Giáo án Lịch sử 27 bài 24: Nước Champa từ thế kỉ II đến thế kỉ X

Bài24 : NƯỚC CHAMPA TỪ THẾ KỈ II ĐẾN THẾ KỈ X

I. MỤC TIÊU:

 1. Kiến thức:

 - Quá trình thành lập và phát triển của nước ChamPa, từ nước Lâm Ap ở huyện Tượng Lâm đến 1 quốc gia lớn mạnh, sau này đã tấn công cả nước Đại Việt.

 - Những thành tựu nổi bật về kinh tế và văn hóa của Champa từ thế kỉ II đến TK X

 2. Tư tưởng:

Làm cho học sinh nhận thức sâu sắc rằng người Chăm là 1 thành viên của đại gia đình các dân tộc Việt Nam

 3. Kỹ năng:

 - Tiếp tục rèn luyện kỹ năng đọc bản đồ lịch sử.

 - kỹ năng đánh giá phân tích.

II. CHUẨN BỊ:

 Lược đồ Giao Châu và Champa giữa thế kỉ VI- X phóng to.

 

doc2 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 10132 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Lịch sử 27 bài 24: Nước Champa từ thế kỉ II đến thế kỉ X, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần : Ngày soạn:………… Tiết : 29 Ngày dạy: Bài24 : NƯỚC CHAMPA TỪ THẾ KỈ II ĐẾN THẾ KỈ X I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: - Quá trình thành lập và phát triển của nước ChamPa, từ nước Lâm Ap ở huyện Tượng Lâm đến 1 quốc gia lớn mạnh, sau này đã tấn công cả nước Đại Việt. - Những thành tựu nổi bật về kinh tế và văn hóa của Champa từ thế kỉ II đến TK X 2. Tư tưởng: Làm cho học sinh nhận thức sâu sắc rằng người Chăm là 1 thành viên của đại gia đình các dân tộc Việt Nam 3. Kỹ năng: - Tiếp tục rèn luyện kỹ năng đọc bản đồ lịch sử. - kỹ năng đánh giá phân tích. II. CHUẨN BỊ: Lược đồ Giao Châu và Champa giữa thế kỉ VI- X phóng to. III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP: 1. Ổn định: KTSS 2. KTBC: - Trình bày các chính sách cai trị của nhà Đường. - Trình bày diễn biến cuộc khởi nghĩa Mai Thúc Loan? - Trình bày diễn biến cuộc khởi nghĩa Phùng Hưng? 3. Bài mới: Hoạt động GV Hoạt động HS Nội dung - GV dùng lược đồ Giao Châu và ChamPa giữa TK VI à X giới thiệu cho học sinh biết vị trí của nước ChamPa. - Yêu cầu HS đọc SGK. - CH: Em biết gì về lãnh địa của nước ChamPa cổ? - GV: Giải thích thêm về lãnh địa của Champa cổ. - GV: Sau khi bị nhà Hán đô hộ nhân dân huyện Tượng Lâm đã đấu tranh giành độc lập trong hoàn cảnh nào? - CH: Em có nhận xét gì về quá trình thành lập và mở rộng nước ChamPa? - GV: Chuyển ý sang mục 2 - Yêu cầu HS đọc SGK. - CH: Em cho biết kinh tế chính của Champa là gì? - CH: Em có nhận xét gì về trình độ phát triển kinh tế của Champa từ TK II – X? - GV: Giảng về phần chữ viết, tôn giáo phong tục tập quán và nghệ thuật như SGK. - CH: Thành tựu văn hóa quan trọng nhất của người Chăm là gì? - Y/c HS quan sát SGK. - CH: Em có nhận xét gì về nghệ thuật kiến trúc của người Chăm? - GV trình bày về mối quan hệ giữa người Chăm với các cư dân Việt ở các quận khác của Giao Châu (SGK) - HS quan sát theo dõi - HS đọc mục 1. - Nước Champa cổ nằm trong quận Nhật Nam, Huyện Tượng Tâm là huyện xa nhất của quận Nhật Nam, là địa bàn sinh sống của bộ lạc Dứa, thuộc nền văn hóa đồng thau. - HS theo dõi. - Năm 192-193 nhân dân Tượng Lâm dưới sự lãnh đạo của Khu Liên đã nổi dậy giành độc lập à Khu Liên tự xưng là vua đặt tên nước là Lâm Op. - Các vua Lâm Op đã hợp nhất 2 bộ lạc Dứa và Cau rồi tấn công các nước láng giềng phía bắc mở rộng lãnh thổ à đổi tên nước thành Champa. - HS đọc mục 2 - Kinh tế chủ yếu dựa vào sản xuất nông nghiệp ( trồng lúa, cây công nghiệp, cây ăn quả… khai thác lâm thổ sản… - Trình độ phát triển kinh tế cao: họ biết trồng lúa 2 vụ/năm, biết trồng các loại cây ăn quả, cây công nghiệp, buốn bán với nước ngoài… - Tháp chăm, đền, tượng, các bức chạm nổi. - HS quan sát. - Nhân dân Champa sáng tạo ra 1 nền nghệ thuật kiến trúc và điêu khắc độc đáo mang tính cách và tâm hồn của người chăm. - HS theo dõi 1. Nước Champa độc lập ra đời. - Vào TK II nhân dân Giao Châu nhiều lần nổi dậy nhà Hán tỏ ra bất lực, nhất là đối với các quận xa. - Năm 192-193 nhân dân Tượng Lâm dưới sự lãnh đạo của Khu Liên đã nổi dậy giành độc lập, Khu Liên tự xưng là Vua đặt tên nước là Lâm Ốp. - Các vua Lâm Ốp đã hợp nhất 2 bộ lạc Dứa và Cau rồi tấn công các nước láng giềng phía bắc mở rộng lãnh thổ, rồi đổi tên nước là Champa, đóng đô ở Sinhapara. 2. Tình hình kinh tế, văn hóa Champa từ thế kỉ II đến TK X - Kinh tế chính của Champa là sản xuất nông nghiệp trồng lúa nước, sử dụng công cụ lao động bằng sắt, dùng trâu bò kéo. - Họ sáng tạo ra xe đạp nước. - Họ còn trồng cây ăn quả, cây công nghiệp. - Khai thác lâm, thổ sản. - Champa có nền văn hóa phát triển rực rỡ và phong phú ( có chữ viết riêng) - Họ theo đạo Bà La Môn và đạo phật. - Họ đã tạo ra 1 nền nghệ thut đặc sắc, tiêu biểu là tháp chăm, đền tượng. - Họ có mối quan hệ gần gũi chặt chẻ từ lâu đời với dân cư Việt 4. Củng cố - Nước Champa được thành lập và phát triển như thế nào? - Nêu các thành tựu kinh tế – văn hóa của champa? 5. Dặn dò: Học bài – xem bài mới

File đính kèm:

  • docGiao an lich su 6 tuan 29.doc
Giáo án liên quan