Giáo án Lịch sử 5 tuần 9 đến 19

Tiết 9 - Tuần 9

KẾ HOẠCH BÀI GIẢNG MÔN LỊCH SỬ - LỚP 5

BÀI: HÀ NỘI VÙNG ĐỨNG LÊN

I. MỤC ĐÍCH:

- Học sinh biết sự kiện tiêu biểu của Tổng khởi nghĩa giành chính quyền ở Hà Nội.

- Ngày 19- 8 là ngày kỉ niệm Cách mạng tháng Tám ở nước ta.

- Trình bày sơ giản về ý nghĩa lịch sử của Cách mạng tháng Tám.

II. ĐỒ DÙNG:

- Ảnh tư liệu về Cách mạng tháng Tám ở Hà Nội và tư liệu lịch sử địa phương.

- Phiếu học tập.

 

doc20 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1528 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Lịch sử 5 tuần 9 đến 19, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 9 - Tuần 9 Kế hoạch bài giảng môn Lịch sử - Lớp 5 Bài: Hà nội vùng đứng lên I. Mục đích: - Học sinh biết sự kiện tiêu biểu của Tổng khởi nghĩa giành chính quyền ở Hà Nội. - Ngày 19- 8 là ngày kỉ niệm Cách mạng tháng Tám ở nước ta. - Trình bày sơ giản về ý nghĩa lịch sử của Cách mạng tháng Tám. II. Đồ dùng: - ảnh tư liệu về Cách mạng tháng Tám ở Hà Nội và tư liệu lịch sử địa phương. - Phiếu học tập. III. Lên lớp: Thời gian Nội dung các hoạt động dạy học PP hình thức dạy học tương ứng ĐDDH 5' 2' 32' 1' B1: Kiểm tra bài cũ: - Kể lại diễn biến cuộc biểu tình ngày 12 / 9/ 1932 ở Hưng Nguyên. - Trong thời kì 1930 - 1931 ở các thôn xã của Nghệ - Tĩnh diễn ra điều gì mới? B2: Giới thiệu bài: CM tháng 10 Nga năm 1917. ở Việt Nam có 1 cuộc cách mạng nổi tiếng không kém. Cuộc cách mạng đó đã phá tan xiềng xích nô lệ của phát xít Nhật trong gần 5 năm, của thực dân Pháp trong hơn 80 năm. Đó là Cách mạng tháng Tám năm 1945 ( 19 / 8 / 1945) Mùa thu Vì vậy chúng ta thường quen gọi đó là mùa thu cách mạng. - Có thể dùng băng, đĩa nhạc cho HS nghe trích đoạn ca khúc '' Người Hà Nội" của Nguyễn Đình Thi: '' Hà Nội vùng đứng lên ! Hà Nội vùng đứng lên ! Sông Hồng reo! Hà Nội vùng đứng lên ! '' GV hỏi HS có biết lời ca ấy không? Diễn tả điều gì ? Từ đó nêu nhiệm vụ bài học. B3: Bài mới: Hoạt động 1: GV nêu vấn đề và định hướng nhiệm vụ bài học. - Nêu được diễn biến tiêu biểu về cuộc Tổng khởi nghĩa tháng Tám năm 1945 ở Hà Nội. - Nêu ý nghĩa Cách mạng tháng Tám năm 1945 . Hoạt động 2: GV hướng dẫn HS giải quyết nhiệm vụ bài học - Việc vùng lên cướp chính quyền ở Hà Nội diễn ra như thế nào ? - Không khí khởi nghĩa của Hà Nội (ngày 19-8-1945) được miêu tả trong sách giáo khoa ra sao? - Khí thế của đoàn quân khởi nghĩa và thái độ của lực lượng phản cách mạng như thế nào? - Nêu kết quả của cuộc Cách mạng tháng Tám ở Hà Nội. - Nêu ý nghĩa của cuộc khởi nghĩa ở Hà Nội * Hà Nội có vị trí như thế nào trong Cách mạng tháng Tám ? Nếu không giành được chính quyền ở Hà Nội thì các địa phương khác sẽ ra sao? +Cuộc vùng lên của nhân dân Hà Nội có tác động như thế nào tới tinh thần cách mạng của cả nước ? + Có thể chọn mốc thời gian Hà Nội giành chính quyền thắng lợi làm ngày kỉ niệm Cách mạng tháng Tám 1945 ở Việt Nam được không ? tại sao? - Liên hệ thực tế địa phương (em hiểu