Giáo án Lịch sử 7 - Tiết 45: Làm bài tập Lịch sử (bài tập tổng hợp )

 I. Mục tiêu:

 1. Kiến thức:

 - Học sinh thực hiện các bài tập để củng cố khắc sâu kiến thức kiến thức đã học ở chương IV về thời Lê sơ.

 2. Kĩ năng:

- Học sinh có kĩ năng thực hành, đánh giá, phân tích, tổng hợp sự kiện.

 3. Thái độ:

 - Học sinh có lòng tự hào dân tộc, ý thức độc lập tự cường.

 II. Chuẩn bị:

 1. Giáo viên: Bảng phụ, tài liệu tham khảo.

 2. Học sinh: Ôn tập kiến thức.

 III. Phương pháp: Thực hành, phân tích, vấn đáp.

 IV. Tổ chức giờ học

 

doc7 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 6798 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Lịch sử 7 - Tiết 45: Làm bài tập Lịch sử (bài tập tổng hợp ), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 01/02/2013 Ngày dạy: 04/02/2013 tiết 45: làm bài tập lịch sử ( bài tập tổng hợp ) I. Mục tiêu: 1. Kiến thức: - Học sinh thực hiện các bài tập để củng cố khắc sâu kiến thức kiến thức đã học ở chương IV về thời Lê sơ. 2. Kĩ năng: - Học sinh có kĩ năng thực hành, đánh giá, phân tích, tổng hợp sự kiện. 3. Thái độ: - Học sinh có lòng tự hào dân tộc, ý thức độc lập tự cường. II. Chuẩn bị: 1. Giáo viên: Bảng phụ, tài liệu tham khảo. 2. Học sinh: Ôn tập kiến thức. III. Phương pháp: Thực hành, phân tích, vấn đáp. IV. Tổ chức giờ học 1. ổn định tổ chức ( 1p). 2. Kiểm tra bài cũ(4p): H. Trình bày sự phát triển của kinh tế thời Lê sơ? 3. Tiến trình tổ chức các hoạt động * Giới thiệu bài (1p) Các em đã tìm hiểu về đất nước Đại Việt thời Lê Sơ ở thế kỉ XV. Để củng cố và khắc sâu phần kiến thức này. Hôm nay chúng ta cùng tiến hành làm bài tập lịch sử. Hoạt động của thầy và trò Nội dung Hoạt động 1: Thực hành bài tập trắc nghiệm( 15p). - Mục tiêu: + HS thực hành bài tập để có kĩ năng giải các bài tập trắc nghiệm. Gv treo bảng phụ ghi bài tập Hs thực hiện -> nhận xét GV đưa ra đáp án đúng. Gv sử dụng bảng phụ ghi bài tập 2. Hs đọc bài tập -> HS nhận xét GV nhận xét và kết luận GV phát phiếu học tập. HS làm vào phiếu GV thu, nhận xét và đưa đáp án đúng trên bảng chuẩn GV treo bảng phụ ghi bài tập HS làm -> HS nhận xét GV nhận xét và đưa ra đáp án đúng Hoạt động 2: Lập niên biểu ( 20p). - Mục tiêu: + HS lập được niên biểu chuyên đề, niên biểu so sánh, niên biểu tổng hợp GV treo bảng phụ HS lên bảng điền -> HS nhận xét GV nhận xét và kết luận GV treo bảng phụ HS thảo luận nhóm bàn 2p Đại diện báo cáo -> HS nhận xét GV nhận xét và kết luận GV treo bảng phụ HS thảo luận nhóm tổ 4p Đại diện báo cáo -> HS nhận xét GV nhận xét và kết luận I. Bài tập trắc nghiệm. 1. Bài tập 1: Lựa chọn đáp án đúng. 1. Cuộc kháng chiến đã nhanh chóng thất bại do không được nhân dân ủng hộ là a. kháng chiến chống Tống. b. Kháng chiến chống quân Mông Nguyên. c. Kháng chiến chống quân Minh của nhà Hồ. d. Kháng chiến chống quân Thanh. 