I. Mục tiêu bài học
- Thấy được mục đích, tầm quan trọng của phỏng vấn và trả lời phỏng vấn trong đời sống.
- Nắm đc những y/c cơ bản và cách thức thực hiện phỏng vấn cũng như trả lời phỏng vấn .
II. Kiến thức trọng tâm
Nắm rõ và vận dụng linh hoạt về việc trao đổi thông tin qua phỏng vấn và trả lời phỏng vấn
III. Cách thức tiến hành
GV hướng dẫn HS thảo luận và trả lời câu hỏi
IV. Phương tiện thực hiện
SGK+SGV+Giáo án
V. Tiến trình dạy học
1. Kiểm tra bài cũ: ( Kiểm tra vở làm bài tập)
2. Bài mới
5 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1887 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Làm văn Phỏng vấn và trả lời phỏng vấn, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn:……………. Ngày giảng:………….
Tiết: 59 Làm văn
Phỏng vấn và trả lời phỏng vấn
I. Mục tiêu bài học
- Thấy được mục đích, tầm quan trọng của phỏng vấn và trả lời phỏng vấn trong đời sống.
- Nắm đc những y/c cơ bản và cách thức thực hiện phỏng vấn cũng như trả lời phỏng vấn .
II. Kiến thức trọng tâm
Nắm rõ và vận dụng linh hoạt về việc trao đổi thông tin qua phỏng vấn và trả lời phỏng vấn
III. Cách thức tiến hành
GV hướng dẫn HS thảo luận và trả lời câu hỏi
IV. Phương tiện thực hiện
SGK+SGV+Giáo án
V. Tiến trình dạy học
1. Kiểm tra bài cũ: ( Kiểm tra vở làm bài tập)
2. Bài mới
Hoạt động của GV & HS
Yêu cầu cần đạt
* HĐ1: Mục đích, tầm quan trọng cảu phỏng vấn và trả lời phỏng vấn
VD1: Vụ án “Bảo mẫu hành hạ 10 trẻ em” ở Đồng Nai
đã để lại nỗi trăn trở sau một phóng sự đưa lên truyền hình TW tháng 1 năm 2008 vừa qua. Những hình ảnh về bảo mẫu hành hạ trẻ em, đã để lại những xôn xao trong dư luận
? Phỏng vấn là gì?
? Mục đích của phỏng vấn và trả lời phỏng vấn?
? Tầm quan trọng của phỏng vấn và trả lời phỏng vấn?
*HĐ2: Những yêu cầu cơ bản đối với hoạt động phỏng vấn
VD2: Phỏng vấn Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Thiện Nhân về vấn đề hai không trong thi cử. Đây là vấn đề xã hội rất quan tâm. Để đảm bảo tính dân chủ và văn minh, sự công bằng trong xã hội khi trả lời vấn đề này, Bộ trưởng Nguyễn Thiện Nhân đã yêu cầu các cơ quan, lãnh đạo các tỉnh, thành, huyện không vì thành tích. Về phía nội bộ, Bộ trưởng yêu cầu các Sở GD, các trường cũng không vì thành tích, đồng thời duy trì thực hiện nghiêm túc trong thi cử.
? Những yêu cầu cơ bản đối với hoạt động phỏng vấn là gì?
Chuẩn bị phỏng vấn có những yêu cầu gì?
Cách thức tiến hành phỏng vấn như thế nào?
Biện pháo sau khi phỏng vấn là gì?
* HĐ3: Những yêu cầu đối với người trả lời phỏng vấn?
*HĐ4: Luyện tập
- GV yêu cầu hs về đọc thuộc phần ghi nhớ
( SGK)
- Hướng dẫn học sinh làm bài tập
- Giáo viên có thể hướng học sinh đến một cuộc phỏng vấn về âm nhạc ngày nay của giới trẻ?