biết gì về Cách mạng tháng Tám 1945 ở quê hương ?) B4: Củng cố, dặn dò: - Nêu kết quả của cuộc Cách mạng tháng Tám ở Hà Nội. - Nêu ý nghĩa của cuộc khởi nghĩa ở Hà Nội * PP kiểm tra, đánh giá: - 2 học sinh - GV nhận xét. * PP thuyết trình, vấn đáp: - ở nước Nga có cuộc cách mạng nào nổi tiếng? - Tháng Tám là mùa gì? GV ghi đầu bài. * PP vấn đáp, thực hành, luyện tập: - Học sinh đọc bài. - Học sinh đọc chú giải. Gợi ý: GV có thể chia các mốc thời gian và gợi ý HS trả lời theo nhóm: Gợi ý:GV có thể sử dụng một số ảnh tư liệu về Cách mạng tháng Tám ở Hà Nội (đánh chiếm phủ Khâm sai), yêu cầu HS nhận xét kết quả (ta đã giành được chính quyền; cách mạng thắng lợi tại Hà Nội). Gợi ý: GV cho HS thảo luận theo nhóm theo các ý sau: Gợi ý: GV cho HS nêu hiểu biết của mình (phát biểu hoặc đọc bài viết đã được sưu tầm) sau đó dử dụng những tư liệu lịch sử địa phương để liên hệ về thời gian, không khí Tổng khởi nghĩa cướp chính quyền ở quê hương. - GV sử dụng ảnh tư liệu để Hs nêu nhận xét về không khí khởi nghĩa ở Hà Nội. - 4 học sinh. Phấn màu Tiết 11 - Tuần 11 Kế hoạch bài giảng môn Lịch sử - Lớp 5 Bài: Ôn tập ( Hơn tám mươi năm chống thực dân Pháp: 1858-1945 ) I.Mục tiêu: - HS nhớ lại những mốc thời gian, những sự kiện lịch sử chính từ năm 1858 đến năm 1945 và ý nghĩa lịch sử của một vài sự kiện tiêu biểu. II. Đồ dùng dạy học: - ảnh tư liệu, giấy Ao, bút dạ bảng. III. Hoạt động dạy học chủ yếu Thời gian Nội dung các hoạt động dạy học Phương pháp, hình thức tổ chức dạy học tương ứng ĐD DH 3' 1' 35' 1' B1.Kiểm tra bài cũ: Ngày 2.9.1945, Chủ Tịch Hồ Chí Minh tuyên bố nền độc lập khai sinh ra nước Việt Nam dân chủ cộng hoà. B2.GT bài mới: Sau hơn tám mươi năm kiên cường chống Pháp, ngày 2.9.1945 nước Việt Nam dân chủ cộng hoà ra đời. Hôm nay cô trò mình sẽ cùng đi ôn tập lại những sự kiện lịch sử tiêu biểu trong khoảng thời gian từ 1858 đến năm 1945 qua bài LS '' ôn tập" B3. Bài mới: Dưới đây là những sự kiện chính trong lịch sử dân tộc ta từ năm 1858 đến năm 1945. Hãy điền vào chỗ chấm(......) thời gian xảy ra sự kiện lịch sử đó: + Thực dân Pháp nổ súng xâm lược nước ta.(....) + Phong trào Cần Vương ( .............) + Các phong trào yêu nước của Phan Bội Châu, Phan Chu Trinh, Hoàng Hoa Thám. (....) + Thành lập Đảng cộng sản Việt Nam. (....) + Phong trào Xô Viết Nghệ Tĩnh. (....) + Cách mạng tháng Tám thành công. (....) + Bác Hồ đọc tuyên ngôn độc lập. (....) - Phong trào Cần Vương diễn ra vào thế kỉ nào ? ( Thế kỉ XIX ) - Nửa đầu hay nửa cuối thé kỉ XIX? (Nửa cuối thế kỉ XIX ) - Phong trào Cần Vương gồm những cuộc khởi nghĩa nào? (Ba Đình, Bãi Sậy, Hương Khê. ) - Trước PT Cần Vương, cũng ở nửa cuối thế kỉ XIX có PT chống Pháp tiêu biểu do ai lãnh đạo ? ( Do Trương Định lãnh đạo ) Chuyển: + Từ năm 1958 đến cuối thế kỉ XIX nhân dân ta từ Nam ra Bắc liên tiếp đứng lên khởi nghĩa chống Pháp nhưng có giành được thắng lợi không ? ( Các phong trào đều thất bại.) + Sang đến đầu thế kỉ XIX nhân dân ta