Giáo án Làm văn: Thao tác lập luận bình luận

A/. Mục tiêu bài học: Giúp HS:

- Nắm được mục đích, yêu cầu và cách bình luận.

- Thấy được học bình luận không chỉ là học một thao tác lập luận thông thường mà còn góp phần rèn luyện một phẩm chất mà con người hiện đại rất cần phải có.

B/. Tiến trình tổ chức dạy học:

I/. Ổn định: - Kiểm tra sĩ số, vệ sinh, ánh sáng lớp học.

- Nhắc HS gấp tập lại để kiểm tra bài cũ.

II/. Kiểm tra:02 HS.

1/. Trình bày đôi nét về tác giả A.P. Sê-Khốp và chủ đề truyện ngắn “Người trong bao”?

2/.Chân dung Bê-li-cốp được miêu tả như thế nào?

III/. Bài mới: Trong văn học nghị luận, người ta vận dụng những thao tác lập luận khác nhau. Bình luận là một trong những thao tác lập luận không thể thiếu. Vậy mục đích, yêu cầu của thao tác lập luận bình luận là gì? Cách bình luận như thế nào? Tiết học hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu những điều đó và bước đầu rèn luyện kĩ năng bình luận

doc3 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 6473 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Làm văn: Thao tác lập luận bình luận, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 27 Tiết: 99 Soạn ngày: 18.3.08 THAO TÁC LẬP LUẬN BÌNH LUẬN A/. Mục tiêu bài học: Giúp HS: - Nắm được mục đích, yêu cầu và cách bình luận. - Thấy được học bình luận không chỉ là học một thao tác lập luận thông thường mà còn góp phần rèn luyện một phẩm chất mà con người hiện đại rất cần phải có. B/. Tiến trình tổ chức dạy học: I/. Ổn định: - Kiểm tra sĩ số, vệ sinh, ánh sáng lớp học. - Nhắc HS gấp tập lại để kiểm tra bài cũ. II/. Kiểm tra:02 HS. 1/. Trình bày đôi nét về tác giả A.P. Sê-Khốp và chủ đề truyện ngắn “Người trong bao”? 2/.Chân dung Bê-li-cốp được miêu tả như thế nào? III/. Bài mới: Trong văn học nghị luận, người ta vận dụng những thao tác lập luận khác nhau. Bình luận là một trong những thao tác lập luận không thể thiếu. Vậy mục đích, yêu cầu của thao tác lập luận bình luận là gì? Cách bình luận như thế nào? Tiết học hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu những điều đó và bước đầu rèn luyện kĩ năng bình luận. Hoạt động của Thầy và Trò Nội dung cần đạt ? Bình luận nhằm mục đích gì? Không thể bình luận với những ai còn chưa biết về điều bình luận. Vì họ sẽ không thể hoặc không muốn nghe. Cũng không ai nghe ta bình luận khi ý kiến của ta không khác gì với những ý kiến mà mọi người đều biết và đều nhất trí. => Thực hiện công việc bình luận bằng những ý kiến riêng về điều bình luận. Với những ai biết, quan tâm, có ý kiến về điều bình luận. Để xác định đúng/ sai, hay/ dở, phải/ trái... a/? Trong đoạn trích đó, tác giả có nhận định, đánh giá đúng/ sai, hay/ dở... không? (có) ? Có bàn bạc sâu rộng vấn đề được nói đến không? (có). Đích cuối cùng của những lời nhận định,đánh giá, bàn bạc đó là gì? (cần phải lập khoa luật) b/? Nguyễn Trường Tộ có lí do để viết... đạo đức? (không) c/? Dựa vào nhận thức và ý nghĩa của từ bình luận trong mục I, anh (chị) thấy “Xin lập khoa luật” có phải là đoạn trích có tính chất bình luận không? Vì sao không thể coi đây là một đoạn trích chứng minh hay giải thích? (Không thể coi đây là đoạn trích chứng minh hay giải thích vì trong đoạn trích có sự đánh giá và bàn luận chứ không đơn thuần là làm cho người đọc (nghe) hiểu và tin vào điều nói tới. ? Tại sao có thể nói rằng: con người hôm nay cần biết bình luận, dám bình luận và do đó phải nắm vững kĩ năng bình luận? * Giải thích:giúp người đọc (nghe) hiểu nhận định được nêu -> hướng về con người chưa hiểu. * Chứng minh: giúp họ tin rằng nhận định ấy là có căn cứ trong sự thật -> hướng về con người chưa rõ, chưa tin. * Bình luận: đánh giá và bàn bạc. => Lập luận bình luận là để dành cho những người đã biết, đã có ý kiến về hiện tượng (vấn đề) nào đó, nhưng ý kiến của họ còn khác với ý kiến của người bình luận. - Mục đích: đề xuất và thuyết phục người đọc (nghe) tán đồng với nhận xét, đánh giá, bàn luận. - Yêu cầu: + Đưa ra được những nhận định, đánh giá đúng/ sai và bàn bạc sâu rộng về vấn đề tai nạn giao thông. + Nhựng nhận định, đánh giá có cơ sở. + Quan điểm của người bình luận rõ ràng, lập luận chặt chẽ, bố cục mạch lạc, lời văn bình luận chính xác, trong sáng. - Tiến hành đủ 3 bước trong cách bình luận. I/. Mục đích, yêu cầu của thao tác lập luận bình luận: 1/. Mục đích Đánh giá và bình luận. - Đánh giá: Xác định phải/ trái, đúng/ sai, hay/ dở... - Bàn luận: Trao đổi ý kiến với người đối thoại. 2/. Tìm hiểu đoạn trích “Xin lập khoa luật” của Nguyễn Trường Tộ (Ngữ văn11 tập I) 3/. Muốn làm cho ý kiến bình luận có sức thuyết phục người đọc (nghe) thì phải nắm vững kĩ năng bình luận. Vì khi nắm vững kĩ năng thì mới biết cách tổ chức các luận điểm, luận cứ nhằm đạt tới mục đích bình luận. Ngoài ra, khi nắm vững kĩ năng bình luận thì người trình bày dễ trình bày, người nghe dễ tiếp nhận. 4/. Con người hôm nay cần biết bình luận và dám bình luận. Vì đang sống trong một thời đại văn minh, dân chủ, con người đều phải có quyền và trách nhiệm tham gia giải quyết các vấn đề trong xã hội; Các quan điểm, ý kiến có tinh thần xây dựng đều được trân trọng và khuyến khích -> phải nắm vững kĩ năng bình luận. II/. Cách bình luận: 1/. Bước 1: Nêu hiện tượng (vấn đề) cần bình luận. 2/. Bước 2: Đánh gía hiện tượng (vấn đề) cần bình luận 3/. Bước 3: Bàn về hiện tượng (vấn đề) cần bình luận. * Ghi nhớ: SGKtr73. III/. Luyện tập: 1/. Bình luận không phải là sự kết hợp của hai kiểu lập luận giải thích và chứng minh. Khác nhau là do mục đích. 2/. Đoạn trích trong SGKtr73,74 có sử dụng thao tác bình luận. Vì căn cứ vào mục đích, yêu cầu và cách bình luận 3/. GV hướng dẫn HS về nhà làm. IV/. Củng cố: Gọi 1,2 HS nhắc lại nội dung bài vừa học. V/. Dặn dò: Học bài và chuẩn bị bài “Người cầm quyền khôi phục uy quyền”. Giáo viên nhận xét và xếp loại tiết học.

File đính kèm:

  • docThao tac lap luan binh luan(1).doc