I. Mục đích, tầm quan trọng của phỏng vấn và trả lời phỏng vấn
* Phỏng vấn: là quá trình diễn ra giữa người hỏi và người trả lời về một vấn đề xã hội đáng quan tâm, về một con người nào đó mà dư luận đáng chú ý.
* Mục đích của phỏng vấn và trả lời phỏng vấn:
- Là để chuỵên trò, để hiểu biết về một người nổi tiếng, về một chủ đề có ý nghĩa xã hội mà người hỏi muốn quan tâm, dư luận đang chú ý.
- Ngoài ra còn nhiều mục đích khác như: biết được sự ảnh hưởng của cá nhân người nổi tiếng, triển vọng hoặc những vướng mắc về vấn đề của xã hội.
* Tầm qtrong của phỏng vấn và trả lời phỏng vấn
Cung cấp cho mọi người những thông tin cần thiết, những lối ứng xử nhịp nhàng trên cơ sở của một xã hội có văn hóa.
+Dân chủ văn minh còn đòi hỏi không bao che, bưng bít sự thật về những gì tiêu cực
+ Tất cả mặt trái của xã hội cần phải được phanh phui
+ Tìm ra những biện pháp tích cực nhất, tối ưu nhất cho một vấn đề nào đó của xã hội.
II. Những yêu cầu cơ bản đối với hoạt động phỏng vấn
1. Chuẩn bị phỏng vấn
- Nội dung phỏng vấn là gì? ( Chủ đề gì?)
- Đối tượng phỏng vấn là ai? ( một hay nhiều người)
- Mục đích phỏng vấn ? (để làm gì?)
2. Tiến hành phỏng vấn
- Cần có những câu hỏi chuẩn bị trước, nhưng luôn phải nhạy bén với tình hình hoàn cảnh cụ thể để có những câu hỏi phù hợp
- Bất cứ cuộc phỏng vấn nào cũng phụ thuộc vào cách trả lời của người được phỏng vấn. Vì vậy cần phải có câu hỏi gợi mở, tìm tòi, phát hiện để dẫn người trả lời đi đúng hướng, đúng nội dung yêu cầu của cuộc phỏng vấn đã xác định.
- Người phỏng vấn cần có thái độ niềm nở, cởi mở, trân trọng người trả lời. Đặc biệt là sự khiêm tốn, chăm chú lắng nghe.
- Kết thúc phải có lời cmá ơn, tỏ ý tôn trọng
3. Biên tập sau khi phỏng vấn
- Người phỏng vấn được phép sửa lại câu trả lời sao cho ngắn gọn, đúng hướng. Vì nếu không sẽ lạc hướng, rườm rà, thiếu sự trong sáng.
- Nếu có điều kiện thì ghi cả hình. Đó là ánh mắt, cử chỉ của người trả lời. Làm như vậy sẽ tăng hiệu quả của cuộc phỏng vấn
III. Những yêu cầu đối với người trả lời phỏng vấn
- Phải nêu thật trung thực, rõ ràng ý kiến của mình về vấn đề được hỏi với thái độ thẳng thắn, chân thành
- Ngoài ra phải chú ý:
+ Dùng cử chỉ
+ Hành động
à để làm rõ điều mình cần trả lời
IV. Luyện tập
Bài 1/ 182 (sgk)
Trên truyền hình có nhiều cuộc phỏng vấn. Nhìn chung là tốt, đảm bảo đúng yêu cầu của người phỏng vấn và người trả lời phỏng vấn. Song ở một số cuốc phỏng vấn không chính xác.
VD: Bài hát ấy có tựa đề….
Sao lại là tựa đề? Nên sửa lại là tiêu đề, nhan đề.
Bài 3/ 182 (sgk)
Cuộc phỏng vấn có thể diễn ra ở hai vai
- Người phỏng vấn:
+ Xin bạn vui lòng cho biết, bạn có yêu thích ca nhạc không?+ Bạn thích những bài hát nào?
