A. Mục tiêu bài học: Giúp HS:
- Củng cố vững chắc hơn các kiến thức và kĩ năng về thao tác lập luận phân tích và so sánh.
- Bước đầu biết cách vận dụng kết hợp hai thao tác đó trong một bài văn nghị luận.
- Biết vận dụng những điều đã nắm được để viết một bài văn hoặc một phần bài văn, một đoạn văn nghị luận trong đó có sử dụng kết hợp hai thao tác lập luận phân tích và so sánh.
B. Phần tổ chức dạy học
* Bài cũ: 1. Thao tác lập luận phân tích là gì?
2. Thao tác lập luận so sánh là gì?
* Bài mới: Giáo viên nói lời vào bài: Trong các tiết học trước các em đã được tìm hiểu hai thao tác lập luận rất phổ biến trong làm văn nghị luận đó là thao tác lập luận phân tích và so sánh. Tuy nhiên trong thực tế nói và viết không phải bao giờ chúng ta cũng chỉ sử dụng một thao tác lập luận riêng lẻ, mà phải biết vân dụng nhuần nhuyễn các thao tác lập luận thì nói, viết mới đạt hiệu quả giao tiếp cao. Vì vậy hôm nay chúng ta sẽ luyện tập vận dụng kết hợp hai thao tác thường được sử dụng trong văn nghị luận là phân tích và so sánh.
9 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 47524 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Làm văn : Luyện tập vận dụng kết hợp các thao tác lập luận phân tích và so sánh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày 28 tháng 11 năm 2007
Bài soạn: Luyện tập vận dụng kết hợp các thao tác lập luận phân tích và so sánh
Người soạn: Chu Bằng – Gv trường THPT DTNT huyện Quế Phong
A. Mục tiêu bài học: Giúp HS:
- Củng cố vững chắc hơn các kiến thức và kĩ năng về thao tác lập luận phân tích và so sánh.
- Bước đầu biết cách vận dụng kết hợp hai thao tác đó trong một bài văn nghị luận.
- Biết vận dụng những điều đã nắm được để viết một bài văn hoặc một phần bài văn, một đoạn văn nghị luận trong đó có sử dụng kết hợp hai thao tác lập luận phân tích và so sánh.
B. Phần tổ chức dạy học
* Bài cũ: 1. Thao tác lập luận phân tích là gì?
2. Thao tác lập luận so sánh là gì?
* Bài mới: Giáo viên nói lời vào bài: Trong các tiết học trước các em đã được tìm hiểu hai thao tác lập luận rất phổ biến trong làm văn nghị luận đó là thao tác lập luận phân tích và so sánh. Tuy nhiên trong thực tế nói và viết không phải bao giờ chúng ta cũng chỉ sử dụng một thao tác lập luận riêng lẻ, mà phải biết vân dụng nhuần nhuyễn các thao tác lập luận thì nói, viết mới đạt hiệu quả giao tiếp cao. Vì vậy hôm nay chúng ta sẽ luyện tập vận dụng kết hợp hai thao tác thường được sử dụng trong văn nghị luận là phân tích và so sánh.
GV yêu cầu HS giở SGK trang 120 và ghi mục đề lên bảng.
HĐ của GV & HS
Nội dung
- GV cho HS đọc đoạn trích SGK và chiếu trên màn hình.
- Chủ đề đoạn là gì?
- Đoạn văn sử dụng các thao tác lập luận nào? Em hãy phân tích từng thao tác.
- Mục đích, tác dụng của việc vận dụng 2 thao tác đó NTN?
- Từ đó em có kết luận gì về việc vận dụng các thao tác lập trong văn nghị luận?
- HS thảo luận trả lời, giáo viên gợi ý, khẳng định và trình chiếu trên máy những nội dung chính kết hợp viết bảng ngắn gọn.
(Thời gian phần này kết hợp hỏi bài cũ khoảng 15 phút)
- GV nêu chủ đề.
- Với chủ đề trên chúng ta có những luận điểm nào?(có thể thay bằng 4 nhóm thảo luận về:ngôn ngữ, hình ảnh, các biện pháp nghệ thuật khác.)
- HS thảo luận trả lời, GV khẳng định lại trên máy chiếu hoặc viết bảng ngắn gọn.
- Em có ý định chọn luận điểm nào để viết thành đoạn văn? Tại sao?
