A. Mục tiêu
1.Kiến thức: Học sinh nhận thức được sự suy sụp của kinh tế Đại Việt cuối thế kỉ XIV dẫn đến sự thay đổi trong cuộc sống củ nhân dân.Nguyên nhân cơ bản của những thay đổi đó. Phong trào đấu tranh của nông dân, nô tì.
2. Kĩ năng: Học sinh có kĩ năng phân tích, đánh giá, so sánh sự kiện lịch sử.
3. Thái độ: Học sinh nhận thức rõ sự suy yếu của vương triều Trần và có thái độ đúng đắn với các cuộc khởi nghĩa của nông dân.
B. Đồ dùng dạy học
1. Giáo viên: Tài liệu tham khảo, lược đồ khởi nghĩa nông dân.
2. Học sinh : Chuẩn bị bài mới.
C. Phương pháp: Trao đổi, phân tích đánh giá, tái hiện, nêu vấn đề, sử dụng đồ dùng trực quan.
D. Tổ chức giờ học
2 trang |
Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 3016 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Lịch sử 7 - Tiết 30 - Bài 16: Sự suy sụp của nhà trần cuối thế kỉ XIV, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: Ngày giảng:
tiết 30 bài 16 Sự suy sụp của nhà trần cuối thế kỉ xiv
A. Mục tiêu
1.Kiến thức: Học sinh nhận thức được sự suy sụp của kinh tế Đại Việt cuối thế kỉ XIV dẫn đến sự thay đổi trong cuộc sống củ nhân dân.Nguyên nhân cơ bản của những thay đổi đó. Phong trào đấu tranh của nông dân, nô tì.
2. Kĩ năng: Học sinh có kĩ năng phân tích, đánh giá, so sánh sự kiện lịch sử.
3. Thái độ: Học sinh nhận thức rõ sự suy yếu của vương triều Trần và có thái độ đúng đắn với các cuộc khởi nghĩa của nông dân.
B. Đồ dùng dạy học
1. Giáo viên: Tài liệu tham khảo, lược đồ khởi nghĩa nông dân.
2. Học sinh : Chuẩn bị bài mới.
C. Phương pháp: Trao đổi, phân tích đánh giá, tái hiện, nêu vấn đề, sử dụng đồ dùng trực quan.
D. Tổ chức giờ học
1. ổn định tổ chức ( 1p)
2. Kiểm tra bài cũ( 4p) : Tình hình giáo dục và KHKT thời Trần như thế nào?
3. Tiến trình tổ chức các hoạt động.
Khởi động(1p) -Mục tiêu: Tạo hứng thú để học sinh học bài “ Sự suy sụp của nhàTrần”
- Cách tiến hành: Sau thời gian phát triển cường thịnh cuối thế kỉ XIV nhà Trần lâm vào tình trạng suy yếu.Vì sao nhà Trần lại lâm vào tình trạng suy vong-> Bài học.
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
* Hoạt động1: Tìm hiểu tình hình k.tế ( 15p)
- Mục tiêu: HS tìm hiểu, nhận thức sự suy vong của nền kinh tế và nguyên nhân của sự suy vong đó.
- Cách tiến hành
Bước1: Tìm hiểu về tình hình kinh tế.
Gv khái quát những thành tựu thời nhà Trần
HS đọc mục 1 và cho biết tình hình kinh tế Đại Việt nửa sau thế kỉ XIV như thế nào?
HS trả lời- Gv kết luận+ mở rộng
Bước 2: Tìm hiểu về nguyên nhân của tình trạng đó.
? Vì sao tình hình kinh tế lại giảm sút như vậy.
- Nhà Trần không còn quan tâm đến sx….
Gv mở rộng
? Tình hình kinh tế đã ảnh hưởng như thế nào đến đến đời sống của nhân dân.
* Hoạt động 2: Tìm hiểu về tình hình xã hội(20p)
- Mục tiêu: HS tìm hiểu và nhận thức được suy vong của vương triều Trần là nguyên nhân của các cuộc khởi nghĩa nông dân.
- Đồ dùng: Lược đồ kn nông dân
- Cách tiến hành
Bước 1: Tìm hiểu sự suy vong của triều Trần
HS đọc “ Mặc cho….khổ cực” và cho biết nhà Trần đã làm gì trước sự giảm sút về kinh tế.
- Không đề ra những giải pháp….
GV mở rộng về Dụ Tông.
? Nhận xét gì về tình hình xh thời Trần.
- Xã hội mất ổn định…
Bước 2: Tìm hiểu về các cuộc khởi nghĩa nd.
? Vì sao nông dân lại đứng dậy đấu tranh.
- Chính quyền suy yếu, đời sống nd cực khổ,
-> mâu thuẫn giữa nd với tầng lớp thống trị ….
GV tường thuật trên lược đồ : dán biểu tượng đốm lửa vào nơi diễn ra các cuộc kn.
HS tường thuật lại
? Tại sao các cuộc khởi nghĩa của nông dân đều gặp thất bại.
- Khởi nghĩa nổ ra lẻ tẻ tự phát….
? Các cuộc khởi nghĩa của nông dân có ý nghĩa lịch sử như thế nào.
I. Tình hình kinh tế-xã hội.
1.Tình hình kinh tế.
- Sản xuất nông nghiệp giảm sút.
- Ruộng đất rơi vào tay vương hầu quý tộc và nhà chùa.
- Nhân dân phải nộp nhiều loại thuế.
- Nhà Trần không quan tâm đên sx.
-> Đời sống nhân dân vô cùng cực khổ, bấp bênh.
2. Tình hình xã hội.
- Vua quan ăn chơi sa đoạ.Vương hầu quý tộc bắt nhân dân xây dinh thự chùa chiền.
- Nội bộ triều đình mất đoàn kết, chém giết tranh giành quyền lực.
- Đối ngoại không giữ vững vị trí của mình trên lĩnh vực ngoại giao.
- Khởi nghĩa nông dân bùng nổ
+ Kn Ngô Bệ (1344-1360) ở Hải Dương.
+ Kn Nguyễn Thanh, Nguyễn Kỵ ở Thanh Hoá( 1379).
+ Kn Phạm Sư Ôn ở Quốc Oai- Sơn Tây (1390).
+ Khởi nghĩa của Nguyễn Nhữ Cái ở Sơn Tây(1399-1400).
- Kết quả: các cuộc khởi nghĩa của nông dân đều thất bại.
- ý nghĩa: Góp phần làm cho nhà Trần mau chóng sụp đổ.
4. Củng cố( 2p): Nguyên nhân nào dẫn đến sự suy vong của vương triều Trần?
5. Hướng dẫn học( 2p)
- Nhận thức được sự suy yếu về kinh tế xã hội thời Trần nửa sau thế kỉ XIV.
- Chuẩn bị tiết 31 Tìm hiểu những cải cách của Hồ Quý Ly và sự thành lập của nhà Hồ như thế nào.
________________________________
File đính kèm:
- tiet30.doc