2. Người phất cờ khởi nghĩa ở Lam Sơn là a. Nguyễn Trãi c. Nguyễn Chích. b. Trần Nguyên Hãn d. Lê Lợi. 3. Triều đại phong kiến phương Bắc đã đặt ách thống trị lên đất nước ta ở thế kỉ XV. a. Nhà Đường c. Nhà Tống. b. Nhà Minh. d. Nhà Nguyên. 4. Tôn giáo chiếm vị trí độc tôn ở thời Lê sơ là: a. Nho giáo c. Đạo giáo. b. Thiên chúa giáo d. Phật giáo Đáp án: 1. c ; 2.d ; 3.b ; 4.a 2. Bài tập 2: Điền cụm từ cho phù hợp vào chỗ trống. “ …..trực tiếp nắm mọi quyền hành, kể cả chức tổng chỉ huy quân đội. Giúp việc cho vua có các………… ở triều đình có …., ngoài ra còn có một số cơ quan chuyên môn” Đáp án: Vua, quan đại thần, 6 bộ. 3. Bài tập 3: Điền từ đúng (Đ) hoặc sai (S) vào các nhận xét. Sự kiện Đ S - Hồ Quý Ly đánh thắng quân Minh - Lê Lợi lập ra nhà Lê sơ. - Nhà Lê sơ ban hành bộ luật Hồng đức - Thời Lê sơ có 8 bộ - Khởi nghĩa Lam Sơn giành thắng lợi vào năm 1426 - Kinh tế thời Hồ ổn định phát triển. X X X X X X 4. Bài tập 4 : Nối thời gian với sự kiện cho phù hợp. Thời gian Nối Sự kiện a.1400 b.1406. c. 1407-1408 d. 1409- 1411 e. 1411 1. Quân Minh tấn công nước ta. 2. Nhà Hồ thành lập 3. Khởi nghĩa Trần Quý Khoáng 4. Khởi nghĩa Trần Ngỗi 5. Đáp án: 1-> b; 2-> a; 3-> d; 4-> c II. Lập niên biểu 1. Bài tập 1: Lập niên biểu chuyên đề về những sự kiện chính của lịch sử Việt Nam thế kỉ XV. Năm Sự kiện 1407 Kháng chiến nhà Hồ thất bại 1416 Tổ chức hội thề ở Lũng Nhai. 1418 Lê Lợi dụng cờ khởi nghĩa ở Lam Sơn 1423 Lê Lợi tạm hòa với quân Minh 1424 Giải phóng Nghệ an 1425 Giải phóng Thuận Hóa 1426 Chiến thắng Tốt Động - Chúc Động 1427 Chiến thắng Chi Lăng – Xương Giang. 1428 Khởi nghĩa Lam Sơn toàn thắng 1442 Khoa thi Hội đầu tiên nhà Lê Sơ 1483 Bộ luật Hồng Đức ra đời. 2. Bài tập 2: Lập niên biểu so sánh về tổ chức quân đội, pháp luật thời Lý- Trần- Lê sơ Nội dung Thời Lý - Trần Nhà Lê sơ Quân đội Pháp luật - + Cấm quân và quân địa phương + Ngự binh ư nông - Bộ luật Hình Thư - + Quân triều đình và quân địa phương. + Ngự binh ư nông - Bộ luật Hồng Đức 3. Bài tập 3. lập niên biểu tổng hợp về các triều đại phong kiến Việt Nam thế kỉ XI- XV Nội dung Thời Lý- Trần Thời Lê sơ Triều đình Nhà nước pk quân chủ TW tập quyền. Nhà nước pk quân chủ TW tập quyền mạnh Tuyển chọn bổ dụng quan lại. Xuất thân từ tầng lớp quý tộc. Không phân biệt xuất thân phải có học, thi đỗ, có bằng cấp. Pháp luật Bảo vệ tầng lớp thống trị, quý tộc, khuyến khích sx. -Như thời Lý Trần nhưng hoàn thiện hơn - Bảo vệ quyền lợi của người phụ nữ Kinh tế Phát triển ổn định Phát triển cường thịnh nhất ĐNA. Văn hoá Giáo dục Nghệ thuật -Đạo Phật phát triển triển. - Hình thành và bắt đầu phát triển. - Phát triển. - Nho giáo chiếm vị trí độc tôn. - Phát triển mạnh. - Phát triển. 