Giáo án Lịch sử địa phương Lớp 11 - Tỉnh Bình Dương các nghề thủ công truyền thống - Lê Văn Hùng

I. Mục tiêu bài học

1. Kiến thức

 - Cung cấp cho học sinh những kiến thức về các nghề thủ công truyển thống ở tỉnh Bình Dương.

 - Chính nghề gốm sứ đã làm cho Thủ Dầu Một nổi danh trong cả nước

2. Kỹ năng

 - Rèn luyện kỹ năng phân tích, đánh giá về các tư liệu lịch sử địa phương.

3.Thái độ, tư tưởng tình cảm.

 - Biết trân trọng với những thành quả của quá khứ, phải biết phát huy trong thời kì hiện tại.

 - Trách nhiệm của HS trong việc giữ gìn và phát triển các nghề truyền thống của quê hương.

II. Thiết bị và tài liệu dạy học

 - Một số tư liệu lịch sử và tài liệu về các nghề thủ công và các làng nghề ở Bình Dương.

III. Lên lớp

1. ổn định

2. Giảng bài mới

 Gốm sứ là ngành công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp truyền thống của tỉnh Bình Dương.

 Từ xưa, Thủ Dầu Một là một trong hai trung tâm sản xuất gốm lớn nhất Nam bộ.

 Để hiểu rỏ hơn về các nghề thủ công truyền thống của địa phương, chúng ta cùng đi vào tìm hiểu bài học sau đây.

 