lại tiếp tục đấu tranh chống Pháp tiêu biểu là những phong trào yêu nước nào ? ( PT yêu nước của cụ Phan Chu Trinh, Hoàng Hoa Thám ) + Cách làm của cụ Phan Bội Châu là gì ? ( dựa vào Nhật để đánh đuổi giặc Pháp.) + Cách làm của cụ Phan Chu Trinh và Hoàng Hoa Thám là gì ? ( PCT: yêu cầu người Pháp làm cho nước ta giàu có văn minh.HHT: trực tiếp đấu tranh chống Pháp một mình. ) - Tất cả những cách làm này đẫ đúng chưa ? KQ như thế nào ? (Chưa đúng. KQ: đều bị thất bại ) - Chính vì thấy rõ điều đó mà chàng thanh niên Nguyễn Tất Thành đã quyết chí ra đi để làm gì, vào ngày tháng năm nào ? ( để tìm đường cứu nước vào ngày 5.6.1911 tìm con đường đi khác hẳn các bậc tiền bối) Bây giờ cô mời các con ôn lại những sự kiện lịch sử, những nhân vật lịch sử qua những bức ảnh này GV dán ảnh theo thứ tự * Từ 1858 đến nửa cuối thế kỉ XIX: ( 1) Trương Định / ( 2 ) Hàm Nghi / * Từ nửa đầu thế kỉ XX đến trước ngày 3/2/1930: ( 3 )PBC / ( 4) PCT / ( 5 ) Tàu La - tu - sơ ... * Từ 3/2/1930 đến 1945 ( 6)Xô Viết / ( 7 ) CMT8 / ( 8) BH đọc.... Như vậy: LSVN từ 1858 - 1945 chia thành 3 giai đoạn: Giai đoạn 1: Từ 1958 đến cuối thế kỉ XIX các con nhớ những PT chống Pháp tiêu biểu nào ? ( Trương Định, Cần Vương) Giai đoạn 2:Từ đầu TK XX đến trước 3.2.1930 các con nhớ những PT chống Pháp tiêu biểu nào ? ( PBC, PCT, HHT ) Giai đoạn 3: Từ 1930 đến 1945 có Đảng lãnh đạo các con nhớ những phong trào nào ? ( xô viết Nghệ - Tĩnh, CM tháng 8, sự kiện ngày 2.9.1945 ) Chuyển: Bây giờ cô mời các con thảo luận nhóm để nắm chắc ý nghĩa lịch sử của một số sự kiện lịkiện lịch sử chính trong giai đoạn này. + ý nghĩa lịch sử của sự kiện thành lập Đảng Đảng? ( Sự kiện thành lập Đảng đã trở thành 1 mốc lớn trong lịch sử Việt Nam. .Từ đây CMVN đã có Đảng lãnh đạo từng bước bước đi đến thắng lợi cuối cùng. ) +ý nghĩa lịch sử của CM tháng 8 1945? ( - Đây là sự kiện lịch sử vĩ đại trong lịch sử V sử Việt Nam - Đập tan 2 tầng xiềng xích nô lệ của thực dân Pháp và phát xít Nhật - Lật nhào chế độ PK tồn tại ở nước ta gần 10 TK ) + ý nghĩa lịch sử của ngày 2.9.1945? (. Ngày 2.9.1945 Chủ tịch Hồ Chí Minh tuyên bố nền độc lập, khai sinh ra nước Việt Nam dân chủ cộng hoà ) - CMT8 đã đập tan xiềng xích nô lệ của thực dân Pháp trong bao lâu ? - Chế độ PK đã chấm dứt vào ngày tháng năm nào, bằng sự kiện gì ? ở đâu? ( 30.8.1945 SK: Bảo Đại đọc chiếu thoái vị trao ấn + kiếm cho chính phủ lâm thời ở Huế ) B5: Dặn dò: - HS nhắc lại 3 giai đoạn từ 1958 - 1945 - Nhắc lại ý nghĩa LS của sự kiện thành lập Đảng, cách mạng tháng Tám năm 1945, ngày 2.9.1945? - Về nhà ôn tập kĩ để tiết sau kiểm tra. * PP kiểm tra, đánh giá: - Nêu ý nghĩa lịch sử của ngày 2.9.1945 * PP thuyết trình: (GV ghi đầu bài) * PP vấn đáp, luyện tập, thực hành: - Cả lớp mở phiếu học tập. - HS đọc yêu cầu - GV dán tờ giấy 1/2 Ao lên bảng trong lúc HS làm bài - Chữa bài: HS lên bảng ghi lại hoặc HS đọc GV ghi bằng bút dạ đỏ - 1 HS đọc lại toàn bộ (lớp theo dõi) Câu hỏi phát vấn nhỏ. - GV