A. Mục tiêu yêu cầu bài học:
1. Về kiến thức:
-Giúp học sinh tiếp cận các kiến thức lí thuyết về phép cách làm một bài văn lập luận chứng minh học trong chương trình Tiếng Việt trung học cơ sở.( lớp 7).
- Giúp học sinh nâng cao hiểu biết về cách làm văn lập luận chứng minh.
- Giúp học sinh tìm hiểu về cách làm văn lập luận chứng minh dựa trên sự tích hợp với vốn sống, vốn văn chương đã học và các bài làm văn có yếu tố miêu tả và biểu cảm.
8 trang |
Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 4000 | Lượt tải: 4
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án làm văn: Cách làm văn lập luận chứng minh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Giáo án làm văn:
Cách làm văn lập luận chứng minh
A. Mục tiêu yêu cầu bài học:
Về kiến thức:
-Giúp học sinh tiếp cận các kiến thức lí thuyết về phép cách làm một bài văn lập luận chứng minh học trong chương trình Tiếng Việt trung học cơ sở.( lớp 7).
- Giúp học sinh nâng cao hiểu biết về cách làm văn lập luận chứng minh..
- Giúp học sinh tìm hiểu về cách làm văn lập luận chứng minh dựa trên sự tích hợp với vốn sống, vốn văn chương đã học và các bài làm văn có yếu tố miêu tả và biểu cảm.
2. Về kỹ năng:
Bài dạy nhằm giúp học sinh hình thành và củng cố một số kỹ năng cơ bản sau:
Kỹ năng nhận diện cách viết lập luận chứng minh trong các dạng văn bản: văn bản nói và văn bản viết.
Kỹ năng phân tích các gía trị biểu đạt, kỹ năng thẩm định và sử dụng văn lập luận chứng minh( tìm ý, lập ý, xây dựng dàn bài, các đoạn văn bản ngắn, cách phân tích và khai thác các dẫn chứng)
3.Về thái độ:
Bồi dưỡng cho học sinh yếu tố cảm xúc trong văn chương và trong tâm hồn thông qua việc xây dựng cách lập luận chứng minh đóng vai trò công cụ tạo nên văn bản chứng minh ( một bài văn chứng minh một vấn đề cụ thể)
Chuẩn bị của giáo viên và học sinh:
Chuẩn bị của giáo viên:
Giáo án
Phương pháp dạy học phù hợp
Các tài liệu tham khảo liên quan đến bài học
Chuẩn bị của học sinh:
Soạn bài trước ở nhà
Nêu ra một vài vấn đề cần trao đổi,làm rõ
Công cụ trợ giúp giảng dạy:
Giáo án
Sách giáo khoa
Các tài liệu tham khảo phục vụ cho bài dạy
Câu hỏi phát vấn
Hình thức dạy học phù hợp
Sự tương tác giữa giáo viên và học sinh
Các phương pháp, biện pháp dạy học phù hợp với đặc trưng nội dung bài học
D.Phương pháp dạy học:
Nhóm phương pháp thuyết trình bao gồm các phương pháp nhỏ hơn như: diễn giảng, phát vấn, nêu vấn đề, làm mẫu…
Nhóm phương pháp tổ chức hoạt động bao gồm các nhóm phương pháp nhỏ hơn như: phương pháp phân tích mẫu, rèn luyện theo mẫu, trò chơi, tình huống….
E.Tiến trình bài dạy:
1. Ổn dịnh tổ chức lớp:
Kiểm tra bài cũ, dẫn dắt vào bài mới.
2. Triển khai nội dung bài mới:
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Yêu cầu nội dung bài học
Hoạt động 1:
Giáo viên cho học sinh đọc kĩ phần tìm hiểu bài trong sách giáo khoa.
? Xác định yêu cầu chung của đề?
?Câu tục ngữ trong sách giáo khoa thể hiện điều gì?
?Muốn chứng minh cần có những lập luận nào?
? Mở bài?
