TUẦN 1: MỞ ĐẦU
Tiết 1 : Bài 1: SƠ LƯỢC VỀ MÔN LỊCH SƯ.
I. Mục tiêu bài học:
1. Kiến thức:
- Xã hội lòai người có lịch sử hình thành và phát triển.
- Mục đích học tập lịch sử.
- Giúp cho HS hiểu lịch sử là một khoa học có ý nghĩa quan trọng đối với mỗi con người, học lịch sử là cần thiết.
2. Tư tưởng: Yêu thích bộ môn lịch sử
3. Kỹ năng: Liên hệ thực tế và quan sát.
II. Thiết bị, đồ dùng dạy học và tài liệu dạy học:
- GV: Hai bức ảnh trong SGK
- HS sưu tầm thêm tranh ảnh thể hiện những hình ảnh quá khứ.
III. Tiến trình tổ chức dạy và học:
1. Ổn định tổ chức: ( 1’)
2. Kiểm tra bài cũ:
3. Dạy và học bài mới:
* Giới thiệu bài mới: ( 1’) Ở lớp 4 – 5. Chúng ta được đọc những mẫu chuyện lịch sử rất bổ ích và lý thú nhưng lịch sử là gì? Học lịch sử để làm gì và dựa vào đâu để ta biết lịch sử. Đó là những câu hỏi trong giờ học đầu tiên. Hôm nay chúng ta sẽ chú ý lắng nghe, thảo luận.
69 trang |
Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 5431 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Lịch sử 6 - Trường THCS Trần Quốc Tuấn, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày sọan : 20/8/2010.
TUẦN 1: MỞ ĐẦU
Tiết 1 : Bài 1: SƠ LƯỢC VỀ MÔN LỊCH SƯ.
I. Mục tiêu bài học:
1. Kiến thức:
- Xã hội lòai người có lịch sử hình thành và phát triển.
- Mục đích học tập lịch sử.
- Giúp cho HS hiểu lịch sử là một khoa học có ý nghĩa quan trọng đối với mỗi con người, học lịch sử là cần thiết.
2. Tư tưởng: Yêu thích bộ môn lịch sử
3. Kỹ năng: Liên hệ thực tế và quan sát.
II. Thiết bị, đồ dùng dạy học và tài liệu dạy học:
- GV: Hai bức ảnh trong SGK
- HS sưu tầm thêm tranh ảnh thể hiện những hình ảnh quá khứ.
III. Tiến trình tổ chức dạy và học:
1. Ổn định tổ chức: ( 1’)
2. Kiểm tra bài cũ:
3. Dạy và học bài mới:
* Giới thiệu bài mới: ( 1’) Ở lớp 4 – 5. Chúng ta được đọc những mẫu chuyện lịch sử rất bổ ích và lý thú nhưng lịch sử là gì? Học lịch sử để làm gì và dựa vào đâu để ta biết lịch sử. Đó là những câu hỏi trong giờ học đầu tiên. Hôm nay chúng ta sẽ chú ý lắng nghe, thảo luận.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG KIẾN THỨC CẦN ĐẠT
HĐ1: ( 12’)
Ở cấp tiểu học, các em đã học các tiết lịch sử ở môn “TN và XH” thường nghe và sử dụng từ “lịch sử”,vậy “lịch sử là gì?”. GV cho HS xem băng hình về:
- Bầy người nguyên thủy
- Tích lũy tư bản nguyên thủy và sự phát triển của XHTB.
- Những thành tựu mới nhất về KHKT hiện nay.
GV: Con người và mọi vật trên TG này đều phải tuân theo quy luật gì của thời gian?
HS: Con người đầu tiên phải trải qua một quá trình sinh ra, lớn lên, già yếu.
GV: Em có nhận xét gì về lòai người từ thời nguyên thủy đến nay?
HS: Đó là quá trình con người xuất hiện và phát triển không ngừng.
GV: Sự khác nhau giữa lịch sử con người và lịch sử XH lòai người?
HS: Lịch sử của một con người là quá trình sinh ra, lớn lên, già yếu, chết.
LSXH lòai người là không ngừng phát triển, là sự thay thế của một xã hội cũ bằng XH mới tiến bộ và văn minh.
HĐ2 ( 15’)
GV chia lớp 2 nhóm cho HS xem hình 1 SGK và thảo luận theo nhóm: 5 phút
So sánh lóp học trường làng thời xưa và lớp học hiện nay của các em có gì khác nhau? Vì sao có sự khác nhau đó?
Mỗi nhóm cử đại diện trả lời ,GV nhận xét cho điểm.
GV: Các em đã nghe nóivề lịch sử, học lịch sử, vậy tại sao học lịch sử là một nhu cầu không thể thiếu được của con người?
