Giáo án lịch sử 6

1. Mục tiêu:

 a) Về kiến thức: Giúp học sinh

 - Xã hội loài người có lịch sử hình thành và phát triển.

 - Mục đích học tập lịch sử ( để biết gốc tích tổ tiên, quê hương đất nước để hiểu hiện tại ).

 b) Về kỹ năng:

 - Giúp học sinh có kỹ năng liên hệ thực tế và quan sát sự kiện, hiện tượng đang diễn ra.

 c) Về thái độ:

 - Bồi dưỡng cho học sinh về tính chính xác, sự ham thích học tập bộ môn.

2. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh:

 a) Chuẩn bị của giáo viên: Nghiên cứu tài liệu SGK, SGV, chuẩn kiến thức kỹ năng, soạn giáo án.

 b) Chuẩn bị của học sinh: Đọc trước SGK; sưu tầm tranh ảnh, tư liệu về lịch sử.

 

doc73 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 3287 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án lịch sử 6, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 24 / 08/ 2012 Ngày giảng 6A: 28/ 08/ 2012 6B: 27/ 08/ 2012 Tiết 1. Bài 1: SƠ LƯỢC VỀ MÔN LỊCH SỬ 1. Mục tiêu: a) Về kiến thức: Giúp học sinh - Xã hội loài người có lịch sử hình thành và phát triển. - Mục đích học tập lịch sử ( để biết gốc tích tổ tiên, quê hương đất nước để hiểu hiện tại ). b) Về kỹ năng: - Giúp học sinh có kỹ năng liên hệ thực tế và quan sát sự kiện, hiện tượng đang diễn ra. c) Về thái độ: - Bồi dưỡng cho học sinh về tính chính xác, sự ham thích học tập bộ môn. 2. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh: a) Chuẩn bị của giáo viên: Nghiên cứu tài liệu SGK, SGV, chuẩn kiến thức kỹ năng, soạn giáo án. b) Chuẩn bị của học sinh: Đọc trước SGK; sưu tầm tranh ảnh, tư liệu về lịch sử. 3. Tiến trình bài dạy: *) Ổn định tổ chức: 6A: / 23 6B: / 20 a) Kiểm tra bài cũ: ( 4’ ) Kiểm tra sự chuẩn bị ở nhà của học sinh *) Giới thiệu bài: ( 1’) Ở tiểu học các em đã được học các tiết Lịch sử ở môn tự nhiên và xã hội , thường nghe và sử dụng từ “ Lịch Sử”. Vậy Lịch Sử là gì tiết học hôm nay cô trò chúng ta sẽ đi tìm hiểu. b) Dạy nội dung bài mới: 1. Lịch sử là gì? ( 13’) GV. Gọi HS đọc phần 1 GV. Mọi sự vật hiện tượng xung quanh chúng ta đều có sự biến đổi kể cả con người. ?KH. Em hãy kể sơ lược về bản thân em từ khi đi học cho đến nay? Nhà trẻ -> mẫu giáo -> 6 tuổi học lớp 1 -> 11 tuổi học xong cấp I và lên cấp II GV. Các em thấy rằng nhưng cũng có bạn đi học sớm, bạn đi học muộn. ?KH. Theo em cây cỏ, loài vật có phải ngay từ khi xuất hiện đã có hình dạng như ngày nay không? Cây cỏ, loài vật ngay từ khi xuất hiện có hình dạng khác ngày nay. Bởi qua quá trình lớn lên nó đã thay đổi hình dạng, kích thước… nghĩa là cây Cỏ, loài vật lớn lên nó đều có một quá khứ, quá khứ đó chính là Lịch sử. GV. Sự vật, con người, làng xóm, phố phường, đất nước mà chúng ta thấy hiện nay đều phải trải qua một quá trình hình thành, phát triển và biến đổi theo thời gian, nghĩa là đều có một quá khứ, quá khứ đó chính là Lịch sử. ?TB. Vậy theo em Lịch sử là gì? Lịch sử là những gì đã diễn ra trong quá khứ với thời gian dài, ngắn khác nhau. ?KH. Có gì khác nhau giữa Lịch sử một con người và Lịch sử xã hội loài người? Một con người thì chỉ có hoạt hoạt động riêng của mình. Hoạt động của một người chỉ liên quan đến người đó và một số người xung quanh. Còn hoạt động của loài người thì vô cùng phong phú, liên