- Em sử dụng những phương tiện liên kết nào để liên kết với phần trước?
- Với luận điểm như trên thì em có những luận cứ nào để thuyết minh cho luận điểm của mình?
Gợi ý: Từ thuần Việt, từ láy, kết hợp từ, đảo ngữ, từ đồng âm, giảm nghĩa…
- Các thao tác bổ trợ sử dụng kết hợp như thế nào để trình bày rõ ràng, hợp lí, có sức thuyết phục?
- Vậy, trong đoạn văn sắp viết em sử dụng thao tác nào là chính?
- Học sinh viết đoạn văn trong vòng 3 phút.
- Sau đó gọi 2 đến 3 em trình bày.
- GV hướng dẫn các em học sinh khác nhận xét.
(có thể thay bằng trao đổi vấn đáp trên lớp để HS thể hiện bằng văn nói).
- Nếu còn thời gian giáo viên hướng dẫn học sinh luyện tập ở nhà.
Bài tập 1.
* Chủ đề của đoạn văn là phê phán và chỉ ra tác hại của căn bệnh tự kiêu tự đại
* Đoạn trích sử dụng hai thao tác lập luận là phân tích và so sánh.
* Phân tích:
- Thao tác phân tích:
+ Luận điểm chính: Chớ có tự kiêu tự đại.
+ Hai lí do để không nên tự kiêu tự đại là “tự kiêu tự đại là khờ dại” và “tự kiêu tự đại là thoái bộ”.
- Thao tác so sánh:
+ “mình hay” >< “nhiều người hay hơn mình”
+ “sông to, bể rộng” >< “cái chén nhỏ, cái đĩa cạn”
+ “độ lượng của nó rộng và sâu” >< “độ lượng của nó hẹp và nhỏ”
=> so sánh tương phản.
+ “người tự kiêu tự mãn…cái chén, cái đĩa cạn”
=> So sánh tương đồng.
Thao tác lập luận chính được sử dụng là so sánh có sự kết hợp với thao tác phân tích.
* Mục đích , tác dụng của việc vận dụng hai thao tác:
- Làm cho vấn đề đưa ra bàn luận trở nên sinh động, cụ thể, dễ hiểu, dễ đi vào lòng người hơn.
- Để từ đó sống khiêm tốn hơn, biết tôn trọng người khác, chịu khó học hỏi hơn.
* Kết luận:
- Trong làm văn nghị luận chúng ta nên vận dụng hai thao tác lập luận chính là phân tích và so sánh để đạt hiệu quả giao tiếp cao hơn.
- Trong từng văn bản hoặc đoạn văn bản bao giờ cũng có 1 thao tác chủ yếu, các thao tác còn lại có tính chất bổ trợ.
Bài tập 2.Vận dụng kết hợp phân tích và so sánh , viết đoạn văn bàn về vẻ đẹp của bài thơ “Tự tình II” của Hồ Xuân Hương:
Tự tình II
Hồ Xuân Hương
Đêm khuya văng vẳng trống canh dồn
Trơ cái hồng nhan với nước non
Chén rượu hương đưa say lại tỉnh
Vầng trăng bóng xế khuyết chưa tròn.
Xiên ngang mặt đất rêu từng đám
Đâm toạc chân mây đá mấy hòn;
Ngán nỗi xuân đi, xuân lại lại
Mảnh tình san sẻ tí con con.
a. Phần văn bản em viết là một bộ phận của một bài văn hoàn chỉnh, với:
- Chủ đề của bài văn là bàn về đặc sắc nghệ thuật của bài thơ “tự tình II” của Hồ Xuân Hương.
- Để làm sáng tỏ chủ đề trên, chúng ta cần nêu ra những luận điểm cụ thể như sau:
+ Bài thơ “Tự tình II” thể hiện tài năng độc đáo của “Bà chúa thơ Nôm” trong nghệ thuật sử dụng ngôn từ.
+ Bài thơ “Tự tình II” thể hiện nghệ thuật xây dựng hình ảnh điêu luyện của Hồ Xuân Hương.
+ Bài thơ còn vận dụng rất linh hoạt các biện pháp nghệ thuật trong việc thể hiện tâm trạng của nhân vật trữ tình.
+ Bài thơ có giọng điệu trữ tình đặc biệt độc đáo “chất Xuân Hương”: sắc sảo, da diết, giàu cá tính.