HS:Để biết được cội nguồn dân tộc ……
HĐ3: ( 11’)GV hướng dẫn HS xem hình 2 SgK
Bia tiến sĩ ở Văn miếu- Quốc Tử Giám làm bằng gì? ( bia đá) hiện vật.
Trên bia ghi gì? ( Tên, tuổi, địa chỉ,năm sinh và năm đổ của tiến sĩ).
Đó là hiện vật người xưa để lại.
GV: Yêu cầu HS kể chuyện Sơn tinh_ Thủy tinh, Thánh Gióng.
GV: Câu chuyện này là truyền thuyết- sử học gọi đó là tư liệu truyền miệng.
GV: Căn cứ vào đâu mà người ta biết được lịch sử?
HS: trả lời
GV: nhận xét và kết luận.
1. Lịch sử là gì?
- Lịch sử là những gì đã diễn ra trong quá khứ.
- Lịch sử là khoa học tìm hiểu và dựng lại tòan bộ những họat động của con người và xã hội lòai người trong quá khứ
2.Học lịch sử để làm gì?
-Để hiểu được cội nguồn dân tộc.
-Biết quá trình đấu tranh với thiên nhiên,chống giặc ngọai xâm để giữ gìn độc lập DT
-Rút ra bài học kinh nghiệm cho hiện tại và tương lai.
3.Dựa vào đâu để biết và dựng lại lịch sử:
-Tư liệu: + Truyền miệng
+ Hiện vật
+ Chữ viết
4. Củng cố: ( 4’)
1. Dựa vào đâu để con người biết vàdựng lại lịch sử:
a. Tư liệu truyền miệng b. Tư liệu hiện vật c. Tư liệu chữ viết d. Cả 3 ý trên
2. Truyện Au Cơ- Lạc Long Quân thuộc nguồn tư liệu………………….
GV giải thích danh ngôn:” Lịch sử là thầy dạy của cuộc sống”(Xi-xê-rông).
5. HDVN: ( 1’)
* Sọan bài 2: Cách tính thời gian trong lịch sử.
- Tại sao phải xác định thời gian.
- Người xưa đã tính thời gian như thế nào?
* TƯ LIỆU THAM KHẢO:
Các nhà sử học xưa đã nói:”Sử để ghi chép việc, mà việc thì hay hoặc dỡ đều làm gương răn dặn cho đời sau. Các nước ngày xưa nước nào cũng đều có sử.” “Sử phải tỏ rõ sự phải trái, công bằng, yêu ghét, vì lời khen của Sử còn vinh dự hơn áo đẹp của vua ban, lời chê của Sử còn nghiêm khắc hơn búa rìu, Sử thực sự là cái cân, cái gương của muôn đời’.
(Theo ĐVSKTT tập 1, NXBKHXH,Hà Nội, 1972 và Nhập môn sử học. NXB Giáo dục, HN, 1897
-----------------------------------------------------------------------------
Ngày sọan : 27/8/2010.
TUẦN 2:
Tiết 2 : Bài 2: CÁCH TÍNH THỜI GIAN TRONG LỊCH SỬ.
I.Mục tiêu bài học :
1. Kiến thức:
- Các cách tính thời gian của người xưa.
- Khái niệm được :Dương lịch, Âm lịch, Công lịch.
- Hiểu đựơc các khái niệm thập kỷ,thế kỷ,thiên niên kỷ,thời gian trước và sau công nguyên.
2. Tư tưởng:
-Biết qúi thời gian, biết tiết kiệm thời gian
3. Kỹ năng:
-Bồi dưỡng cho HS cách ghi, tính năm, tính khỏang cách giữa các thế kỷ.
II. Thiết bị. ĐDDH và TLDH:
GV: Tranh ảnh lịch sử, Qủa địa cầu, lịch treo tường.
HS: Sưu tầm các tranh ảnh lịch sử.
III. Tiến trình tổ chức dạy và học:
1. Ổn định tổ chức: ( 1’)
2. Kiểm tra bài cũ: ( 3’)
a. Lịch sử là gì?
b. Lịch sử giúp em hiểu biết những gì?
c. Tại sao chúng ta cần phải học lịch sử?
3. Dạy và học bài mới:
* Giới thiệu bài mới: ( 1’) Giờ học trước, chúng ta đã bước đầu biết lịch sử là gì? Dựa vào đâu mà chúng ta biết lịch sử. Nhưng để hiểu và dựng lại lịch sử thì phải biết tính thời gian. Vậy làm thế nào để tính được thời gian, người xưa đã tính thời gian như thế nào? Đó là nội dung chính của tiết học hôm nay.
Hoạt Động của GV và HS
Nội dung kiến thức cần đạt
HĐ1: ( 8’)
GV: Hướng dẫn HS xem hình 2 SGK
GV: Có phải các bia Tiến sĩ ở Văn Miếu-Quốc Tử Giám được lập cùng 1 năm không?
