I.Mục tiêu bài học:
Giúp học sinh nắm được;
1. Kiến thức:
- Quá trình thành lập tỉnh Hà Tĩnh
- Những thành tựu kinh tế, văn hoá, giáo dục dưới thời phong kiến
2. Kỹ năng: Rèn luyện kỹ năng tư duy,tổng hợp cho học sinh.
3.Tư tưởng, tình cảm, thái độ:Phát huy truyền thống xây dựng quê hương giàu đẹp.
II. Phương tiện dạy học:
Sách lịch sử Hà Tĩnh.
III. Hoạt động dạy và học:
Hoạt động 1: Ổn định tổ chức:
Hoạt động 2:Bài mới
3 trang |
Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 3796 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Lịc sử 6 - Tiết 65: lịch sử địa phương Hà Tĩnh trong thời kỳ phát triển và suy vong của chế độ phong kiến, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 65: Lịch sử địa phương
Hà tĩnh trong thời kỳ phát triển
và suy vong của chế độ phong kiến
( Từ đầu thế kỷ XV đến giữa thế kỷ XIX)
I.Mục tiêu bài học:
Giúp học sinh nắm được;
1. Kiến thức:
- Quá trình thành lập tỉnh Hà Tĩnh
- Những thành tựu kinh tế, văn hoá, giáo dục dưới thời phong kiến
2. Kỹ năng: Rèn luyện kỹ năng tư duy,tổng hợp cho học sinh.
3.Tư tưởng, tình cảm, thái độ:Phát huy truyền thống xây dựng quê hương giàu đẹp.
II. Phương tiện dạy học:
Sách lịch sử Hà Tĩnh.
III. Hoạt động dạy và học:
Hoạt động 1: ổn định tổ chức:
Hoạt động 2:Bài mới
Giáo viên giới thiệu phần lịch sử địa phương.
Hoạt động của GV- HS
Nội dung kiến thức
Hoạt động 1: Tìm hiểu quá trình thành lập tỉnh Hà Tĩnh
GV yêu cầu h/s nhắc lại kiến thức về đơn vị hành chính dưới triều Lê(Hậu Lê)
GV Cung cấp kiến thức về vùng đất Hà Tình trong thời kì chiến tranh xung đột giữa các tập đoàn phong kiến
GV:Sau khi phong trào Tây Sơn sụp đổ, vương triều Nguyễn thành lập
Tĩnh Hà Tĩnh được thành lập năm nào? Theo em sư. Kiện này có ý nghĩa gì?
GV: Như vậy, tĩnh Hà Tĩnh cính thức được thành lập năm 1831
Hoạt động 1: Nông nghiệp
Sau chiến thắng của khởi nghĩa Lam Sơn, nền kinh tế nông nghiệp Hà Tĩnh đã nhanh chống phục hồi và có những bước phát triển đáng kể
Em hãy nêu những thành tựu đạt được về nông nghiệp?
Hoạt động 2: Thủ công nghiệp
Thủ công nghiệp ở Hà Tĩnh từ thế kỷ XV đến giữa TK XIX đẫ có những bước phát triển như thế nào?
- Nghề dệt có từ lâu đời: Hoàng Lễ (Kì Anh), Quần Hồ(Can Lộc) Việt Yên Hạ, Bình Hồ(Đức Thọ), Đông Môn(Thạch Hà)
Ca dao có câu:
Ai về Hà Tĩnh thì về
Mặc áo lụa chợ Hạ, uồng chè HươngSơn
- Nghề mộc: Tập trung ở hai huyện Đức Thọ và Hương Sơn( Xa Lang-HS, Thái Yên- ĐT)
- Đóng thuyền:Việt Yên Thượng(La Sơn-ĐT), xã Phúc Châu(Nghi Xuân)
Hoạt động 3: Thương nghiệp
Thương nghiệp phát triển ntn?
-Huyện nhiều nhất có 9 chợ( Hương Sơn), huyện ít nhất cũng có 1 chợ
- Ngoài ra dọc theo dòng sông có những bến thuyền tấp nập như chợ Chế, bến Phù Thạch(Đức Vĩnh- Đước Thọ), bến Tam Soa(ĐT và HS)
Hoạt động 1:
Giáo dục và khoa cử từ thế kỉ XV đến giữa thế kỷ XIX?
Hoạt động 2:
Em hãy kể tên những tác giả và tác phẩm nổi tiếng của Hà Tĩnh mà em biết?