Học sinh sẽ trình bày thành đoạn văn để làm sáng tỏ luận điểm thứ nhất(Thể hiện tài năng độc đáo của “Bà chúa thơ Nôm” trong nghệ thuật sử dụng ngôn từ).
Luận điểm này nằm ở phần đầu tiên trong dàn ý, do vậy cần sử dụng những phương tiện liên kết chuyển đoạn có tính chất mở đầu như “Trước hết chúng ta thấy…”, “Biểu hiện đầu tiên…”, “thứ nhất…”, “Để làm sáng tỏ cho nhận định ấy trước tiên chúng ta xem xét…”…
b.* Các luận cứ để làm sáng tỏ cho luận điểm:
- Ngôn từ bài thơ nôm na, dễ hiểu, gần gũi với lời ăn tiếng nói hàng ngày của nhân dân nhưng lại rất chọn lọc, tinh tế, thể hiện một cách tài tình tâm trạng đau buồn, phẫn uất của người con gái trước duyên phận muộn mằn, gắng gượng vươn lên để đón đợi hạnh phúc mà vẫn rơi vào bi kịch.
- Ngôn từ bài thơ được chắt lọc tài tình, rất giàu giá trị tạo hình và biểu cảm, kết hợp từ ngữ một cách sáng tạo:
+ Toàn từ thuần Việt giàu giá trị tạo hình và biểu cảm như Văng vẳng, dồn, trơ, say lại tỉnh, xiên ngang, đâm toạc, từng đám, mấy hòn..
+ Hệ thống từ láy được sử dụng rất “đắt”: văng vẳng, nước non, con con.
+ Kết hợp từ độc đáo: cái hồng nhan, Mảnh tình – san sẻ – tí – con con, khuyết chưa tròn…
+ Sử dụng từ đồng âm khác nghĩa: lại lại, xuân đi(tuổi xuân), xuân lại(mùa xuân).
* Thông thường các thao tác bổ trợ tùy vào diễn biến của ý mà sử dụng ở phần nào cho hợp lí song người ta thường sử dụng ở phần sau của đoạn văn hoặc bài văn, hoặc xen kẽ giữa các ý.
* Không nên để thao tác bổ trợ lấn át thao tác chính, phải vận dụng một cách linh hoạt, nhuần nhuyễn.
ố Có thể sử dụng thao tác lập luận phân tích là chính, vì như thế mới chỉ ra được những khía cạnh rất chi tiết trong nghệ thuật độc đáo về ngôn từ của bài thơ.
c. Diễn đạt các ý đã có thành một đoạn văn hoàn chỉnh, trong đó vận dụng thao tác lập luận phân tích là chính còn so sánh là phụ.
Gợi ý: Có thể tham khảo các bài thơ của các nhà thơ cùng thời Hồ Xuân Hương như Bà Huyện Thanh Quan, Nguyễn Du, Đoàn Thị Điểm…Ví dụ:
Chiều hôm nhớ nhà
Bà Huyện Thanh Quan
Chiều trời bảng lảng bóng hoàng hôn
Tiếng ốc xa đưa lẫn trống dồn;
Gác mái ngư ông về viễn phố
Gõ sừng mục tử lại cô thôn.
Ngàn mai gió cuốn chim bay mỏi
Dặm liễu sương sa khách bước dồn;
Kẻ chốn Chương Đài người lữ thứ
Lấy ai mà kể nỗi hàn ôn.
Nỗi lòng người chinh phụ
(Trích Chinh phụ ngâm - Đoàn Thị Điểm)
Vài tiếng dế nguyệt soi trước ốc
Một hàng tiêu gió thốc ngoài hiên;
Lá màn lay ngọn gió xuyên
Bóng hoa theo bóng nguyệt lên trước rèm;
Hoa dãi nguyệt, nguyệt in một tấm
Nguyệt lồng hoa, hoa thắm từng bông;
Nguyệt hoa hoa nguyệt trùng trùng
Trước hoa dưới nguyệt trong lòng xiết đau…
Chú ý: So sánh thơ Hồ Xuân Hương với thơ của các nhà thơ khác là để thấy được sự độc đáo của thơ Hồ Xuân Hương chứ không phải để thấy thơ của bà là hay còn thơ của người khác là dở.
Nhóm 1: Em hãy nhận xét nghệ thuật sử dụng ngôn từ của Hồ Xuân Hương trong bài thơ “Tự tình II”?