HS: Không.
-Như vậy người xưa đã có cách tính và ghi thời gian.
GV: Vậy dựa vào đâu và bằng cách nào, con người tính được thời gian?
HS: Mối quan hệ giữa Mặt trời , Mặt trăng và Trái đất.
GV:Diễn biến của lịch sử phải theo trình tự thời gian.
GV:Vì sao phải xác định thời gian?
HĐ2: ( 12’)
GV: Các em biết trên thế giới hiện nay có những cách tính lịch chính nào?
HS: Am lịch và Dương lịch
GV: Em cho biết cách tính của ÂL và DL?
GV: Cho HS xem qủa địa cầu, HS xác định Trái đất hình tròn.
Cách đây 3-4 ngàn nămngười phương Đông sáng tạo ra lịch.
Trên thế giới hiện nay có những cách tính lịch: ÂL, DL.
Âm Lịch có 12 tháng, năm nhuận 13 tháng.
DL có 12 tháng ,1 tháng có 30, 31 ngày, tháng 2 có 28 ngày, năm nhuận 29 ngày.
Năm nào có 2 số cuối chia tròn cho 4 thì là năm nhuận, tháng 2 có 29 ngày.(1980,1984,1996,2000…)
GV cho HS nhìn vào bảng ghi trong SGK/6, xác định trong bảng đó những lọai lịch gì? Và xác định đâu là ÂL, DL.
HĐ3: ( 12’)
GV: Cho HS xem quyển lịch và các em khẳng định đó là lịch chung của cả thế giới, được gọi là Công lịch.
GV: Ví sao phải có Công lịch?
HS: Do có sự giao lưu giữa các quốc gia dân tộc ngày càng tăng, cần có cách tính thời gian thống nhất.
GV: Công lịch được tính như thế nào?
GV hướng dẫn HS làm BT.
Em xác định thế kỷ XXI bắt đầu năm nào và kết thúc năm nào?
HS: Năm 2001, kết thúc năm 2100.
1. Tại sao phải xác định thời gian?
-Cách tính thời gian là nguyên tắc cơ bản của môn lịch sử.
2.Người xưa đã tính thời gian như thế nào?
-ÂL: Dựa vào sự di chuyển của Mặt trăng quanh Trái Đất.
-DL: Dựa vào sự di chuyển của trái đất quanh Mặt Trời.
3.Thế giới có cần một thứ lịch chung hay không?
-Thế giới cần phải có lịch chung để tính thời gian.
-Theo Công lịch 1 năm có 12 tháng (365 ngày) năm nhuận thêm 1 ngày vào tháng 2
-10 năm là 1 thập kỷ.
-100 năm là 1 thế kỷ.
-1000 năm là 1 thiên niên kỷ.
.Cách tính thời gian theo Công lịch:
CN
179TCN 40 248 542
* BÀI TẬP Ở LỚP: ( 3’)
1. Năm 1999 thuộc thế kỷ……………………….., thiên niên kỷ…………………….
2. Năm 2010 thuộc thế kỷ …………………………, thiên niên kỷ…………………..
3. Năm 179 TCN Triệu Đà XL Âu Lạc cách năm 2010 là?
4. Năm 40 Hai Bà Trưng k/n cách năm 2010 là?
4. Củng cố ( 3’):
a. Tính khỏang cách thời gian (theo thế kỷ và theo năm) của các SK ghi bảng SGK/6 so với năm nay?
b. Theo em , vì sao trên tờ lịch của chúng ta có ghi thêm ngày, tháng, năm ĂL?
5.HDVN: ( 2’):
* Học bài theo câu hỏi SGK.
Sọan bài 3: Xã hội nguyên thủy :
+ Con người đã xuất hiện như thế nào?
+ Bầy người nguyên thủy sống như thế nào?
+ Đời sống của người tinh khôn có những điểm nào tiến bộ hơn so với người tối cổ?
----------------------------------------------------------------------
Ngày sọan : 03/9/2010.
TUẦN 3: PHẦN MỘT: LỊCH SỬ THẾ GIỚI
Tiết 3: Bài 3: XÃ HỘI NGUYÊN THỦY
I. Mục tiêu bài học :
1. Kiến thức: - Nguồn gốc lòai người và các mốc lớn của quá trình chuyển biến từ người Tối cổ thành người hiện đại.
-Đời sống vật chất và tổ chức xã hội của người nguyên thủy.
-Sự khác nhau giữa người tối cổ và người tinh khôn.
-Vì sao XH nguyên thủy tan rã.
2. Tư tưởng:
- Ý thức đúng đắn về vai trò của lao động sản xuất trong sự phát triển của XH lòai người.
3. Kỹ năng:
- Quan sát tranh ảnh.
II. Thiết bị ĐDDH và TLDH:
-GV: Tranh ảnh, hiện vật về công cụ lao động, đồ trang sức. BĐTG.
