Môn:Lịch sử
Tuần:1
Tiết: 1 Thứ ngày tháng năm
“ Bình Tây Đại Nguyên Soái” Trương Định
I- Mục tiêu: Học xong bài này học sinh biết:
- Trương Định là một trong những tấm gương tiêu biểu trong phong trào đấu tranh chống thực dân Pháp xâm lược của nhân dân Nam Kỳ.
- Với lòng yêu nước, Trương Định đã không tuân theo lệnh vua, kiên quyết ở lại cùng nhân dân chống quân Pháp xâm lược.
II- Đồ dùng:
1- Của học sinh:
2- Của giáo viên: phấn màu, Hình trong SGK phóng to (nếu có) , bản đồ hành chính Việt Nam.
III- Hoạt động dạy học chủ yếu:
8 trang |
Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1447 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Lịch sử 5 tuần 1 đến 4, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Môn:Lịch sử
Tuần:1
Tiết: 1
Thứ ngày tháng năm
“ Bình Tây Đại Nguyên Soái” Trương Định
I- Mục tiêu: Học xong bài này học sinh biết:
- Trương Định là một trong những tấm gương tiêu biểu trong phong trào đấu tranh chống thực dân Pháp xâm lược của nhân dân Nam Kỳ.
- Với lòng yêu nước, Trương Định đã không tuân theo lệnh vua, kiên quyết ở lại cùng nhân dân chống quân Pháp xâm lược.
II- Đồ dùng:
1- Của học sinh:
2- Của giáo viên: phấn màu, Hình trong SGK phóng to (nếu có) , bản đồ hành chính Việt Nam.
III- Hoạt động dạy học chủ yếu:
Thời gian
Nội dung các hoạt động dạy học
Hình thức tổ chức
5ph
30ph
1ph
A- Bài cũ:
- Kiểm tra đồ dùng học tập của học sinh.
B- Bài mới:
1- Giới thiệu bài:
=> Sáng 1-9-1858, thực dân Pháp chính thức nổ súng tấn công Đà Nẵng, mở đầu cuộc xâm lược nước ta. Tại đây, quân Pháp đã vấp phải sự chống trả quyết liệt của quân và dân ta nên chúng khồg thực hiện được kế hoạch đánh nhanh thắng nhanh.
Năm sau Pháp chuyển hướng , đánh vào Gia Định. Nhân dân Nam Kỳ khắp nơi đứng lên chống Pháp, đáng chú ý nhất là phong trào kháng chiến của nhân dân dưới sự chỉ huy của Trương Định.
2- Tìm hiểu bài:
- Đọc cả bài.
- Đọc phần chú thích.
* Hoạt động 1: (thảo luận nhóm)
- Câu hỏi Thảo luận nhóm:
+ Câu 1: Khi nhận được lệnh của triều đình, Trương Định có điều gì phải băn khoăn suy nghĩ ?
+ Câu 2: Trước những băn khoăn đó, nghĩa quân và dân chúng đã làm gì ?
+ Câu 3: Trương Định đã làm gì để đền đáp lòng tin yêu của nhân dân ?
* Hoạt động 2: (làm việc cả lớp)
- Giới thiệu Vị trí Đà Nẵng trên bản đồ.
- Năm 1862 triều đình nhà Nguyễn đã ký cam kết gì với Pháp?
Năm 1862, triều đình nhà Nguyễn ký hoà ước, nhường 3 tỉnh miền Đông Nam Kỳ cho thực dân Pháp.
- Triều đình đã ra lệnh gì cho Trương Định?
Triều đình đã ra lệnh cho Trương Định Phải giải tán
lực lượng kháng chiến.
- Sau khi nhận được lệnh vua Trương Định đã có những
băn khoăn gì ?
- Em hãy cho biết tình cảm của nhân dân đối với Trương Định ?
- Tương Định đã làm gì để đáp lại lòng tin yêu của nhân dân ?
Trương Định kiên quyết cùng nhân dân chống lại thực dân Pháp xâm lược.
C- Củng cố:
- Em có suy nghĩ như thế nào trước việc Trương Định không tuân lệnh triều đình, quyết tâm cùng nhân dân chống Pháp ?
- Để nhớ đến người anh hùng dân tộc nhân dân ta đã làm gì ?
(lấy tên ông đặt tên phố )
- Em còn biết gì thêm về Trương Định?
(Thông tin tham khảo : SGV – trang 11)
- Nhắc lại ý chính của bài ?
D- Dặn dò:
- Học ý chính của bài.
- Tìm hiểu thêm về Trương Định.
