Giáo án Lịch sử 7 - Tiết 50 - Bài 24: Khởi nghĩa nông dân đàng ngoài thế kỉ XVIII

 A. Mục tiêu

 1. Kiến thức: Học sinh nhận thức được sự suy tàn, mục nát của chế độ phong kiến Đàng Ngoài đã kìm hãm sự phát triển của sản xuất, đời sống của nhân dân cực khổ là nguyên nhân dẫn đến các cuộc khởi nghĩa nông dân.

- Diễn biến, kết quả của các cuộc khởi nghĩa nông dân.

2. Kĩ năng: Học sinh có kĩ năng đánh giá, phân tích, tổng hợp sự kiện, sử dụng Đ D TQ

 3. Thái độ: Học sinh nhận thức được quy luật lịch sử “ có áp bức có đấu tranh”.

 B. Đồ dùng dạy học

 1. Giáo viên: Lược đồ khởi nghĩa nông dân, tài liệu tham khảo.

 2. Học sinh: Chuẩn bị bài mới.

 C. Phương pháp: sử dụng đồ dùng trực quan, phân tích, nêu vấn đề, trao đổi, đàm thoại

 D. Tổ chức giờ học

 1. Ổn định tổ chức ( 1p).

 2. Kiểm tra bài cũ(4p): Chữ Quốc ngữ ra đời như thế nào?

 3. Tiến trình tổ chức các hoạt động

 * Khởi động (1p) - Mục tiêu: Định hướng nội dung và tạo hứng thú bài học

.- Cách tiến hành: ở những bài học trước các em đã hiểu phần nào về chính sách cai trị của chúa Trịnh ở Đàng ngoài. Dưới chế độ đó người dân sống như thế nào? Và vì sao họ lại nổi dậy đấu tranh? => Bài học.

 