hỏi và học sinh trả lời. - Yêu cầu : Mỗi nhóm thảo luận trong 3 phút rồi cử đại diện lên trình bày SK hoặc N/V LS liên quan đến bức ảnh. - GV phát ảnh. - HS thảo luận. - HS từng nhóm trình bày GV dán ảnh theo thứ tự - Yêu cầu mỗi nhóm thảo luận trong 3 phút rồi cử đại diện lên trình bày sự kiện hoặc nhân vật lịch sử liên quan đến từng bức ảnh. - GV phát ảnh. - HS thảo luận - HS từng nhóm trình bày. - 1 học sinh nhắc lại cả 3 giai đoạn lịch sử. - Phát phiếu học tập - Thảo luận theo bàn. - Chữa miệng từng ý. Phấn màu ảnh tư liệu Phiếu học tập Môn: Lịch sử Bài 11: Ôn tập Hơn tám mươi năm chống thực dân Pháp (1858-1945) Hãy nêu ý nghĩa lịch sử của những sự kiện lịch sử sau: Thời gian Tên sự kiện ý nghĩa lịch sử Ngày3.2.1930 Thành lập Đảng cộng sản Việt Nam Ngày19.8.1945 Cách mạng tháng Tám thành công Ngày2.9.1945 Chủ Tịch Hồ Chí Minh đọc Tuyên ngôn Độc lập. Tiết 12 - Tuần 12 Kế hoạch bài giảng môn Lịch sử - Lớp 5 Bài: Tình thế hiểm nghèo ( Chín năm kháng chiến bảo vệ độc lập dân tộc) I. Mục đích: Học sinh biết: - Tình thế hiểm nghèo của nước ta sau cách mạng tháng Tám. - Nhân dân ta đã vượt qua tình thế" Nghìn cân treo sợi tóc" II. Đồ dùng: - ảnh tư liệu trong SGK. - ảnh tư liệu khác về phong trào " Diệt giặc đói, diệt giặc dốt" - Tư liệu về lời kêu gọi, thư của Bác Hồ gửi nhân dân ta kêu gọi chống nạn đói, chống nạn thất học. III. Lên lớp: Thời gian Nội dung các hoạt động dạy học PP hình thức dạy học tương ứng ĐD DH 3' 1' 2' B1: Kiểm tra bài cũ: B2: Giới thiệu bài: Cách mạng tháng Tám thắng lợi, chính quyền về tay nhân dân, song nước nhà sau hơn 80 năm nô lệ lại rơi vào tình thế " Nghìn cân treo sợi tóc". Liệu rồi chính quyền non trẻ của chúng ta có vượt qua được những thử thách cam go ấy không? Bài học : "Tình thế hiểm nghèo" hôm nay sẽ giúp các con trả lời được câu hỏi ấy. B3: Bài mới: 1) Tình hình nước ta sau cách mạng tháng Tám: - Sau cách mạng tháng Tám nước ta có những thuận lợi gì? ( Chính quyền mới được thành lập là do dân và vì dân) - Sau cách mạng tháng Tám nước ta có những khó khăn gì? ( Chúng ta đồng thời phải đối phó với ba loại giặc: giặc đói, giặc dốt và giặc ngoại xâm) Giặc ngoại xâm: Chỉ 10 ngày sau tổng khởi nghĩa tháng Tám, những đội quân của các nước trong phe đồng minh đã kéo vào: ngoài Bắc là 20 vạn quân Tưởng; trong Nam đế quốc Anh dọn đường cho Pháp quay trở lại. Giặc đói: 9 tỉnh miền Bắc vỡ đê gây lụt lớn. Tiếp sau đó là hạn hán kéo dài. Hơn 2 triệu đồng bào ta bị chết đói - nguy cơ nạn đói mới lại có thể xảy ra. Giặc dốt: Tỉ lệ người dân mù chữ cao. Các tệ nạn xã hội tràn lan khắp nơi. " Ngàn cân treo sợi tóc" " Sợi tóc" được ví với chế độ mới, chính quyền vừa mới thành lập nên hết sức mỏng manh. " Ngàn cân" được ví với gánh nặng của muôn vàn khó khăn mà chế độ mới phải gánh chịu. Chuyển: Trong hoàn cảnh này, nhân dân ta dưới sự lãnh đạo của Đảng và Bác Hồ đã làm gì để vượt qua những thử thách nguy nan? Để biết cô mời cả lớp chuyển sang phần tiếp theo. + Để