+ Vì sao bạn thích những bài hát đó?- Người trả lời:
+ Tôi và một số bạn ở lớp thích ca nhạc!
+ Riêng tôi thích những bài hát nhạc trẻ sôi nổi, yêu đời.
+ Tôi xin hát…
- Người phỏng vấn
+ Xin cảm ơn!
3. Củng cố và dặn dò
- Cần nắm vững mục đích và tầm quan trọng của phỏng vấn và trả lời phỏng vấn là gì?
- Thực hành về phỏng vấn và trả lời phỏng
- Học thuộc phần ghi nhớ
- Giờ sau học “ Vĩnh biệt cửu trùng đài”
Ngày soạn:……………. Ngày giảng:………….
Tiết: 62 Tiếng Việt
Thực hành một số kiểu câu trong văn bản
I. Mục tiêu bài học
- Củng cố và nâng cao kiến thứuc về một số kiểu câu thường ding trong tiếng Việt: Cấu tạo và tác dụng liên kết ý trong văn bản của chúng.
- Biết phân tích và lĩnh hội kiểu câu trong văn bản, biết cách lựa chọn kiểu câu thích hợp để diễn đạt khi nói và viết.
II. Kiến thức trọng tâm
Nắm rõ và vận dụng linh hoạt về các kiểu câu và sự liên kết các kiểu câu trong cuộc sống
GV hướng dẫn HS thảo luận và trả lời câu hỏi
IV. Phương tiện thực hiện
SGK+SGV+Giáo án
V. Tiến trình dạy học
1. Kiểm tra bài cũ: ( Kiểm tra vở làm bài tập)
2. Bài mới
Hoạt động của GV & HS
Yêu cầu cần đạt
Tiết 1:
* HĐ1: Hướng dẫn tìm hiểu kiểu câu bị động
- Y/c hs đọc sgk
- Xác định câu bị động trong đoạn trích?
- Chuyển câu bị động sang câu chủ động?
- Khi chuyển như vậy, nội dung đoạn văn có sự thay đổi nội dung hay không?
- Xác định câu bị động trong đoạn trích sau và phân tích tác dụng của kiểu câu bị động về liên kết ý trong văn bản?
- Hướng dẫn hs luyện tập viết đoạn văn
(Viết một đoạn văn về Nam Cao trong đó có câu bị động. Giải thích tác dụng của câu bị động đó?)
HS làm tại lớp rồi GV chữa
Tiết 2:
* HĐ2: Hướng dẫn đi tìm hiểu kiểu câu có khởi ngữ
HS đọc sgk và trả lời câu hỏi
- Xác định khởi ngữ và câu có khởi ngữ?
- So sánh câu có khởi ngữ và câu không có khởi ngữ về liên kết ý, nhấn mạnh ý, đối lập ý?
- Lựa chọn câu văn thích hợp điền v ào chỗ trống?
à Thế nào là khởi ngữ?
Phần luyện tập, yêu cầu những nội dung sau:
- Xác định khởi ngữ trong đoạn văn và phân tích đặc điểm khởi ngữ về các mặc: vị trí, dấu hiệu về quãng ngắt, hoặc hư từ sau khởi ngữ?
* HĐ3: Hướng dẫn tìm hiểu kết cấu có trạng ngữ tình huống
HS đọc sgk và trả lời câu hỏi
- Phần in đậm nằm ở vị trí nào trong câu?
- Tác giả đã chọn câu nào trong các câu dưới?
- Dùng kết cấu có trạng ngữ chỉ tình huống là như thế nào?
- Đọc đoạn văn trong sgk và trả lời câu hỏi: xác định trạng ngữ chỉ tình huống
- Sử dụng trạng ngữ chỉ tình huống để phân biệt giữa thông tin thứ yếu và thông tin chủ yếu?
