Giáo án Lẽ ghét thương

I-Mục tiêu cần đạt.

Giúp học sinh:

- Hiểu được tư tưởng vì dân, vì đời, ghét hôn quân bạo chúa của tác giả qua lời ông quán.

- Thấy được nghệ thuật dùng điệp ngữ, thành ngữ, tiểu đối, từ láy giàu sắc thái biểu cảm của tác giả trong đoạn trích.

II-Phương pháp, phương tiện.

1,Phương pháp.

-Dạy học theo phương thức thuyết trình, giảng giải, kết hợp với các hình thức trao đổi thảo luận, trả lời các câu hỏi

2,Phương tiện.

-Sử dụng SGK,SGV,Sách thiết kế bài giảng.

III-Tiến trình dạy học.

1,Ổn định lớp.

2,Kiểm tra bài cũ. Trình bày dàn ý đề bài số 3 – sgk?

3,Dạy bài mới.

 

doc4 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1752 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Lẽ ghét thương, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Lẽ ghét thương ( Trích Lục Vân Tiên) - Nguyễn Đình Chiểu- Tiết 5,6 Ngày soạn: 10/9/2007 I-Mục tiêu cần đạt. Giúp học sinh: - Hiểu được tư tưởng vì dân, vì đời, ghét hôn quân bạo chúa của tác giả qua lời ông quán. - Thấy được nghệ thuật dùng điệp ngữ, thành ngữ, tiểu đối, từ láy giàu sắc thái biểu cảm của tác giả trong đoạn trích. II-Phương pháp, phương tiện. 1,Phương pháp. -Dạy học theo phương thức thuyết trình, giảng giải, kết hợp với các hình thức trao đổi thảo luận, trả lời các câu hỏi… 2,Phương tiện. -Sử dụng SGK,SGV,Sách thiết kế bài giảng. III-Tiến trình dạy học. 1,ổn định lớp. 2,Kiểm tra bài cũ. Trình bày dàn ý đề bài số 3 – sgk? 3,Dạy bài mới. Hoạt động của Thầy - Trò Yêu cầu cần đạt CH: Đọc phần tiểu dẫn SGK và tóm tắt những nội dung chính trong phần này? - Nội dung của tác phẩm. Tác phẩm được sáng tác dựa trên mô típ một số truyện dân gian và một số tình tiết thật trong cuộc đời của nha thơ. Là món ăn tinh thần của người dân Nam Bộ và của cả dân tộc. - Chú ý đọc với giọng triết lí. CH: Chia bố cục của đoạn trích? I/ Tiểu dẫn. - Hoàn cảnh sáng tác truyện thơ Nôm Lục Vân Tiên: Sáng tác vào khoảng sau năm 1850 khi nhà thơ bị mù và mở trường dạy học. - Nội dung: ( sgk) - Vị trí đoạn trích Lẽ ghét thương từ câu 473 đâne 504 nói về cuộc trò truyện giưa nhân vật ông quná và mấy nho sĩ trẻ tuổi, qua đó ông quán bày tỏ lẽ ghét thương ở đời. II/ Đọc chia bố cục. 1. Đọc. 2. Bố cục: 4 phần. + Phần 1: 6 câu đầu : Lí lẽ ghét thương + Phần 2: 10 câu tiếp: Lẽ ghét. + Phần 3: 14 câu tiếp: Lẽ thương. + Phần 4: 2 câu cuối: Suy ngẫm về ghét thương. Hoạt động của Thầy – Trò Yêu cầu cần đạt CH : Qua đoạn trích vừa đọc Em hãy nêu đại ý của đoạn trích ? CH : Trong đoạn 1 có mấy nhân vật đối thoại ? Nội dung cuộc đối thoại ? CH : Ông Quán ghét và thương những đối tượng, điều gì ? Tại sao ? Từ đó em có nhận xét gì về thái độ của ông Quán ? Đúng, Sai ? - Vua Kiệt : Đào ao rượu, chung chạ nam nữ trong hầm Trường dạ. - Vua Trụ : lấy thịt người nuôi thú dữ. - U Vương : muốn làm người đẹp Bao Tự cười đã cho đốt thành. - Tề Hoàn Công : ăn chán sơn hào hải vị muốn ăn thịt trẻ con, buộc đầu bếp Địch Nha giết con của mình hấp cho vua ăn. 