- Soạn bài 2.
Tổ trưởng kiểm tra, báo cáo.
Gv giới thiệu bài, ghi tên bài.
1 hs khá đọc bài
1 hs đọc
Gv nêu câu hỏi thảo luận, hs thảo luận nhóm 6 trong vòng 5 phút, đại diện từng nhóm trả lời, nhận xét , gv kết luận.
Gv chỉ bản đồ
Gv nêu câu hỏi, hs trả lời, nhận xét, hs khác nhắc lại ý đúng, Gv và học sinh ghi phần gạch chân.
Gv nêu câu hỏi, hs trả lời, nhận xét, gv kết luận.
Gv nhắc, hs ghi.
IV- Rút kinh nghiệm sau tiết dạy:
Môn: Lịch sử
Tuần:2
Tiết:2
Thứ ngày tháng năm
Nguyễn Trường Tộ mong muốn canh tân đất nước
I- Mục tiêu: Học xong bài này học sinh biết:
- Những đề nghị chủ yếu đề canh tân đất nước của Nguyễn Trường Tộ.
- Nhân dân đánh giá về lòng yêu nước của người đề xướng canh tân đất nước.
II- Đồ dùng:
1- Của học sinh:
2- Của giáo viên: phấn màu, Hình trong SGK.
III- Hoạt động dạy học chủ yếu:
Thời gian
Nội dung các hoạt động dạy học
Hình thức tổ chức
5ph
30ph
4ph
1ph
A- Bài cũ:
- Nêu ý chính của bài “Bình Tây Đại Nguyên Soái” Trương Định ?
B- Bài mới:
1- Giới thiệu bài:
2- Tìm hiểu bài:
- Đọc bài
- Đọc phần chú thích.
*Hoạt động 1: (Thảo luận nhóm)
Câu hỏi thảo luận nhóm:
- Câu 1: Những đề nghị canh tân của Nguyễn Trường Tộ là gì ?
- Câu 2 : Những đề nghị đó có được vua quan nhà Nguyễn nghe theo và thực hiện không ? Vì sao ?
- Câu 3 : Nêu cảm nghĩ của em về Nguyễn Trường Tộ ?
* Hoạt động 2:
- Giới thiệu về Nguyễn Trường Tộ ?
(1830 – 1871 thọ 41 tuổi, quê ở Nghệ An. Thuở nhỏ ông rất thông minh hiểu biết hơn người, được dan làng gọi là “trạng Tộ”
- Giới thiệu bối cảnh nước ta nửa sau thế kỷ XIX ?
(trước sự xâm lược của thực dân Pháp, một số nhà nho yêu nước có chủ trương canh tân đất nươc để đủ sức tự lập, tự cường.)
- Nhắc lại những đề nghị canh tân đất nước của Nguyễn Trường Tộ ?
- Vì sao Nguyễn Trường Tộ lại muốn canh tân đất nước?
- Những đề nghị canh tân đất nước của ông theo em có chính đáng không ?
Nguyễn Trường Tộ nhiều lần đề nghị canh tân đất nước.
- Những đề nghị canh tân đất nước của Nguyễn Trường Tộ có được vua quan nhà Nguyễn nghe theo và thực hiện không ? Vì sao ?
Những đề nghị của ông không được vua quan nhà Nguyễn nghe theo và thực hiện.
C- Củng cố:
- Tại sao Nguyễn Trường Tộ lại được người đời sau kính trọng ?
- Ngày nay nhân dân ta thẻ hiện lòng kính trọng Nguyễn Trường Tộ như thế nào ?
(lấy tên ông đặt cho tên Trường học, đường phố)
=> Nêu thông tin tham khảo cho bài học (SGV – trang 13)
=> Trước hoạ xâm lăng bên cạnh những người Việt Nam yêu nước như Trương Định, Nguyễn Trung Trực, ... còn có những người cũng rất yêu nước và họ đã có những đề nghị canh tân đất nước, mong muốn dân giàu nước mạnh như nguyễn Trường Tộ.
- Nêu ý chính của bài ?
D- Dặn dò:
- Học ý chính của bài, và những yêu cầu canh tân đất nước của Nguyễn Trường Tộ.
- Tìm hiểu thêm về Nguyễn Trường Tộ.
- Soạn bài 3.
2 hs trả lời, nhận xét, cho điểm.
Gv giới thiệu bài, ghi tên bài.
1 hs khá đọc
1 hs đọc
Gv nêu câu hỏi thảo luận, hs thảo luận nhóm 6 trong vòng 5 phút, đại diện từng nhóm trả lời, nhận xét , gv kết luận.
