân trời mới”. + Kết bài mở : mở rộng, nâng vấn đề lên một khía cạnh khác để người đọc suy nghẫm. ví dụ: Sách có vai trò và tác dụng vô cùng to lớn đối với đời sống tinh thần của con người. thế nhưng tình hình thị trường sách hiện nay rất phức tạp: số lượng sách nhiều, chất lượng một số sách không được kiểm chứng, nhiều sách có hại…Vấn đề đặt ra hiện nay là dường như giới trẻ rất ít đọc sách khi có quá nhiều kênh thông tin, giải trí đang lôi cuốn. * Ghi nhớ: (SGK) Cũng cố: treo bảng phụ III. Luyện tập: 1. Bài tập 1: a. Bổ sung ý còn thiếu: - Đức và tài có quan hệ khăng khít với nhau trong mỗi con người. - Cần phải thường xuyên rèn luyện, phấn đấu để có cả tài và đức. b. Lập dàn ý: - Mở bài: + Giới thiệu lời dạy của Bác. + khẳng định đây là bài học quý giá có ý nghĩa sâu sắc với việc rèn luyện tu dưỡng của từng cá nhân +Chúng ta cần tiếp thu học hỏi lời dạy của Bác - Thân bài: + Giải thích câu nói. Giải thích khái niệm tài và đức. Có tài mà không có đức là vô dụng. Có đức mà không có tài thì làm việc gì cũng khó. Đức và tài quan hệ khắng khích với nhau. + Ý nghĩa lời dạy của Bác có ý nghĩa sâu sắc đối với việc rèn luyện, tu dưỡng của từng cá nhân. - Kết bài: + Mỗi người muốn thành công để trở thành người có ích trong xã hội thì cần có đủ tài và đức. + Cần phấn đấu và rèn luyện để có đủ tài và đức 2. Bài tập về nhà: - Mở bài: + Lời mở đầu: dẫn câu tục ngữ. + Giá trị của câu tục ngữ. - Thân bài: + Ý nghĩa của câu tục ngữ. + Bài học của câu tục ngữ. + Đánh giá: mặt đúng và chưa đúng. + Rút ra bài học cho bản thân. - Kết bài: khẳng định nội dung, ý nghĩa của câu tục ngữ. IV. Củng cố - dặn dò: - Học thuộc bài - Soạn bài: Truyện Kiều phần tác giả NGUYỄN DU Phường 11, ngày 05 tháng 3 năm 2013 GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN SVTT Nguyễn Thị Huế Nguyễn Thị Ngọc Anh

File đính kèm:

  • doclap dan y bai van nghi luan 10.doc
Giáo án liên quan