3. Đại ý đoạn trích. - Đoạn trích thể hiện rõ thái độ ghét thương của ông Quán. Đây cũng là quan điểm, thái độ của nhân dân đối với vua chúa bạo ngược vô đạo, với những người hiền tài chịu số phận rủi ro. III/ Đọc hiểu đoạn trích 1. Đoạn 1. - 2 nhân vật đối thoại: + Ông Quán: Là một người tinh thông kinh sử, từng trải. Tuyên ngôn về lẽ ghét thương: “ Vì chưng hay ghét cũng là hay thương” -. Là vì ghét và thương là hai mặt đối lập nhưng tồn tại song song trong yêu cầu về đạo đức và lí tưởng của con người. Thương cái tốt đẹp, nhân đạo, ghét caí độc ác, xấu xa…đó là hai mặt đối lập của tình cảm thống nhất của con người. + LVTiên: Muốn biết rõ đối tượng ghét thương trong quan điểm và thái độ của ông quán. * Đây chính là những lí lẽ để ông Quán bộc lộ thái độ ghét thương của mình với những sự việc ở đời. 2. Đoạn 2, 3: Lẽ ghét + Niềm thương. Lẽ ghét Niềm thương. - Ghét việc tầm phào: là nỗi ghét cay, ghét đắng, ghét vào tận tâm can, khắc xương ghi cốt. + Kiệt, Trụ mê dâm -> Dân khổ cực sa hầm, sảy hang. + Ghét U, Lệ đa đoan, bạo ngược-> Dân lầm than. + Ngũ bá phân vân: Dân nhọc nhằn. + Đời thúc quý phân băng-> Rối loạn dân. * Đó là những việc tầm phào, hại dân, đều gây nên những khổ cực cho dân. - Thương đức Thánh Nhân: có khát vọng cứu đời mà không thực hiện được. - Thưongthầy Nhan Tử: Mệnh yểu công danh đành lữo dở. - Thương Gia Cát tài cao nhưng không gặp vận. - Thương Đổng tử có công lớn mà không được trọng dụng. - Thương thầy Nguyên Lượng: vì không chịu quỵ luỵi mà về ở ẩn. - Thương ông Hàn Dũ vì dâng biểu can vua mà phải chịu đầy đi xa. * Đó là niềm thương cho nững nho sĩ ngay thẳng, những con người hiền tài mà phải chịu những hoàn cảnh và số phận éo le ngang trái. CH: Thái độ của ông quán? CH: Theo em thì nhân vật ông Quán ở đây có thể là ai? Ông đang phát biểu cho tư tưởng của ai? 4. Củng cố. 5. Dặn dò. * Thái độ của ông Quán: Ông có một thái độ yêu ghét rất rõ ràng. Ghét bọn vua chúa bạo ngược luôn đứng về phía nhân dân lầm than. Đó chính là lòng yêu nước thương dân của ông quán. - Ông quán chính là tác giả, từ những câu chuyện trong lịch sử của Trung Quốc tác giả đã bày tỏ rõ những quan điểm đạo đức của bản thân, muốn dùng ngòi bút làm thứ vũ khí chiến đấu chống lại điều bạo ngược trong xã hội. - Trong lẽ ghét thương của ông cũng có ẩn ý phê phán triều Nguyễn lúc bấy giờ với ách thống trị khiến nhân dân lầm than, và ông thương cho các nho sĩ hiền tài lúc bấy giờ như Cao Bá Quát, Bùi Hữu Nghĩa, Nguyễn Công Trứ…. 4. Đoạn 4. - Suy ngẫm của tác giả. IV/ Tổng kết. 1. Nghệ thuật. - Thành công trong sử dụng điệp từ ghét , thương nhiều lần, dồn dập, tăng tiến -> Làm tăng sức biểu cảm. - Sử dụng tiểu đối. - Điển tích, điển cố văn học. - Ngôn ngữ giản dị gần với lời ăn tiếng nói nhân dân.. 2. Nội dung. - Thể hiện tư tưởng thương dân, thương đời sâu sắc, thương cho các bậc hiền tài, ghét vua chúa bạo ngược. - Làm bài tập nâng cao - Soạn bài: Xúc cảnh

File đính kèm:

  • doc5.doc
Giáo án liên quan