? Thân bài?
? Kết bài?
I. Các bước làm bài văn lập luận chứng minh:
1. Tìm hiểu đề:
a. Xác định yêu cầu chung của đề
Chứng minh tư tưởng của câu tục ngữ là đúng đắn.
b. Câu tục ngữ khẳng định:
- Chí là ý chí, hoài bão, nghị lực, sự kiên trì.
- Ai muốn thành công thì phải rèn luyện ý chí.
c. Chứng minh:
- Về lí lẽ: Bất cứ việc gì như việc học ngoại ngữ nếu không kiên tâm thì có học được không?
- Nếu gặp khó khăn mà không có ý chí thì có thể vượt qua được không?
2. Lập dàn bài:
a. Mở bài: Câu tục ngữ trên đúc kết một bài học có giá trị giáo dục rất lớn: Con người muốn có thành công trong cuộc sống thì cần phải có một ý chí, một nghị lực phấn đấu vượt qua mọi khó khăn thử thách.
b.Triển khai các ý:
- Ý chí giúp cho con người ta vượt qua mọi khó khăn, thử thách.
- Không có ý chí con người rất dễ thất bại
- Những tấm gương và dẫn chứng lấy từ trong thực tế:
+ Trong câu truyện lịch sử đời xưa: Mạc Đĩnh Chi, Chử Đồng Tử, Lê Lợi…
+ Trong các câu truyện đời thường ngày nay: các tấm gương vượt khó xuất hiện trên báo chí, các hồi ki, bút kí, các tấm gương gần gũi trong cuộc sống hàng ngày của học sinh.
+ Các câu chuyện về những trường hợp không có ý chí vượt qua khó khăn dẫn tới gặp phải những hậu quả đáng tiếc : nghiện hút, tù tội, tệ nạn xã hội…
c. Kết bài:
Khẳng định lại ý nghĩa giáo dục và răn dạy của câu tục ngữ, khẳng định việc rèn luyện ý chí của con người có vai trò đặc biệt quan trọng gíup ích cho con người trưởng thành hơn.
Hoạt động 2:
Giáo viên khái quát những ý chính về cách làm một bài văn lập luận chứng minh cũng như các cách cơ bản để xây dựng một dàn bài văn chứng minh.
? Yêu cầu học sinh đọc phần ghi nhớ trong sách giaó khoa?
? Phân tích và giảng giải cho học sinh cặn kẽ về cách lập luận và xây dựng dàn ý chi tiết cho văn chứng minh.
1. Xác định trọng tâm vấn đề cần chứng minh là gì?
2. Xây dựng các luận điểm cơ bản cho bài viết trên khung bài 3 phần:
Mở bài, thân bài, kết bài
3. Tìm các luận cứ tiêu biểu chứng minh cho vấn đề, các luận cứ được chọn lọc cho một bài văn chứng minh cần có sự chọn lọc, có gía trị nhấn mạnh và có điểm thu hút với vấn đề.
Hoạt động 3:
? Triển khai luyện tập tại lớp với các nhóm học sinh cụ thể (chia lớp làm các nhóm khác nhau, 3 nhóm) cùng lập dàn bài chứng minh cho một đề sau:
chứng minh tính đúng đắn của câu tục ngữ: “ Có công mài sắt, có ngày nên kim”
Dàn ý triển khai vấn đề bao gồm một số ý cơ bản như sau:
- Khẳng định tính đúng đắn của câu tục ngữ, Ý nghĩa của câu tục ngữ?
- Vai trò giáo dục con người của câu tục ngữ
- Vì sao chúng ta phải “ mài sắt” mới “ nên kim”?
- Đưa ra một số dẫn chứng cụ thể:
+ Trong lịch sử, trong các câu chuyện dân gian, văn học
+ Trong đời sống hàng ngày
Chú ý: Các dẫn chứng được khai thác ở cả hai mặt tiêu cực và tích cực.