4. Củng cố ( 3p): H. Kể tên các triều đại phong kiến Việt Nam thế kỉ XIV, XV? H. Nêu các cuộc kháng chiến chống ngoại xâm của nhân dân ta thế kỉ XV? 5. Hướng dẫn học bài ở nhà(1p) - Ôn lại nội dung kiến thức đã học về lịch sử Việt Nam ở thế kỉ XV. - Chuẩn bị bài 22: Sự suy yếu của nhà nước phong kiến tập quyền ( thế kỉ XVI- XVIII). Ngày soạn: 15/02/2013 Ngày dạy: 18/02/2013 chương v: đại việt ở các thế kỉ xvi- xviii tiết 46: bài 22: sự suy yếu của nhà nước phong kiên tập quyền ( thế kỉ xvi- xviii) I. Mục tiêu 1. Kiến thức: - Học sinh biết được sự suy yếu của nhà Lê sơ ở thế kỉ XVI về kinh tế chính trị….Nguyên nhân và hậu quả của cuộc chiến tranh Nam-Băc Triều và Trịnh-Nguyễn. 2. Kĩ năng: - Học sinh có kĩ năng đánh giá, phân tích, tổng hợp sự kiện. 3. Thái độ: - Học sinh nhận thức được quy luật lịch sử “ có áp bức có đấu tranh”. II. Chuẩn bị: 1. Giáo viên: Lược đồ khởi nghĩa nông dân, tài liệu tham khảo. 2. Học sinh: Chuẩn bị bài mới. III. Phương pháp: - sử dụng đồ dùng trực quan, phân tích, nêu vấn đề, đàm thoại, KT khăn trải bàn IV. Tổ chức giờ học 1. ổn định tổ chức ( 1p). 2. Kiểm tra bài cũ(4p): H. Nêu sự kiện tiêu biểu ở thế kỉ XV? 3. Tiến trình tổ chức các hoạt động * Giới thiệu bài(1p) Thế kỉ XV nước Đại Việt được đánh giá là quốc gia cường thịnh ở Đông Nam á. “ Thời vua Thái Tổ, Thái Tông. Lúa mọc đầy đồng trâu chẳng buồn ăn”. Người dân được đến trường, ai có tài được trọng dụng ra giúp nước. Nhưng sang thế kỉ XVI tình hình bắt đầu thay đổi, nhà nước phong kiến tập quyền bắt đầu suy vong. Vì sao nhà nước pk tập quyền lại suy vong? Hậu quả? Chỳng ta cựng tỡm hiểu bài học ngày hụm nay. Hoạt động của thầy và trò Nội dung Hoạt động 1: Sự sa đọa của triều đình phong kiến nhà Lê từ thế kỉ XVI (9p). - Mục tiêu: HS nhận thức được sự suy yếu của nhà Lê sơ ở thế kỉ XVI. HS đọc mục 1 và cho biết sang thế kỉ XVI, tình hình nhà Lê như thế nào? HS trả lời- Gv khái quát+ mở rộng Sang đến đời vua thứ 7 là Lê Uy Mục lên ngôi( 1505-1509)đã giết hại những người ko ủng hộ mình…. Phó sứ nhà Minh là Hứa Thiên Tích nhận xét : “ An Nam tứ bách vận vưu trường Thiên ý như hà giáng quỷ vương” ( Vận nước An Nam còn dài 400 năm ý trời sao lại sinh ra vua quỷ). Các quan đồng lũng nổi dậy bức tử Uy Mục/ 22 tuổi…… H. Nhận xét gì về triều đình nhà Lê ở đầu thế kỉ XVI. So sánh với triều vua Lê Thánh Tông. Hoạt động 2: Tìm hiểu về khởi nghĩa nôngdân Đàng Ngoài (20p). - Mục tiêu: HS nhận thức được nguyên nhân, diễn biến kết qủa, ý nghĩa của các cuộc khởi nghĩa nông dân. HS đọc thầm “ Nhân khi triều đình…khởi nghĩa” H. tình hình ở các địa phương ntn? H. Tại sao quan lại ở địa phương lại hoành hành nhũng nhiễu như thế. Hậu quả? TL: Triều đình nhà Lê đã suy yếu không còn chăm lo đời sống của nhân dân. H. Nhận xét gì về tình hình Đại Việt thời Lê ở thế kỉ XVI. -Đất nước rối loạn…. Gv treo lược đồ: Lược đồ phong trào nông dân khởi nghĩa thế kỉ XV và giới thiệu chú giải. HS đọc to từ 1511-> Thanh Hóa HS tường