Giáo án Lịch sử 7 - Bài 8 - Tiết 11: Nước ta buổi đầu đôc lập

 I. Mục tiêu

1. Kiến thức: Học sinh nhận thức được:

- Công cuộc xây dựng chính quyền tự chủ của Ngô Quyền, tổ chức nhà nước thời Ngô.

- Quá trình thống nhất đất nước của Đinh Bộ Lĩnh.

2. Kĩ năng: Học sinh có kĩ năng lập biểu đồ, sơ đồ, sử dụng bản đồ, phân tích đánh giá sự kiện lịch sử.

3. Thái độ: Học sinh có ý thức về độc lập tự chủ của dân tộc, thống nhất tổ quốc.

 II. Chuẩn bị:

1. Giáo viên: Lược đồ 12 sứ quân, sơ đồ tổ chức nhà nước thời Ngô, tài liệu tham khảo.

2. Học sinh: Chuẩn bị bài mới.

 III. Phương pháp: Trao đổi, phân tích, sử dụng đồ dùng trực quan, nêu vấn đề

 IV. Tổ chức giờ học:

1. Ổn định tổ chức ( 1p).

 

doc3 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 4522 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Lịch sử 7 - Bài 8 - Tiết 11: Nước ta buổi đầu đôc lập, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 30/9/2012 Ngày giảng: 03/10/2012 phần ii: lịch sử việt nam ( Từ thế kỉ X đến giữa thế kỉ XIX) Chương 1: buổi đầu độc lập thời ngô- đinh- tiền lê ( Thế kỉ X) Bài 8: tiết 11: nước ta buổi đầu đôc lập I. Mục tiêu Kiến thức: Học sinh nhận thức được: Công cuộc xây dựng chính quyền tự chủ của Ngô Quyền, tổ chức nhà nước thời Ngô. Quá trình thống nhất đất nước của Đinh Bộ Lĩnh. Kĩ năng: Học sinh có kĩ năng lập biểu đồ, sơ đồ, sử dụng bản đồ, phân tích đánh giá sự kiện lịch sử. Thái độ: Học sinh có ý thức về độc lập tự chủ của dân tộc, thống nhất tổ quốc. II. Chuẩn bị: Giáo viên: Lược đồ 12 sứ quân, sơ đồ tổ chức nhà nước thời Ngô, tài liệu tham khảo. Học sinh: Chuẩn bị bài mới. III. Phương pháp: Trao đổi, phân tích, sử dụng đồ dùng trực quan, nêu vấn đề IV. Tổ chức giờ học: ổn định tổ chức ( 1p). Kiểm tra bài cũ ( 5p): Nêu ý nghĩa của chiến thắng Bạch Đằng năm 938. Tiến trình tổ chức các hoạt động * Giới thiệu bài ( 1p) Sau chiến thắng Bạch Đằng năm 938 Ngô Quyền bắt tay vào xây dựng đất nước. Công cuộc xây dựng đất nước diễn ra như thế nào? Kết quả ra sao? Chúng ta cùng bước vào bài học ngày hôm nay. Hoạt động của thầy và trò Nội dung * Hoạt động 1: Tổ chức nhà nước ( 10p) - Mục tiêu: + Học sinh nhận thức được tổ chức nhà nước thời Ngô và vai trò của Ngô Quyền trong việc xây dựng đất nước. GV cung cấp: H. Vì sao Ngô Quyền lại xưng vương mà không xưng là tiết độ sứ. Việc làm đó có ý nghĩa gì. TL: Xưng vương thể hiện ý chí độc lập dân tộc HS đọc thầm: “Vua đứngđầu…PhongChâu” H. chính quyền thời Ngô được tổ chức như thế nào? TL: Vua đứng đầu nhà nước….. H. Vẽ sơ đồ bộ máy nhà nước thời Ngô? HS vẽ - > HS nhận xét GV nhận xét và treo sơ đồ chuẩn. H. Nhận xét gì về bộ máy nhà nước thời Ngô. - Đơn giản…. * Hoạt động 2: Tìm hiểu về tình hình chính trị cuối thời Ngô ( 12p) - Mục tiêu: + HS nhận thức được quá trình suy vong của nhà Ngô sau khi Ngô Quyền mất là nguyên nhân dẫn đến loạn 12 sứ quân GV cung cấp: H. Vì sao lại xảy ra loạn 12 sứ quân. TL: Nội bộ triều đình mâu thuẫn…. GV treo lược đồ loạn 12 sứ quân Hs xác định tên và địa điểm các sứ quân. HS thực hành- nhận xét H. Nhận xét gì về phạm vi xảy ra loạn 12 sứ quân. - Phạm vi rộng…. H. Loạn 12 sứ quân ảnh hưởng như thế nào đến đất nước. - Đất nước mất ổn định…. * Hoạt động 3: Công cuộc dẹp “ Loạn 12 sứ quân ” và tổ chức bộ máy nhà nước thời Đinh. ( 12p) - Mục tiêu: + Học sinh hiểu được quá trình thống nhất đất nước của Đinh Bộ Lĩnh, tổ chức bộ máy nhà nước thời Đinh. GV giảng ( tích hợp môi trường) Cuộc tranh chấp giữa các thế lực cát cứ, thổ hào địa phương làm cho đất nước bị chia cắt, hỗn loạn. H. Vì sao phải thống nhất đất nước. - Nếu để tình trạng cát cứ kéo dài -> đất nước suy vong…. H. Đinh Bộ Lĩnh đã làm gì để thống nhất đất nước. Gv mở rộng về Đinh Bộ Lĩnh và trình bày công cuộc thống nhất đất nước trên lược đồ Hs trình bày lại- nhận xét. H. Vì sao Đinh Bộ Lĩnh lại hoàn thành nhiệm vụ cao cả này. - Có tài cầm quân, được nhân dân ủng hộ…. HS đọc to mục 1- bài 9 : Nhà Đinh xây dựng đất nước. H. Việc Đinh Bộ Lĩnh xưng đế không xưng vương có ý nghĩa gì ? TL: - Vương là tước hiệu của nước nhỏ…. - Đế là tước hiệu của nước lớn…. H. Tại sao Đinh Bộ Lĩnh lại chọn Hoa Lư làm đất đóng đô? - Là vùng núi hiểm trở…… Gv giải thích: Đại Cồ Việt… Hs đọc “ Đinh Bộ Lĩnh….hết” và cho biết Đinh Bộ Lĩnh đã áp dụng những biện pháp nào để xây dựng đất nước? H. Nhận xét về các chính sách trên.So sánh với nhà Ngô. - Tiến bộ hơn so với nhà Ngô…. H. Tất cả những việc làm trên có ý nghĩa gì. - ổn định phát triển đất nước…. 1. Tổ chức nhà nước - Năm 939 Ngô Quyền lên ngôi vua, đóng đô ở Cổ Loa. - Bỏ chức tiết độ sứ xây dựng triều đình mới. - Tổ chức bộ máy nhà nước. 2. Tình hình chính trị cuối thời Ngô. - Năm 944 Ngô Quyền mất, Dương Tam Kha cướp ngôi- > đất nước không ổn định. - Năm 950 Ngô Xương Văn giành lại ngôi vua,nội bộ mâu thuẫn uy tín triều đình giảm sút. - Năm 965 Loạn 12 sứ quân. 3. Công cuộc dẹp “ Loạn 12 sứ quân ” và tổ chức bộ máy nhà nước thời Đinh. ( 12p) a. Công cuộc dẹp “ Loạn 12 sứ quân ” - Nguyên nhân: Đất nước loạn lạc,nạn ngoại xâm đe doạ. -Diễn biến: Đinh Bộ Lĩnh liên kết với sứ quân Trần Lãm, chiêu dụ sứ quân Phạm Hổ, tiến đánh các sứ quân khác. - Kết quả: 967 đất nước thống nhất. b. Tổ chức bộ máy nhà nước thời Đinh - Năm 968 Đinh Bộ Lĩnh lên ngôi hoàng đế, đặt tên nước là Đại Cồ Việt đóng đô ở Hoa Lư. - 970 đặt niên hiệu là Thái Bình. - Đối nội + Phong vương cho các con. + Xây cung điện, đúc tiền, xử phạt nghiêm những kẻ phạm tội. + Cắt cử quan lại tin cậy về các địa phương. - Đối ngoại: Giữ quan hệ bình thường với nhà Tống. Củng cố: Nêu vai trò của Ngô Quyền và Đinh Bộ Lĩnh trong công cuộc xây dựng và thống nhất đất nước. 5. Hướng dẫn học - Học sinh nhận thức được: Tổ chức chính quyền thời Ngô, tình hình chính trị cuối thời Ngô và công cuộc thống nhất đất nước của Đinh Bộ Lĩnh. - Chuẩn bị tiết 12 Nước Đại Cồ Việt thời Đinh- Tiền Lê: Tìm hiểu công cuộc xây dựng đất nước của Đinh Bộ Lĩnh và bảo vệ đất của Lê Hoàn.

File đính kèm:

  • doctiet 11.doc