doc7 trang | Chia sẻ: trangtt2 | Ngày: 20/07/2022 | Lượt xem: 348 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Lịch sử địa phương Lớp 11 - Tỉnh Bình Dương các nghề thủ công truyền thống - Lê Văn Hùng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỊCH SỬ ĐỊA PHƯƠNG TỈNH BÌNH DƯƠNG CÁC NGHỀ THỦ CÔNG TRUYỀN THỐNG Tuần 19 Ngày soạn : 13/12/09 Tiết PPCT: 19 Ngày dạy: 28/12/09 I. Mục tiêu bài học 1. Kiến thức - Cung cấp cho học sinh những kiến thức về các nghề thủ công truyển thống ở tỉnh Bình Dương. - Chính nghề gốm sứ đã làm cho Thủ Dầu Một nổi danh trong cả nước 2. Kỹ năng - Rèn luyện kỹ năng phân tích, đánh giá về các tư liệu lịch sử địa phương. 3.Thái độ, tư tưởng tình cảm. - Biết trân trọng với những thành quả của quá khứ, phải biết phát huy trong thời kì hiện tại. - Trách nhiệm của HS trong việc giữ gìn và phát triển các nghề truyền thống của quê hương. II. Thiết bị và tài liệu dạy học - Một số tư liệu lịch sử và tài liệu về các nghề thủ công và các làng nghề ở Bình Dương. III. Lên lớp ổn định Giảng bài mới Gốm sứ là ngành công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp truyền thống của tỉnh Bình Dương. Từ xưa, Thủ Dầu Một là một trong hai trung tâm sản xuất gốm lớn nhất Nam bộ. Để hiểu rỏ hơn về các nghề thủ công truyền thống của địa phương, chúng ta cùng đi vào tìm hiểu bài học sau đây. HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ NỘI DUNG Hoạt động 1 : Gv: giới thiệu về làng gốm Tân Phước Khánh ( Tân Uyên ), Lái Thiêu ( Thuận An ) và Chánh Nghĩa ( TX. Thủ Dầu Một ) Hoạt động 2 : Làm việc theo nhóm - Nhóm 1: những điều kiện cần thiết cho sự phát triển của nghề gốm sứ ở Thủ Dầu Một. - Nhóm 2 : tìm hiểu về làng gốm Tân Phước Khánh - Nhóm 3 : : tìm hiểu về làng gốm Lái Thiêu - Nhóm 4: tìm hiểu về làng gốm Chánh Nghĩa Gv: Các trường phái gốm sứ nào tồn tại ở Bình Dương ? Hs theo dõi tài liệu và trả lời câu hỏi Gv chốt ý: ngày nay, các trường phái đã có sự pha trộn lẫn nhau. Vì nằm trong vùng dân cư và trong quá trình đô thị hóa các cơ sở sản xuất gây ô nhiễm, tác động đến môi trường. Gv: giới thiệu sơ lược về làng sơn mài Tương Bình Hiệp GV : những sản phẩm sơn mài nào được ưa chuộn nhất ? - Các bức tứ bình ( mai, lan, cúc, trúc, ) - Bộ tranh Phước Lộc Thọ, tranh đồng quê, tranh dân gian Gv : giới thiệu những câu ca dao nói về nghề chạm khắc ở BD: “Trại ghe, trại ván sẵn sang Sông sâu nước chảy điệp trùng bán buôn” “ Chiều chiều mượn ngựa ông Đô Mượn ba chú lính đưa cô tôi về Đưa về chợ Thủ, bán hủ, bán ve Bán bộ đồ chè, bán cối đâm tiêu, ...” GV : ngoài những nghề thủ công vừa nêu trên, ở Thủ Dầu Một còn có những nghề thủ công nào ? Gv có thể liên hệ về nghề đan tre ở Phú An ( Bến Cát ) hiện nay với khu du lịch sinh thái làng tre Phú An. I. KHÁI QUÁT - Vùng đất Thủ Dầu Một xưa và Bình Dương nay là một trong những chiếc nôi của nghệ thuật, nơi sản sinh và phát triển các nghề thủ công truyền thống. - Nơi đây có những điều kiện thuận lợi cho các nghề thủ công phát triển: + Nguồn nguyên liệu dồi dào + Gần nguồn nước + Thợ thủ công tay nghề cao vốn là những lưu dân người Hoa từ Trung Quốc sang và người Việt từ miền