Gv kết luận
Hoạt động 3: Y học
Em hãy nêu những thành tưụ y học
Hoạt động 4: Tìm hiểu về kiến trúc
* Cũng cố- dăn dò:
I. Tổ chức hành chính
* Thời Hậu Lê: Cả nước chia thành 5 đạo, dưới đạo là phủ, châu, huyện, xã ề Hà Tĩnh thuộc phủ Nghệ An
* Trong chiến tranh Trịnh – Mạc: Lúc đầu là sự quản lí của nhà Mạc. Năm 1540 dưới quyền kiểm soạt của họ Trịnh
* Trong chiến tranh Trịnh – Nguyễn(1627-1672)ềHà Tĩnh trở thành bãi chiến trường
* Triều Nguyễn thành lập(1802-1945): Vua Minh Mạng chia cả nước thành 30 tỉnh
Hà Tĩnh ra đời trên cơ sở tách hai phủ của Hà Hoa và Đức Thọ (trấn Nghệ An)1831
II.Tình hình kinh tế
1. Nông nghiệp:
- Các công trình khai hoang, phục hoá của nhân dân được đẩy mạnh, đồng ruộng mở mang thêm
- Nhiều làng mới được thành lập: Nhiều làng ven biển Nghi Xuân, Kì Anh, Cẩm Xuyên (TK XV).
ở Hương Sơn, Hương Khê nhiều làng xã mới mọc lên
- Một số đồn điền được thành lập như đồn điền Hà Hoa(nay Thạch Điền-TH), Đức Quang(bắc sông Ngàn Trươi- Vũ Quang)
- Thuỷ lợi được chú ý: Kênh Nạ(Cẩm Xuyên), kênh Lạc (Kì Anh) được nạo vét khai thông
2.Thủ công nghiệp
- Miền xuôi: trồng dâu nuôi tằm, dệt vải, nghề gốm, rèn sắt, đúc đồng, đan lát, nghề mộc...
- Ven biển: đóng thuyền, dệt chiếu, dệt võng gai, làm nước mắm ...
ề Các mặt hàmg không chỉ đáp ứng một phần sinh hoạt trong gia đình, mặt hàng có kỹ thuật cao được đem trao đổi như: lụa chợ Hạ( Đức Thọ), chiếu Trảo Nha (Can Lộc), đồ mây Đỗ Gia(Hương Sơn), Thạch Hà
3. Thương nghiệp
- Trung tâm của hệ thống thương nghiệp là các chợ gồm có chợ làng, chợ huyện, chợ phủ và chợ tỉnh
- Bến thuyền tấp nập như chợ Chế, bến Phù Thạch(Đức Vĩnh- Đước Thọ), bến Tam Soa(ĐT và HS)
III. Văn hoá, Giáo dục
1. Giáo dục và khoa cử
Hà Tĩnh là vung đất có truyền thống từ lâu đời.
-Thời nhà Lê một số phủ ,huyện đã có trường học như Đức Thọ, Nghi Xuân, Can Lộc, Kì Anh
- Trong gót hơn 5 thế kỉ Hà Tĩnh đã có hơn 70 người đỗ tiến sỹề Hà Tĩnh có nhiều Người đỗ đạt cao trong cả nước
2.Văn học và sử học
a. Văn học:- Nguyễn Thiếp, Nguyễn Huy Oánh, Nguyễn Huy Tự, Nguyễn Huy Hổ
- Nguyễn Công Trứ
- Đặc biệt là các tác phẩm của Nguyễn Du
b. Sử học: Đặng Minh Khiêm(Việt giám vịnh sử thi tập), Phan Huy Chú(Hoàng Viẹt địa dư chí), Nguyễn Nghiễm(Việt sử bi lãm)...
3. Y học dân tộc:
Lê Hữu Trác(1720-1791), hiệu là Hải Thượng Lãn Ông. Sau 40 năm miệt mài nghiên cứu và tận tuỵ chữa bệnh, ông đã để lại cho nền y học Việt Nam một di sản quý báu là bộ Hải Thượng y tông tâm lĩnh ( 66 quyển)
4. Kiến trúc
- Nhà ở nhân dân: thường làm bằng tre, nứa, lá đơn giản
- Quan lại, nhà giàu: làm bằng gỗ, xây gạch, lợp ngói
- Về chùa chiền: Hình chạm trổ chủ yếu là rồng, phượng rất tinh vi, những đường uốn lượn nhịp nhàng...
File đính kèm:
- on tap hinh hoc ki 2.doc