I - MỤC TIÊU : 1. Kiến thức :
Sau bài học này HS biết :
+ Trương Định là một trong những tấm gương tiêu biểu của phong trào đấu tranh chống TDP xâm lược ở Nam kì.
+ Với lòng yêu nước, TĐ đã không tuân theo lệnh vua, kiên quyết ở lại cùng nhân dân chống quân Pháp xâm lược.
2 . Kĩ năng :
+ Vận dụng được KT trong bài để thuật lại những nét chủ yếu của chiến dịch .
3. Thái độ :
+ Cảm phục và học tập tinh thần xả thân vì nước của TĐ vì ông đã đặt lợi ích của nhân dân lên trên lợi ích của cá nhân, quyết hi sinh thân mình cho độc lập của dân tộc.
II- CHUẨN BỊ : 1 . GV : + Bản đồ hành chính VN ( để chỉ vùng đất thuộc Nam kì trước đây) + Tranh, ảnh, tư liệu, ảnh SGK ( hoặc ảnh TĐ được nhân dân phong soái )
5 trang |
Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 4319 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Lịch sử 5 bài: ”Bình tây Đại nguyên soái” Trương Định, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trường : Tiểu học phan đình giót
Tuần : 1 Tiết : 1
Thứ : ngày / / 200
Lớp : 5A
GV : Phạm Thị Thanh Mai
Kế hoạch bài giảng
Môn : lịch sử
Bài :” Bình tây Đại nguyên soái” Trương Định
I - Mục tiêu : 1. Kiến thức :
Sau bài học này HS biết :
+ Trương Định là một trong những tấm gương tiêu biểu của phong trào đấu tranh chống TDP xâm lược ở Nam kì.
+ Với lòng yêu nước, TĐ đã không tuân theo lệnh vua, kiên quyết ở lại cùng nhân dân chống quân Pháp xâm lược.
2 . Kĩ năng :
+ Vận dụng được KT trong bài để thuật lại những nét chủ yếu của chiến dịch .
3. Thái độ :
+ Cảm phục và học tập tinh thần xả thân vì nước của TĐ vì ông đã đặt lợi ích của nhân dân lên trên lợi ích của cá nhân, quyết hi sinh thân mình cho độc lập của dân tộc.
II- Chuẩn bị : 1 . GV : + Bản đồ hành chính VN ( để chỉ vùng đất thuộc Nam kì trước đây) + Tranh, ảnh, tư liệu, ảnh SGK ( hoặc ảnh TĐ được nhân dân phong soái )
2 . HS : SGK , vở ghi , tư liệu sưu tầm
III - Các hoạt động dạy và học
Thời gian
Nội dung kiến thức cơ bản
P. P - HT tổ chức dạy học
HĐ của
giáo viên
HĐ của
học sinh
1’
2’
28’
3’
1 . KT bài cũ :
KT sách vở của HS
2 . Bài mới :
a- GT bài :
(?) Hãy nêu một số nhân vật lịch sử đã học ở lớp 4 ?
( Mai Thúc Loan, Hai Bà Trưng, Ngô Quyền, Lí Thường Kiệt, Trần Hưng Đạo.)
Trong những bài học LS ở lớp 4, chúng ta đã được “gặp” nhiều nhân vật anh hùng dân tộc dám xả thân vì nước. Bài học hôm nay- mở đầu cho trang sử chống thực dân Pháp xâm lược, các em sẽ được biết thêm về một con người “không thể nhìn giang sơn chìm đắm”. Đó là ai ? Để tìm hiểu về n/v nay, cô cùng cả lớp tìm hiểu qua bài : Bình Tây Đại nguyên soái TĐ” tr. 4 SGK.
b- Giảng bài :
1. Giới thiệu về Trương Định ( 1820 – 1864 )
(?) Con hiểu thế nào là “Bình Tây Đại nguyên soái”?
(?) TDP nổ súng xâm lược nước ta khi nào ? ở đâu ?
( Sáng ngày 1/9/1958, TDP nổ súng tấn công ĐN mở đầu cho cuộc xâm lược nước ta)
(?) Ngay khi TDP nổ súng xâm lược, ND Nam kì đã làm gì ?
(?) Trình bày những thông tin em biết về Trương Định ?