Bắc và miền Trung Việt Nam vào II. CÁC NGHỀ THỦ CÔNG TRUYỀN THỐNG 1. NGHỀ GỐM a. Làng Tân Phước Khánh (Tân Khánh ) - Nằm ở vùng có trữu lượng đất sét lớn, gần nguồn nước. - Năm 1867, trong lễ khánh thành chùa Bà làng có 2 lễ vật dâng cúng là lư hương và bình hoa bằng gốm. b. Làng Lái Thiêu - Hình thành vào cuối thế kỉ XIX do những lưu dân người Hoa theo chân các thuyền buôn vào Gia Định và chọn Lái Thiêu để xây dựng lò gốm. - Sản phẩm gồm :lu, hủ, khay, chậu với da men màu đen và màu da lươn. c. Làng Chánh Nghĩa - Thời xưa còn gọi là Bà Lụa - Ba làng nghề gốm Bình Dương xuất hiện khoảng giữa thế kỉ XIX, chủ nhân là những lưu dân người Hoa sang Việt Nam định cư. - Có ba trường phái gốm sứ là: + Trường phái Quảng Đông sử dụng men có nhiều màu sắc, hoa văn trang trí đẹp. + Trường phái Triều Châu sử dụng men màu xanh trắng, có nét vẽ đa dạng + Trường phái Phúc Kiến: sử dụng men màu nâu đen, hoa văn trang trí đơn giản 2. NGHỀ SƠN MÀI - Nghề sơn mài hình thành cách đây 200 năm do những cư dân từ miền Bắc và miền trung vào, chuyên làm tranh cổ. Đó là làng Tương Bình Hiệp - Đầu thế kỉ XX, người Pháp mở trường Bá Nghệ thực hành Thủ Dầu Một, đạo tạo thợ lành nghề và nâng cao chất lượng sản phẩm. - Nghề sơn mài là sự kết hợp giữa thủ công và nghệ thuật. - Ngày nay sản phẩm sơn mài Bình Dương càng phong phú, đa dạng: tranh, lọ hoa, hộp đựng, bàn ghế, tủ, salon, tranh tượng, - Các cơ sở sản xuất như : Thành Lễ, Đồng Tâm, Hùng Hưng, - Làng sơn mài Tương Bình Hiệp, là chiếc nôi của ngành sơn mài Bình Dương 3. NGHỀ CHẠM KHẮC GỖ - Làng Phú Cường là trung tâm cưa xẻ gỗ lớn nhất Nam Kì - Ngày nay, nghề chế biến gỗ là thế mạnh của Bình Dương 4. CÁC NGHỀ THỦ CÔNG TRUYỀN THỐNG KHÁC - Vẽ tranh trên kính xuất hiện ở Lái Thiêu những năm đầu thế kỉ XX - Nghề đan tre ở Phú An ( Bến Cát ) phát triển từ thủ công đến kĩ thuật dùng máy - Nghề làm guốc ở Bình Nhâm( Thuận An ) - Nghề tăm nhang ở An Bình ( Dĩ An ) IV. Củng cố: Vùng đất Thủ Dầu Một xưa, Bình Dương nay được xem là chiếc nôi của nghệ thuật và các nghề thủ công truyền thống Cho học sinh sưu tầm thơ ca nói về nghề thủ công truyền thống của địa phương. TỔ TRƯỞNG KÍ DUYỆT LỊCH SỬ ĐỊA PHƯƠNG TỈNH BÌNH DƯƠNG CHI BỘ ĐẢNG ĐẦU TIÊN RA ĐỜI VÀ LÃNH ĐẠO CUỘC TỔNG KHỞI NGHĨA THÁNG TÁM VÀ KHÁNG CHIẾN CHỐNG PHÁP, MỸ Tuần 20 Ngày soạn : 30/12/09 Tiết PPCT: 20 Ngày dạy: 4-5/01/2010 I. Mục tiêu bài học 1. Kiến thức - Cung cấp cho học sinh những kiến thức về sự ra đời của chi bộ Đảng đầu tiên cũng như sự thành lập Tỉnh ủy Thủ dầu Một . - Sự ra đời của chi bộ Đảng đầu tiên ở xã Bình Nhâm cùng với chi bộ Đềpô xe lửa Dĩ An. Từ những lớp đảng viên đầu tiên của chi bộ Bình Nhâm sau nầy trở thành những cán bộ lãnh đạo chủ chốt của tỉnh Thủ Dầu Một. 2. Kỹ năng - Rèn luyện kỹ năng phân tích, đánh giá, nhận xét về các tư liệu lịch sử địa phương. 