quan đến tất cả, nghĩa là liên quan đến nhiều người, nhiều nước, nhiều lúc khác nhau. GV. Muốn nghiên cứu về lịch sử loài người cần có một môn khoa học mới nghiên cứu được chính xác về loài người và xã hội loài người. ? TB. Môn khoa học Lịch sử nghiên cứu vấn đề gì? Lịch sử còn là một khoa học, có nhiệm vụ tìm hiểu và khôi phục lại quá khứ của con người và xã hội loài người. GV. Môn Lịch sử là một môn khoa học quan trọng nghiên cuuws về quá trình phát triển và toàn bộ những hoạt động của xã hội loài người từ khi hình thành đến ngày nay. Trong đó có cả đất nước dân tộc Việt Nam ta. GV. TK: Lịch sử là những gì đã diễn ra trong quá khứ, khoa học Lịch sử nghiên cứu về con người và hoạt động của xã hội loài người. Vậy chúng ta học Lịch sử để làm gì, ta chuyển sang phần 2 tìm hiểu -> 2. Học Lịch sử để làm gì? ( 14’ ) GV. HD HS quan sát bức tranh H.1 SGKT3 ?G. Nhìn lớp học ở H.1 em thấy khác với lớp học ở trường em như thế nào? Em hiểu vì sao có sự khác đó? Lớp học ngoài sân, thầy nghồi trên ghế chõng tre, không có bảng; trò nghồi chiếu không có bàn ghế, số lượng chỉ vài ba trò. Trường em lớp học khang trang, có bàn ghế, có quạt, có đèn điện sáng, số lượng học sinh đông… Trường lớp ngày nay đẹp hơn nhiều. Sở dĩ có sự khác nhau đó là con người tự làm ra. Mỗi con người, mỗi làng xóm, mỗi trường học… đều trải qua những thay đổi theo thời gian mà chủ yếu là do con người tạo nên. ? G. Chúng ta có cần biết những thay đổi đó không? Rất cần. Bởi vì khồng phải ngẫu nhiên mà có những thay đổi như chúng ta nhận thấy mà là cả một quá trình lao động, xây dựng của tổ tiên, cho ông chúng ta. ?KH. Chúng ta cần biết để làm gì? Để quý trọng những gì mình đang có, biết ơn những người đã làm nên Cuộc sống ngày hôm nay và để từ đó chúng ta có trách nhiệm giữ gảo vệ và phát huy những gì mà tổ tiên, cha ông đã để lại cho chúng ta. ?TB. Như các em biết, đất nước chúng ta ngày càng phát triển, cuộc sống của chúng ta ngày càng được nâng cao, có được sự thay đổi đó là do đâu. - Đất nước chúng ta ngày càng phát triển, cuộc sống của chúng ta ngày càng được nâng cao, có được sự thay đổi đó không chỉ do lao động của riêng mooic chúng ta hay của một gia đình, dòng họ. Mà là do việc làm của tổ tiên, cha ông từ đời này qua đời khác, là sáng tạo trong lao động của cả cộng đồng người Việt bao thế hệ làm nên. ?KH. Vậy theo em học Lịch sử để làm gì? Có cần thiết không? - Học Lịch sử để hiểu được cội nguồn của tổ tiên, quê hương, dân tộc mình, để hiểu cuộc đấu tranh và lao động sáng tạo của dân tộc mình và của cả loài người trong quá khứ xây dựng nên xã hội văn minh như ngày nay. - Học Lịch sử để hiểu được những gì chúng ta đang thừa hưởng của ông cha trong quá khứ và biết mình phải làm gì cho tương lai. GV. TK: Học Lịch sử để hiểu được cội nguồn của tổ tiên, quê hương, dân tộc mình. Vậy dựa vào đâu để biết và dựng lại Lịch sử, ta chuyển sang phần 3 -> 3. Dựa vào đâu để biết và dựng lại Lịch sử ( 10’ ) GV. Thời gian trôi qua những dấu tích của con người được giữ lại dưới nhiều hình thức khác nhau. ? KH. Tại sao em biết được cuộc sống trước đây của ông bà, cha mẹ và tuổi ấu thơ của mình? - Biết được qua lời kể của ông bà, cha mẹ, những người thân, hay những trang