-HS: Sưu tầm thêm tranh ảnh.
III. Tiến trình tổ chức dạy và học:
1. Ổn định tổ chức: ( 1’):
2. Kiểm tra bài cũ: ( 3’):
a. Em hãy đọc và cho biết những năm sau đây:938,1418, 1789, 1858 thuộc thế kỷ nào?
b. Dựa trên cơ sở nào người ta định ra Dương Lịch -Am Lịch?
3.Dạy và học bài mới:
* Giới thiệu bài mới: ( 1’):
-Đây là bài học đầu tiên về LS lòai người. Con người không phải sinh ra cùng Trái đất hay cùng một lúc với các động vật khác cũng như không phải khi sinh ra đã có hình dáng, hiểu biết lao động như con người ngày nay.
-Bài XHNT hôm nay sẽ giúp chúng ta hiểu sơ lược về thời đại đầu tiên của XH lòai người.
Họat động của GV và HS
Nội dung kiến thức cần đạt
HĐ1: ( 15’):
GV giới thiệu và hướng dẫn các em xem hình 3 + 4 SGK à Nhận xét:
HS: Cách đây hàng chục triệu năm trên Trái đất có lòai vượn cổ sinh sống. Cách đây 6 triệu năm, 1 lòai vượn cổ đã có thể đứng, đi bằng 2 chân, dùng 2 tay để cầm, nắm …
GV: Cho HS xem hình 5 SGK tượng đầu người Tối cổ à hình dáng; xem công xụ bằng đá đã được phục chế. (người Tối cổ). Cho HS nhận xét.
GV: Tổ chức xã hội như thế nào?
-Cuộc sống ,sinh hoạt sản xuất của họ ra sao?
-Em có nhận xét gì về cuộc sống của họ?
HS: Trả lời theo SGK.
HĐ2: ( 10’):
GV: Cho HS xem hình 5 SGK
Em thấy người tinh khôn khác người Tối cổ ở điểm nào? Cho HS thảo luận theo tổ.
Tổ cử đại diện nhóm trả lời.
GV: Nhận xét
GV: Người tinh khôn sống như thế nào?
Đời sống của người tinh khôn có những điểm nào tiến bộ so với người Tối cổ?
GV: Vì sao có sự thay đổi hình dáng giữa người Tối cổ và người tinh khôn?
HS: Do kết quả của quá trình lao động
Người tinh khôn xuất hiện là bước nhảy vọt thứ 2 của con người.
HĐ3: ( 10’):
GV: Cho HS xem những công cụ bằng đá đã được phục chế (những mảnh tước, rìu tay bằng đá …) à Công cụ sản xuất của người tinh khôn à Chủ yếu là đồ đá …
GV: Cho HS xem hình 7 SGK (Đó là những công cụ bằng đồng, dao, liềm, lưỡi rìu đồng …)
- Người tinh khôn xuất hiện cách đây 4 vạn năm (CCSX: đồ đá)
- Cách đây khỏang 6000 năm, người tinh khôn đã phát hiện ra kim lọai để chế tạo ra công cụ lao động bằng kim khí à năng suất lao động tăng.
- Công cụ bằng kim lọai xuất hiện, con người đã làm gì? à SPXH như thế nào?
-HS trả lời.
-GV nhận xét,bổ sung.
1. Con người đã xuất hiện như thế nào?
- Con người có nguồn gốc từ lòai: Vượn cổ à qua quá trình kiếm sống: tiến hóa, biết sử dụng và chế tạo công cụ lao động à thành: người Tối cổ (cách đây khỏang 3 – 4 triệu năm)
- Xuất hiện: miền Đông châu Phi, đảo Gia – va, Bắc Kinh…
- Cuộc sống: Sống thành từng bầy, hái lượm, săn bắt, sống trong hang động.
- Công cụ: những mảnh tước đá ghè đẽo thô sơ
- Phát minh ra lửa.
à Phụ thuộc hòan tòan vào thiên nhiên.
2. Người tinh khôn sống như thế nào?
- Người Tinh khôn có dáng đi thẳng,trán cao,thể tích hộp sọ lớn hơn,không còn lớp lông,đôi tay khéo léo hơn ngưới Tối cổ.
- Họ sống theo thị tộc.
- Làm chung, ăn chung, biết trồng lúa, rau, biết chăn nuôi, dệt vải, làm đồ gốm …
à không hòan tòan phụ thuộc vào thiên nhiên
3. Vì sao xã hội nguyên thủy tan rã?
- Khỏang 4000 năm TCN, kim lọai ra đời
- Con người có thể khai hoang, xẻ gỗ, làm thuyền …
à Năng suất lao động tăng.
- Sản phẩm xã hội dư thừa. à XH xuất hiện tư hữu và phân chia giàu-nghèo àXH nguyên thủy tan rã à XH có giai cấp xuất hiện.
* BÀI TẬP Ở LỚP: ( 1’):
+ Quá trình tiến hóa lòai người diễn ra như sau:
a. Vượn à Tinh tinh à Người tinh khôn. o
b. Vượn cổ à Người tối cổ à Người tinh khôn. o
c. Người tối cổ à Người cổ à Người tinh khôn. o
d. Người tối cổ à Người tinh khôn. o
4. Củng cố: ( 3’):
a. Bầy người nguyên thủy sống như thế nào?
b. Đời sống của người tinh khôn có những điểm nào tiến bộ hơn so với người Tối cổ?
c. Công cụ bằng kim lọai có tác dụng như thế nào?
5. HDVN: ( 1’):
* Học bài theo câu hỏi SGK
* Sọan bài 4: Các quốc gia cổ đại phương Đông
+ Các quốc gia cổ đại phương Đông được hình thành ở đâu và từ bao giờ?
+ XH cổ đại phương Đông bao gồm những tầng lớp nào?
+ Ở các nước phương Đông, nhà vua có việc làm gì?
Ngày soạn :10/9/2010.
TUẦN 4:
Tiết 4: Bài 4: CÁC QUỐC GIA CỔ ĐẠI PHƯƠNG ĐÔNG.
I. Mục tiêu bài học:
1. Kiến thức:
- Sau khi XHNT tan rã, XH có giai cấp và nhà nước ra đời.
- Những nhà nước đầu tiên đã được hình thành ở phương Đông, bao gồm Ai Cập, Lưỡng Hà, An Độ và Trung Quốc từ cuối thiên niên kỉ IV – đầu thiên niên kỉ III TCN.
- Nền tảng kinh tế, thể chế nhà nước ở các quốc gia này.
2. Tư tưởng: XH cổ đại phát triển cao hơn XHNT.
- Bước đầu ý thức về sự bất bình đẳng, sự phân chia giai cấp và về nhà nước nguyên chế.
3. Kỹ năng: Xem tranh, ảnh LS.
II. Thiết bị, đồ dùng dạy học và tài liệu dạy học:
- Tranh khắc trên tượng đá một lạng mộ ở Ai Cập ở thế kỷ XIV TCN.
- Bia đá khắc luật Ham- mu- ra- bi (Lưỡng Hà).
III. Tiến trình tổ chức dạy và học:
1. Ổn định tổ chức: ( 1' )
2. Kiểm tra bài cũ: ( 3' )
- Con người đã xuất hiện như thế nào?
- Người tinh khôn có những điểm nào tiến bộ hơn so với người Tối cổ
- Vì sao XHNT tan rã.
3. Dạy và học bài mới:
Giới thiệu bài mới: ( 1' )Tiết trước chúng ta đã tìm hiểu những nét chính về XHNT. Sau khi XHNT tan rã, XH có giai cấp và nhà nước đã xuất hiện đầu tiên ở phương Đông. Vậy các quốc gia cổ đại phương Đông đã được hình thành ở đâu và từ bao giờ? XH cổ đại phương Đông có những đặc điểm gì? Đó là những vấn đề chúng ta cần chú ý trong tiết học hôm nay.
Họat động của GV và HS
Nội dung kiến thức cần đạt
HĐ1: ( 14' )
GV: Dùng lược đồ các quốc gia cổ đại (Hình 10/SGK). Giới thiệu cho HS rõ các quốc gia này là Ai Cập, Lưỡng Hà, An Độ, Trung Quốc… Cho HS thảo luận: Các quốc gia cổ đại phương Đông được hình thành ở đâu? Hướng dẫn HS xem hình 8/SGK.
GV: Để chống lũ lụt, ổn định sản xúât nông dân phải làm gì?
HS: Đắp đê, làm thủy lợi.
GV: Khi sản xuất phát triển lúa gạo nhiều, của cải dư thừa à tình trạng gì
HS: Có sự phân chia giàu nghèo.
1. Các quốc gia cổ đại phựong Đông được hình thành ở đâu và từ bao giờ?
- Cuối thiên niên kỷ IV- đầu thiên niên kỷ III TCN,các quốc gi cổ đại Phương Đông được hình thành ở lưu vực những con sông lớn: (Sông Nin – Ai Cập, sông Trường Giang, Hòang Hà- Trung Quốc), Sông Ấn, Sông Hằng -Ấn Độ,Sông Ti-gơ-rơ ,sông Ơ-phơ-rat-Lưỡng Hà)
- Đây là những vùng đất đai màu mỡ và đủ nước tưới thuận lợi cho phát triển kinh tế nông nghiệp.
- Là những quốc gia xuất hiện sớm nhất trong LS lòai người.