3.Thái độ, tư tưởng tình cảm. - Biết trân trọng với những thành quả của quá khứ, phải biết phát huy trong thời kì hiện tại - Biết tôn kính những người đã ngã xuống trong hai cuộc kháng chiến để có một Thủ Dầu Một – Bình Dương hòa bình và phát triển như ngày hôm nay. II. Thiết bị và tài liệu dạy học - Một số tư liệu lịch sử và tài liệu về lịch sử Bình Dương; lịch sử Đảng bộ Tỉnh Bình Dương ( 1930 – 1975 ) - Bản đồ hành chính tỉnh Bình Dương III. Lên lớp 1. Ổn định Giảng bài mới - Thủ Dầu Một xưa, Bình Dương nay không chỉ nổi tiếng về nghề gốm sứ mà vùng đất này còn giàu về truyền thống đấu tranh cách mạng đã làm nên con người miền Đông anh dũng. - Để hiểu rõ hơn truyền thống đấu tranh kiên cường của quân và dân Thủ Dầu Một – Bình Dương, chúng ta cùng nhau đi vào tìm hiểu “ Chi bộ Đảng đầu tiên ra đời lãnh đạo cuộc Tổng khởi nghĩa tháng Tám và kháng chiến chống Pháp, Mỹ” HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ NỘI DUNG Gv giới thiệu sơ lược về truyền thống đấu tranh cách mạng của quân và dân Thủ Dầu Một – Bình Dương qua lời bài hát “ Tình đất đỏ miền Đông” của nhạc sỹ Trần Long Ẩn : “Ai đã qua vùng miền Đông đất đỏ nghe máu đổ nhuộm hồng đã bao lần Trong đấu tranh người miền Đông anh dũng , trong lao động người lại cũng anh hùng” Hoạt động 1: làm việc cả lớp Gv phát vấn : em hãy cho biết tên các tổ chức cộng sản được thành lập trong năm 1929 ở nước ta? Hs suy nghĩ và trả lời GV giới thiệu về các tổ chức : - Thiên Địa hội ( 1913 – 1916 ): là một tổ chức chống Pháp của nông dân Nam kì - Hội kín của Nguyễn An Ninh Gv phát vấn: Thủ Dầu Một – Bình Dương nhận được sự giúp đở của tổ chức cộng sản nào trong 3 tổ chức vừa kể ở trên? Gv phát vấn : chi bộ Đảng đầu tiên ở Thủ Dầu Một được thành lập trong hoàn cảnh lịch sử như thế nào? Gv dùng bản đồ hành chính tỉnh Bình Dương để giới thiệu về những địa danh hiện nay : Bình Nhâm, An Sơn, An Thạnh và Tân Khánh, Gv phát vấn:Tỉnh ủy thủ Dầu Một thành lập trong hoàn cảnh lịch sử nào ? Gv giới thiệu về các vị Bí thư Tỉnh ủy Thủ Dầu Một qua các thời kì lịch sử Hoạt động 2 : Làm việc theo nhóm - Nhóm 1: sự lãnh đạo của Tỉnh ủy Thủ Dầu Một trong cuộc kháng chiến chống Pháp lần thứ hai ( 1945 – 1954 ) + Các vị lãnh đạo của Tỉnh ủy Thủ Dầu Một trong thời kì này. + Thời gian thay đổi địa giới tỉnh Thủ Dầu Một + Chiến thắng nào của quân và dân Thủ Dầu Một góp phần vào thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Pháp lần thứ hai. - Nhóm 2 :Tỉnh ủy Thủ Dầu Một lãnh đạo cuộc kháng chiến chống Mỹ ( 1954 – 1975 ) + Sự thay đổi địa giới Tỉnh Thủ Dầu Một + Các vị lãnh đạo của Tỉnh ủy Thủ Dầu Một trong thời kì này. + Thời gian giải phóng Thủ Dầu Một, kết thúc cuộc kháng chiến chống Mỹ. GV phát vấn : em có suy nghĩ gì về những chiến công của quân và dân Thủ Dầu Một – Bình Dương qua hai cuộc kháng chiến chống Phá, Mỹ? 1. CHI BỘ ĐẢNG ĐẦU TIÊN RA ĐỜI Ở BÌNH NHÂM - Sự ra của 3 tổ chức cộng sản ở Việt nam trong năm 1929 góp phần thúc đẩy phong trào cách mạng phát triển trong cả nước. - Tại Nam kì, dưới sự giúp đở của An Nam Cộng sản đảng tháng 10 – 1929, chi bộ Cộng sản đồn điền cao su Phú riềng được thành lập do ông Nguyễn Xuân Cừ làm Bí thư. - Đến tháng 1 – 1930 chi bộ dự bị đặc biệt được thành lập tại Đềpô xe lửa Dĩ An do ông Nguyễn Đức Thiệu làm Bí thư. - Ở Thủ Dầu Một vùng Bình Nhâm, Lái Thiêu sớm có phong trào yêu nước chống Pháp phát triển mạnh với sự tham gia của các tổ chức yêu nước như Thiên Địa Hội ( 1913 – 1916 ), hội kín Nguyễn An Ninh ( 1926 – 1929 ) - Sau khi Đảng cộng sản Việt Nam ra dời ( 3 – 2 – 1930 ), Tỉnh ủy Gia Định đã cử một người quê ở Hóc Môn đến hoạt động ở xã Bình Nhâm và vùng Lái Thiêu. - Tháng 8 – 1930, chi bộ Cộng sản xã Bình Nhâm được thành lập do ông Ba Phèn làm Bí thư. - Ngay sau khi thành lập,chi bộ Cộng sản đầu tiên của Thủ Dầu Một đã lãnh đạo quần chúng tham gia hưởng ứng phong trào Xô Viết Nghệ Tĩnh nổ ra tháng 11 – 1930. 