- Muốn rèn luyện đức tính chăm chỉ kiên nhẫn chúng ta cần phải rèn luyện như thế nào?
F. Ôn tập, củng cố và hướng dẫn học bài:
- Tổng kết lại những ý chính cần chú ý khi xây dựng văn bản chứng minh
- So sánh với các kiểu văn nghị luận đã được học
- Giao bài tập cho học sinh ở nhà:
+ làm một bài văn chứng minh
+ Soạn tiếp bài học tiếp theo.
Đề thi
Đề 1: Chứng minh rằng nhân dân Việt Nam từ xưa đến nay luôn sống theo đạo lí “ Uống nước nhớ nguồn”, “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”?
Đê 2: Phân tích ý nghĩa giáo dục của cha ông ta trong hai câu tục ngữ “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây” và “ Uống nước nhớ nguồn” ?
Đề 3: Hãy bình luận hai câu tục ngữ sau:
“ Uống nước nhớ nguồn”, “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”?
Đáp án cho đề thi số 1:
I.Mở bài:
-Giới thiệu về kho tàng ca dao tục ngữ Việt Nam
- Khẳng định tính chất giáo dục con người của tục ngữ
- Giới thiệu sơ lược về câu tục ngữ “ăn quả nhớ kẻ trồng cây” và “ Uống nước nhớ nguồn”
II. Thân bài:
1. Nêu được nội dung cơ bản của câu tục ngữ trên:
- Giải thích ngắn gọn nội dung hai câu tục ngữ để xây dựng luận điểm chứng minh cho bài viết:
+ Hai câu đều dùng hai hình tượng gợi liên tưởng là “ Cây” và “ Nguồn” để biểu đạt ý nghĩa răn dạy của mình, hai hình ảnh này vốn có quan hệ nhân quả với hành động “ăn quả” và “ uống nước” của con người.
+ Hai câu tục ngữ có nội dung răn dạy chúng ta: Được thừa hưởng những giá trị vật chất và tinh thần ngày nay chúng ta phải biết ơn cha ông, các thế hệ đi trước- những con người của nhiều thế hệ đã tạo dựng nên cho con cháu những tài sản vô giá đó.
+ Các thế hệ Con dân Việt Nam luôn luôn trân trọng những giá trị nhân văn tốt đẹp của lời khuyên răn trong 2 câu tục ngữ trên.
2. Chứng minh dân tộc Việt Nam luôn sống theo đạo lí “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây” và “ Uống nước nhớ nguồn”:
- Thông qua những lễ hội thờ cúng tưởng nhớ tổ tiên của cả nước:
+ Lễ hội đền Hùng
+Lễ Hội tưởng nhớ Thánh Gióng
+ Lễ hội tưởng nhớ Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn
+ Lễ hội Đống Đa tưởng nhớ Quang Trung đại phá Quân Thanh…
- Thông qua ý nghĩa của tục thờ cúng tổ tiên trong gia đình
- Thông qua những ngày lễ kỉ niệm trong năm: ngày thương binh liệt sĩ giáo Việt Nam, ngày 2/9….
3. Giải thích vì sao con dân Việt Nam luôn sống theo đạo lí đó:
- Do phẩm chất tốt đẹp của con người Việt nam
- Do quan niệm sống của người Phương Đông “tôn sư trọng đạo”
- Tính giáo dục đúng đắn của câu tục ngữ
- Do lòng tin vào tín ngưỡng, vào luật nhân quả…
4. Rút ra bài học cho bản thân, cộng đồng xung quanh mình:
- là học sinh em có suy nghĩ gì để thực hiện đạo lí sống tốt đẹp ấy?
- Những kinh nghiệm quý báu đóng góp cho cộng đồng hôm nay?
III. Kết luận:
- Khẳng định lại giá trị tốt đẹp của 2 câu tục ngữ
- Liên tưởng so sánh với một số câu tục ngữ, châm ngôn khác cùng chủ đề….
File đính kèm:
- van chung minh.doc