HĐ2: ( 12' )Cho HS đọc trang 8/SGK
GV: Kinh tế chính của các quốc gia cổ đại phương Đông là gì? Ai là người chủ yếu tạo ra của cải vật chất và nuôi sống xã hội?
HS: Kinh tế nông nghiệp là chính
Nông dân là người nuôi sống XH
GV: Người dân canh tác như thế nào?
Ngòai Quý tộc và nông dân, XH Cổ đại phương Đông còn tầng lớp nào hầu hạ, phục dịnh vua quan, quý tộc ?
HS: Nô lệ.
GV: Nô lệ sống khốn khổ như vậy, họ có cam chịu không?
HS: Không à đấu tranh
GV: Cho HS mô tả.
Nô lệ nổi dậy, giai cấp thống trị đã làm gì để ổn định XH?
HS: Tầng lớp thống trị đàn áp dân chúng và cho ra đời bộ luật khắc nghiệt (Hammurabi)
GV: Hướng dẫn HS tìm ra những điểm tích cực và tiêu cực của luật Hammurabi.
HĐ3: ( 9' )
Cho HS đọc trang 13/SGK
GV: Nhà nước cổ đại phương Đông nhà vua có quyền hành gì?
HS: Vua là người có quyền cao nhất, quyết định mọi việc (định ra luật pháp, chỉ huy quân đội, xét xử người có tội).
GV: Vua còn đại diên cho cả thần thánh trên trời.
GV: Hướng dẫn HS vẽ sơ đồ bộ máy nhà nước cổ đại Phương Đông.
-Đồng thời giải thích cho HS hiểu thế nào là nhà nước quân chủ chuyên chế.
2. Xã hội cổ đại phương Đông bao gồm những tầng lớp nào?
-Cơ sở kinh tế:
+Nông nghiệp là ngành kinh tế chính.
+Biết làm thủy lợi.
+Thu hoạch ổn định.
- XH cổ đại phương Đông gồm:
+ Nông dân công xã:đông đảo và là tầng lớp sản xuất chính trong xã hội.
+ Quý tộc :có nhiều của cải và quyền thế (vua, quan lại,tăng lữ).
+ Nô lệ:là người hầu hạ, phục dịch cho quý tộc.
3. Nhà nước chuyên chế cổ đại phương Đông:
- Vua nắm mọi quyền hành :đặt ra luật pháp,chỉ huy quân đội,xét xử…
- Bộ máy từ trung ương đến địa phương giúp đỡ vua mọi việc.
* Sơ đồ nhà nước:
Vua
Quý tộc
Nông dân
Nô lệ
à Chế độ quân chủ chuyên chế
4. Củng cố ( 4' ):
- Kể tên các quốc gia cổ đại phương Đông?
- XH cổ đại phương Đông có mấy tầng lớp? Kể tên các tầng lớp đó.
- Vua của các quốc gia cổ đại phương Đông có quyền hành như thế nào?
5.HDVN: ( 1' )
* Học bài theo câu hỏi SGK
* Sọan bài 5. Các quốc gia cổ đại phương Tây:
- Các quốc gia cổ đại phương Tây đã được hình thành ở đâu và từ bao giờ?
- Thế nào là XH chiếm hữu nô lệ?
* TÀI LIỆU THAM KHẢO:
- Nông dân công xã là tầng lớp đông đảo nhất, sống theo từng gia đình, có sở hữu tài sản riêng, nhưng vẫn gắn bó với công xã, dựa vào công xã để làm thủy lợi và cày cấy. Họ gắn bó với công xã còn vì hầu hết ruộng đất vẫn là ruộng đất chung của công xã, hàng năm được chia đều cho các thành viên. Ai không phải là thành viên của công xã, không đóng góp nghĩa vụ với công xã thì không được chia ruộng. Thông qua công xã, họ đóng thuế cho nhà nước và quan lại địa phương.
(Theo : Lịch sử 10,SGV,ban KHXH, Sđd, tr.25).
--------------------------------------------------
Ngày soạn :17/9/2010.
TUẦN 5:
Tiết 5: Bài 5: CÁC QUỐC GIA CỔ ĐẠI PHƯƠNG TÂY.
I Mục tiêu bài học :
1. Kiến thức:
- Những điều kiện dẫn tới hình thành các quốc gia cổ đại phương Tây. Những nơi xuất hiện các quốc gia cổ đại phương Tây.
- Các giai cấp chính trong xã hội cổ đại phương Tây.
- Thế nào là XHCH nô lệ và các hình thức nhà nước.
2. Tư tưởng:
- Ý thức đầy đủ hơn về sự bất bình đẳng trong xã hội.
3. Kỹ năng:
- Làm quen PP liên hệ kiến thức với ĐKTN
II. Thiết bị, ĐDDH và TLDH:
GV: Bản đồ cổ đại Thế giới.
HS: Sưu tầm tranh ảnh.
