Giáo án Lịch sử 7 - Bài 11 - Tiết 18: Cuộc kháng chiến chống quân xâm lược tống (1075 - 1077)

I.Mục tiêu

 1. Kiến thức:

 - Tổ chức cuộc kháng chiến của nhà Lý

 - Diễn biến trận chiến trên phòng tuyến sông Như Nguyệt

 2. Kĩ năng:

 - Học sinh có kĩ năng sử dụng lược đồ, kĩ năng phân tích, đánh giá sự kiện.

 3. Thái độ :

- Học sinh có lòng tự hào dân tộc, ý thức bảo vệ độc lập chủ quyền, tinh thần anh dũng mưu trí trước kẻ thù.

 II. Chuẩn bị:

 1. Giáo viên: Lược đồ kháng chiến chống Tống, tài liệu tham khảo.

 2. Học sinh: Chuẩn bị bài theo câu hỏi trong SGK.

 III. Phương pháp:

 - Trao đổi, phân tích đánh giá, đồ dùng trực quan, nêu vấn đề, kĩ thuật động não.

 IV. Tổ chức giờ học

 

doc6 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 5256 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Lịch sử 7 - Bài 11 - Tiết 18: Cuộc kháng chiến chống quân xâm lược tống (1075 - 1077), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 23/10/2012 Ngày giảng: 26/10/2012 bài 11: tiết 18 cuộc kháng chiến chống quân xâm lược tống ( 1075- 1077) I.Mục tiêu 1. Kiến thức: - Tổ chức cuộc kháng chiến của nhà Lý - Diễn biến trận chiến trên phòng tuyến sông Như Nguyệt 2. Kĩ năng: - Học sinh có kĩ năng sử dụng lược đồ, kĩ năng phân tích, đánh giá sự kiện. 3. Thái độ : - Học sinh có lòng tự hào dân tộc, ý thức bảo vệ độc lập chủ quyền, tinh thần anh dũng mưu trí trước kẻ thù. II. Chuẩn bị: 1. Giáo viên: Lược đồ kháng chiến chống Tống, tài liệu tham khảo. 2. Học sinh: Chuẩn bị bài theo câu hỏi trong SGK. III. Phương pháp: - Trao đổi, phân tích đánh giá, đồ dùng trực quan, nêu vấn đề, kĩ thuật động não. IV. Tổ chức giờ học 1.ổn định tổ chức (1p). 2. Kiểm tra bài cũ ( 4p) - Nhà Lý đối phó như thế nào trước âm mưu của nhà Tống ? 3. Tiến trình tổ chức các hoạt động * Giới thiệu bài ( 1p) Nhà Tống có thái độ như thế nào khi nhà Lý tấn công vào thành châu Ung và châu Khâm? Sau thất bại ở châu Ung và châu Khâm nhà Tống hết sức tức giận. Ngay lập tức chúng tiến hành cuộc chiến tranh xâm lược Đại Việt. Cuộc kháng chiến của quân và dân Đại Việt như thế nào? Chúng ta cùng tìm hiểu bài học. Hoạt động của thầy và trò Nội dung * Hoạt động 1: Tổ chức kháng chiến của nhà Lý. ( 17p) - Mục tiêu: + Biết được cách tổ chức cuộc kháng chiến chống Tống của nhân dân ta thời Lý. Gv cung cấp: HS đọc thầm đoạn chữ nhỏ và cho biết vì sao Lý Thường Kiệt lại chọn sông Như Nguyệt để xây dựng phòng tuyến.? - Là con sông chặn ngang tất cả các ngả đường từ TQ về Thăng Long… H. Nhận xét về sự chuẩn bị của nhà Lý. - Khẩn trương chu đáo…. Gv treo lược đồ kháng chiến chống Tống và giới thiệu chú giải. H. Tường thuật lại diễn biến quân Tống tiến đánh nước ta? HS tường thuật -> HS nhận xét GV nhận xét và kết luận. H. Việc Lý Kế Nguyên đánh bại quân thuỷ ở vùng ven biển có ý nghĩa gì. - Làm giảm thanh thế của giặc…… * Hoạt động 2: Tìm hiểu về cuộc chiến đấu trên phòng tuyến Như Nguyệt.