Giáo án Lịch sử: Khái quát trà vinh thế kỉ xx

A. Mục tiêu bài học:

1.Kiến thức:

- Những đặc điểm cơ bản làm nên diện mạo, bản chất của một nền văn học mới

- Tình hình văn học Trà Vinh trong xu thế chung của văn học Việt Nam trong bối cảnh kinh tế, xã hội, văn hóa và điều kiện hình thành văn học Trà Vinh hiện đại.

- Năm được 3 giai đoạn phát triển với những đặc điểm cơ bản, thành tựu chủ yếu của văn học Trà Vinh thời kì này.

2. Kĩ năng:

- Biết cách phân tích, nhận diện, đánh giá những tác giả, tác phẩm văn học mới.

- Biết vận dụng kiến thức vào việc học những tác giả, tác phẩm cụ thể.

3. Thái độ: hiểu rõ tiến trình phát triển của Văn học Trà Vinh hiện đại.

B. Chuẩn bị bài học:

1. Giáo viên:

- Tổ chức học sinh hoạt động tiếp thu văn bản thuộc văn học sử địa phương:

- Phương pháp đọc hiểu, nêu vấn đề, phân tích và minh họa.

- Kết hợp trao đổi, thảo luận nhóm.

2. Học sinh: Hs chủ tìm hiểu bài qua hệ thống câu hỏi sgk.

C. Hoạt động dạy và học:

1. Ổn định tổ chức:

2. Kiểm tra bài cũ: kiểm tra vở soạn học sinh.

3.Giới thiệu bài mới;Văn học Việt Nam là một nền văn học thống nhất, luôn vận động theo những qui luật riêng, đặc thù riêng. Văn học tỉnh Trà Vinh cũng năm trong quy luật phát triển đó. Văn học Trà Vinh cũng có các thời kì, giai đoạn vận động phát triển khác nhau, chịu sự chi phối, quy định của hoàn cảnh lịch sử xã hội. Vậy văn học Việt Nam ở thế kỉ XX ra đời và phát triển trong một hoàn cảnh lịch sử xã hội như thế nào? Đặc điểm và thành tựu ra sao? Bài học hôm nay sẽ làm rõ điều này.

 