GV từ 3 phần lớn trên rút ra kết luận giúp hs có thể nắm bắt được nội dung bài học
(Phần củng cố)
HS cần nắm rõ
I. Dùng kiểu câu bị động
1. Ví dụ (sgk/tr194)
- Câu bị động là: “ không, hắn chưa… suy nghĩ nhiều”.
- Chuyển câu bị động sang câu chủ động có ý nghĩa tương đương:
+ Không, chưa một người đàn bà nào yêu hắn cả, vì thế mà bát cháo hành của Thị Nở làm cho hắn suy nghĩa nhiều.
+ Toàn đoạn văn sau khi đã thay thế: “ Hắn chỉ thấy nhục chứ yêu đương gì. Không, chưa một người đàn bà nào yêu hắn cả, vì thế mà bát cháo hành của Thị Nở làm hắn suy nghĩ nhiều”.
Đoạn văn vẫn đảm bảo liên kết chặt chẽ về nội dung cũng như hình thức.
- Câu bị động trong đoạn trích là:
+ “ Đời hắn chưa bao giờ được săn sóc bởi một bàn tay đàn bà”.
2. Nhận xét: Câu bị động này làm rõ câu bị động đứng trước nó: “ Mà còn ai nấu cho mà ăn nữa”.
3. Luyện tập viết đoạn văn:
Tốt nghiệp thành chung, Nam Cao được một nhà bác họ đưa vào Nam sinh sống. Vì sức khoẻ, Nam Cao lại ra Bắc sống bằng nghề dạy học và viết văn. Cuộc đời giáo khổ trường và những năm tháng sống gần gũi với người nông dân, Nam Cao bị cuốn hút vào hiện thực đó. Đói cơm, rách áo, những số phận thê thảm… tất cả đã đi vào trang sách của Nam Cao.
- Câu bị động: “ Nam Cao được một người bác họ đưa vào Nam sinh sống”. Câu bị động này có tác dụng nhấn mạnh cuộc đời đưa đẩy con người và con người phải sống chật vật để kiếm miếng cơm manh áo.
- Câu bị động: “Cuộc đời giáo khổ trường tư và những năm tháng sống gần gũi với người nông dân, Nam Cao bị cuốn hút vào hiện thực đó”. Câu bị động này nhấn mạnh cuộc đời đã tác động đến nhận thức của Nam Cao.
II. Dùng kiểu câu có khởi ngữ
1. Xét ví dụ: sgk
- Những câu có khởi ngữ:
+ Thế là vừa sáng, Thị đã chạy đi tìm gạo.
+ Hành thì nhà Thị may lại còn.
- Câu “ Thế là vừa sáng, Thị đã chạy đi tìm gạo” làm rõ ý và liên kết với câu trên “Đang ốm thế thì chỉ ăn cháo hành, ra được mồ hôi là nhẹ nhõm cả người ngay đó mà”
- Câu không có khởi ngữ không có tac dụng nhấn mạnh ý:
+ Tôi là con gái Hà Nội. Nói một cách khiêm tốn, tôi là một cô gái khá. Hai bím tóc dài, tương đối mềm, một cái cổ cao, kiêu hãnh như đài loa kèn (…)
Điền câu: Còn mắt tôi thì các anh lái xe bảo: “Cô có cái nhìn sao mà xa xăm”.
2. K/n: Khởi ngữ là thành phần câu đứng trước chủ ngữ để nêu đề tài được nói đến trong câu.
3. Luyện tập
Ví dụ:
a. Tôi mong đồng bào ai cũng tập thể dục. Tự tôi, ngày nào tôi cũng tập
“ Tự tôi” là thành phần khởi ngữ. Nó được ngắt bằng dấu phẩy với các thành phần káhc của câu. Tác dụng của nó là nhấn mạnh về một phạm vi hoạt động thường xuyên có ý thức tự giác của Bác Hồ.
b. Chỗ đứng chính của văn nghệ… của tình cảm
+ Khởi ngữ: Cảm giác, trình tự, đời sống cảm xúc
Ngăn cách với các thành phần khác của câu bằng dấy phẩy (,) nhằm nhấn mạnh nội dung chính của văn nghệ cần phải đề cập.