nhật ký ghi chép của ông bà, cha mẹ. ? TB. Em hãy kể một số câu truyện có liên quan đến dân tộc VN mà em biết? - Con Rồng cháu Tiên, Sơn Tinh Thuỷ Tinh, Sự tích Hồ Gươm. ? TB. Theo em những câu chuyện đó có thật không? - Không có thật. GV. Những câu chuyện đó được truyền từ đời này sang đời khác nhằm phản ánh sự kiện, hiện tượng Lịch sử diễn ra trong thực tế, nhân dân ta đã xây dựng những câu chuyện để lưu truyền từ đời này sang đời khác. Tuy không mang tính chính xác cao nhưng gạt bỏ những tính chất hoang đường. Những câu chuyện đó được gọi là tư liệu truyền miệng. - Tư liệu truyền miệng. ? KH. Quan sát H.1 và H.2 theo em đó là những loại tư liệu nào? - Tư liệu hiện vật + H.1 là tư liệu hiện vật ( bàn ghế cố, thầy trò, nhà cửa ) + H.2 là bia đá, bia tiến sĩ. ? KH. Tại sao em biết đó là bia tiến sĩ? - Nhờ những dòng chữ khắc trên bia giúp em biết được đó là bia tiến sĩ. ? KH. Tại sao em biết được SGK của em sản xuất vào năm nào? Dựa vào các kí hiệu viết trên sách. GV. Dựa vào các tài liệu ghi chép SGK, sách báo… và các tài liệu Lịch sử giúp ta hiểu biết Lịch sử. Đây là những tư liệu chính xác, khoa học, gọi là tư liệu chữ viết. Ngoài ra còn nhiều tranh ảnh, sơ đồ… - Tư liệu chữ viết. GV. KL: Lịch sử là những gì đã diễn ra trong quá khứ, là một môn khoa học rất quan trọng để biết được Lịch sử dân tộc và Lịch sử thế giới. Vì vậy chúng ta cần phải học Lịch sử. Muốn biết và dựng lại Lịch sử phải dựa vào tư liệu truyền miệng, hiện vật và chữ viết. ?G. Em hiểu thế nào về câu nói: “ Lịch sử là thầy dạy cuộc sống” ? - Câu nói có nghia là: Lịch sử đã ghi lại những gì xảy ra trong quá khứ, những việc làm, những con người tốt hay xấu, thành hay bại, những gì xấu tốt của cuộc sống, những cuộc chiến tranh phi nghĩa hay chính nghĩa… Lịch sử giúp chúng ta ngày nay hiểu được những cái hay cái đẹp để phát huy, cái xấu cái khiếm khuyết để tránh bỏ, từ đó chúng ta rút ra kinh nghiệm cho bản thân, tự trau dồi đạo đức và sống cho tốt, cống hiến phần sức lực của mình để xây dựng quê hương đất nước. Lịch sử là cái cân, cái gương của muôn đời để chúng ta soi vào. Lịch sử là thầy dạy cuộc sống. c) Củng cố, luyện tập ( 2’ ) ? Những bản ghi, sách vở chép tay hay được in, khắc bằng chữ viết, gọi chung là gì? A. Tư liệu chữ viết B. Tư liệu truyền miệng C. Tư liệu hiện vật D. Tư liệu truyền miệng và chữ viết - ĐÁ: A d) Hướng dẫn học sinh học bài và làm bài ở nhà ( 1’ ) - Học thuộc nội dung bài học và làm BT. - Đọc và chuẩn bị bài: Cách tính thời gian trong Lịch sử. *) Rút kinh nghiệm sau bài dạy: - Thời gian: ………………………………………………………………... - Nội dung kiến thức: ……………………………………………………... - Phương pháp: ……………………………………………………………. = = = = = = = = == = = = = = = = = = = = == = = Ngày soạn: 30/ 08/ 2012 Ngày giảng 6A: 04 / 09/ 2012 6B: 03 / 09/ 2012 Tiết 2. Bài 2: CÁCH TÍNH THỜI GIAN TRONG LỊCH SỬ 1. Mục tiêu: a) Về kiến thức: Giúp học sinh - Biết được cách tính thời gian trong Lịch sử. b) Về kỹ năng: - Bồi dưỡng kỹ năng ghi thời gian, tính thời gian, tính khỏng cách thời gian theo công lịch. c) Về thái độ: - Biết quý trọng thời gian và tính chính xác, khoa học. 2. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh: a) Chuẩn bị của giáo viên: Nghiên cứu tài liệu SGK, SGV, chuẩn kiến thức kỹ năng, soạn giáo án. Sơ đồ thời gian, BT tính thời gian, tờ lịch và quả địa cầu. b) Chuẩn bị của học sinh: Học bài cũ, làm BT và chuẩn bị bài mới. 3. Tiến trình bài dạy: *) Ổn định tổ chức: 6A: / 23 6B: / 20 a) Kiểm tra bài cũ: ( 4’ ) Câu hỏi: Lịch sử là gì? Lịch sử giúp em hiểu biết những gì? Đáp án, biểu điểm: Lịch sử là những gì đã diễn ra trong quá khứ với thời gian dài, ngắn khác nhau. ( 2đ ) Lịch sử còn là một khoa học, có nhiệm vụ tìm hiểu và khôi phục lại quá khứ của con người và xã hội loài người. ( 2đ ) - Học Lịch sử để hiểu được cội nguồn của tổ tiên, quê hương, dân tộc mình, để hiểu cuộc đấu tranh và lao động sáng tạo của dân tộc mình và của cả loài người trong quá khứ xây dựng nên xã hội văn minh như ngày nay. ( 3đ ) - Học Lịch sử để hiểu được những gì chúng ta đang thừa hưởng của ông cha trong quá khứ và biết mình phải làm gì cho tương lai. ( 3đ ) - Gv nhận xét, cho điểm: ………………………. *) Giới thiệu bài: ( 1’) Ở tiết trước các em đã nắm được Lịch sử là những gì đã diễn ra trong quá khứ theo thứ tự nhất định. Vậy khi chưa có lịch người xưa đã dựa vào đâu để tính thời gian? Cách tính thời gian như thế nào? Bài học hôm nay cô trò chúng ta sẽ đi tìm hiểu. b) Dạy nội dung bài mới: 1. Tại sao phải xác định thời gian? ( 10’) GV. Gọi HS đọc phần 1. HS. Đọc ? KH. Việc tính thời gian trong Lịch sử có cần thiết không? Vì sao? - Lịch sử loài người bao gồm muôn vàn sự kiện, xảy ra vào những thời gian khác nhau. Con người, nhà cửa, phố xá, làng mạc, xe cộ … đều ra đời, đổi thay. Xã hội loài người cũng vậy. Muốn hiểu và dựng lại Lịch sử phải xắp xếp tất cả các sự kiện đó lại theo thứ tự thời gian. - Lịch sử loài người bao gồm muôn vàn sự kiện, xảy ra vào những thời gian khác nhau. Muốn hiểu và dựng lại Lịch sử phải xắp xếp tất cả các sự kiện đó lại theo thứ tự thời gian. ? TB. Xem lại H.1 SGKT 3 và H.2 SGKT4 em có biết nó ra đời vào thời gian nào không? - Nhìn qua thì chúng ta không thể nhận biết được mà phải dựa vào những kí hiệu, những quy định nào đó. Không phải các tiến sĩ đều đỗ cùng một năm, phải có người trước, người sau. Bia này có thể dựng cách bia kia rất lâu. Như vậy người xưa đã có cách tính và ghi thời gian. Việc tính thời gian rất quan trọng vì nó giúp chúng ta nghiều điều. Xác định thời gian là một nguyên tắc cơ bản quan trọng của Lịch sử. - Xác định thời gian là một nguyên tắc cơ bản quan trọng trong việc tìm hiểu và học tập Lịch sử. ? KH. Vậy, dựa vào đâu và bằng cách nào, con người sáng tạo ra được cách tính thời gian? - Từ xưa con người đã nghĩ đến chuyện ghi lại những việc mình làm, từ đó nghĩ ra cách tính thời gian. Họ nhận thấy nhiều hiện tượng tự nhiên lặp đi lặp lại một cahs thường xuyên như sáng đến tối, hết mùa nóng đến mùa lạnh. Mặt trời thì ngày nào cũng xuất hiện, mặt trăng thì chỉ thấy vào ban đêm, lúc gần sáng… những hiện tượng này có quan hệ chặt chẽ với hoạt động của mặt trời và mặt trăng. Cơ sở để xác định thời gian được bắt đầu từ đây. GV. Xác định thời gian là một nguyên tắc cơ bản trong Lịch sử. Vậy người xưa đã tính thời gian như thế nào ta chuyển sang phần 2 tìm hiểu. 2. Người xưa đã tính thời gian như thế nào? ( 13’ ) GV. Gọi HS đọc bảng thống kê những ngày