( 17p) - Mục tiêu: + Biết được cuộc chiến đấu trên phòng tuyến Như Nguyệt đem lại thắng lợi cho quân và dân ta. Gv treo lược đồ kháng chiến chống Tống và giới thiệu chú giải. H. Tường thuật lại diễn biến cuộc chiến đấu trên phòng tuyến sông Như Nguyệt ? HS tường thuật -> HS nhận xét GV nhận xét và kết luận. H. Em hãy cho biết vị trí và vai trò của sông Như Nguyệt đối với cuộc kháng chiến chống Tống ? HS trả lời -> GV nhận xét GV tích hợp môi trường: Ông cha ta đã rất sáng tạo trong chiến đấu khi biết dựa vào điều kiện tự nhiên để giành thắng lợi. Gv mở rộng về bài thơ “ Nam quốc sơn hà” H. Vì sao LTK lại cho ngâm bài thơ này. - Khích lệ quân sĩ nhà Lý….. H. Vì sao Lý Thường Kiệt lại chủ động giảng hoà khi giặc lâm vào tình trạng cùng quẫn ? ( kĩ thuật khăn động não 3p) HS báo cáo-> HS nhận xét GV nhận xét và kết luận. - Thể hiện tinh thần nhân đạo - Giữ mối quan hệ hoà hiếu sau chiến tranh. - Là cách đánh giặc độc đáo….. H. Vì sao cuộc kháng chiến chống Tống của chúng ta lại giành thắng lợi. H. Chiến thắng trên phòng tuyến Như Nguyệt có ý nghĩa gì? II. Giai đoạn thứ hai ( 1076-1077). 2. Tổ chức kháng chiến của nhà Lý b. Giai đoạn 2: (1076-1077 * Chuẩn bị - Các địa phương ráo riết chuẩn bị bố phòng. - Các tù trưởng dân tộc đặt sẵn trận địa mai phục, sẵn sàng chiến đấu. - Lý Kế Nguyên chặn giặc ở Đông Kinh. -Xây dựng phòng tuyến trên sông Như Nguyệt. *. Diễn biến - 10/ 1076, 10 vạn quân Tống và 20 vạn dân phu do Quách Quỳ, Triệu Tiết chỉ huy ồ ạt tiến vào nước ta. - Quân thuỷ do Hoà Mâu tiến theo đường biển bị Lý Kế Nguyên đánh tan ngay ở vùng ven biển. - Quân bộ bị chặn lại ở sông Như Nguyệt 3. Cuộc chiến đấu trên phòng tuyến Như Nguyệt. a. Diễn biến - Quân Tống tấn công vào phòng tuyến Như Nguyệt nhưng đều bị đẩy lùi. - Cuối mùa xuân 1077 Lý Thường Kiệt đem quân tấn công, quân Tống thua to rơi vào tình trạng tuyệt vọng. - Lý Thường Kiệt chủ động giảng hoà, kết thúc chiến tranh. b. Nguyên nhân tháng lợi: - Nhân dân đoàn kết, vua tôi đồng lòng đánh giặc - Có sự chuẩn bị chu đáo. - Người lãnh đạo tài tình có cách đánh giặc độc đáo. c. ý nghĩa: - Là trận đánh quyết định số phận của quân Tống, kết thúc cuộc kháng chiến chống Tống thắng lợi. Đập tan âm mưu xâm lược của nhà Tống. - Thể hiện tinh thần anh dũng của nhân dân và sự lãnh đao tài tình của Lý Thường Kiệt. 4. Củng cố ( 4p): H. Trình bày diễn biến cuộc kháng chiến chống Tống? 5. Hướng dẫn học bài (1p) - HS nhận thức được diễn biến, nguyên nhân thắng lợi và ý nghĩa lịch sử của cuộc kháng chiến chống Tống giai đoạn thứ hai ( 1076- 1077). - Chuẩn bị tiết 19 “ Ôn tập” __________________________________________ Ngày soạn: Ngày dạy: bài 12 tiết 17 đời sống kinh tế văn hoá a.Mục tiêu 1.Kiến thức: Học sinh nhận thức được - Sự chuyển biến trong nền kinh tế nông nghiệp, TCN,và thương nghiệp. - Nguyên nhân của sự chuyển biến đó. 2. Kĩ năng: Học sinh có kĩ năng sử dụng tranh ảnh, kĩ năng phân tích, đánh giá sự kiện. 3. Thái độ: Học sinh có ý thức xây dựng đất nước. B. Đồ dùng dạy học 1. Giáo viên: Tài liệu tham khảo. 2. Học sinh: Chuẩn bị bài mới C. Phương pháp: Trao đổi, phân tích, sử dụng đồ dùng trực quan, nêu vấn đề. D. Tổ chức giờ học 1. ổn định tổ chức ( 1p) 2. Kiểm tra bài cũ ( 4p) Nêu nguyên nhân thắng lợi và ý nghĩa lịch sử của cuộc kháng chông Tống ( 1076- 1077) 3. Tiến trình tổ chức các hoạt động Khởi động Mục tiêu: Khái quát kiến thức của toàn bài tạo hứng thú học tập. Cách tiến hành: Sau khi kháng chiến kết thúc thắng lợi, nhân dân ta lại bắt tay vào xây dựng đất nước. Công cuộc xây dựng kinh tế phát triển đất nước đạt được kết quả như thế nào? => bài học. Hoạt động của thầy và trò Nội dung * Hoạt động 1: Tìm hiểu về kinh tế nông nghiệp ( 15p). - Mục tiêu: HS tìm hiểu và nhận thức được sự chuyển biến của