( TĐ sinh năm 1820, mất năm 1864, quê ở Bình Sơn quảng Ngãi……)
+ Sinh năm 1820, mất năm 1864
+ Quê ở Bình Sơn, Quảng Ngãi
+ Theo cha vào lập nghiệp ở Tân An
2 . Cuộc khởi nghĩa do TĐ lãnh đạo
(?) Năm 1862, phong trào k/c chống TDP của n/d ta và của nghĩa quân TĐ như thế nào ?
(?) Lúc đó TDP ntn và triều đình nhà Nguyễn vội vã làm gì ?
( Kí hoà ước nhường 3 tỉnh miền Đông Nam Kì cho TDP)
(?) Triều đình nhà Nguyễn đã làm gì với TĐ ?
(?) Vĩ sao triều đình nhà Nguyễn lại thăng chức cho TĐ làm lãnh binh An Giang ?
(… để tách TĐ ra khỏi phong trào đấu tranh của nhân dân )
(?) Con hiểu “lãnh binh” là gì ?( SGK)
(?) An Giang ở đâu ?
( Là 1 trong ba tỉnh miền Tây Nam kì : Vĩnh Long, An Giang, Hà Tiên )
+ TĐ lãnh đạo nhân dân chống Pháp
+ Triều đình kí hoà ước nhường 3 tỉnh miền Đông cho Pháp.
Chốt : Năm 1862, giữa lúc phong trào KC của n/d ta đang dâng cao, TDP gặp nhiều khó khăn và lúng túng trước thất bại ở Mê-hi-cô và trong cuộc chiến tranh xâm lược Trung Quốc và VN thì triều đình nhà Nguyễn với tư tưởng cầu hoà, vội vã kí hoà ước, trong đó có điều khoản nhường 3 tỉnh miền Đông Nam kì là Gia Định, Định Tường, Biên Hoà cho TDP. điều này khiến chính TDP cũng phải thừa nhận “May mắn thay, đang lúc phải đón đợi một tình thế xấu thì triều đình nhà Nguyễn lại yêu cầu lí hoà ước” Triều đình nhà Nguyễn cũng dùng nhiều biện pháp nhằm chấm dứt p/t chống Pháp ở 3 tỉnh miền Đông. Để tách TĐ ra khỏi phong trào chống Pháp, triều đình đã thăng chức cho ông làm Lãnh binh An Giang và y/c ông phải đi nhận chức ngay. Trước tình hình đó, TĐ có những suy nghĩ gì ? Chúng ta sang phần 3 của bài.
3 . Những băn khoăn suy nghĩ và quyết định của TĐ
(?) Khi nhận được lệnh vua, TĐ đã có những băn khoăn gì ?
(?) Thế nào là tội phản nghịch ?
( .. là tội chống lại nhà vua. Theo luật pháp phong kiến, tội phản nghịch là tội nặng nhất có thể bị chu di tam tộc )
(?) Trước những băn khoăn đó, nghĩa quân và dân chúng đã làm gì ?
(?) Quan sát bức tranh, con thấy những gì ?
(?) Trong tranh đó, ai là Trương Định ?
(?) Qua đây, con thấy tình cảm của n/d đối với TĐ ntn ?
(?) Cảm kích trước niềm tin yêu của nghĩa quân và dân chúng, TĐ đã làm gì?
+ Trương Định đã ở lại cùng nhân dân đánh giặc.
Chốt : Trước sự tin yêu của nghĩa quân và n/d, TĐ đã ở lại cùng n/d đánh giặc. Ông đã trả lời dứt khoát với triều đình : “N/d 3 tỉnh muốn như xuqa nên họ suy tôn tôi cầm đầu. Chúng tôi không thể làm khác hơn điều mà chúng tôi đang làm. Cho nên chúng tôi đã chuẩn bị k/c ở cả miền Đông và cả miền Tây nữa. Chúng tôi sẽ chống địch, đánh địch và cuối cùng chúng tôi sẽ thắng địch. Nừu ngài (tức Phan Thanh Giản) còn nói tới hoà nghị với giặc thì chúng tôi phản đối mệnh lệnh của triều đình” và ngọn cờ “Bình Tây” với khẩu hiệu “ Phan – Lâm mãi quốc, triều đình khí dân” ( tức Phan Thanh Giản và Lâm Duy Hiệp bán nước, triều đình bỏ dân) đã tung bay khắp nơi gây thêm niềm tin tưởng cho đồng bào và làm cho TDP khiếp sợ. Vậy kết quả và ý nghĩa của vịêc này là gì ? chúng ta sang phần 4 của bài.