Gv chỉ ảnh
Gv nêu câu hỏi, hs trả lời, nhận xét, hs khác nhắc lại ý đúng, Gv và học sinh ghi phần gạch chân.
Gv nêu câu hỏi, hs trả lời, nhận xét, gv kết luận.
Gv nêu một ssó tài liệu tham khảo để hs mở rộng kiến thức.
Gv nhắc, hs ghi.
IV- Rút kinh nghiệm sau tiết dạy:
Môn: Lịch sử
Tuần : 3
Tiết: 3
Thứ ngày tháng năm 200
Cuộc phản công ở kinh thành Huế
I- Mục tiêu: Học xong bài này học sinh biết:
- Cuộc phản công quân Pháp ở kinh thành Huế do Tôn Thất Thuyết và một số quan lại yêu nước tổ chức, đã mở đầu cho phong trào Cần vương (1885 – 1896)
- Trân trọng, tự hào về truyền thống yêu nươcs, bất khuất của dân tộc.
II- Đồ dùng:
1- Của học sinh:
2- Của giáo viên: phấn màu, lược đồ kinh thành Huế năm 1885, bản đồ hành chính Việt Nam, Hình SGK.
III- Hoạt động dạy học chủ yếu:
Thời gian
Nội dung các hoạt động dạy học
Hình thức tổ chức
5ph
30ph
4ph
1ph
A- Bài cũ:
- Nêu những yêu cầu canh tân đất nước của Nguyễn Trường Tộ ?
- Những chủ trương đó có được chấp nhận không ? Vì sao ?
B- Bài mới:
1- Giới thiệu bài:
2- Tìm hiểu bài:
- Đọc cả bài.
- Đọc phần chú giải.
* Hoạt động 1: (làm việc cả lớp)
- Nêu tình hình triều đình Huế năm 1884 ?
- Em hiểu thế nào về hai phái chủ chiến và chủ hoà ?
(Phái chủ hoà : chủ trương hoà với Pháp
Phái chủ chiến: chủ trương chống Pháp)
- Nêu nguyên nhân đãn đến cuộc phản công ở kinh thành Huế?
* Hoạt động 2 : (thảo luận nhóm)
- Câu hỏi thảo luận:
- Câu 1 : Tôn Thất Thuyết đã làm gì để chuẩn bị chống Pháp ?
(TTT bí mật lập căn cứ kháng chiến)
- Câu 2 : Tường Thuật lại cuộc phản công ở kinh thành Huế?
- Câu 3 : Nêu ý nghĩa của cuộc phản công ở kinh thành Huế ?
* Hoạt động 3 : (làm việc cả lớp)
- TTT tổ chức cuộc phản công ở kinh thành Huế năm nào ?
Năm 1885 Tôn Thất Thuyết tổ chức cuộc phản công ở kinh thành Huế.
- TTT xây dựng căn cứ kháng chiến ở đâu ?
Tôn Thất thuyết đưa vua Hàm Nghi lên vùng rừng núi Quảng Trị xây dựng căn cứ kháng chiến.
- Tại căn cứ kháng chiến TTT đã làm gì ?
TTTra lời kêu gọi chống Pháp
- Phong trào đó phát triển mạnh mẽ vào thời gian nào ? Và được gọi là phong trào gì ?
Phong trào đấu tranh chống Pháp phát triển mạnh mẽ và kéo dài đến cuối thế kỷ XIX, đó gọi là phong trào Cần vương.
C- Củng cố:
- Em biết gì thêm về vua Hàm Nghi và Tôn Thất Thuyết ?
=> Nêu tài liệu tham khảo SGV – trang 16.
- Nhắc lại ý chính của bài ?
D- Dặn dò:
- Học ý chính của bài.
- Tìm hiểu thêm về Tôn Thất Thuyết.
- Soạn bài 4.
2 hs trả lời, nhận xét, cho điểm.
Gv giới thiệu bài, ghi tên bài.
1 hs khá đọc
1 hs đọc
Gv nêu câu hỏi, hs trả lời, nhận xét, hs khác nhắc lại ý đúng
Gv nêu câu hỏi thảo luận, hs thảo luận nhóm 6 trong vòng 5 phút, đại diện từng nhóm trả lời, nhận xét , gv kết luận.
Gv nêu câu hỏi, hs trả lời, nhận xét, hs khác nhắc lại ý đúng, Gv và học sinh ghi phần gạch chân.
Giới thiệu tranh, ảnh SGK, tài liệu tham khảo.