thoát khỏi tình thế hiểm nghèo, Bác Hồ đã lãnh đạo nhân dân ta làm những gì? 2. Cùng vượt qua mọi khó khăn: + Để thoát khỏi tình thế hiểm nghèo, Bác Hồ đã lãnh đạo nhân dân ta làm những gì? + Cả nước lập " Hũ gạo cứu đói, ngày đồng tâm nhịn ăn" + Tăng gia sản xuất. + Tham gia sôi nổi phong tràobình dân học vụ. + Quyên góp ủng hộ chính phủ " Quỹ độc lập", " Tuần lễ vàng" được phát động. - Để cứu đói CT HCM đã kêu gọi như thế nào? " Cứ 10 ngày nhịn ăn một bữa, ....' - Để đối phó với nạn đói,nhân dân ta còn tăng gia sản xuất với những khẩu hiệu nào, những việc làm nào? ( Không một tấc đất bỏ hoang, tấc đất tấc vàng, bồi đắp lại đê ở 9 tỉnh, chia ruộng cho dân nghèo) GV: Trong " Thư gửi các nhà nông", BH kêu gọi: " Tăng gia sản xuất! Tăng gia sản xuất ngay! Tăng gia sản xuất nữa! Đó là cách thiết thực để chúng ta giữ vững chính quyền tự do độc lập." - Phong trào bình dân học vụđược nhân dân tham gia như thế nào? ( tham gia sôi nổi trong ánh đèn toả sáng khắp nơi nơi) + ý nghĩa của việc vượt qua tình thế " Nghìn cân treo sợi tóc" B4: Củng cố, dặn dò: - Khi chính quyền về tay nhân dân, phục vụ lợi ích của nhân dân thì sức mạnh sẽ như thế nào? ( Sức mạnh sẽ được nhân lên) -Trong những ngày tháng vô cùng gian truân này chính quyền non trẻ dược ví như thế nào? ( Như ngôi sao sáng toả sức mạnh của dân tộc ) * PP kiểm tra, đánh giá: - GV nhận xét và trả bài kiểm tra tháng. * PP thuyết trình, vấn đáp: GV ghi đầu bài. * PP vấn đáp, thực hành, luyện tập: - Học sinh đọc bài. - Học sinh đọc chú giải. - HS thảo luận nhóm và trả lời các câu hỏi. - Âm mưu của giặc ngoại xâm đối với nước ta sau cách mạng tháng Tám là gì? - Giặc đói đã hoành hành như thế nào? - Giặc dốt đã hoành hành như thế nào? - Trong hoàn cảnh đó nước ta được so sánh với hình ảnh nào? - Con hiểu " Ngàn cân treo sợi tóc" là như thế nào? - HS thảo luận nhóm Câu hỏi phát vấn: Phấn màu Tiết 13 - Tuần 13 Kế hoạch bài giảng môn Lịch sử - Lớp 5 "Thà hi sinh tất cả chứ nhất định không chịu mất nước...." I. Mục đích: Học sinh biết: - Ngày 19 - 12- 1946, nhân dân ta tiến hành cuộc kháng chiến toàn quốc với quyết tâm: " Thà hi sinh tất cả chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ". - Tinh thần chống Pháp của nhân dân Hà Nội và một số địa phương. II. Đồ dùng: - ảnh tư liệu về những ngày đầu toàn quốc kháng chiến ở Hà Nội, Huế, Đà Nẵng. - Băng ghi âm lời Hồ Chủ tịch kêu gọi Toàn quốc kháng chiến. - Sưu tầm tư liệu về những ngày đầu kháng chiến bùng nổ tại địa phương. -Phiếu học tập. III. Lên lớp: Thời gian Nội dung các hoạt động dạy học PP hình thức dạy học tương ứng ĐD DH 3' 1' 34' 2' B1: Kiểm tra bài cũ: - Nêu ý nghĩa lịch sử của ngày 2 - 9 - 1945? B2: Giới thiệu bài: Cùng với nhân dân cả nước, nhân dân Hà Nội hân hoan trong niềm vui chiến thắng. Nhưng niềm vui chiến thắng đó chưa được bao lâu thì Hà Nội - trái tim của cả nước VN lại rung chuyển trong lửa đạn. Vì sao vậy? Để biết cô mời cả lớp cùng tìm hiểu qua bài lịch sử