kỉ niệm trong SGK. HS. Đọc ? TB. Theo em có những loại thời gian nào? Những loại lịch nào? - Đơn vị thời gian: ngày, tháng, năm; tính theo âm lịch và dương lịch. ? TB. Người xưa dựa vào đâu để làm ra lịch? - Người xưa đã dựa vào chu kì vòng quay của trái đất quanh trục của nó, của Mặt trăng quanh Trái đất, của Trái đát quanh Mặt trời, tạo nên ngày, đêm, tháng và mùa trong năm. - Có hai cách tính Âm lịch và Dương lịch ? KH. Em hiểu thế nào là Âm lịch? Cách tính Âm lịch ra sao? + Âm lịch: Dựa theo chu kì vòng quay của Mặt trăng quanh Trái đất. Một năm có 12 tháng, mỗi tháng có 30 ngày riêng tháng 2 chỉ có 28 ngày. GV. Người Phương đông cổ đại: Ai Cập, Lưỡng Hà, Trung Quốc là những người sáng tạo ra lịch đầu tiên, họ lấy chu kỳ của Mặt trăng quanh xung quanh Trái đất, tức là một tuần Trăng ( Trăng tròn rồi Trăng khuyết ) hết 30 ngày là một tháng và tính được cả chu kì quay một vòng quanh quỹ đạo hết 360 ngày chia thành 12 tháng gọi là Âm lịch. ? KH. Em hiểu thế nào là Dương lịch? Cách tính ra sao? - Dương lịch: dựa theo chu kì vóng quay của Trái đất quanh Mặt trời. - Một năm có 365 ngày chia thành 12 tháng mỗi tháng có 30 hoặc 31 ngày. GV. Người Phương tây cổ đại đã biết được mối quan hệ giữa Mặt trăng, Mặt trời và Trái đất. Nhờ giỏi tính toán họ đã tính được chính xác chu kì của Trái đất quanh Mặt trời hết 365 ngày 6 giờ. Năm đó được gọi là năm nhuận và ngày nhuận để vào tháng 2. Người xưa dễ nhận biết được hiện tượng Mặt trăng hơn nên Âm lịch ra đời trước Dương lịch. Tiếp thu cách tính Âm lịch phải bằng tính toán, khoa học người Phương Tây mới tính chính xác được Dương lịch. ? G. Tại sao trên tờ lịch của chúng ta có ghi thêm ngày tháng Âm lịch? - Người Phương đông nói chung và người Việt Nam nói riêng những công việc lớn hàng ngày trong cuộc sống như: làm nhà, cưới xin, ma chay đều tính theo Âm lịch. Ngay từ thời Cổ đại con người đã biết cách làm ra lịch để tính thời gian theo Dương lịch và Âm lịch. GV. Vậy thế giới ngày nay tính thời gian như thế nào, ta chuyển sang phần 3 3. Thế giới có cần một thứ lịch chung hay không? ( 12’ ) ? Kh. Thời xưa các nước đã có một thứ lịch chung chưa? - Thời xưa các nước chưa có chung một thứ lịch. Ở các nước Phương đông như Ai Cập, Lưỡng Hà, Ấn Độ, Trung Quốc… đều có lịch riêng trên cơ sở tính toán một năm có 360 hay 365 ngày, chia thành 12 tháng, mỗi tháng có từ 29 đến 30 ngày. Để giải quyết ssoos ngày dư thừa trong năm, mỗi nước lại có cách làm riêng như Ai Cập thì thêm 5 ngày đầu năm, TQ thì thêm tháng nhuận, người Phương tây đặc biệt là người Rô Ma cổ đại họ làm lịch với một cách tính một năm bằng 365 ngày, 4 năm lại có một năm nhuận 366 ngày ( tháng 2 thêm 1 ngày ). ? KH. Vậy theo em thế giới có cần một thứ lịch chung hay không? - Xã hội loài người ngày càng phát triển, sự giao lưu giữa các nước, các dân tộc, các khu vực ngày càng mở rộng. Nhu cầu thống nhất cách tính thời gian được đặt ra, nên thế giới cần có một lịch chung, đó là công lịch. - Lịch dùng chung cho cả thế giwos gọi là Công lịch. ? KH. Em hiểu Công lịch là gì? - Dựa vào các thành tựu khoa học, dương lịch được hoàn chỉnh để các dân tộc đều có thể sử dụng, đó là công lịch. - Công lịch lấy năm tương truyền chúa Giê Su ( người sáng lập ra đạo Thiên chúa ) ra đời làm năm đầu tiên của Công nguyên. Trước năm đó là trước Công nguyên ( TCN ). - Công lịch lấy năm Công nguyên làm mốc, trước đó gọi là TCN. ? TB. Công lịch quy định cách tính thời gian như thế nào? - Một ngày có 24 giờ, một tháng có 30 hoặc 31 ngày, một năm có 12 tháng hay 365 ngày, năm nhuận có thâm một ngày có 366 ngày, 100 năm là một thế kỉ, 1000 năm là một thiên niên kỉ. ? KH. Em có nhận xét gì về thời gian TCN và sau CN so với ngày nay? - Thời gian TCN càng lớn thì càng xa so với ngày nay, thời gian sau CN càng lớn thì càng gần. GV. HD HS cách xác định thập kỉ, thế kỉ và thiên niên kỉ. GV. TK: Xác định thời gian là một nguyên tắc quan trọng cơ bản của việc học tập và nghiên cứu Lịch sử. Do nhu cầu ghi nhớ các sự kiện và xác định thời gian con người đã làm ra lịch ( âm lịch và dương lịch ). Từ dương lịch cải tiến thành công lịch dùng chung và thống nhất cho cả thế giới. c) Củng cố, luyện tập ( 4’ ) ? TB. Công lịch quy định cách tính thời gian như thế nào? - Một ngày có 24 giờ, một tháng có 30 hoặc 31 ngày, một năm có 12 tháng hay 365 ngày, năm nhuận có thâm một ngày có 366 ngày, 100 năm là một thế kỉ, 1000 năm là một thiên niên kỉ. GV. Các em quan sát những ngày lịch sử và kỉ niệm SGKT 6. ? G. Tính khoảng cách thời gian ( theo thế kỉ và theo năm ) của các sự kiện so với năm nay? - Khởi nghĩa Lam Sơn ( 7. 2. 1418 ) – thế kỉ XV cách năm 2012 là 534 năm, 6 thế kỉ. ( lấy năm hiện tại trừ đi năm thời điểm đó ). - Chiến thắng Đống Đa Quang Trung đại phá quân Thanh ( 30. 1. 1789 ). Nổ ra vào thế kỉ XVIII cách năm 2012 là 223 năm, 3 thế kỉ. - Khởi nghĩa Hai bà Trưng ( 3. 40 ) – thế kỉ I cách năm 2012 là 1972 năm, 20 thế kỉ. - Chiến thắng Bạch Đằng Trần Hưng Đạo đại phá quân Nguyên ( 9. 4. 1288 ) – Thế kỉ XIII cách năm 2012 là 724 năm, 8 thế kỉ. - Chiến thắng Chi Lăng Lê Lợi Đại phá quân Minh ( 10. 10. 1427 ) – Thế kỉ XV cách năm 2012 là 585 năm, 6 thế kỉ. d) Hướng dẫn học sinh học bài và làm bài ở nhà ( 1’ ) - Học thuộc nội dung bài học và làm BT và trả lời các câu hỏi trong SGK. - Đọc và chuẩn bị bài: Xã hội Nguyên thuỷ. *) Rút kinh nghiệm sau bài dạy: - Thời gian: ………………………………………………………………... - Nội dung kiến thức: ……………………………………………………... - Phương pháp: ……………………………………………………………. = = = = = = = == = = = == = = = = = = = = = = = = = = Ngày soạn: 07/ 09/ 2012 Ngày giảng 6A: 11 / 09/ 2012 6B: 11 / 09/ 2012 Phần I: KHÁI QUÁT LỊCH SỬ THẾ GIỚI CỔ ĐẠI. Tiết 3. Bài 3: XÃ HỘI NGUYÊN THUỶ. 1. Mục tiêu: a) Về kiến thức: Giúp học sinh - Sự xuất hiện của con người trên trái đất: Thời điểm, động lực.... - Sự khác nhau giữa người Tối cổ và người Tinh khôn. - Nguyên nhân ta rã của xã hội nguyên thuỷ: sản xuất phát triển, nảy sinh của cải dư thừa, sự xuất hiện gia cấp, nhà nước ra đời. b) Về kỹ năng: - Bồi dưỡng kỹ năng quan sát tranh ảnh so sánh giữa Vượn và người, người Tối cổ và người Tinh khôn.. c) Về thái độ: - Hình thành ý thức đúng đắn về vai trò lao động sản xuất trong sự phát triển xã hội loài người.. 2. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh: a) Chuẩn bị của giáo viên: - Nghiên cứu tài liệu SGK, SGV, chuẩn kiến thức kỹ năng, soạn giáo án. - Bản đồ thế giới có đánh dấu nơi loài người xuất hiện. b) Chuẩn bị của học sinh: Học bài cũ, làm BT và sưu tầm tranh ảnh về người Nguyên thuỷ. 3. Tiến trình bài dạy: *) Ổn định tổ chức: 6A: 6B: Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra viết 15’ Câu hỏi: Câu 1: Em hãy cho biết người xưa đã dựa vào đâu để làm ra lịch? Câu 2: Tính khoảng cách thời gian ( theo thế kỉ và theo năm ) của sự kiện: Khởi nghĩa Lam Sơn 7/2/ 1418 so với năm nay ( năm 2012 )? Đáp án, biểu điểm: Câu 1: ( 6 điểm ) Người xưa đã tính thời gian như sau: - Người xưa đã dựa vào chu kì vòng quay của trái đất quanh trục của nó, của Mặt Trăng quanh Trái Đất, của Trái Đất quanh Mặt Trời tạo nên ngày, đêm, tháng và mùa trong năm. ( 3đ ) - Có hai cách tính Âm lịch và Dương lịch: ( 1đ ) + Âm lịch: Dựa theo chu kì vòng quay của Mặt Trăng quanh Trái Đất ( 1đ ) + Dương lịch: Dựa theo chu kì vòng quay của Trái Đất quanh Mặt Trời.( 1đ ) Câu 2: ( 4 điểm ) Khởi nghĩa Lam Sơn ngày 7/2/1418 – Thế kỉ XV cách năm 2012 là 594 năm – 6 thế kỉ. ( 4 đ ) *) Giới thiệu bài: ( 1’) Các em đã biết bộ môn Lịch sử là tìm hiểu nguồn gốc ra đời và phát triển của xã hội loài người. Vậy trên thế giới con người ra đời và phát triển qua những giai đoạn nào? Bài học hôm nay cô trò chúng ta sẽ đi tìm hiểu. b) Dạy nội dung bài mới: 1. Con người đã xuất hiện như thế nào ? ( 13’) GV. Gọi HS đọc từ đầu -> Trung Quốc. ? KH. Cách đây hàng chục triệu năm trên Trái đất có gì biến đổi ? - cách đây hàng chục triệu năm trên Trái đất có loài vượn cổ sinh sống trong khu rừng rậm. Trong quá trình tìm kiếm thức ăn, loài vượn này đã biết đi bằng hai chi sau, dùng hai chi trước để cầm nắm và biết sử dụng những hòn đá, cành cây … làm công cụ. Đó là người Tối cổ ( sờm nhất cách đây khoảng 3 -> 4 triệu năm ) - Thời gian xuất hiện: cách đây khoảng 3 – 4 triệu năm. - Đặc điểm: Thoát khỏi giới động vật, con người hoàn toàn đi đứng bằng hai chân, đôi tay trở nên khéo léo, cơ thể cầm nắm và biết sử dụng những hòn đã, cành cây… làm công cụ, biết dùng lửa. ? TB. Hài cốt người Tối cổ được tìm thấy ở đâu? - Hài cốt người Tối cổ được tìm thấy ở nhiều nơi như: miền đông Châu phi, trên đảo Gia Va ( In – đô – nê – xi – a ), ở gần Băc Kinh ( TQ )… GV. Vậy loài người thoát khỏi giới động vật họ sinh sống như thế nào các em hãy quan sát H.3, H.4 SGKT 8 ? G. Quan sát H.3, H.4 SGKT 8, em hãy cho biết cuộc sống của bầy người Nguyên thuỷ như thế nào? - Họ sống nhờ vào hái lượm và săn bắt. Hình thức săn bắt lúc đó là săn đuổi, tức là số đông người bao vây lấy động vật, dồn cho chúng chạy và lao xuống vực sâu để chúng có thể bị chết hay bị thương, sau đó mới ném đá, phóng lao cho chúng chết hẳn. GV. Trải qua quá trình kiếm sống người tối cổ biết tập trung sống theo bầy ( 30 – 40 người ) để kiếm sống và bảo vệ nhau. Họ ở mái đã, hang động, biết làm lều đơn giản lợp bằng cỏ cây, da thú. Biết sử dụng nguồn năng lượng quan trọng bậc nhất là lửa. Qua các cuộc động đất, núi lửa phun trào thiêu cháy những con thú họ ăn thấy ngon hơn, biết dùng lửa, giứ lửa để sưởi ấm, nướng chín thức ăn, xua đuổi thú dữ. Biết chế tạo ra lửa bằng cách dùng đá ghè ra lửa. Biết dùng công cụ bằng đá thô sơ. Sống chủ yếu bằng săn bắn và hái lượm. - Sống theo bầy ( 30 – 40 người ) ở trong các