4. Kết quả - Y nghĩa :
(?) Thái độ của TDP và triều đình nhà Nguyễn trước sự phát triển của phong trào chống Pháp ntn ?
(?) Cuộc khởi nghĩa do TĐ lãnh đạo có kết quả ntn ?
(?) Tuy cuộc k/n thất bại, nhưng ý nghĩa của p/t đó ntn ?
+ Cuộc khởi nghĩa thất bại.
+ Khẳng định lòng yêu nước của n/d ta.
Chốt : Trứơc sự phát triển p/t chống TDP của n/d, TDP và triều đình nhà Nguyễn rất lo sợ, ra sức đàn áp. Cuộc k/n của TĐ thất bại nhưng có ý nghĩa rất lớn: đánh dấu sự suy đốn đến cùng cực của triều Nguyền và sự phẫn nộ cao độ của các tầng lớp n/d đối với giai cấp phong kiến và TDP đồng thời khẳng định lòng yêu nước của n/d ta.
3. Củng cố - dặn dò :
(? )Em có suy nghĩ gì về việc TĐ không tuân lệnh triều đình mà ở lại cùng nhân dân chống TDP?
(TĐ là người có lòng yêu nước, thương dân, quyết tâm chống TDP)
(?) Để ghi nhớ công ơn của TĐ, n/d ta đã làm gì ?
( ..đặt tên đường,phố mang tên ông)
(?) Em biết ở HN có đường phố, trường học nào mang tên TĐ ?
(có đường TĐ ở quận HBT)
(?) Em biết gì thêm về TĐ ?
( Cho HS nêu phần tham khảo thứ 3 – SGV)
- Đọc n/d SGK
TK : Với lòng yêu nước, quyết tâm chống giặc ngoại xâm để bảo vệ đất nước, TĐ đã biết đặt lợi ích của dân tộc lên trên lợi ích cá nhân, quyết hi sinh thân mình cho độc lập dân tộc. Sự hi sinh của ông đã khẳng định lòng yêu nước của nhân dân ta trong cuộc k/c chống quân xâm lược. Thế hệ con cháu chúng ta ngày nay luôn ghi nhớ công lao của ông với đất nước.
- Dặn dò :
+ Về tìm hiểu thêm và TĐ và p/t k/n do ông lãnh đạo.
+ Xem và chuẩn bị bài sau: “NTT mong muốn canh tân đất nước”
- KT của cả lớp
- Hỏi
- Nêu MĐ , YC , ghi tên bài bằng phấn mầu
- Nêu câu hỏi
- Treo bảo đồ VN gọi HS chỉ Đà Nẵng
- Cho HĐ nhóm
- Gọi các nhóm t/b
- Ghi bảng
- Nêu câu hỏi
- Treo bản đồ, y/c HS chỉ 3 tỉnh miền Đông Nam kì (Gồm Biên Hoà, Gia Định, Định Tường )
- Chỉ trên bản đồ
- Chốt, ghi bảng
- Thuyết trình
- Cho HĐ nhóm
- Gọi các nhóm t/b
- Treo tranh SGK phóng to
(nếu có)
- Y/c HS quan sát và t/l câu hỏi
- Chốt , ghi bảng
- Nêu câu hỏi
- Ghi bảng
- Thuyết trình
- Gọi HS
- Gọi HS đọc
- TK
- Dặn HS :
- Tổ trưởng KT
- Trả lời
- Nghe , ghi vở
- G/n (SGK)
- Đọc SGK phần chữ nhỏ để t/l
-1HS chỉ ĐN
-HĐ nhóm2.
- Đại diện t/b, các nhóm # b/x.
- Ghi vở
- T/l
- HS chỉ
- Quan sát
- Ghi vở
- Nghe
-HĐ nhóm 2
- Đại diện các nhóm t/b, các nhóm khác n/x, bx
- Q/s và nối tiếp nhau trả lời
- Nghe, ghi vở
- Nối tiếp nhau nêu
- Ghi vở
- Nghe
- T/l
- 1 HS
- Nghe
- Nghe
Rút kinh nghiệm bổ sung:
…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………….
File đính kèm:
- giao an lich su 5.doc