2. TỈNH ỦY THỦ DẦU MỘT THÀNH LẬP ( THÁNG 2 – 1936 ) - Từ cuối năm 1935 trên địa bàn Thủ Dầu Một, ngoài chi bộ Bình Nhâm, các chi bộ Cộng sản khác lần lượt ra đời ở An Thạnh, An Sơn, Tân Khánh, - Tháng 2 – 1936, xứ ủy Nam Kì chỉ định thành lập Ban chấp hành Tỉnh ủy lâm thời Thủ Dầu Một gồm 5 người do ông Trương Văn Nhâm – xứ ủy viên làm Bí thư. - Đến cuối năm 1936, Tỉnh ủy lâm thời Thủ Dầu Một được công nhận chính thức do ông Hồ Văn Cống làm Bí thư. Năm 1943, ông Văn Công Khai làm Bí thư Tỉnh ủy thay cho ông Hồ Văn Cống. - Trải qua 10 năm thành lập, Đảng bộ Tỉnh Thủ Dầu Một ngày càng lớn mạnh và lãnh đạo thắng lợi phong trào cách mạng những năm 1930 – 1931, 1936 – 1939 và khởi nghĩa giành chính quyền 1939 – 1945 làm nên thắng lợi của Tổng khởi nghĩa tháng Tám năm 1945 ở Thủ Dầu Một – Bình Dương. 3. TỈNH ỦY THỦ DẦU MỘT TRONG HAI CUỘC KHÁNG CHIẾN ( 1945 – 1975 ) a. Lãnh đạo cuộc kháng chiến chống Pháp ( 1945 – 1954 ) - Tháng 3 – 1946, ông Nguyễn Văn Tiết làm Bí thư Tỉnh Ủy. - Ngày 19 – 4 – 1948, trong cuộc càn quét vào xã Bình Nhâm của giặc, ông Nguyễn Văn Tiết hy sinh, ông Vũ Duy Hanh lên thay. - Năm 1951, Trung ương đảng chủ trương tổ chức lại chiến trường Nam Bộ, thành lập Trung ương cục miền Nam thay cho xứ ủy Nam Bộ. Hai tỉnh Biên Hòa và Thủ Dầu Một sáp nhập thành tỉnh Thủ Biên do ông Nguyễn Quang Việt làm Bí thư. - Hòa cùng chiến thắng Điện Biên Phủ, ngày 6 – 1 – 1954, quân dân Bến Cát – Thủ Dầu Một làm nên chiến thắng Cầu Định góp một phần vào thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Pháp. b. Lãnh đạo cuộc kháng chiến chống Mỹ ( 1954 – 1975 ) - Cuối năm 1954, Thủ Biên lại tách thành hai tỉnh như cũ. Ông Lê Đình Nhơn làm Bí thư Tỉnh ủy Thủ Dầu Một, sau khi ông Nhơn bị địch bắt, ông Võ Văn Đợi lên thay. - Năm 1960, Thủ Biên sáp nhập. Tháng 6 – 1961, Trung ương cục quyết định tách Thủ Biên thành hai tỉnh Biên Hòa và Thủ Dầu Một và thêm một tỉnh mới là Phước Thành. - Tháng 10 – 1967, Trung ương cục quyết định tổ chức lại chiến trường Nam Bộ - Từ 1971 – 1974, còn nhiều lần tách và nhập tỉnh để phù hợp từng giai đoạn đấu tranh. - Trong những năm tháng kháng chiến chống Mỹ cứu nước, Thủ Dầu Một – Bình Dương là chiến trường ác liết. Cùng với Sài Gòn, ngày 30 – 4 – 1975 Thủ Dầu Một được giải phóng, kết thúc cuộc kháng chiến chống Mỹ. IV. Củng cố: Lịch sử cách mạng Thủ Dầu Một – Bình Dương là sự nối tiếp những truyền thống đấu tranh kiên cường qua hai cuộc kháng chiến chống Pháp, Mỹ. Cho HS sưu tầm những hình ảnh, tư liệu về lịch sử đấu tranh của quân và dân Thủ Dầu Một – Bình Dương. TỔ TRƯỞNG KÍ DUYỆT

File đính kèm:

  • docgiao_an_lich_su_dia_phuong_lop_11_tinh_binh_duong_cac_nghe_t.doc