Gv nêu câu hỏi, hs trả lời, nhận xét, gv kết luận.
Gv nhắc, hs ghi.
IV- Rút kinh nghiệm sau tiết dạy:
Môn:Lịch sử
Tuần:4
Tiết:4
Thứ ngày tháng năm 200
Xã hội Việt Nam cuối thế kỷ XIX - đầu thế kỷ XX
I- Mục tiêu: Học xong bài này học sinh biết:
- Cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, nền kinh tế , xã hội nước ta có nhiều biến chuyển do chính sách khai thác thuộc địa của Pháp.
- Bước đầu nhận biết về mối quan hệ giữa kinh tế và xã hội (kinh tế thay đổi, đồng thời xã hội cũng thay đổi.
II- Đồ dùng:
1- Của học sinh:
2- Của giáo viên: phấn màu, hình trong SGK, bản đồ hành chính Việt Nam, tranh ảnh, tư liệu phap ránh thời kỳ này.
III- Hoạt động dạy học chủ yếu:
Thời gian
Nội dung các hoạt động dạy học
Hình thức tổ chức
5ph
30ph
4ph
1ph
A- Bài cũ:
- Nêu ý chính của bài “Cuộc phản công ở kinh thành Huế”?
B- Bài mới:
1- Giới thiệu bài:
2- Tìm hiểu bài:
- Đọc cả bài.
* Hoạt động 1: (làm việc cả lớp)
- Sau khi dập tắt phong trào đấu tranh của nhân dân ta, thực dân Pháp đã làm gì vào cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX?
=> Lịch sử gọi là cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất nhằm vơ vét tài nguyên và sức lao động của nhân dân ta.
- Thực dân Pháp đã thúc đẩy khai thác tài nguyên gì trên đất nước ta?
- Chúng bóc lột sức lao động của nhân dân ta như thế nào?
- Đời sống của nhân dân Việt Nam thời kỳ này như thế nào?
* Hoạt động 2 : ( làm việc theo nhóm)
Câu hỏi thảo luận nhóm:
- Câu 1: trước khi thực dân Pháp xâm lược , nền kinh tế VN có những ngành nào là chủ yếu ? Những ngành kinh tế mới ra đời ?Ai sẽ được hưởng nguồn lợi do sự phát triển kinh tế ?
- Câu 2: Trước đây xã hội VN có những giai cấp nào ? Đến đầu thế kỷ XX xuất hiện thêm giai cấp, tấng lớp mới nào ? Đời sống của công nhân và nông dân VN ra sao ?
* Hoạt động 3 : (làm việc cả lớp)
- Cuối thế kỷ XIX thực dân Pháp đã thực hiện kế hoạch gì trên đất nước ta?
Cuối thế kỷ XIX, thực dân Pháp tăng cường khai thác mỏ, lập nhà máy, đồn điền để vơ vét tài nguyên và bóc lột sức lao động của nhân dân ta.
- Lúc này xã hội VN có thay đổi gì ?
Đã xuất hiện những ngành kinh tế mới đã tạo ra những thây đổi trong xã hội VN: các giai cấp, tầng lớp mới ra đời như công nhân, chủ xưởng, nhà buôn, viên chức, trí thức, ...
C- Củng cố:
- Quan sát hình 3 SGK, em hãy nêu nhận xét về thân phận người nông dân Việt Nam cuối thế kỷ XIX Đầu thế kỷ XX?
- Giới thiệu tranh ảnh, tư liệu tham khảo( SGV – trang 18)
- Nêu ý chính của bài.
D- Dặn dò:
- Học ý chính của bài.
- Tìm hiểu thêm về tình hình VN trong thời kỳ này.
- Soạn bài 5.
2 hs trả lời, nhận xét, cho điểm.
Gv giới thiệu bài, ghi tên bài.
1 hs khá đọc
Gv nêu câu hỏi, hs trả lời, nhận xét, hs khác nhắc lại ý đúng
Gv nêu câu hỏi thảo luận, hs thảo luận nhóm 6 trong vòng 5 phút, đại diện từng nhóm trả lời, nhận xét , gv kết luận.
Gv nêu câu hỏi, hs trả lời, nhận xét, hs khác nhắc lại ý đúng, Gv và học sinh ghi phần gạch chân.
Gv nêu câu hỏi, hs trả lời, nhận xét, gv kết luận.
Giới thiệu tranh, ảnh SGK, tài liệu tham khảo.
Gv nhắc, hs ghi.
IV- Rút kinh nghiệm sau tiết dạy:
File đính kèm:
- Giao an Su lop 5.doc