+ Khởi ngữ: Tônxtôi nói vắn tắt ngăn cách với các thành phần khác của câu bằng dấu hai chem. (: ). Nó nhấn mạnh chủ đề lời nói
III. Dùng kết cấu có trạng ngữ tình huống
1. Ví dụ: sgk
Phần in đậm là:
+ “ Hãy đừng yêu”à Có cấu tạo là động từ
+ “ Thấy Thị hỏi”à Có cấu tạo là động từ
2. Nhận xét
- Chuyển phần in đậm về sau chủ ngữ
+ Thị nghĩ bong để hỏi cô Thị đã, “hãy dừng yêu” giống câu nguyên bản giữ nguyên từ ngữ, khác ở nhấn mạnh nội dung.
Nguyên bản nhấn mạnh hãy đừng yêu. Chuyển sang cuối câu lại nhấn mạnh để hỏi cô thị đã.
+ Bà già kia bật cười thấy thị hỏi.Bà tưởng cháubà nói đùa. Nếu để nguyên bản nhân mạnh tình huống “ Thị hỏi”. Chuyển về cuối câu nhấn mạnh bà già kia bật cười.
- Trong bốn câu cho trước, ta chọn theo thứ tự vị trí thứ 3:
Nghe An, Liên đứng dậy trả lời.
3. Dùng kết cấu có trạng ngữ chỉ tình huống
Chọn thành phần này để sử dụng thành phần trạng ngữ chỉ tình huống. Nó mới phù hợp với văn cảnh.
4. Luyện tập
Trường hợp đầu, thừa từ “khi”; trường hợp hai, lặp từ “Liên”; trường hợp bốn, người nghe hiểu nhầm An đứng dậy trả lời
- Trạng ngữ chỉ tình huống là:
+ “Nhận được phiến trát của Sơn Hưng Tuyên đốc bộ đường”. Đây là thông tin thứ yếu. Thông tin quan trọng là hỏi thơ lại để khẳng định nội dung của phiến trát. Vì vậy, thông tin thứ yếu thường đặt ở đầu hoặc cuối câu.
IV. Tổng kết về sử dụng ba kiểu câu trong văn bản
a. Thành phần chủ ngữ trong kiểu câu bị động: thường đứng ở giữa câu trong các kiểu câu chứa chúng. Nó chỉ những thông tin đã biết.
Ví dụ: Tốt nghiệp thành chung, Nam Cao được một người bác họ đưa vào Nam sinh sống.
Thông tin đã biết:
+ Nam Cao đã tốt nghiệp thành chung
+ Được người bác họ đưa vào Nam sinh sống.
b. Thành phần khởi ngữ: thường đứng ở đầu câu, ngăn cách với thành phần câu bằng dấu phẩy.
Ví dụ: “ Tôi mong đồng bà ai cũng tập thể dục. Tự tôi, ngày nào cũng tập”.
“ Tự tôi” là khởi ngữ đứng đầu câu. Nó liên kết với cấu trước và thể hiện ý thức tự giác về tập thể dục. Nó làm rõ đề tài cần bàn đến là thể hiện ý thức tự giác về tập thể dục và ý thức tự giác của mọi người.
c. Thành phần trạng ngữ chỉ tình huống: Vị trí đứng ở đầu hoặc cuối câu. Nó chỉ thông tin phụ trong câu chứa nó. Thành phần trạng ngữ chỉ tình huống góp phần làm phong phú thêm sắc thái, hành động của chủ ngữ.
3. Dặn dò:
- Về học thêm phần ghi nhớ
- Chuẩn bị trước phần làm văn, giờ sau học “ Luyện tập phỏng vấn và trảlời phỏng vấn”
File đính kèm:
- Phong van va tra loi phong van.doc