doc2 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 6127 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Lịch sử 7 - Tiết 50 - Bài 24: Khởi nghĩa nông dân đàng ngoài thế kỉ XVIII, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: Ngày dạy: tiết 50 bài 24 khởi nghĩa nông dân đàng ngoài thế kỉ xviii A. Mục tiêu 1. Kiến thức: Học sinh nhận thức được sự suy tàn, mục nát của chế độ phong kiến Đàng Ngoài đã kìm hãm sự phát triển của sản xuất, đời sống của nhân dân cực khổ là nguyên nhân dẫn đến các cuộc khởi nghĩa nông dân. - Diễn biến, kết quả của các cuộc khởi nghĩa nông dân. 2. Kĩ năng: Học sinh có kĩ năng đánh giá, phân tích, tổng hợp sự kiện, sử dụng Đ D TQ 3. Thái độ: Học sinh nhận thức được quy luật lịch sử “ có áp bức có đấu tranh”. B. Đồ dùng dạy học 1. Giáo viên: Lược đồ khởi nghĩa nông dân, tài liệu tham khảo. 2. Học sinh: Chuẩn bị bài mới. C. Phương pháp: sử dụng đồ dùng trực quan, phân tích, nêu vấn đề, trao đổi, đàm thoại D. Tổ chức giờ học 1. ổn định tổ chức ( 1p). 2. Kiểm tra bài cũ(4p): Chữ Quốc ngữ ra đời như thế nào? 3. Tiến trình tổ chức các hoạt động * Khởi động (1p) - Mục tiêu: Định hướng nội dung và tạo hứng thú bài học .- Cách tiến hành: ở những bài học trước các em đã hiểu phần nào về chính sách cai trị của chúa Trịnh ở Đàng ngoài. Dưới chế độ đó người dân sống như thế nào? Và vì sao họ lại nổi dậy đấu tranh? => Bài học. Hoạt động của thầy và trò Nội dung Hoạt động 1: Tìm hiểu tình hình chính trị.( 18p). - Mục tiêu: HS nhận thức được sự suy yếu của cđpk ở Đàng ngoài và hậu quả. - Cách tiến hành Bước 1: Tìm hiểu về vua Lê, chúa Trịnh. GV cung cấp: HS đọc thầm đoạn chữ nhỏ và nhận xét về những việc làm của vua Lê, chúa Trịnh và quan lại? - Là những việc làm sai trái…. GV mở rộng: Trịnh Cương thường xuyên cho xây dựng chùa chiền…. - Trịnh Giang là người hồn ám nhu nhược, hoang dâm vô độ… Bước 2 Tìm hiểu tình hình sản xuất. HS đọc: “ Ruộng đất….hết” và cho biết sự mục nát của chính quyền họ Trịnh đã dẫn đến hậu quả gì? ? Nhận xét gì về hậu quả mà chính quyền họ Trịnh để lại. – Hậu quả to lớn mà người gánh chịu là các tầng lớp nhân dân…. ? Trước cuộc sống như thế người dân có thái độ như thế nào? – Vùng lên đấu tranh… Hoạt động 2: Tìm hiểu về kn nông dân(23p). - Mục tiêu:HS nhận thức được nguyên nhân, diễn biến kết qủa, ý nghĩa của các cuộc khởi nghĩa nông dân. - Đồ dùng: Lược đồ khởi nghĩa nông dân. - Cách tiến hành Bước 1 Tìm hiểu nguyên nhân, diễn biến. ? Hãy cho biết những nguyên nhân làm bùng nổ các cuộc khởi nghĩa nông dân.Nguyên nhân nào là nguyên nhân sâu sa. - Chính quyền họ TRịnh suy yếu thối nát …… Gv treo lược đồ tường thuật diễn biến bằng cách dán các đốm lửa đỏ và các địa danh kn. HS tường thuật lại GV mở rộng về những người lãnh đạo ? Nhận xét về hai cuộc khởi nghĩa của Nguyễn Hữu Cầu và Hoàng Công Chất. - Quy mô rộng, có sự đoàn kết giữa miềm xuôi và miền ngược….. Bước 2 Tìm hiểu kết quả, ý nghĩa. ? Nhận xét gì về phong trào đấu tranh của nd ở Đàng Ngoài ( Quy mô, tính chất, nguyên nhân thất bại, ý nghĩa). HS thực hiện kĩ thuật khăn trải bàn. - Quy mô rộng nhưng ko có sự liên kết - Tính chất tự phát…. - 1.Tình hình chính trị - Giữa thế kỉ XVIII chính quyền pk Đàng Ngoài mục nát đến cực độ, vua chúa, quan lại ăn chơi sa đoạ, ra sức đục khoét nhân dân. - Sản xuất nông nghiệp bị đình đốn, công thương nghiệp sa sút. - Hàng chục vạn nông dân chết đói, người dân phải bỏ làng đi phiêu tán. 2.Những cuộc khởi nghĩa lớn. a. Diễn biến - Khởi nghĩa Nguyễn Dương Hưng ở Sơn Tây (1737). - Khởi nghĩa của Lê Duy Mật ở NGhệ An- Thanh Hoá (1738- 1770). - Khởi nghĩa của Nguyễn Danh Phương ( 1740- 1751) ở Tam Đảo… - Khởi nghĩa Nguyễn Hữu Cầu(1741- 1751) và Hoàng Công Chất ( 1739- 1769). b. Kết quả: Các cuộc khởi nghĩa đều thất bại. c. ý nghĩa: Thể hiện ý thức đấu tranh của nhân dân ta và làm cho chính quyền họ Trịnh lung lay mau chóng suỵ đổ. 4. Củng cố ( 1p):Vì sao lại bùng nổ các cuộc khởi nghĩa của nông dân?. 5. Hướng dẫn học (1p) - HS hiểu được sự suy yếu của chính quyền họ Trịnh là nguyên nhân của các cuộc kn nông dân. - Chuẩn bị tiết 51: Tìm hiểu về phong trào Tây Sơn: Tình hình xã hội ở Đàng Trong và nguyên nhân bùng nổ phong trào Tây Sơn.

File đính kèm:

  • doctiet 50.doc