ngày hôm nay. B3: Bài mới: 1. Cuộc kháng chiến toàn quốc bùng nổ: - Ngay sâu khi Chủ tịch HCM đọc bản Tuyên ngôn Độc lập thì TD Pháp đã có những hành động gây hấn như thế nào? Ngày 18- 12 - 1946, thực dân Pháp gửi tối hậu thư cho ta. - Thế nào là " Tối hậu thư"? ( SGK ) - Hành động gửi tối hậu thư nói lên âm mưu gì? ( Pháp muốn chiếm nước ta một lần nữa). - Hành động đó buộc ta phải làm gì? ( Buộc ta phải đứng lên chiến đấu............) - Tiếng súng kháng chiến toàn quốc bùng nổ vào thời gian nào? ( 20 giờ ngày 19.12.1946, tiếng súng kháng chiến toàn quốc bùng nổ). - Sau khi tiếng súng kháng chiến toàn quốc bùng nổ thì sự kiện nào đã diễn ra? ( Sáng ngày 20.12.1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc lời kêu gọi Toàn quốc kháng chiến). - Đọc đoạn trích Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến. - Câu nào trong đoạn trích Lời kêu gọi ..." thể hiện sâu sắc quyết tâm kháng chiến của dân tộc ta? ( " Không. Chúng ta thà hy sinh .....") GV: Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến của Chủ tịch HCM đã trở thành lời hịch của non sông đất nước. Lời kêu gọi đó đã được đồng bào và chiến sĩ cả nước truyền cho nhau nghe. Chuyển: Đứng trước âm mưu của thực dân Pháp, chúng ta nên hoà hay nên đánh? Trung ương Đảng quyết tâm đánh đến cùng. Nhân dân HN nói riêng và nhân dân cả nước nói chung đã chiến đấu với tinh thần như thế nào? Cô mời các con chuyển sang phần 2: 2. Tinh thần chiến đấu của quân và dân ta: - Trình bày diễn biến cuộc chiến đấu của quân dân Hà Nội? - Trong các cuộc chiến đấu, quân dân HN đã chiến đấu với tinh thần gì? ( Quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh) - Kể tên các trận đánh nổi tiếng ở Hà Nội? ( Bắc Bộ Phủ, nhà Bưu Điện, chợ Đồng Xuân) - Trình bày diễn biến cuộc chiến đấu của quân dân Huế? - Trình bày diễn biến cuộc chiến đấu của quân dân Đà Nẵng? 3. ý nghĩa cuộc chiến đấu của quân dân ta: - Cuộc chiến đấu của quân dân ta nói lên điều gì? ( ý chí kiên cường bất khuất của dân tộc ta). - Cuộc chiến đấu của quân dân ta nhằm mục đích gì? ( Giam chân địch để Trung ương Đảng rút lên Việt Bắc an toàn). - Tại sao ta lại rút lui? ( Tiếp tục củng cố, chuẩn bị kháng chiến lâu dài). B4: Củng cố, dặn dò: - Cuộc kháng chiến toàn quốc bùng nổ vào thời gian nào? - Trên đường phố Hà Nội ngày nay còn nơi nào ghi lại dấu tích LS của HN những ngày đầu kháng chiến? - Sưu tầm thêm tư liệu về HN những ngày đầu kháng chiến. * PP kiểm tra, đánh giá: - HS trả lời. - GV nhận xét. * PP thuyết trình: GV giới thiệu và ghi đầu bài. * PP vấn đáp, thực hành, luyện tập: - Học sinh đọc bài. - Học sinh đọc chú giải. - HS thảo luận nhóm và trả lời các câu hỏi. - 2 học sinh. - HS thảo luận nhóm để trả lời câu hỏi. - HS trả lời. Phấn màu ảnh Kế hoạch bài giảng môn Lịch sử Lớp 5 Tiết 14 - Tuần 14 "Thu đông 1947, việt bắc mồ chôn giặc pháp" I. Mục đích: - Học sinh biết về thời gian, địa điểm, diễn biến sơ giản của chiến dịch Việt Bắc thu đông năm 1947. II. Đồ dùng: - Bản đồ hành chính Việt Nam ( để chỉ các địa danh ở Việt Bắc). - Lược đồ phóng to ( để thuật lại chiến dịch Việt Bắc). - Tư liệu về chiến dịch Việt Bắc năm 1947. - Phiếu học tập. III. Lên lớp: Thời gian Nội dung các hoạt động dạy học PP hình thức dạy học tương ứng ĐD DH 3' 1' 35' 1' B1: Kiểm tra bài cũ: - Cuộc kháng chiến toàn quốc bùng nổ vào thời gian nào? - Trong các cuộc chiến đấu, quân dân HN đã chiến đấu với tinh thần gì? - Tại sao ta lại rút lui? B2: Giới thiệu bài: " Thu đông 1947, giặc Pháp dùng không quân, thuỷ quân và bộ binh ồ ạt tấn công lên Việt Bắc hòng tiêu diệt cơ quan đầu não kháng chiến của ta để kết thúc cuộc chiến tranh xâm lược. Nhưng tại đây, giặc Pháp đã bị tan ảo mộng. Những chiến thắng trên đèo Bông Lau hay dưới dòng sông Lô đã trở thành bản anh hùng ca trong cuộc kháng chiến chống Pháp." Đó là nội dung cơ bản của bài học ngày hôm nay. B3: Bài mới: - Chỉ bản đồ căn cứ địa Việt Bắc. 1. Lí do địch mở cuộc tấn công quy mô lên Việt Bắc: - Tinh thần cảm tử của quân và dân thủ đô HN và nhiều thành phố khác vào cuối năm 1946 và đầu năm 1947 đã gây cho địch những khó khăn gì? - Vì sao căn cứ địa Việt Bắc lại là thủ đô kháng chiến của ta? ( Nơi đây tập trung bộ đội chủ lực, Bộ Chỉ huy của Trung ương Đảng và Chủ tịch HCM) - Muốn kết thúc nhanh cuộc chiến tranh địch phải làm gì? - Thực dân Pháp tấn công lên Việt Bắc nhằm mục đích gì? ( Tiêu diệt cơ quan đầu não kháng chiến và tiêu diệt bộ đội chủ lực của ta nhằm nhanh chóng kết thúc chiến tranh). 2. Diễn biến của chiến dịch Việt Bắc: - Lực lượng của địch khi bắt đầu tấn công lên Việt Bắc? - Sau hơn một tháng tấn công lên Việt Bắc quân địch rơi vào tình thế như thế nào? - Sau hơn 75 ngày đêm chiến đấu ta đã thu được kết quả gì? - Chiến thắng này có ảnh hưởng gì đến cuộc kháng chiến của nhân dân ta? 3. ý nghĩa lịch sử của chiến dịch Việt Bắc: - Đập tan âm mưu tấn công Việt Bắc của thực dân Pháp. - Thu được nhiều vũ khí trang bị cho bộ đội ta. B4: Củng cố, dặn dò: - Chép lại một số câu thơ viết về Việt Bắc có trong SGK TV tiểu học. - Viết một đoạn cảm nghĩ về tinh thần chiến đấu dũng cảm của bộ đội ta trong chiến dịch Việt Bắc thu đông 1947. * PP kiểm tra, đánh giá: - 4 HS trả lời. - GV nhận xét. * PP thuyết trình, vấn đáp: GV giới thiệu và ghi đầu bài. * PP vấn đáp, thực hành, luyện tập: - Học sinh đọc bài. - Học sinh đọc chú giải. - HS lên chỉ bản đồ. - HS thảo luận nhóm và trả lời các câu hỏi. GV sử dụng lược đồ thuật lại diễn biến của chiến dịch Việt Bắc thu đông năm 1947. Phấn màu Lược đồ Kế hoạch bài giảng môn Lịch sử Lớp 5 Tiết 15 - Tuần 15 "chiến thắng biên giới Thu đông 1950" I. Mục đích: Học sinh biết: - Tại sao ta mở chiến dịch Biên giới thu đông 1950. - Thời gian, địa điểm, diễn biến sơ giản và ý nghĩa của chiến dịch Biên giới 1950. II. Đồ dùng: - Bản đồ hành chính Việt Nam ( để chỉ biên giới Việt – Trung ). - Lược đồ phóng to chiến dịch Biên giới. - Tư liệu về chiến dịch Biên giới năm 1950. III. Lên