doc3 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 2482 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Lịch sử: Khái quát trà vinh thế kỉ xx, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 09 KHÁI QUÁT TRÀ VINH THẾ KỈ XX. Tiết tự chọn: Chương trình văn học địa phương A. Mục tiêu bài học: 1.Kiến thức: - Những đặc điểm cơ bản làm nên diện mạo, bản chất của một nền văn học mới - Tình hình văn học Trà Vinh trong xu thế chung của văn học Việt Nam trong bối cảnh kinh tế, xã hội, văn hóa và điều kiện hình thành văn học Trà Vinh hiện đại. - Năm được 3 giai đoạn phát triển với những đặc điểm cơ bản, thành tựu chủ yếu của văn học Trà Vinh thời kì này. 2. Kĩ năng: - Biết cách phân tích, nhận diện, đánh giá những tác giả, tác phẩm văn học mới. - Biết vận dụng kiến thức vào việc học những tác giả, tác phẩm cụ thể. 3. Thái độ: hiểu rõ tiến trình phát triển của Văn học Trà Vinh hiện đại. B. Chuẩn bị bài học: 1. Giáo viên: - Tổ chức học sinh hoạt động tiếp thu văn bản thuộc văn học sử địa phương: - Phương pháp đọc hiểu, nêu vấn đề, phân tích và minh họa. - Kết hợp trao đổi, thảo luận nhóm.. 2. Học sinh: Hs chủ tìm hiểu bài qua hệ thống câu hỏi sgk. C. Hoạt động dạy và học: 1. Ổn định tổ chức: 2. Kiểm tra bài cũ: kiểm tra vở soạn học sinh. 3.Giới thiệu bài mới;Văn học Việt Nam là một nền văn học thống nhất, luôn vận động theo những qui luật riêng, đặc thù riêng. Văn học tỉnh Trà Vinh cũng năm trong quy luật phát triển đó. Văn học Trà Vinh cũng có các thời kì, giai đoạn vận động phát triển khác nhau, chịu sự chi phối, quy định của hoàn cảnh lịch sử xã hội. Vậy văn học Việt Nam ở thế kỉ XX ra đời và phát triển trong một hoàn cảnh lịch sử xã hội như thế nào? Đặc điểm và thành tựu ra sao? Bài học hôm nay sẽ làm rõ điều này. Hoạt động của GV và HS Yêu cầu cần đạt. * Hoạt động 1. HS đọc thầm từ trang 51-52, nêu đặc điểm cơ bản của VHVN từ XX- CM8/45. - Cơ sở xã hội làm cho nền văn học phát triển theo hướng hiện đại hóa? Chủ thể sáng tạo: nhà văn nghệ sĩ mang tính chuyên nghiệp + Công chúng văn học: tầng lớp thị dân. + Xây dựng nền văn xuôi TiếngViệt: Hiện đại hóa thể loại văn học; à Vì vậy hiện đại hóa VH là một đòi hỏi tất yếu, khách quan của VH dân tộc trong thời đại mới. - GV hướng dẫn HS dựa vào SGK trả lời lần lượt các câu hỏi. - Trình bày những hiểu biết của anh, chị về tình hình kinh tế, chính trị, văn hóa xã hội của tỉnh ta trong những năm từ 1945 đến 1975 và cho biết nhiệm vụ chính của văn học tỉnh nhà ? Những thành tựu đạt được? Các tác giả tiêu biểu? - Trình bày những hiểu biết của anh, chị về tình hình kinh tế, chính trị, văn hóa xã hội của tỉnh ta trong những năm từ 1945 đến 1975 và cho biết nhiệm vụ chính của văn học tỉnh nhà ? Những thành tựu đạt được? Các lực lượng sáng tac, các tác giả tiêu biểu? - Các mặt hạn chế của văn học Trà Vinh - VH VN thời kì này phát triển với tốc độ như thế nào? - Kể tên những tên tuổi mà em biết? I. Các giai đoạn phát triển của văn học Trà Vinh ở thế kỉ X và đặc điểm từng giai đoạn. 1. Giai đoạn từ thế kỉ XX đến Cách mạng tháng Tám 1945. - Văn học Trà Vinh thoát khỏi hệ thống thi pháp VHTĐ và đổi mới theo hình thức của văn học phương Tây, nhưng ở vị thế tỉnh lẻ cách xa các trung tâm văn hóa lớn nên có những mặt hạn chế nhất định. - Do chưa có cơ quan báo chí, xuất bản nên các tác giả địa phương phải công bố các tác phẩm của mình tại Sài Gòn, Hà Nội. - Văn học Trà Vinh giai đoạn này có những chuyển hướng mạnh mẽ theo ý thức hệ tư tưởng vô sản, lấy ngòi bút làm vũ khí đấu tranh góp phần vào sự nghiệp giải phóng dân tộc.. Văn học bắt đầu vận dộng dưới sự lãnh đạo của Đảng. - Các tác giả tiêu biểu: Hồ Biểu Chánh, Khổng Dương, Nguyễn Thành Phương, Vân Đài nữ sĩ, Nguyễn Viên Kiều … 2. Giai đoạn từ 1945 đến năm 1975: - Văn học giai đoạn này gồm hai bộ phận: + Văn học kháng chiến. Có thêm các tác giả: Đỗ Trật Tự, Truy Phong, Lê Tân. Băng chính tác phẩm của mình đã động viên cổ vũ các tầng lớp nhân dân tham gia vào sự nghiệp đấu tranh giải phóng quâ hương, đất nước. + Văn học vùng địch tạm chiếm. Có thêm các tác giả:Hàn Song Thanh, Lê Bá Diệp, Viễn Châu, Sa Vũ, Tô Nhược Châu, Phù Sa Lộc, Hồng Băng … tuy sống và sáng tác trong vùng địch tạm chiếm vẫn i8t1 nhiều hướng lòng mình về cội nguồn dân tộc. + Ngào ra còn các nhà văn Trà vinh tập kết ra Bắc như: Lê Du, Tăng Hữu Thơ, Thủy Nguyên,… 3. Giai đoạn sau 1975. Sau ngày thống nhất đất nước lực lượng sáng tác của giới văn nghệ sĩ Trà Vinh được tăng cường bổ sung từ các nhà văn kháng chiên và các nhà văn tập kết trở về cùng với các đội ngũ trẻ trưởng thành: Mỗi tác giả có một hướng đi riêng phù hợi với sở trường sáng tác của cùng trên cơ sở thông nhất về ý thức hệ tư tưởng. Văn xuôi có: Trầm Nguyên Ý, Đặng Tấn Đức, Trần Dũng, Nguyễn Thị Mây … -Về thơ có: Vĩnh An, Châu Thị Cẩm Liên, Lê Tân, Phù Sa Lộc, Hoàng Anh Tâm … * Nhận xét chung: Lực lượng sáng tác của giới văn nghệ sĩ Trà Vinh trong thế kỉ XX đã góp phần atọ nên diện mạo của văn học tỉnh nhà, tuy nhiên còn hạn chế ở mặt phong trào, các thể loại sáng tác chưa phong phú, một số thể loại vẫn còn vắng bóng: tiểu thuyết, truyện dài, trường ca, lí luận phê bình …- Thơ ca: Là một trong những thành tựu VH lớn nhất thời kì này. + Nghề báo, in, xuất bản ra đời và phát triển khiến cho đời sống văn hóa trở nên sôi nổi hơn ở vào giai đoạn sáng tác thứ 3.

File đính kèm:

  • docKHAI QUAT VAN HOC TRA VINH.doc