III. Tiến trình tổ chức dạy và học:
1. Ổn định tổ chức: ( 1' )
2. Kiểm tra bài cũ: ( 3' )
a. Em hãy nêu tên các quốc gia cổ đại Phương Đông. XHCĐ Phương Đông bao gồm những tầng lớp nào?
b. Ở các nước Phương Đông , nhà vua có những quyền hành gì?
3. Dạy và học bài mớí:
*Giới thiệu bài mới: ( 1' )
- Sự xuất hiện của nhà nước không chỉ xảy ra ở Phương Đông , nơi có ĐKTN thuận lợi, mà còn xuất hiện ở những vùng khó khăn của phương Tây.
Họat động của GV và HS
Nội dung kiến thức cần đạt
HĐ1: ( 13' )
GV: Hướng dẫn HS xem bản đồ thế giới và xác định ở phía Nam Au có 2 bán đảo nhỏ vươn ra Địa Trung Hải. Đó là bán đảo Ban-Căng và Italia. Nơi đây, vào khỏang đầu thiên niên kỷ I TCN đã hình thành 2 quốc gia Hi-Lạp và Rô-Ma.
GV: Các quốc gia cổ đại phương Đông ra đời từ bao giờ?
HS: Cuối thiên kỷ IV đầu thiên kỷ III TCN.
GV:Dùng bản đồ:Địa hình của các quốc gia cổ đại phương Tây không giống các quốc gia cổ đại Phương Đông.
-Các quốc gia cổ đại Phương Tây không hình thành ở 2 lưu vực các con sông lớn, nông nghiệp không phát triển.
GV giải thích thêm: Các quốc gia này bán những sản phẩm luyện kim, đồ gốm, rượu nho, dầu ô-liu cho Lưỡng Hà, Ai-Cập, mua lương thực
+ Kinh tế chủ yếu: CTN, TN.( buôn bán đường biển)
HĐ2: ( 10' )
GV: KT chính của các quốc gia này là gì?
HS: ( CTN, TN)
Với nền kinh tế đó, XH đã hình thành những tầng lớp nào?
-HS: Chủ xưởng, chủ lò, chủ thuyền: giàu và có thế lực chính trị; h ọ là chủ nô.
GV: Ngòai chủ nô còn có tầng lớp nào? (nô lệ)
Em thấy thân phận của chủ nô và nô lệ khác nhau như thế nào?
Nô lệ bị đối xử rất tàn nhẫnà 73 - 71 TCN đã nổ ra cuộc k/n lớn.
HĐ3: ( 12' )
GV cho HS so sánh:
GV: XHCĐ Phương Đông bao gồm những tầng lớp nào?
HS: Vua -> Quan lại –> Nông dân công xã( đông đảo nhất) họ là lao động chính nuôi sống XH -> Nô lệ.
GV: XHCĐ Phương Tây gồm có những giai cấp nào?
HS: Chủ nô và nô lệ.
GV: giải thích thêm: Các quốc gia này dân tự do và quí tộc có quyền bầu ra những người cai quản đất nước theo hạn định.
+ Ở Hi-Lạp: HĐCX hay còn gọi là HĐ 500 là cơ quan quyền lực tối cao của quốc gia (như HĐ ngày nay) có 50 phường, mỗi phường cử ra 10 người điều hành công việc trong 1 năm (chế độ này có từ TK I TCN đến TK V). Đây là chế độ dân chủ chủ nô không có vua.
+ La-Mã(có vua đứng đầu).
GV: kết thúc bài học.
1. Sự hình thành các quốc gia cổ đại phương Tây:
- Ở bán đảo Ban-Căng và Italia vào khỏang đầu thiên niên kỷ I TCN, đã hình thành 2 quốc gia Hi-Lạp và Rô-Ma.
- Kinh Tế:
+Trồng cây lưu niên: nho, ôliu, chanh.. .
+Thủ CN:-Nhờ công cụ bằng sắt: Luyện kim, đồ gốm, nấu rượu nho, làm dầu ô-liu phát triển
+Thương Nghiệp: phát triển.
2. Xã hội cổ đại Hi-Lạp, Rô-Ma gồm những giai cấp nào?
Có 2 giai cấp:
+ Chủ nô :chủ xưởng,chủ lò,..rất giàu có và có thế lực chính trị.
+ Nô lệ:rất đông-là lực lượng lao động chính trong xã hội,bị chủ nô bóc lột và đối xử tàn bạo.
3. Chế độ chiếm hữu nô lệ:
- Là một chế độ mà trong đó có 2 giai cấp chính: chủ nô và nô lệ; chủ nô vừa là người cai quản đất nước vừa là người chiếm hữu, chủ của nô lệ.
- Chế độ chính trị: Nhà nước gồm nhiều bộ phận do dân tự do hay chủ nô bầu ra(dân chủ chủ nô-CHNL).