nền nông nghiệp. - Cách tiến hành Bước 1: tìm hiểu các chính sách về nông nghiệp của nhà nước. HS đọc mục 1 và cho biết nhà nước có những chính sách với nông nghiệp như thế nào? Hs trả lời- Gv kết luận ? Việc tổ chức lễ cày tịch điền có ý nghĩa như thế nào. - Khuyến khích nhân dân sản xuất…… ? Chính sách này được ghi trong bộ luật nào. - Hình thư….. Bước 2: Tìm hiểu về kết quả ? Nhận xét các chính sách trên. Tác dụng. - Tiến bộ tích cực…. ? Vì sao nhà Lý lại quan tâm đến sản xuất nông nghiệp. - Là ngành kinh tế quan trọng… ? Vì sao nền nông nghiệp thời Lý lại phát triển. HS thực hiện kĩ thuật khăn trải bàn.(4p) - Nhà Lý xác định đúng vai trò của nông nghiệp, có chính sách phù hợp - Nhân dân ta cần cù chịu khó…. * Hoạt động 2: Tìm hiểu vè thủ công nghiệp và thương nghiệp.( 18p). - Mục tiêu: HS tìm hiểu và nhận thức được sự chuyển biến trong thủ công- thương nghiệp. - Cách tiến hành Bước 1: Tìm hiểu về thủ công nghiệp Gv cung cấp: HS đọc “tháng 2- 1042…Tống nữa” và cho biết qua việc làm của vua Lý em nghĩ gì về hàng tơ lụa của Đại Việt thời đó. - Hàng tơ lụa Đai Việt đẹp…. ? Vì sao nhà Lý lại không dùng gấm vóc của nhà Tống nữa. - Khuyến khích sản xuất, nâng cao lòng tự hào dân tộc….. HS quan sát H22, 23 và nhận xét về sự phát triển của các nghề thủ công. - Rất phát triển….. Gv mở rộng về đồ gốm và kiến trúc…. Gv cung cấp: ? Việc xuất hiện nhiều nghề thủ công mới có ý nghĩa gì. - Sự phát triển không ngừng của thủ công…. Bước 2: Tìm hiểu những chuyển biến trong thương nghiệp. Gv cung cấp: ? Việc buôn bán với nước ngoài được biểu hiện như thế nào. - Thuyền buôn tấp nập….. ? Việc thuyền buôn nước ngoài vào Đại Việt trao đổi đã phản ánh tình hình thương nghiệp nước ta hồi đó như thế nào. - Rất phát triển….. ? Nhận xét gì về đời sống kinh tế nước ta thời Lý. - Phát triển ổn định…. ? Vì sao kinh tế nước ta thời Lý lại phát triển. - Nhà nước quan tâm…. I. Đời sống kinh tế. 1. Sự chuyển biến của nền nông nghiệp. * Chính sách về nông nghiệp. - Chia ruộng đất cho nông dân. - Tổ chức lễ cày tịch điền - Chú trọng công tác thuỷ lợi. - Khuyến khích khai khẩn ruộnghoang. - Cấm giết mổ trâu bò để bảo vệsứckéo * Kết quả: Nông nghiệp phát triển. 2. Thủ công nghiệp và thương nghiệp. a. Thủ công nghiệp - Các ngành thủ công truyền thống (làm gốm, dệt vải) rất phát triển. - Các nghề thủ công mới( đúc đồng, làm giấy, đồ trang sức…) rất phát triển và đạt được nhiều thành tựu. b. Thương nghiệp - Hình thành nhiều trung tâm buôn bán như Vân Đồn, Thăng Long… - Buôn bán với nước ngoài được mở rộng 4. Củng cố (5p): Gv sử dụng kĩ thuật 5w 1H để củng cố kiến thức. 1. Ai là người cày ruộng trong lễ cày tịch điền? ( Vua). 2. Cái gì được vua không được vua Lý sử dụng nữa? ( Gấm vóc của nhà Tống). 3. Thuyền buôn nước ngoài thường tập trung ở đâu để trao đổi hàng hoá? ( Vân Đồn) 4. Khi nào nhà Lý ban hành bộ luật đầu tiên? ( 1042). 5. Tại sao kinh tế Đại Việt thời Lý lại phát triển? ( Nhà nước có chính sách tích cực…). 6.Đời sống kinh tế Đại Việt ở thời Lý phát triển như thế nào? ( Về nông nghiệp…) 5. Hướng dẫn học - Học sinh nhận thức được những biến đổi trong đời sống kinh tế của nước ta ở thời Lý. - Chuẩn bị tiết 18 tìm hiểu về sự phát triển của văn hoá, giáo dục và những biến đổi trong xã hội ở thời nhà Lý. _______________________________________

File đính kèm:

  • docTiet 18.doc