thuật diễn biến bằng cách dán các đốm lửa đỏ và các địa danh khởi nghĩa. HS nhận xét -> GV nhận xét và tường thuật lại H. Tại sao cuộc khởi nghĩa của Trần Cảo là cuộc kn tiêu biểu nhất. TL: Tấn công mạnh mẽ vào triều đình nhà Lê làm cho vua Lê phải chạy vào Thanh Hóa. GV cung cấp. H. Nhận xét gì về phong trào đấu tranh của nhân dân ở thế kỉ XVI. (Quy mô, tính chất, nguyên nhân thất bại, ý nghĩa) (HS thực hiện kĩ thuật khăn trải bàn 5p) HS báo cáo -> HS nhận xét GV nhận xét và kết luận - Quy mô rộng nhưng không có sự liên kết - Tính chất tự phát…. Hoạt động 3: Tìm hiểu về chiến tranh Nam- Bắc triều( 6p) Mục tiêu: HS nhận thức được nguyên nhân, hậu quả của cuộc chiến tranh Nam- Bắc triều. HS đọc “Triều đình…phía bắc” và cho biết vì sao lại hình thành Nam - Bắc triều? Nguyên nhân nào là nguyên nhân sâu sa? GV cung cấp: Hoạt động 2: Tìm hiểu về chiến tranh Trịnh- Nguyễn và sự chia cắt Đàng Trong - Đàng Ngoài .(6p). - Mục tiêu: Biết được nguyên nhân của sự hình thành của các thế lực phong kiến Trịnh- Nguyễn, hậu quả của cuộc chiến tranh giữa các tập đoàn này. HS đọc “ Năm 1545….bùng nổ” và cho biết sự hình thành thế lực họ Trịnh ở Đàng Ngoài, họ Nguyễn ở Đàng Trong như thế nào? GV cung cấp. I. Tình hình chính trị xã hội. 1. Sự sa đọa của triều đình phong kiến nhà Lê từ thế kỉ XVI - Đầu thế kỉ XVI vua quan ăn chơi xa xỉ, xõy dựng cung điện, lõu đài tốn kộm. - Nội bộ triều đỡnh nhà Lờ “ chia bố kộo cỏnh”, tranh giành quyền lực. ->Tình hình chính trị không ổn định. 2. khởi nghĩa nông dân ở Đàng Ngoài a. Nguyên nhân: - Quan lại địa phương cậy quyền thế ức hiếp dân, coi dân như cỏ rác. - Đời sống nhân dân lâm vào cảnh khốn cùng. b. Diễn biến - Từ năm 1511, các cuộc khởi nghĩa nổ ra ở nhiều nơi trong nước tiêu biểu nhất là cuộc khởi nghĩa Trần Cảo ở Đông Triều ( Quảng Ninh,1516) đã 3lần tấn công Thăng Long. c. Kết quả: - Các cuộc khởi nghĩa đều thất bại. II. Các cuộc chiến tranh Nam-Bắc triều và Trịnh - Nguyễn 1.Chiến tranh Nam- Bắc triều a. Nguyên nhân: - 1257 Mạc Đăng Dung cướp ngôi, lập ra nhà Mạc.( Bắc triều) - 1233 Nguyễn Kim dựng lại triều Lê ở Thanh Hoá.(Nam triều) b. Hậu quả: - Đất nước chia cắt, nhân dân cực khổ. 2. Chiến tranh Trịnh- Nguyễn và sự chia cắt Đàng Trong- Đàng Ngoài. a. Nguyên nhân: - 1545 Nguyễn Kim chết, Trịnh Kiểm nắm binh quyền hình thành thế lực họ Trịnh ở Đàng Ngoài. - Nguyễn Hoàng trấn thủ Thuận Hoá, Quảng Nam hình thành thế lực họ Nguyễn ở Đàng Trong. b. Hậu quả: + Đất nước bị chia cắt. + Đời sống nhân dân đói khổ, li tán. 4. Củng cố ( 2p): H. Vì sao lại bùng nổ các cuộc khởi nghĩa của nông dân?. 5. Hướng dẫn học bài ở nhà(1p) - HS hiểu được sự suy yếu của nhà Lê là nguyên nhân của các cuộc kn nông dân. - Chuẩn bị tiết 47: Tìm hiểu về kinh tế văn hoá ở các thế kỉ XVI- XVIII.

File đính kèm:

  • doctiet45,46.doc
Giáo án liên quan