lớp: Thời gian Nội dung các hoạt động dạy học PP hình thức dạy học tương ứng ĐD DH 3' 1' 34' 2' B1: Kiểm tra bài cũ: - Thực dân Pháp tấn công lên Việt Bắc nhằm mục đích gì? -Nêu ý nghĩa lịch sử của chiến dịch Việt Bắc? B2: Giới thiệu bài: Sau thất bại trong cuộc tấn công lên Việt Bắc vào thu đông năm 1947, giặc Pháp lại thực hiện âm mưu bao vây hòng cô lập căn cứ địa Việt Bắc, cô lập cuộc kháng chiến của ta với bên ngoài ( GV dùng bản đồ để chỉ tuyến đường Biên giới bị giặc đóng đồn bốt- đặc biệt là đường số 4). Thu đông năm 1950, âm mưu trên đây của kẻ thù bị ta đánh bại. Bài học hôm nay sẽ đưa ta đến với chiến thắng Biên giới thu đông năm 1950. B3: Bài mới: - Chỉ bản đồ căn cứ địa Việt Bắc. 1. Lí do địch bao vây biên giới Việt Trung: - Tại sao địch lại bao vây biên giới? - Địch đã làm gì để cô lập căn cứ địa Việt Bắc? - Chiến dịch Biên giới đã xảy ra khi nào? ở đâu? -Ta chủ động mở chiến dịch Biên giới nhằm mục đích gì? ( Tiêu diệt 1 bộ phận quan trọng sinh lực địch. Khai thông biên giới để mở rộng đường liên lạc của ta với các nước XHCN. Củng cố và mở rộng căn cứ địa Việt Bắc.) 2.Diễn biến của chiến dịch Biên giới: - Để đối phó với âm mưu của địch, Trung ương đảng dưới sự lãnh đạo của Bác Hồ đã quyết định như thế nào? Quyết định ấy thể hiện điều gì? - Trận đánh tiêu biểu nhất trong chiến dịch Biên giới thu đông1950 diễn ra ở đâu? Hãy thuật lại trận đánh ấy. - Hình ảnh Bác Hồ trong chiến dịch Biên giới gợi cho em suy nghĩ gì? - Em có suy nghĩ gì về tấm gương chiến đấu của anh La Văn Cầu. 3. ý nghĩa lịch sử của chiến dịch Biên giới: - Kế hoạch khoá cửa biên giới của địch có thực hiện được không? ( không ) - Sau chiến dịch Biên giới, căn cứ địa Việt Bắc như thế nào? ( được mở rộng) - Tình thế chiến tranh giữa ta và địch có sự thay đổi như thế nào? ( Sau chiến dịch Biên giới, quân ta liên tiếp giành thế chủ động, đẩy địch vào thế bị động đối phó). B4: Củng cố, dặn dò: -Tìm vị trí Đông Khê trên lược đồ và cho biết tại sao ta lại chọn vị trí này làm mục tiêu tấn công? ( Ta đánh vào Đông Khê là đánh vào nơi quân địch tương đối yếu, nhưng lại là vị trí rất quan trọng của địch trên tuyến Cao Bằng – Lạng Sơn. Mất Đông Khê, địch buộc phải cho quân đi ứng cứu, ta có cơ hội tiêu diệt chúng.) -Kể lại 1 tấm gương chiến đấu tiêu biểu trong chiến dịch Biên giới năm 1950. - Tìm đọc những mẩu chuyện về anh La Văn Cầu, đại đội trưởng Trần Cừ. - Vẽ lại lược đồ chiến dịch Biên giới thu đông năm 1950, trong đó tô đỏ con đường số 4 và vị trí Đông Khê. * PP kiểm tra, đánh giá: - 4 HS trả lời. - GV nhận xét. * PP thuyết trình, vấn đáp: GV giới thiệu và ghi đầu bài. * PP vấn đáp, thực hành, luyện tập: - Cho HS xác định biên giới Việt trung trên bản đồ. -Xác định trên lược đồ những điểm địch chốt quân để khoá biên giới tại đường số 4. -HS thảo luận để trả lời câu hỏi. - HS thảo luận nhóm và trả lời các câu hỏi. - HS thảo luận nhóm để trả lời câu hỏi.

File đính kèm:

  • docGIAO AN LICH SU - 5.doc