hang động, mái đá, túp lều, biết ghè đẽo công cụ bằng đá. Sống chủ yếu bằng săn bắn, hái lượm -> c/s bấp bênh. ? G. Hãy so sánh cuộc sống của người tối cổ và bầy Vượn có điểm gì giống và khác nhau? Giống nhau: Sống theo bầy đàn và sống phụ thuộc vào thiên nhiên. Khác nhau: Làm túp lều đơn giản để ở, ghè đẽo công cụ bằng đá, dùng lửa và tạo ra lửa. GV. Nguồn gốc của loài người là từ Vượn -> người Tối cổ, đã có những bước tiến bộ hơn hẳn loài Vượn, mặc dù vẫn còn ăn lông ở lỗ song đã thoát khổi động vật, nhờ biết chế tạo công cụ, sản xuất đầu tiên. Trải qua thời gian dài kiếm sống, con người lao động đã dần dần phát triển thành người Tối cổ -> người Tinh khôn. 2. Người Tinh khôn sống như thế nào ? ( 14’ ) GV. Trải qua quá trình lao động, kiếm sống, loài người đã dần dần phát triển từ người Tối cổ thành người Tinh khôn. ? TB. Người Tinh khôn ra đời như thế nào?có đặc điểm và sống ra sao? Thời gian xuất hiện: Cách đây khoảng 4 vạn năm. Đặc điểm: có cấu tạo cơ thể như người ngày nay, có thể tích sọ não lớn, tư duy phát triển. Sống thành thị tộc và bộ lạc, cùng làm cùng hưởng, bầu người đứng Đầu; biết trồng trọt, chăn nuôi, sản xuất công cụ đá, đồ gốm, dệt vải, đồ trang sức. ? KH. Em hiểu thế nào là thị tộc? - Thị tộc là tổ chức sản xuất của người Tinh khôn gồm nhiều gia đình do mẹ sinh ra cùng chung sống, cùng sản xuất trong vùng đất của thị tộc, có bầu người đứng đầu. ? KH. Quan sát H.5 SGKT9, em hãy cho biết sự khác nhau giữa người Tinh Khôn và người Tối cổ? - Sự khác nhau giữa người Tối cổ và người Tinh khôn: + Người Tối cổ: trán thấp và bợt ra phía sau, u mày nổi cao; khắp cơ thể còn phủ một lớp lông ngắn; dáng đi hơi còng, lao về phía trước; thể tích sọ não từ 850 cm3 đến 1100 cm3. + Người Tinh Khôn: Mặt phẳng, trán cao, không còn lớp lông trên người, dáng đi thẳng, bàn tay nhỏ, khéo léo, thể tích sọ não lớn 1450 cm3. GV. Do lao động con người dần dần hoàn thiện cả về cấu tạo và tố chất, bộ óc, con người từ săn bắt, hái lượm phụ thuộc vào thiên nhiên, biết trồng trọt , chăn nuôi, sống định cư thành thị tộc, bộ lạc. Đời sống nâng cao hơn, xã hội phát triển sang giai đoạn mới. 3. Vì sao xã hội Nguyên thuỷ tan rã ? ( 13’ ) GV. Gọi HS đọc HS. Đọc ? KH. Quan sát H.7 SGKT 10, em hãy cho biết người Nguyên thuỷ dùng công cụ này để làm gì? - Dùng liềm để gặt lúa; giáo dùng để đâm con thú; kim chỉ dùng để khâu, dệt lưới đánh cá; đồ trang sức dùng để đeo cho đẹp và trừ tà ma. GV. Qua những công cụ đã khai quật được chứng tỏ kỹ thuật khai thác, rèn đúc kim loại ra đời. - Khoảng 4000 năm TCN, con người phát hiện ra kim loại ( đồng và quặng sắt ) và dùng kim loại làm công cụ lao động. ? TB. Theo em qua những công cụ trên sẽ có những nghành kinh tế nào? Nghành nông nghiệp: trồng lúa nước, chăn nuôi. Thủ công nghiệp: rèn đúc kim loại, công cụ sản xuất, vật dụng. ? KH. Công cụ kim loại ra đời có tác dụng như thế nào đến sản xuất và xã hội? - Nhờ công cụ bằng kim loại, con người có thể khai phá đất hoang, tăng diện tích trồng trọt, sản phẩm làm ra nhiều, xuất hiện của cải dư thừa. - Một số người chiếm hữu của cải dư thừa trở nên giầu có…, xã hội phân hoá thành kẻ giàu, người nghèo. Xã hội Ngu

File đính kèm:

  • docgiao an lich su 6.doc