(Nhận định ngắn gọn, không trình bày dài dòng)
Gợi ý: Chú ý vào hệ thống từ thuần Việt, từ láy, các kết hợp từ(cái hồng nhan, tí con con…).
Tự tình II
Hồ Xuân Hương
Đêm khuya văng vẳng trống canh dồn
Trơ cái hồng nhan với nước non
Chén rượu hương đưa say lại tỉnh
Vầng trăng bóng xế khuyết chưa tròn.
Xiên ngang mặt đất rêu từng đám
Đâm toạc chân mây đá mấy hòn;
Ngán nỗi xuân đi, xuân lại lại
Mảnh tình san sẻ tí con con.
Nhóm 2: Em hãy nhận xét nghệ thuật xây dựng hình ảnh của Hồ Xuân Hương trong bài thơ “Tự tình II”.
(Chỉ nêu một nhận định ngắn gọn về nghệ thuật xây dựng hình ảnh trong bài thơ, không bàn luận dài).
Tự tình II
Hồ Xuân Hương
Đêm khuya văng vẳng trống canh dồn
Trơ cái hồng nhan với nước non
Chén rượu hương đưa say lại tỉnh
Vầng trăng bóng xế khuyết chưa tròn.
Xiên ngang mặt đất rêu từng đám
Đâm toạc chân mây đá mấy hòn;
Ngán nỗi xuân đi, xuân lại lại
Mảnh tình san sẻ tí con con.
Nhóm 3: Em có nhận xét gì về các biện pháp nghệ thuật được sử dụng để khắc họa tâm trạng của nhân vật trữ tình trong bài thơ “Tự tình II” của Hồ Xuân Hương?(Chỉ nhận xét bằng một nhận định ngắn gọn, không phân tích cụ thể)
Gợi ý: Chú ý vào các biện pháp tu từ, các đảo ngữ, âm thanh, nhịp điệu, phép giảm nghĩa..
Tự tình II
Hồ Xuân Hương
Đêm khuya văng vẳng trống canh dồn
Trơ cái hồng nhan với nước non;
Chén rượu hương đưa say lại tỉnh
Vầng trăng bóng xế khuyết chưa tròn.
Xiên ngang mặt đất rêu từng đám
Đâm toạc chân mây đá mấy hòn;
Ngán nỗi xuân đi, xuân lại lại
Mảnh tình san sẻ tí con con.
Nhóm 4: Cảm nhận của em về giọng điệu trữ tình trong bài thơ “Tự tình II” của Hồ Xuân Hơng.
Gợi ý: chú ý vào nhịp điệu, âm hởng, cách dùng từ thuần Việt, đảo ngữ…
Tự tình II
Hồ Xuân Hương
Đêm khuya văng vẳng trống canh dồn
Trơ cái hồng nhan với nước non;
Chén rượu hương đưa say lại tỉnh
Vầng trăng bóng xế khuyết chưa tròn.
Xiên ngang mặt đất rêu từng đám
Đâm toạc chân mây đá mấy hòn;
Ngán nỗi xuân đi, xuân lại lại
Mảnh tình san sẻ tí con con.
Chiều hôm nhớ nhà
Bà Huyện Thanh Quan
Chiều trời bảng lảng bóng hoàng hôn
Tiếng ốc xa đưa lẫn trống dồn;
Gác mái ngư ông về viễn phố
Gõ sừng mục tử lại cô thôn.
Ngàn mai gió cuốn chim bay mỏi
Dặm liễu sương sa khách bước dồn;
Kẻ chốn Chương Đài người lữ thứ
Lấy ai mà kể nỗi hàn ôn.
Nỗi lòng người chinh phụ
(Trích Chinh phụ ngâm - Đoàn Thị Điểm)
Vài tiếng dế nguyệt soi trước ốc
Một hàng tiêu gió thốc ngoài hiên;
Lá màn lay ngọn gió xuyên
Bóng hoa theo bóng nguyệt lên trước rèm;
Hoa dãi nguyệt, nguyệt in một tấm
Nguyệt lồng hoa, hoa thắm từng bông;
Nguyệt hoa hoa nguyệt trùng trùng
Trước hoa dưới nguyệt trong lòng xiết đau…
File đính kèm:
- luyen tap van dung thao tac phan tich so sanh.doc