4. Củng cố: ( 4' )
* BÀI TẬP Ở LỚP:
Lập bảng sau:
NỘI DUNG
Các quốc gia cổ đại Phương Đông
Các quốc gia cổ đại phương Tây
Thời gian hình thành
Tên quốc gia
Hình thái KT
Hình thái nhà nước
Các tầng lớp chính trong XH
4. HDVN: ( 1' )
* Học bài theo câu hỏi SGK.
* Sọan bài 6: Văn hoá cổ đại
a. Những thành tựu VH lớn của các quốc gia Phương Đông cổ đại.
b. Người Hi-Lạp và Rô-Ma có những thành tựu VH gì?
* TÀI LIỆU THAM KHẢO:
Tất cả các công việc sản xuất và lao động phục vụ sản xuất đều do nô lệ đảm nhiệm: các xưởng sản xuất, chế biến, các đại trại, vận chuyển, chèo thuyền…Họ phải làm cật lực dưới sự giám sát chặt chẽ và đôn đốc bằng roi vọt, nhiều khi bị xích chân và “đóng dấu chín” đề phòng bỏ trốn. nô lệ vốn là chiến binh giỏi, được nuôi và tập luyện đặc biệt để làm đấu sĩ, chuyên đấu với dã thúvà giao đấu với nhau trong các đấu trường vào các ngày lễ hội, để mua vui cho chủ nô và các tầng lớp Rô-Ma. (Theo LS 10, TậpI, ban KHXH, NXB Giáo dục, HN, 1997, tr.66)
Ngày soạn :24/9/2010.
TUẦN 6:
Tiết 6: Bài 6: VĂN HÓA CỔ ĐẠI.
I. Mục tiêu bài học :
1. Kiến thức:
- HS cần nắm: Qua mấy nghìn năm tồn tại, thời cổ đại đã để lại cho lòai người một di sản Văn hóa đồ sộ, qúi giá.
- Tuy ở mức độ khác nhau nhưng người phương Đông và ngưới phương Tây cổ đại đều sáng tạo nên những thành tựu VH đa dạng, phong phú bao gồm: chữ viết, lịch ,văn học, KH, nghệ thuật…
2.Tư tưởng:
- Tự hào về những thành tựu văn minh của lòai người cổ đại.
- Bước đầu giáo dục ý thức về việc tìm hiểu các thành tựu văn minh cổ đại.
3. Kỹ năng:
- Mô tả một Công trình kiến trúc hay nghệ thuật lớn thời cổ đại qua tranh ảnh.
II. Thiết bị đồ dùng dạy học (ĐDDH) và tư liệu dạy học (TLDH):
GV: Tranh ảnh 1 số công trình VH tiêu biểu như Kim Tự Tháp Ai Cập, chữ tượng hình…
Một số thơ văn thời cổ đại.
HS: Sưu tầm tranh ảnh.
III. Tiến trình tổ chức dạy và học:
1. Ổn định tổ chức: ( 1' )
2. Kiểm tra bài cũ: ( 3' )
a. Các quốc gia cổ đại phương Tây được hình thành ở đâu và từ bao giờ?
b. Tại sao gọi XH cổ đại phương Tây là XH CHNL?
3. Dạy và học bài mới
* Giới thiệu bài mới: ( 1' )
Thời cổ đạibắt đầu từ khi nhà nước được hình thành, lòai người bước vào XH văn minh. Trong thời kỳ này các dân tộc ở phương Đông và phương Tây đã sáng tạo ra nhiều thành tựu VH rực rỡ, có giá trị vĩnh cữu. Trong tiết học hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu 1 số thành tựu chính rất quan trọng mà ngày nay chúng ta vẫn đang thừa hưởng.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV và HS
HĐ1: ( 35' )
GV: phát phiếu học tập đã chuẩn bị sẵn, chia lớp thành 2 nhóm thảo luận (12 phút). Nhóm cử đại diện lên trình bày, lớp -> GV góp ý nhận xétà hòan thành bài học.
Nhóm 1:
GV: Kinh tế chủ yếu của các quốc gia cổ đại phương Đông là gì?
HS: Nông nghiệp à phụ thuộc vào thiên nhiên (thiên văn)à Trên cơ sở đó con người tìm hiểu qui luật, Mặt trăng quay xung quanh Trái đất và Trái đất quay xung quanh Mặt trời để sáng tạo ra gì? HS: Lịch
GV: Chữ viết của cư dân phương Đông là gì?
HS: Tượng hình.
GV : Họ đã ghi chữ viết ở đâu?
HS: Giấy làm từ vỏ cây Papirut, thẻ tre…
GV: Nguyên nhân vì sao người phương Đông phát minh ra chữ viết, chữ số?
HS: Do thực
File đính kèm:
- giao lich su 6.doc